Phân tích và đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 19


o Vốn tự có của ngân hàng.

Qua sự phân tích và tính toán trên cho thấy, nếu làm tốt công tác thu hồi và quản lý nợ (không phải trích dự phòng rủi ro) thì các giải pháp trên tương đối khả thi và ngân hàng thu được khoản lợi nhuận tương đối lớn. Tuy nhiên số liệu trên chỉ là tham khảo, và qua giải pháp thu được các lợi ích sau:

Các lợi ích đạt được của giải pháp

Xây dựng một mô hình kinh doanh tập trung vào một nhóm khách hàng đặc

biệt. Khai thác được đầy đủ nhất các sản phẩm dịch vụ của MB.

Có công cụ định lượng để quản lý năng lực bán hàng của các RM, qua đó có

chế độ đào tạo hợp lý nhằm thay đổi lại tư duy bán hàng theo quy chuẩn quốc tế.

Rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mà vẫn bảo toàn được nguồn vốn của MB.

Ngoài các lợi ích định tính trên, ta có thể đạt được một số chỉ tiêu định lượng như sau:

Bảng 3.4: Lợi nhuận dự kiến từ việc thực hiện Gói Trả lương

[Nguồn: Tác giả tổng hợp]



CHỈ TIÊU


KH 2013

KH 2014

(*)

Áp dụng mô hình

Số liệu tăng thêm

Lợi nhuận đạt được

Huy động vốn cá nhân (tỷđ)





+ Huy động vốn thời điểm

610

793

6


+ Huy động vốn bình quân

550

715

4

180

Dư nợ tín dụng cá nhân (tỷđ)





+ Dư nợ tín dụng thời điểm

140

182

6


+ Dư nợ tín dụng bình quân

125

163

4

240

KH mới phát triển trong năm

5275

6.858

5.040

302

Số thẻ Active phát hành mới

3000

3.900

3.600


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Phân tích và đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 19



Số thẻ Bankplus phát hành mới

1065

1.385

1.440


Số thẻ Visa phát hành mới

72

94

504

105

eMB phát triển mới

296

385

504


BankPlus phát triển mới

200

260



Lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ (tỷđ)

8.76

(**)

11.4


827

Lợi nhuận trước thuế (tỷđ)

34,92

45,39



Ghi chú:

(*) Kế hoạch năm 2014 tăng 130% so với kế hoạch năm 2014

(**) Lợi nhuận hoạt động bán lẻ kế hoạch năm 2013 bằng 25% lợi nhuận trước

thuế.

- Số liệu tăng theo mô hình dựa trên số liệu đã trình bày trên Bảng 3.1;

- Lợi nhuận từ mô hình dựa trên số liệu đã trình bày tại Bảng 3.2


Với bảng dự tính trên, ta có thể thấy việc áp dụng mô hình sẽ góp ~9% lợi nhuận vào tổng lợi nhuận hoạt động bán lẻ của MB Vũng Tàu. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình sẽ giúp MB Vũng Tàu đạt 73% kế hoạch phát triển khách hàng mới, tăng hơn 500% khách hàng sử dụng thẻ Visa và tăng trên 160% khách hàng sử dụng eMB, qua đó giúp tăng tỷ trọng sử dụng các sản phẩm NHBL của MB Vũng Tàu.

Ngoài ra, mô hình cũng trợ giúp RM cá nhân hoàn thành một số chỉ tiêu được giao nếu thực hiện đúng lộ trình. Qua đó, RM cá nhân có thời gian tìm kiếm và triển khai các sản phẩm, dịch vụ NHBL khác của MB trong thời gian tới.

3.4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

3.4.1. Khuyến nghị với ngân hàng nhà nước.

Thứ nhất, NHNN cần hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và các văn bản dưới luật đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản luật gây khó khăn cho việc hoạt động của các NHTM.

Thứ hai, NHNN cần phải đưa ra được các chính sách đi trước mang tính dẫn


đường, định hướng phát triển chung cho hệ thống NHTM tại Việt Nam.

