Phân Tích Tình Hình Tài Chính Qua Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh.


dung luôn luôn được đề cập để phân tích là: phân tích vốn tự có và phân tích vốn huy

động.


Số dư từng khoản mục nguồn vốn


Tổng tài sản

- Phân tích tổng quát nguồn vốn của NHTM


Tỷ lệ % từng khoản mục nguồn vốn = x 100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Chỉ số này giúp cho nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mỗi một khoản vốn có những yêu cầu khác nhau về tài chính, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ xác định.

Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 4

- Phân tích nguồn vốn tự có, gồm các nội dung sau:

+ Phân tích tình hình biến động của vốn tự có

+ Phân tích mức độ an toàn vốn thông qua hệ số CAR.


Vốn tự có

Tài sản có quy đổi rủi ro

Hệ số an toàn vốn (CAR) =


- Phân tích nguồn vốn huy động: NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng mà các nhà phân tích cần phải làm. Các chỉ số phân tích.

+ Chỉ số 1: Vốn huy động trên vốn tự có: Chỉ số này có ý nghĩa là giúp cho các nhà phân tích xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng.


+ Chỉ số 2:


Số dư từng loại tiền gửi

Tổng vốn huy động

Tỷ trọng từng loại tiền gửi = x 100%


Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn của ngân hàng.

Huy động được một lượng vốn nhàn rỗi khổng lồ từ nền kinh tế, các NHTM sử dụng số vốn đó vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Một phần của số vốn dùng để đáp ứng yêu cầu dự trữ gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, phần còn lại các ngân hàng sử dụng để cấp tín dụng cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế và một phần dùng để tiến hành hoạt động đầu tư.

- Phân tích vốn vay:

+ NHTM có thể vay vốn các tổ chức tín dụng khác ở thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Về nguyên tắc chi phí trả vốn vay ở thị trường liên ngân hàng lớn hơn chi phí trả vốn huy động trực tiếp từ nền kinh tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Vì vậy, các NHTM thường chỉ có nhu cầu vay các tổ chức tín dụng khác khi phải đối phó với những rủi ro về thanh khoản.

+ NHTM có thể vay vốn của NHNN.

+ Ngoài ra, NHTM cũng có thể vay vốn các tổ chức tín dụng nước ngoài, vốn vay trong trường hợp này là ngoại tệ mạnh.

1.4.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) của ngân hàng là báo cáo tài chính tổng hợp, cho biết tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD ngân hàng giúp nhà phân tích hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý và từ đó có các biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.


Phân tích thu nhập của ngân hàng


Chỉ số phân tích kết cấu thu nhập


Thu nhập kì này – Thu nhập kì trước

Thu nhập kì trước

Tốc độ tăng thu nhập thu nhập = x 100%


Số thu từng khoản mục

Tổng thu nhập

Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập = x 100%


Chỉ số này giúp nhà quản trị ngân hàng xác định được cơ cấu của thu nhập để

biết được kết cấu thu nhập hay kết cấu đầu tư của ngân hàng có hợp lý hay chưa.

Phân tích chi phí của ngân hàng


Chi phí kì này – Chi phí kì trước

Chi phí kì trước

Tốc độ tăng chi phí = x 100%


Số chi từng khoản mục

Tỷ trọng từng mục chi phí = x 100% Tổng chi phí

Chỉ số này giúp nhà quản trị thấy được kết cấu khoản chi để có thể hạn chế bớt các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh donah nhằm thực hiện tốt kết quả kinh doanh của ngân hàng đề ra.

Khi đánh giá về tình hình thu nhập – chi phí, nhà quản trị không chỉ phân tích hai nội dung này một cách riêng lẽ mà cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng thông qua tỷ lệ: Tổng chi phí/Tổng thu nhập để thấy được 100 đồng doanh thu ngân hàng mất bao nhiêu đồng cho chi phí. Xem xét nội dung này sẽ cho nhà quản trị NHTM thấy được chất lượng công tác quản lý chi


phí của ngân hàng mình để có các biện pháp điều chỉnh sao cho công tác này đạt kết quả tốt nhất.


Phân tích lợi nhuận của ngân hàng

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh donah của ngân hàng. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản…và nó vô hình như uy tín của ngân hàng hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được.

Trong kinh doanh, các ngân hàng luôn đặt vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng rủi ro thì lại thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để làm được điều này, các nhà quản trị phải phân tích lợi nhuận của ngân hàng. Thông qua phân tích lợi nhuận, các nhà phân tích có thể theo dõi, kiểm soát đánh giá lại các chính sách về huy động vốn và cho vay của mình, xem xét kế hoạch mở rộng và tăng cường trong tương lai.



Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí


1.4.3 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính.

Phân tích các tỷ số tài chính là bước đầu tiên trong phân tích tình hình tài chính. Các tỷ số được xây dựng qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Các tỷ số tài chính vừa thể hiện mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính, vừa dùng để so sánh các khoản mục của ngân hàng qua nhiều giai đoạn.

a) Các chỉ tiêu thanh khoản

Tài sản có thanh khoản trên vốn huy động (%)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng, nghĩa là có bao nhiêu đơn vị tài sản có thể dùng để thanh toán ngày trên 100 đơn vị vốn huy động được.

Tổng dư nợ tín dụng trên vốn huy động (%)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng tiền gửi để cho vay như thế nào. Chỉ tiêu này thấp phản ánh tính thanh khoản của ngân hàng càng cao.

Tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản (%)

Chỉ tiêu này nói lên có bao nhiêu đơn vị tài sản có thanh khoản trên 100 đơn vị tài sản. Nếu chỉ tiêu này tăng sẽ làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm xuống, khả năng thanh toán của ngân hàng tăng lên và ngược lại.

b) Phân tích khả năng sinh lời

Khi phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng sinh lời, nhà phân tích thường đánh giá quy mô, tốc độ tăng lợi nhuận kì này so với kỳ trước, mức độ ổn định của lợi nhuận trong một khoản thời nhất định, xem xét mối quan hệ giữa thanh toán với thu nhập, quy mô tài sản , vốn chủ sở hữu qua các chỉ tiêu:

Lợi nhuận ròng trên thu nhập (%) – ROS

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập.


Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%) – ROA

Chỉ số này cho nhà phân tích thấy được khả năng trong việc tạo ra thu nhập từ việc đầu tư của ngân hàng. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tư. ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự đầu tư linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ phân tích để thấy được sự thành công hay thất bại trong kinh donah ngân hàng.

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (%) – ROE

ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho biết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư vốn của mình. Hệ số càng lớn khả năng sinh lời tài chính càng lớn. Nếu ROE quá lơn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.

Trong đó, các nhà quản trị ngân hàng đều đặc biệt chú trọng phân tích hai chỉ tiêu ROA và ROE. Chỉ tiêu ROA được dùng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản có của ngân hàng. Nó cho biết cứ 100 đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng . ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và trình độ quản lý các tài sản của ngân hàng càng tốt. Cũng đo lường hiệu quả kinh doanh ngân hàng như ROA, nhưng chỉ tiêu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu ROE quá cao mà ROA thấp, chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng nhỏ, ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài, do đó độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng không cao.


c) Các tỷ số về hoạt động kinh doanh

Vòng quay vốn tin dụng (vòng)


Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Vòng quay vốn tín dụng =


Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.

Thời gian thu nợ bình quân


Dư nợ bình quân

Doanh số thu nợ

Thời gian thu nợ bình quân = x 360 ngày


Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm về mặt thời gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng cao, tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh.


Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%)


Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh donah của ngân hàng. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả.


d) Tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản

Tổng thu nhập trên tổng tài sản (%)

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.


Tổng chi phí trên tổng tài sản (%)

Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 16/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí