khách hàng có tỷ trọng khá cao vì đặc thù của ngành này có phương thức tiêu thụ là thanh toán chậm, khách hàng có thể thanh toán theo tiến độ dự án, tiến độ thi công công trình. Chính vì điều này nên một khi thị trường BĐS đi xuống, các ngân hàng thắt chặt tín dụng, chi phí lãi vay cao thì các khoản phải thu này thật sự là một gánh nặng cho DN. Các khoản này sẽ tác động gián tiếp làm chậm tiến độ triển khai các dự án, thậm chí có dự án không đủ kinh phí triển khai buộc phải tạm ngưng và bán dự án.
Trong năm 2010, 2012 công ty tiếp tục triển khai xây dựng nhiều dự án như: Năm 2010 với các dự án khu dân cư Bình Minh, khu công nghiệp Bình Minh – Vĩnh Long, Khu CN Hàm Kiệm 1… Riêng trong năm 2012, Hoàng Quân có thêm 5 dự án mới đó là Cinderella 1,2 và Cheery 2,3,4 nên để dự án được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi, công ty đã đặt cọc, ứng trước tiền vốn cho các nhà đầu tư xây dựng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng vì vậy khoản trả trước cho người bán có xu hướng tăng, đặc biệt tăng tương đối vào năm 2012 so 2011 tăng gần 150 tỷ.
Đối với các khoản phải thu khác, qua biểu đồ trên ta nhận thấy khoản mục này giảm mạnh vào năm 2011 so 2010 với tỷ lệ giảm 85,6% tương ứng 754,559,921,454 đồng. Năm 2010, các khoản phải thu khác cao là do đây là các khoản cho cá nhân và các tổ chức khác vay mượn khá cao lên đến con số 626,655,961,077 đồng đối với khoản cho vay của các công ty liên quan, cùng với các khoản tiền lãi, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính ở các công ty liên quan như phải thu cổ tức 2010 tại công ty Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận, Địa ốc Hoàng Quân Mêkông, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Kiên Giang và nhận cổ tức 28%/2010, góp vốn đầu tư vào công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Hải Phòng nhận cổ tức 100% bằng cổ phiếu và 44.58% bằng tiền mặt… Tuy nhiên sang năm 2011, các khoản này giảm mạnh là do giảm mạnh gần 600 tỷ đồng so với đầu năm 2011 ở khoản cho cá nhân và tổ chức khác vay mượn. Sang năm 2012 con số này có xu hướng tăng giá trị 101,488,484,291 đồng tương ứng tăng tỷ lệ 79.93% so với năm 2011. Ngoài ra đứng trước tình hình kinh tế bất ổn, lãi suất cho vay khá cao, đặc biệt là lĩnh vực BĐS, nên nhận thấy công ty đã có phát sinh khoản trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tương ứng 16,304,596,910 đồng năm 2011, và 15,696,350,280 năm 2012. Việc trích lập dự phòng này là phù hợp với điều kiện kinh tế và quy định của chuẩn mực kế toán về việc dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty năm 2011 giảm 39.63% so với 2010, đến năm 2012 hàng tồn kho có biểu hiện tăng nhẹ với tỷ lệ tăng là 6.72%. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên hàng tồn kho của công ty đó là các hàng hóa bất động sản, là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các dự án đầu tư và xây
Khóa luận tốt nghiệp 47 SVTH: Bùi Thị Mộng Tuyền
dựng công trình. Năm 2010 lượng hàng tồn kho cao nhất trong 3 năm, nguyên nhân là do một phần các dự án đã hoàn thành nhưng do tình hình BĐS lúc bấy giờ có vẻ trầm lắng cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt đối với ngành nghề BĐS làm cho lượng tồn kho ứ đọng của công ty qua 3 năm giữ một con số tương đối cao, một phần cũng là do công ty có quỹ đất sạch khá lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lên đến gần 350 ha, quỹ đất làm dự án gần 2.000 ha tại hầu hết các tỉnh thành.
Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty có xu hướng tăng. Năm 2011 tăng 15.13% so năm 2010, song đến năm 2012 tài sản này tăng đến 34.56% tương đương 5,024,331,582 đồng. Khoản tăng của năm 2012 chủ yếu tăng ở khoản mục tài sản ngắn hạn khác mà cụ thể là khoản mục tạm ứng của tài khoản này, đạt 18,194,123,803 đồng năm 2012 so với con số 10,535,983,714 đồng năm 2011.
b. Tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn nhìn chung có xu hướng tăng, điều này cho thấy công ty rất quan tâm đầu tư vào giá trị lẫn quy mô công ty. Có thể nhận định, một doanh nghiệp nếu đang gặp khó khăn và đứng trước bờ vực của sự phá sản thì không thể nào có đủ vốn để đầu tư tài sản dài hạn lại mang lại lợi ích trong tương lai được. Tuy nhiên nhìn chung thì khoản đầu tư tài chính dài hạn là yếu tố làm tăng TSDH, trong khi TSDH khác có xu hướng giảm dần và tài sản cố định năm 2012 có xu hướng tăng nhẹ so 2011. Cụ thể như sau:
Các khoản phải thu dài hạn: Khoản đầu tư dài hạn có số phát sinh năm 2012 là 51,019,300,000 đồng, chủ yếu phát sinh từ khoản phải thu dài hạn khác từ công ty Địa ốc Hoàng Quân Mêkông và công ty đầu tư Xây dựng Kiên Giang.
Tài sản cố định: TSCĐ nhìn chung có xu hướng giảm từ 8,993,633,794 đồng năm 2010 xuống còn 8,182,153,829 đồng vào năm 2012. Năm 2011, TSCĐ giảm 15.17% so với năm 2010 với giá trị giảm là 1,364,682,859 đồng, năm 2012 tăng là do tăng mạnh khoản mục chi phí xây dựng cơ bản tăng 1,852,327,272 đồng cho chi phí xây dựng nhà thô lô G2-9 và lô G2-10, tương ứng với tỷ lệ tăng 110.36%. Song với khoản mục chi phí xây dựng cơ bản này trong cả 3 năm 2010, 2011, 2012 thì cần xem xét con số 1,518,223,791 đồng của công trình thi công Văn phòng chi nhánh Cần Thơ được khởi công từ năm 2006 nhưng cho đến nay – năm 2012 công tình đã hoàn thành trước đó nhưng vẫn chưa hoàn tất các thủ tục để nhận quyền sở hữu nhà. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho khoản mục TSCĐ.
TSCĐ hữu hình: Năm 2011, TSCĐ giảm so với 2010 là do trong năm công ty có phát sinh thanh lý máy móc thiết bị với con số là 1,568,660,443 đồng, đồng thời trong năm công ty cũng có mua thêm phương tiện vận tải và thiết bị quản lý với con số tổng cộng là 1,273,256,364 đồng. Con số giảm trong kỳ của TSCĐ hữu hình là giảm do chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ. Năm 2012, con số này lại giảm với một con số tương đương số giảm năm 2011 so với 2010, song trong kỳ công ty chỉ mua sắm thêm thiết bị dụng cụ quản lý với số tiền là 76,919,999 đồng, con số giảm này vẫn là con số giảm do chi phí khấu hao trong kỳ. Tuy nhiên, ở khoản mục này điều cần lưu ý đó là nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. Con số này năm 2010 là 3,068,731,543 đồng so với tổng nguyên giá của TSCĐ trong kỳ là 15,505,567,337 đồng, năm 2011 con số này tương đương 1/5 so với tổng nguyên giá TSCĐ trong kỳ là 15,210,163,258 đồng, nhưng đến năm 2012 con số này tăng mạnh tương đương tỷ lệ hơn 1/3 tổng nguyên giá TSCĐ trong kỳ. Công ty nên xem xét thanh lý các TSCĐ đã khấu hao hết để đầu tư mua sắm TSCĐ mới, vì sử dụng TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng phản ánh không đúng chi phí sử dụng TSCĐ – chi phí khấu hao trong kỳ - vì theo quy định thì loại TSCĐ này không được tính chi phí khấu hao.
TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình giảm dần qua các năm do chi phí khấu hao trong kỳ. Khoản mục TSCĐ vô hình của công ty đó là phần mềm kế toán, và khoản mục này được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 5 năm. Với nguyên giá là 170,503,000 đồng.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đối với khoản này nhìn chung có xu hướng tăng từ 745,542,568,900 đồng từ năm 2010 lên 991,290,340,267 đồng năm 2012.
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư dài hạn khác
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Đầu tư vào công ty con
1,500,000,000,000
1,000,000,000,000
500,000,000,000
0
2010
2011
2012
Ta nhận thấy khoản đầu tư vào công ty con năm 2010 chiếm tỷ trọng khá lớn gần 97,8% trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn. Điều này có thể giải thích được rằng do khoảng thời gian này công ty chủ yếu đầu tư vào công ty con, với 6 công ty con đó là: Địa ốc Hoàng Quân Mêkông, Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ, Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận, công ty cổ phần Việt Kiến Trúc, Thẩm định giá Hoàng Quân và công ty đầu tư Nam Quân. Lúc này tỷ lệ nắm giữ vốn tại công ty con lên đến con số cao nhất là 75%, và thấp nhất là 65% tại Nam Quân. Trong năm này, công ty chỉ đầu tư vào công ty liên kết đó là công ty Hoa Chen Long Đức Phong – Hoàng Quân (sở hữu 25%).
Năm 2011, khoản đầu tư vào công ty con giảm 84.31% xuống còn 114,400,000,000 đồng, và khoản đầu tư này là vào công ty đầu tư Nam Quân. Trong khi đó ngược lại, ta nhận thấy khoản đầu tư vào công ty liên kết tăng khá mạnh với tỷ lệ tăng 2,361.41% từ năm 2010 đến năm 2011, chỉ qua một năm khoản đầu tư này tăng từ con số 1,933,472,000 đồng lên đến con số 511,623,925,279 đồng. Nhưng xem xét kỹ vấn đề, ta nhận thấy 2 khoản mục này tăng giảm có liên quan đến nhau, cụ thể là do năm 2011 Hoàng Quân tiến hành thoái vốn từ 75% xuống còn 40% tại các công ty con Hoàng Quân Mêkông, Hoàng Quân Bình Thuận, Việt Kiến trúc và Thẩm định giá Hoàng Quân, thoái vốn từ 70% xuống còn 37% tại công ty Hoàng Quân Cần Thơ, đồng thời trong năm 2011 Hoàng Quân cũng chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong Hoa Chen Long Đức Phong – Hoàng Quân cho Hoa Chen Long Đức Phong với số tiền gần 2 tỷ đồng. Cùng với tỷ lệ vốn này, công ty không còn quyền kiểm soát đối với các công ty này và đồng thời các khoản này được phân loại lại như các khoản đầu tư vào công ty liên kết. Đến năm 2012, công ty không còn khoản đầu tư vào công ty con là do trong năm công ty đã tiến hành thoái vốn luôn khoản vốn mà công ty đã đầu tư vào công ty Nam Quân trước đó, công ty chỉ còn nắm giữ 40% vốn điều lệ tại công ty này. Tuy nhiên trong năm này, công ty lại nhận chuyển nhượng số vốn tương đương 173,255,000,000 đồng của công ty cổ phần Cảng Bình Minh từ Địa ốc Hoàng Quân Mêkông và Hoàng Quân Cần Thơ, tương đương 34% vốn điều lệ.
Đồng thời, đầu tư dài hạn khác của công ty cũng có xu hướng tăng _ đây cũng là một yếu tố khiến tổng đầu tư tài chính dài hạn tăng qua 3 năm. Năm 2011 tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 3524.40% so 2010 là do tăng khoản mục cho vay dài hạn công ty liên quan và các cá nhân khác tăng, và tăng đầu tư cổ phiếu tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Bình Thuận và công ty cổ phần XNK Lạng Sơn. Tuy nhiên, năm 2012 khoản mục cho vay dài hạn của các bên liên quan đã được thanh toán hết nên giá trị đầu tư dài hạn khác của công ty trong năm nay giảm.
Một điều cần lưu ý nữa đó là khoản mục dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn năm 2010 không trích lập, năm 2011 và 2012 khoản mục này được trích lập là 990,473,173 đồng cho khoản đầu tư vào công ty cổ phần BĐS Kiên Quân. Việc trích lập dự phòng này cho thấy, việc đầu tư vào công ty Kiên Quân là không hợp lý vì Hoàng Quân chỉ trích lập khoản mục này khi các tổ chức kinh tế này bị lỗ. Có nghĩa 2 năm liền công ty này bị lỗ liên tục. Hoàng Quân cần xem xét việc đầu tư dài hạn vào Kiên Quân.
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính trên tổng tài sản
100%
80%
60%
40%
20%
0%
2010
2011
2012
Khoản mục còn lại trong Tổng Tài sản
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy các khoản đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản và tỷ trọng có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô, tối đa hóa lợi nhuận và tăng nguồn thu thông qua các hình thức đầu tư tài chính. Mặc dù khoảng thời gian tiến hành phân tích báo cáo tài chính 2010 – 2012 là khoảng thời gian khủng hoảng của thị trường BĐS nhưng công ty đã nắm bắt được diễn biến chính xác của thị trường nên đã có những chiến lược kinh doanh, đề ra được chính sách, chỉ đạo kịp thời và hiệu quả mà điển hình là đã mang lại lợi ích cho công ty tăng hiệu quả đầu tư, phân tán rủi ro kinh doanh của DN.
Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm. Song tỷ trọng của khoản mục này trên tổng TSDH không lớn nên tác động của nó đến khoản mục TSDH là không nhiều. TSDH khác của công ty chủ yếu là khoản mục chi phí trả trước dài hạn và tài sản thuế TNDN hoãn lại.
Nhận xét: Qua việc phân tích trên cho thấy việc sử dụng tài sản ở công ty có sự cải thiện rò rệt, tăng tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực kinh doanh giảm các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện cho việc sử dụng vốn hiệu quả. Đặc biệt là sự gia tăng ở khoản đầu tư tài chính dài hạn thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty hiện tại dồi dào, công ty mới có thể sử dụng để đầu tư tài chính dài hạn với hy vọng tìm kiếm được nguồn lợi tức lâu dài điều này cũng hợp với xu hướng chung là đa dạng hóa hoạt động để giảm rủi ro về tài chính. Tuy nhiên giá trị
Khóa luận tốt nghiệp 51 SVTH: Bùi Thị Mộng Tuyền
khoản phải thu còn cao, công ty cần chú ý quản lý tình hình công nợ chặt chẽ hơn, công ty cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là trong thời gian BĐS có tình trạng đóng băng như hiện nay. Đồng thời, đối với hàng tồn kho Hoàng Quân cần có kế hoạch dữ trữ hàng tồn kho thích hợp để giảm thiểu tồn kho và tăng tính chủ động trong việc quay vòng vốn.
2.2.1.2 Phân tích sự biến động của nguồn vốn
Phân tích cơ cấu, sự biến động của nguồn vốn nhằm thấy được tình hình huy động vốn và việc sử dụng các loại vốn của công ty trong kỳ phân tích giúp chúng ta nắm bắt khái quát hơn khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty, xác định mức độ độc lập và tự chủ trong kinh doanh của DN.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Ngô Hoàng Điệp
Bảng 2.3: Bảng phân tích sự biến động của nguồn vốn
Đơn vị tính: VNĐ
Giá trị | Chênh lệch 2011 so 2010 | Chênh lệch 2012 so 2011 | |||||
2010 | 2011 | 2012 | Giá trị | Tỷ trọng | Giá trị | Tỷ trọng | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 = 3-2 | 6=(5/2)*100% | 7=4-3 | 8=(7/3)*100% |
NGUỒN VỐN | |||||||
NPT | 2,049,144,272,396 | 1,660,438,351,229 | 1,965,722,255,667 | (388,705,921,167) | -18.97% | 305,283,904,438 | 18.39% |
NNH | 1,205,533,767,924 | 1,500,476,728,763 | 1,382,187,943,894 | 294,942,960,839 | 24.47% | (118,288,784,869) | -7.88% |
Vay và NNH | 180,069,714,270 | 184,972,000,000 | 147,510,000,000 | 4,902,285,730 | 2.72% | (37,462,000,000) | -20.25% |
Phải trả cho người bán | 157,503,150,406 | 117,766,074,300 | 164,887,962,443 | (39,737,076,106) | -25.23% | 47,121,888,143 | 40.01% |
Người mua trả tiền trước | 637,682,847,683 | 659,896,130,146 | 520,305,044,649 | 22,213,282,463 | 3.48% | (139,591,085,497) | -21.15% |
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước | 44,891,798,830 | 47,937,964,609 | 12,609,573,998 | 3,046,165,779 | 6.79% | (35,328,390,611) | -73.70% |
Phải trả CNV | 1,478,580,154 | 2,293,842,665 | 1,478,580,154 | 815,262,511 | 55.14% | ||
Chi phí phải trả | 111,754,038,761 | 167,881,987,537 | 331,822,231,939 | 56,127,948,776 | 50.22% | 163,940,244,402 | 97.65% |
Các khoản phải trả, phải nộp khác | 73,632,217,974 | 320,543,992,017 | 201,708,667,707 | 246,911,774,043 | 335.33% | (118,835,324,310) | -37.07% |
Dự phòng PTNH | |||||||
Quỹ khen thưởng và phúc lợi | 1,050,620,493 | 1,050,620,493 | |||||
Nợ dài hạn | 843,610,504,472 | 159,961,622,466 | 583,634,311,773 | (683,648,882,006) | -81.04% | 423,672,689,307 | 264.86% |
PTDH người bán | |||||||
PTDH nội bộ | |||||||
Phải trả dài hạn khác | 759,109,310,061 | 139,961,622,466 | 500,583,311,773 | (619,147,687,595) | -81.56% | 360,621,689,307 | 257.66% |
Vay và nợ dài hạn | 90,201,187,818 | 20,000,000,000 | 82,951,000,000 | (70,201,187,818) | -77.83% | 62,951,000,000 | 314.76% |
VCSH | 729,176,503,855 | 734,890,983,913 | 752,888,572,385 | 5,714,480,058 | 0.78% | 17,997,588,472 | 2.45% |
Vốn chủ sở hưu | 729,176,503,855 | 734,890,983,913 | 752,888,572,385 | 5,714,480,058 | 0.78% | 17,997,588,472 | 2.45% |
Vốn đầu tư của CSH | 400,000,000,000 | 400,000,000,000 | 600,000,000,000 | 200,000,000,000 | 50.00% | ||
Quỹ đầu tư phát triển | 700,413,662 | 700,413,662 | |||||
Quỹ DPTC | 1,751,034,154 | 1,751,034,154 | |||||
Quỹ khác thuộc VCSH | |||||||
Lợi nhuận chưa phân phối | 329,176,503,855 | 334,890,983,913 | 150,437,124,569 | 5,714,480,058 | 1.74% | (184,453,859,344) | -55.08% |
TC NV | 2,778,320,776,251 | 2,395,329,335,142 | 2,718,610,828,052 | (382,991,441,109) | -13.78% | 323,281,492,910 | 13.50% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Các Tỷ Số Tài Chính
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thương Mại – Dịch Vụ - Địa Ốc
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần – Tư Vấn – Thương Mại – Dịch Vụ - Địa Ốc Hoàng Quân Từ Năm 2010 - 2012
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Phân Tích Dòng Tiền Trên Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
- Biểu Đồ Cơ Cấu Các Khoản Chi Từ Hoạt Động Đầu Tư
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân năm 2010, 2011, 2012
Qua phân tích ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm từ 2,778,320,776,251 đồng năm 2010 còn 2,718,610,828,052 đồng năm 2012. Năm 2011 tổng nguồn vốn giảm 382,991,441,109 đồng với tỷ lệ giảm 13.78% so năm 2010. Đến năm 2012 con số này tăng với tỷ lệ phần trăm giảm tương đương 13.50% nâng tổng nguồn vốn lên con số 2,718,610,828,052 đồng.
a. Nợ phải trả
NPT của công ty giảm 388,705,921,167 đồng từ năm 2010 đến năm 2011 tương ứng tỷ lệ giảm là 18.97%, song con số này năm 2012 lại tăng lên 305,283,904,438 đồng với tỷ lệ 18.39% so với năm 2011. Tỷ trọng NPT/NV khá cao qua 3 năm, năm 2010 tỷ trọng ở mức cao nhất 73.75%, đến năm 2012 con số này cũng tương đương với mức 73.31%. Điều này cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ đi vay.
Nợ ngắn hạn: NNH chiếm tỷ trọng khá cao trong NPT trong 3 năm, và tỷ trọng này có xu hướng tăng từ 43.39% năm 2010 tăng đến 50.84% năm 2012. NNH tăng chủ yếu là do sự biến động của khoản mục người mua trả tiền trước, và sự biến động của khoản mục phải trả phải nộp khác. Tuy nhiên cơ cấu nợ ngắn hạn của Hoàng Quân có sự thay đổi như sau:
Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ ngắn hạn
Vay và nợ ngắn hạn
Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp
nhà nước
Phải trả công nhân viên Chi phí phải trả
Các khoản phải trả, phải nộp khác
700,000,000,000
600,000,000,000
500,000,000,000
400,000,000,000
300,000,000,000
200,000,000,000
100,000,000,000
0
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Năm 2011 so 2010: Công ty tăng khoản nợ người mua trả tiền trước (tỷ lệ tăng là 3.48%), tăng chi phí phải trả (mức tăng là 163,940,244,402 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 50.22%), công ty tăng mạnh khoản mục các khoản phải trả, phải nộp khác với tỷ lệ tăng là 335.33% với con số tăng là 246,911,774,043 đồng. Con số này tăng mạnh là do trong kỳ Hoàng Quân phát sinh khoản phải trả cho công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang liên quan đến khoản góp vốn thực hiện dự án Hoàng Quân Plaza vào tháng 12/2011 với số tiền là 46,977,818,579 đồng, đồng thời khoản phải trả công ty liên quan và các nhân sự chủ chốt năm 2011 cũng tăng so với 2010, phải trả các nhân sự chủ chốt là 120,787,323,212