hàng đầu, có đầy đủ cơ sở và nguồn lực để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nước ngoài trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu một cách khoa học nhằm có thể tổng hợp, khái quát thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Quân đội để từ đó có những giải pháp nâng cao hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng và áp dụng cho hệ thống NHTM trong nước nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu là chỉ ra cơ cấu khách hàng của MB quá chú trọng đối tượng khách hàng bán buôn, loại hình dịch vụ ngân hàng bán buôn và sự cần thiết phải chuyển đổi MB từ ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn vừa bán lẻ, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp MB phát triển cân đối dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Từ đó, tác giả đi vào nghiên cứu những nội dung sau:
Luận án đã phân tích một cách toàn diện lý thuyết về dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Chỉ ra đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các hình thức và quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong kinh doanh ngân hàng; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của ngân hàng Citibank, Bank of Bankok, Standard Chartered và những bài học kinh nghiệm được rút ra trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các NHTM Việt Nam nói chung và MB nói riêng.
Phân tích thực trạng phát triển hoạt động bán lẻ tại MB Vũng Tàu giai đoạn 2010 – 2012, đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế trong việc phát triển hoạt động bán lẻ tại MB và tổng kết được các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan cần khắc phục.
Xây dựng hệ thống giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội ngân hàng.
4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Về mặt khoa học, luận văn có thể góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động bán lẻ của ngân hàng và làm cơ sở để phát triển các công trình nghiên cứu có liên quan.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 1
- Phân tích và đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 2
- Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Hiện Đại
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Bán Lẻ Của Ngân
- Chính Sách Của Chính Phủ Và Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Không chỉ vậy, về mặt thực tiễn, luận văn đưa ra các giải pháp có thể áp dụng trong việc phát triển, giải quyết những khó khăn trong hoạt động bán lẻ ở các ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn còn là tài liệu tham khảo, phục vụ công tác học tập và nghiên cứu, hoạch định chính sách.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của MB, những vấn đề lý luận về hoạt động bán lẻ, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB trong một quá trình vận động và phát triển của thị trường tài chính ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê học, so sánh để phân tích số liệu nhằm nêu rõ thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng Thương mại
Trong nền kinh tế hàng hóa, có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có ngành tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội như nông nghiệp, công nghiệp …, có ngành chỉ làm nhiệm vụ lưu thông phân phối, lại có ngành chỉ thuần túy cung cấp dịch vụ như vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng… Trong đó các ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tất cả đều góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Vậy ngân hàng thương mại là gì?
Ngân hàng Thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số tiền huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế.
Luật số 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Khoản 4, Điều 4).
Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu chứng từ có giá; Bao thanh toán; Cho thuê tài chính; Thấu chi; Cho vay trả góp; Cho vay tiêu dùng; và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã minh chứng rằng: Ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội.
Như vậy có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn mà ở Việt Nam ngân hàng thương mại được
phân thành:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh (hay còn gọi là Ngân hàng Thương mại Nhà nước): Là các ngân hàng kinh doanh bằng vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước.
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Là những ngân hàng hoạt động như công ty cổ
phần, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp.
- Ngân hàng thương mại liên doanh: Có vốn góp bởi một bên là ngân hàng Việt Nam và bên còn lại là ngân hàng nước ngoài, có trụ sở đặt tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài: Là ngân hàng được thành lập theo vốn và luật pháp nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam và chi nhánh này hoạt động theo luật pháp Việt Nam.
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Là ngân hàng thành lập bằng 100% vốn của nước ngoài và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Dạng ngân hàng này có tư cách pháp nhân, có quyền lập hội sở, mở rộng chi nhánh và có đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ như các Ngân hàng thương mại trong nước theo luật pháp Việt Nam
1.1.2. Bản chất của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế:
Nghĩa là ngân hàng thương mại hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế, và phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước.
Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh: Nghĩa là phải có vốn tự có, phải tự chủ về tài chính, đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên việc tìm kiếm lợi nhuận phải chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của Nhà nước.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng.
1.1.3. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
1.1.3.1. Ngân hàng Thương mại nhà nước: Có tổng cộng 05 Ngân hàng, bao gồm
- NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB - Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam)
- NH TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank - Vietnam Bank for Industry and Trade)
- NH TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam)
- NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank - Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development)
- Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB - Housing Bank of Mekong Delta)
1.1.3.2. Ngân hàng thương mại cổ phần: Có tổng cộng 35 ngân hàng, bao gồm
- NH TMCP Nhà Hà Nội (HABUBANK – HBB)
- NH TMCP Hàng Hải (The Maritime Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
- NH TMCP Đông Á (EAB - DONG A Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank - Viet nam Commercial Joint Stock)
- NH TMCP Nam Á ( NAMA BANK - Nam A Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Á Châu (ACB - Asia Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Sài gòn công thương (Saigon bank for Industry & Trade)
- NH TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)
- NH TMCP Kỹ thương (TECHCOMBANK)
- NH TMCP Quân đội (MB - Military Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Bắc Á (BACA Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Quốc Tế (VIB - Vietnam International CJS Bank)
- NH TMCP Đông Nam Á (SeAbank - Sotheast Asia CJS Bank)
- NH TMCP TP.HCM (HDBank - Housing development CJS Bank)
- NH TMCP Phương Nam (Southern Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Bản Việt (Viet Capital Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Phương Đông (OCB - Orient Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Sài Gòn (SCB - Sai Gon Commercial Bank)
- NH TMCP Việt Á (VIETA BANK - Viet A Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Sài gòn – Hà nội (SHB – Sai gon Ha noi CJS Bank)
- NH TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (Global Petro Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP An Bình (ABB - An binh Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Nam Việt (Nam Viet Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Kiên Long (Kien Long Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Việt Nam Thương tín (Viet Nam thuong Tin CJS Bank)
- NH TMCP Đại Dương (OCEAN Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Xăng dầu Petrolimex (Petrolimex Group CJS Bank)
- NH TMCP Phương Tây (Wetern Rural Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Đại Tín (Great Trust Joint Stock Commercial Bank)
- NH TMCP Đại Á (Great Asia Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienViet Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Tiên Phong (TienPhong Commercial Joint Stock Bank)
- NH TMCP Phát triển Mê Kông (Mekong Development JSC Bank)
- NH TMCP Bảo Việt (Bao Viet Joint Stock Commercial Bank)
1.1.3.3. Ngân hàng thương mại liên doanh
- VID PUBLIC BANK
- INDOVINA BANK LIMITTED
- VIỆT THÁI VINASIAM BANK
- VIỆT NGA Vietnam-Russia Joint Venture Bank
1.1.3.4. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài
Hiện Việt Nam đang có 50 chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài được đặt chủ yếu tại Hà Nội và Tp HCM.
1.1.3.5. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
- HSBC
- Standard Chartered
- ShinhanVietnam
- ANZ
- Hong Leong
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1.2.1. Khái niệm ngân hàng bán lẻ
Theo khái niệm của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), NHBL là nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các dịch vụ như: Gửi tiết kiệm, kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ khách đi kèm.
Các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á – AIT cho rằng NHBL là ngân hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến từng cá nhân riêng lẻ thông qua mạng lưới chi nhánh. Khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.
Từ điển giải nghĩa Tài chính – Đầu tư – Kế toán Anh Việt, Nhà xuất bản khoa học và kinh tế năm 1999 định nghĩa dịch vụ NHBL là các dịch vụ ngân hàng được thực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mô nhỏ và thông qua các chi nhánh nhằm đối lập với dịch vụ NHBB là dịch vụ dành cho các định chế tài chính và những dịch vụ ngân hàng được cung cấp với số lượng lớn.
Tóm lại, ta có thể rút ra một số khái niệm tổng hợp như sau: NHBL là ngân hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp SME siêu nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc việc các khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua phương tiện thông tin, điện tử viễn thông.
Trong hoạt động NHBL có 3 vấn đề mà các ngân hàng cần quan tâm:
- Xây dựng kênh phân phối là mối quan tâm lớn của dịch vụ NHBL, mà đặc trưng là hệ thống công nghệ thông qua các phương tiện, kênh phân phối. Các NHTM lớn trên thế giới đang thử nghiệm các kỹ năng phân phối đa kênh (multi chanel distribution skills) trong triển khai dịch vụ NHBL.
- Xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng thông qua việc tìm hiểu khe hở thị trường, từ đó xây dựng mối liên kết và cơ chế tạo thuận lợi cho giao dịch tài chính. Việc tìm tòi những thị trường chưa khai phá là điều quan trọng, bao gồm khách hàng, loại sản phẩm mà họ cần và kênh phân phối. Vì vậy, với những thị trường mới nổi hoặc đang phát triển, khi mà người dân chưa làm quen nhiều với các DVNH thì tiềm năng của thị trường NHBL là vô cùng lớn.
- Kết hợp thương mại và tài chính, các hoạt động tài chính với nhau trong mối liên hệ chung, chú trọng vào các mối liên kết mới như bancassurance, ngân hàng – chứng khoán…
1.2.2. Các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ NHBL được chia làm hai loại: Dịch vụ NHBL truyền thống và hiện
đại.
1.2.2.1. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống
Dịch vụ NHBL truyền thống là những dịch vụ đã được ngân hàng thực hiện từ những lợi thế cơ bản của ngân hàng, đã tồn tại từ rất lâu và phát triển hoàn thiện dần dần cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Những dịch vụ NHBL này bao gồm:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của cá nhân (Đối với
ngân hàng truyền thống thì có thêm tổ chức kinh tế và tổ chức phi kinh tế).