Thứ ba, NHNN phải thực hiện hoạt động quản lý hệ thống NHTM chặt chẽ hơn. NHNN cần nhanh chóng đưa ra các thông tin chính xác khi có các thông tin xấu, có tính lan truyền gây bất lợi cho hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, NHNN cũng cần phải hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của mình với những yêu cầu và chế tài xử lý đối với những ngân hàng chậm cập nhật thông tin lên CIC.

Thứ tư, song song với việc xây dựng hệ thống văn bản luật thống nhất thì NHNN cần phải ban hành các quyết định cụ thể đối với lĩnh vực bán lẻ, áp dụng nhiều hơn hệ thống các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng trong nước.

Thứ năm, là việc đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Xúc tiến nhanh và có hiệu quả dự án hiện đại hoá ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới…

3.4.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.

Thứ nhất, cần hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng như: Thấu chi, Visa…, sao cho vừa mang lại an toàn, lợi ích cho ngân hàng vừa mang lại tiện ích cho khách hàng khi giao dịch vì chính sách này sẽ định hướng cho toàn bộ quá trình cấp tín dụng tiêu dùng của ngân hàng.

Thứ hai, MB cần phải kịp thời có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các chi nhánh khi có các văn bản pháp quy mới của NHNN, của chính phủ và các bộ ngành có liên quan đến nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Thứ ba, ngân hàng nên đầu tư nhiều vào hoạt động marketing ngân hàng, để nâng cao hình ảnh ngân hàng trong lòng khách hàng đồng thời giúp khách hàng biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đang cung cấp.

Thứ tư, cần chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực, thành lập một bộ máy điều hành, nghiên cứu và phát triển tín dụng tiêu dùng đồng thời nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho vay tiêu dùng trong hệ thống phòng giao dịch và chi nhánh của MB.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, khoá luận tập trung đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục được một số điểm yếu, tận dụng tối đa điểm mạnh trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có của MB Vũng Tàu. Tuy nhiên, để các giải pháp phát huy hiệu quả phụ thuộc rất nhiều điều kiện thực hiện và phương thức tiến hành giải pháp tại mỗi giai đoạn cụ thể. Ngoài ra, trong chương này, khoá luận cũng nêu ra một số kiến nghị với NHNN và MB nhằm nâng cao và phát triển dịch vụ bán lẻ tại MB nói riêng và cho hệ thống NHTM nói chung. Hy vọng trong tương lai không xa, NHNN và chính phủ cùng các bộ ngành có liên quan sẽ có những sự phối hợp đồng bộ tạo điều kiện cho hoạt động NHBL phát triển mạnh mẽ hơn.


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


Với mục đích nghiên cứu của luận án là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể cùng các khuyến nghị nhằm giúp MB phát triển dịch vụ NHBL một cách cân đối hài hoà hơn. Từ đó, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của MB trong tiến trình hội nhập, luận án đã tập trung giải quyết một số nội dung như sau:

Một là, Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ qua khái niệm, đặc điểm, vai trò và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cụ thể. Đồng thời luận án cũng đưa ra khái niệm và những luận cứ về sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh đó luận án đi vào phân tích những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Luận án chỉ ra các hình thức và quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong kinh doanh ngân hàng được tác giả nghiên cứu. Các tiêu chí phản ảnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng được tác giả phân tích ở 2 khía cạnh chỉ tiêu chí định tính và định lượng. Ngoài ra, chương 1 của luận án cũng trình bày quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng trên thế giới. Và sau cùng là bài học kinh nghiệm được rút ra trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các NHTM Việt Nam nói chung và MB nói riêng.

Hai là, Luận án đã giới thiệu chung về MB, phân tích đặc điểm hoạt động kinh doanh của MB, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB. Đồng thời, luận án đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của MB Vũng Tàu giai đoạn 2010 – 2012. Sau đó luận án đi vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của MB giai đoạn 2010 – 2012. Thông qua phân tích thực trạng hoạt động và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tác giả đã ghi nhận những kết quả mà MB đã đạt được sau một thời gian dài đổi mới và phát triển. Đồng thời, luận án cũng nêu lên những tồn tại cần khắc phục trong phát triển dịch bán lẻ của MB. Những tồn tại đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ MB. Những


nguyên nhân này là cơ sở cho định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của MB trong giai đoạn hội nhập.

Ba là, Để có cơ sở đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB, luận án đã trình bày định hướng phát triển của ngành ngân hàng và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Dựa vào những tồn tại đã được tác giả phân tích ở chương 2, tác giả đã xây dựng một số các giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MB. Bên cạnh đó, Luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ban ngành có liên quan tạo điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM nói chung và MB nói riêng.

Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý, vững chắc sẽ góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và MB nói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ từ đó đưa MB ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng việt

1. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) và tập thể tác giả (2009), “Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại”, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.

2. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) và tập thể tác giả (2012), “Quản trị ngân

hàng thương mại hiện đại”, NXB Phương Đông.

3. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS. TS Hoàng Đức, PGS. TS Trần Huy Hoàng, TS. Trầm Xuân Hương (2004), “Tiền tệ ngân hàng”, NXB Thống kê

4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Lao động

xã hội.

5. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2009), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Giao thông vận tải.

6. Công ty CP CK Phương Nam (2013), “Báo cáo phân tích ngành ngân hàng”.

7. MBS (2012), “Báo cáo phân tích Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB)”.

TRANG WEB

1. http://www.acb.com.vn

2. http://www.bidv.com.vn

3. http://www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam

4. http://www.gso.com.vn Tổng cục thống kê

5. http://www.hsbc.com.vn Ngân hàng HSBC Việt Nam

6. http://www.mof.gov.vn Bộ tài chính Việt Nam

7. http://www.mpi.gov.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư

8. http://www.saga.com.vn Phân tích tài chính ngân hàng

9. http://www.saigontimes.com.vn Tạp chí kinh tế Sài Gòn

10. http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng nhà nước Việt Nam

11. http://www.techcombank.com.vn Ngân hàng TMCP Techcombank

12. http://www.ueh.edu.vn/tcptkt Tạp chí phát triển kinh tế

13. http://www.vcb.com.vn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

14. http://www.vnba.org.vn Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ


PHẦN PHỤ LỤC

Quy trình nghiệp vụ cung cấp tín dụng tại MB

(I) Lưu đồ thực hiện:(Theo mô hình)

(II) Diễn giải thực hiện:

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng

(1.1) Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

- Giai đoạn này CV.QHKH thực hiện các thủ tục:

+ Tìm kiếm, tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng.

+ Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng.

+ Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn.

- CV QHKH thu nhận hồ sơ vay vốn và thông tin của KH theo quy định và hướng dẫn của MB. Bộ hồ sơ cần thu thập (*):

+ Hồ sơ pháp lý

+ Hồ sơ chứng minh tài chính

+ Hồ sơ phương án vay vốn

+ Hồ sơ tài sản đảm bảo

- Báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm soát (Trưởng/Phó phòng/GĐ PGD) và đi tiếp

xúc KH lần thứ nhất để thẩm định TSĐB và thẩm định phương án vay vốn.

(1.2) Lập báo cáo đề xuất tín dụng

- CVQHKH lập Biên bản định giá TSĐB theo quy định của MB (nếu có).

- CVQHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng cho KH (theo mẫu Báo cáo Đề xuất tín dụng trên phần mềm xếp hạng phê duyệt tín dụng CRA), báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm soát (Trưởng/Phó phòng/GĐ PGD) phê duyệt trên hệ thống CRA và chuyển sang TĐTD theo quy định MB.

Lưu ý: CVQHKH có trách nhiệm kiểm tra và xác thực thông tin trước khi chuyển đến TĐTD; thường xuyên theo dõi quá trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ, liên hệ, thông tin cho KH tình hình xử lý hồ sơ và thời gian dự kiến giải quyết xong hồ sơ. (1.3) Tiếp nhận và kiểm soát hồ sơ

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí