Thực Trạng Về Tình Hình Tài Chính Tài Chính Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)


- Thị trường tiền tệ đang dần hạ nhiệt, lãi suất có khả năng quay về mức hợp lý cũng góp phần tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của nền kinh tế

- Thương hiệu Sacombank đã được khẳng định trên thị trường Việt Nam là một ưu điểm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiếp thị sản phẩm đến khách hàng

- Hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng đã được hoàn thiện giúp cho việc phục vụ khách hàng và điều hành tốt hơn.

- Sacombank-SGD tăng lực lượng bán hàng lên 60%, số lượng nhân viên bán hàng tăng góp phần thúc đẩy công tác bán hàng.

b) Khó khăn

- Các rào cản chính sách tiền tệ từ Ngân hàng nhà nước

- Giá vàng đang trên đà tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán ảm đạm.

- Nghiệp vụ huy động, cho vay trung và dài hạn tại SGD còn hạn chế

- Hệ khách hàng của SGD chủ yếu là khách hàng lớn nên chịu sự cạnh tranh về lãi suất và phí từ các ngân hàng bạn, gây khó khăn cho công tác chào giá chuyên nghiệp.


2.2 Thực trạng về tình hình tài chính tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín (Sacombank)


Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Ngân hàng, từ đó ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét sự biến động của chúng.Trên cơ sở đó, có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như sức mạnh tài chính của Ngân hàng.


2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán.


a) Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (chiều ngang)


Đây là nội dung phân tích đầu tiên mang đến cho nhà quản trị ngân hàng một cái nhìn tổng quát về tài sản – nguồn vốn của ngân hàng cũng như mối quan hệ cân đối của 2 khoản mục này trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT). Con mắt nhìn tổng quát đó sẽ giúp cho các nhà phân tích có những nhận xét, đánh giá sơ bộ đầu tiên và giúp luôn luôn có cái nhìn toàn diện ngay cả khi đi sâu phân tích các nội dung chi tiết.


Để có thể tiến hành phân tích các nhà quản trị Sacombank đã phân loại tài sản-nguồn vốn thành các khoản mục lớn theo đúng tinh thần quy định của NHNN trên cơ sở phân tổ là tính chất thị trường và kỳ hạn của đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn. Sau khi thực hiện phân tổ các khoản mục nhà quản trị sẽ tính toán tỷ trọng của từng khoản mục tài sản-nguồn vốn và tiến hành so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản-nguồn vốn đó với kỳ trước để có thể thấy được một cách khái quát nhất sự biến động về cơ cấu tài sản-nguồn vốn và tìm ra những nguyên nhân giải thích cho sự biến động đó.


Phân tích phần tài sản


Việc tiến hành phân tích tổng quát tài sản sẽ cho ta thấy được cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng. Qua đó cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng giúp ta thấy được tỷ trọng tài sản sinh lời của ngân hàng cao hay thấy, có những biến động như thế nào, mức lợi nhuận ra sao và ngân hàng phải chấp nhận những rủi ro gì trong hoạt động kinh doanh của mình. Tất cả những điều này được thể hiện cụ thể bảng số liệu sau:


Công việc cụ thể được thực hiện thông qua bảng 2.1:

Phân tích tình hình tài chính ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)

Bảng 2.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản qua 3 năm (2010-2012)



2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011


Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

%

Số tiền

%

A. TÀI SẢN











I. Tiền và kim loại quý

12,570,956

8.87

11,644,700

8.31

9,557,433

6.32

(926,256)

(7.37)

(2,087,267.00)

(17.92)

II. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

3,618,830

2.55

2,572,440

1.84

4,425,789

2.93

(1,046,390)

(28.92)

1,853,349.00

72.05

III Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho

16,376,008

11.55

9,672,911

6.90

7,959,841

5.26

(6,703,097)

(40.93)

(1,713,070.00)

(17.71)

vay các tổ chức tín dụng khác











IV. Chứng khoán kinh doanh

487,861

0.34

349,355

0.25

1,272,179

0.84

(138,506)

(28.39)

922,824.00

264.15

V. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài

7,082

0.00

2,852

0.00

383,377

0.25

(4,230)

(59.73)

380,525.00

13,342.39

sản tài chính khác









-


VI. Cho vay khách hàng

76,617,039

54.03

77,669,353

55.42

92,669,316

61.26

1,052,314

1.37

14,999,963.00

19.31

VII. Chứng khoán đầu tư

21,116,042

14.89

24,368,177

17.39

19,922,640

13.17

3,252,135

15.40

(4,445,537.00)

(18.24)

VIII. Góp vốn, đầu tư dài hạn

2,286,612

1.61

2,463,418

1.76

2,057,131

1.36

176,806

7.73

(406,287.00)

(16.49)

IX. Tài sản cố định

2,445,048

1.72

3,439,254

2.45

4,769,056

3.15

994,206

40.66

1,329,802.00

38.67

XI. Tài sản khác

6,273,260

4.42

7,954,514

5.68

8,264,776

5.46

1,681,254

26.80

310,262.00

3.90

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

141,798,738

100

140,136,974

100

151,281,538

100

(1,661,764)

(1.17)

11,144,564.00

7.95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 6



GVHD: TS. Phan Đình Nguyên 34 SVTH: Thượng Thu Ba


Bảng số liệu ta thấy tổng tài sản qua các năm có sự thay đổi không đều, cụ thể năm 2011 tổng tài sản là 140,136,974 triệu đồng, giảm 1,661,764 triệu đồng tương đương 1,17% so với năm 2010. Năm 2012 là 151,281,538 triệu đồng, tăng 11,144,564 triệu đồng (7,95%) so với năm 2011. Tuy nhiên, việc thay đổi có sự không đều điển hình năm 2011 so với năm 2010 giảm 1,17% nhưng đến năm 2012 tăng 7,95% so với năm 2011, cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí ổn định và an toàn. Nhìn chung, do khó khăn của nền kinh tế và môi trường hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro, thực hiện chủ trương không áp lực về các chỉ số tăng trưởng nên tổng tài sản Sacombank không biến động nhiều, tuy nhiên nếu xét kỹ về các chỉ tiêu trong tổng tài sản ta thấy những khoản mục liên quan đến đầu tư, góp vốn thì tăng so với năm 2010. Để thấy tại sao tổng tài sản tăng không đều, ta đi vào phân tích từng khoản mục tài sản ảnh hưởng đến sự gia tăng của tổng tài sản như thế nào.


- Đối với tiền mặt: Năm 2010 lượng tiền mặt chiếm 8.87% tổng tài sản; năm 2011 chiếm 8.31% tổng tài sản nhưng đến năm 2012 chỉ còn chiếm 6.32% tổng tài sản. Số lượng tiền mặt năm 2011 giảm 926,256 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011 lại tiếp tục giảm đến 2,087,267 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến lượng tiền mặt qua các năm 2011, 2012 giảm là do NHNN sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, làm cho lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường giảm xuống.

- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: Năm 2011 lượng tiền gửi tại NHNN giảm 1,046,390 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm 28.92%, nguyên nhân làm cho lượng tiền tại NHNN giảm là do NHNN đã nới lỏng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, năm 2012 lượng tiền gửi tại NHNN tăng 72.05% so với năm 2011, nguyên nhân làm cho lượng tiền gửi tại NHNN tăng là do NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên.

- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác: lượng tiền gửi tại NH khác liên tục giảm qua 3 năm 2010-2012. Trong năm 2010 là 16,376,008 triệu đồng, chiếm


11.55%, năm 2011 là 9,672,911 triệu đồng chiếm 6.90%, và đến năm 2012 lượng tiền gửi tại NH khác chỉ còn 7,959,841 triệu đồng chiếm 5.26% tổng tài sản.

- Cho vay khách hàng: Mặc dù đối tượng cho vay bị thu hẹp do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và do tình hình sản xuất đình đốn, nhu cầu vốn trên thị trường gần như chạm đấy, nhưng Sacombank vẫn tăng trưởng dư nợ khá tốt. Qua bảng số 1iệu ta thấy trong kết cấu tài sản của ngân hàng, tỷ trọng đầu tư vào tín dụng qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, mặc dù ngân hàng có sự mở rộng đầu tư sang lĩnh vực khác nhưng sự chuyển dịch này không đáng kể. Cho vay khách hàng qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Năm 2010 cho vay khách hàng 54.03% tổng tài sản, năm 2011 chiếm 55.42% tổng tài sản và đến năm 2012 cho vay khách hàng tiếp tục tăng 14,999,963 triệu đồng và chiếm 61.26% tổng tài sản, tăng 34% so với năm 2011 (chủ tăng khách hàng cá nhân). Điều nay cho thấy qua các năm ngân hàng thực hiện các chính sách huy động vốn tốt

- Tài sản cố định: Năm 2010 tài sản cố định của ngân hàng là 2,445,048 triệu đồng, chiếm 1.72% tổng tài sản , năm 2011 tăng lên 994,206 triệu đồng, chiếm 2.45% tổng tài sản, năm 2012 tài sản cố định tiếp tục tăng 1,329,802 triệu đồng chiếm 3.15% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong thời gian này nhiều dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đã được triển khai thành công, đảm bảo gắn kết kịp thời với các quy trình kinh doanh và sản phẩm mới, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên máy chủ và tính sẵn sàng của hệ thống ứng dụng Ngân hàng, điều này cho thấy rất nhiều mặt tích cực hướng đến một Ngân hàng phát triển vươn tầm khu vực.


Nhìn một cách tổng quát, bên cạnh những những thuận lợi nói trên, thì Ngân hàng cũng nên chú trọng gia tăng các khoản mục về nghiệp vụ tín dụng và tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước nhằm mang lợi nhuận, đa dạng hóa danh mục hoạt động, tăng tính thanh khoản. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng phải xây dựng một tỷ lệ hợp lý trong tổng tài sản của Ngân hàng.


Phân tích phần nguồn vốn.


a) Phân tích tổng quát nguồn vốn.


Như chúng ta biết ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ. Nguồn vốn để ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn tự có. Nhưng nguồn vốn huy động là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng và quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Sacombank Sở giao dịch với vị thế nằm ngay trung tâm TP Hồ Chí Minh, phục vụ chủ yếu các loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, kinh doanh ngoại tệ…Để đáp ứng được các lĩnh vực hoạt động ngân hàng phải đủ nguốn vốn. Sau đây ta đi vào phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm, để thấy được nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm qua (2010-2012) ra sao?


Phân tích tình hình tài chính ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)


Bảng 2.2 Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm (2010-2012)


ĐVT: Triệu đồng



NGUỒN VỐN


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012


Chênh lệch 2011/2010


Chênh lệch 2012/2011



Số tiền


Tỷ lệ


Số tiền


Tỷ lệ


Số tiền


Tỷ lệ


Số tiền


Tỷ lệ


Số tiền


Tỷ lệ


Chỉ tiêu












Vốn huy động


128,165,629


90.39


125,912,876


89.85


137,867,674


91.13


(2,252,753)


(1.76)


11,954,798


9.49


Vốn và các quỹ


13,633,109


9.61


14,224,098


10.15


13,413,864


8.87


590,989


4.33


(810,234)


(5.70)


Tồng nguồn vốn


141,798,738


100


140,136,974


100


151,281,538


100


(1,661,764)


(1.17)


11,144,564


7.95


GVHD: TS. Phan Đình Nguyên 38 SVTH: Thượng Thu Ba



Qua tình hình số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng có sự thay đổi không đều qua 3 năm. , cụ thể năm 2011 tổng nguồn vốn là 140,136,974 triệu đồng, giảm 1,661,764 triệu đồng tương đương 1,17% so với năm 2010 Trong đó do mục tiêu của Ngân hàng trong năm 2011 là mục tiêu tăng trưởng vốn chủ sở hữu vì thế việc huy động vốn từ Ngân hàng được chú trọng, tổng vốn chủ sở hữu năm 2011 đạt 14,224,098 trđ tăng 4.33% so với năm 2010, tuy nhiên nếu xét về khoản mục nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 111,513,000 trđ (bao gồm giữ hộ vàng) giảm 14691000 trđ, nguyên nhân do tình hình kinh tế, do thị trường và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN trong năm qua đa phần ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, nhất là yếu tố giảm vàng và USD, khiến tổng huy động tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước.


Trong cơ cấu nguồn vốn có các khoản mục đều có sự giảm sút, điển hình đó là khoản mục như các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giảm 55.82%, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 19,61%, chứng chỉ tiền gửi giảm 29,38% trong khi đó các khoản mục nợ khác thì tăng 633.85%. Năm 2012 là 151,281,538 triệu đồng, tăng 11,144,564.00 triệu đồng (7,95%) so với năm 2011. Tuy nhiên, việc thay đổi có sự không đều, năm 2011 so với năm 2010 giảm 1,17% nhưng đến năm 2012 tăng 7,95% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn năm 2012 tăng là do năm 2012 là có lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng tăng, đồng thời Sacombank trong thời điểm này cũng đang trong giai đoạn phát hành cỗ phiếu để huy động vốn, làm nguồn vốn tăng lên đáng kể


Để thấy tại sao nguồn vốn tăng không đều, ta đi vào phân tích từng khoản mục tài sản ảnh hưởng đến sự gia tăng của tổng tài sản như thế nào.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 16/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí