Bảng Thể Hiện Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Qua 3 Năm (2010-2012)


năm 2012 là năm thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung vàcổ phiếu STB (Sacombank) nói riêng, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, giao dịch trên thị trường khá ảm đảm khi cầu đầu cơ và đầu tư đầu suy giảm cùng với rất nhiều biến cố xảy ra với những thông tin nhạy cảm liên quan đến ngành Tài chính – Ngân hàng đã đánh sập niềm tin yếu ớt của nhà đầu tư, tuy nhiên vào những tháng cuối năm thị trường đã có sự phục hồi do những thông tin tích cực từ kinh tế vĩ mô cũng như tâm lý kỳ vọng thị trường, hy vọng điều này sẽ vẫn luôn tiếp tục diễn ra để nhà đầu tư có thể kỳ vọng một năm 2013 sáng sủa hơn cho TTCK Việt Nam và của cả Sacombank.


2.2.3.3 Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh.


Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thể hiện qua các chỉ số dư nợ bình quân/doanh số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, tốc độ luân chuyển vốn và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, chỉ tiêu vòng quay vốn tín dũng là chỉ tiêu đánh giá tốc độ quay vốn của ngân hàng và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng và chỉ số tổng chi phí/tổng thu nhập là chỉ số đánh giá bao nhiêu đồng chi phí phải bỏ ra khi thu được thu nhập.


Bảng 2.8: Bảng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích tình hình tài chính ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)



Chỉ tiêu


2010


2011


2012


Chênh lệch 2011/2010


Chênh lệch 2012/2011


Tổng chi phí


10,071,190


16,013,896


16,490,162


5,942,706


476,266


Tổng thu nhập


12,497,049


18,754,126


17,804,718


6,257,077


(949,408)


Doanh số thu nợ


76,665,909


78,569,101


97,180,208


1,903,192


18,611,107


Dư nợ bình quân


23,748,600


12,942,900


10,872,800


(10,805,700)


(2,070,100)


Doanh số thu nợ /Dư nợ bình quân


3.228


6.070


8.938


2.84


2.87


Dư nợ bình quân/Doanh số thu nợ


31


16


11


(15)


(5)


Tổng chi phí/Tổng thu nhập


80.589


85.389


92.617


4.800


7.282

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 10



Chỉ số vòng quay vốn tín dụng: Thể hiện việc luân chuyển vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, đồng vốn quay nhanh thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động theo một chiều tăng dần qua các năm. Năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là

3.23 vòng và đến năm 2011 tăng lên 6.07 vòng, tăng 2.84 vòng so với năm 2010. Và với đà tăng như vậy, năm 2012 vòng quay tín dụng tăng lên 2.87 vòng so với năm 2011 tức 8.94 vòng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòng quay vốn tín dụng trong năm 2011 và năm 2012 là do NHNN tăng dự trữ bắt buộc các NHTM thiếu vốn trong kinh doanh, nên các NHTM cạnh tranh quyết liệt dẫn đến lãi suất tiền gửi và lãi cho vay cũng tăng lên. Từ đó Sacombank khuyến khích tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn, tăng cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay dài hạn. Đó là nguyên nhân dẩn đến vòng quay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2010 và năm 2011.


Chỉ số dư nợ bình quân/doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng cao, tốc tốc luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh và ngược lại. Nhìn chung chỉ tiêu thu hồi nợ bình quân của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động theo chiều hướng giảm dần qua các năm, điều này nói lên khả năng thu hồi nợ của ngân hàng những năm qua rất tốt và tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng cũng rất tốt. Năm 2010 chỉ tiêu thu hồi nợ bình quân của ngân hàng là 31 ngày và đến năm 2011 giảm còn 16 ngày, giảm 15 ngày ngày so với năm 2010, tiếp tục với xu hướng giảm chỉ tiêu thu nợ bình quân năm 2012 chỉ còn 11 ngày giảm 5 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân của các chỉ tiêu này trong năm 2010, năm 2011 giảm theo chiều hướng tốt là do trong thời gian này ngân hàng chú trọng nhiều vào cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay dài hạn, dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng nhanh, khả năng thu hồi nợ cao.


Chỉ số tổng chi phí/tổng thu nhập: Để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng ta cũng cần xét đến chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập. Chỉ số này cho


biết bao nhiêu đồng chi phí bỏ ra để thu được 100 đồng thu nhập. Chỉ số này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả, ngược lại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Năm 2010 chỉ số này là 80.589% điều này có nghĩa là để có được 100 đồng thu nhập ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí là 80,589 đồng chí phí. Đến năm 2011 chỉ số này là 85.389% cũng có nghĩa là để có được 100 đồng thu nhập ngân hàng phải bỏ ra 85.389đồng chí phí, tăng 4.800 đồng so với năm 2010, đến năm 2012 chỉ số này là 92.617% và điều này cũng có nghĩa để thu được 100 đồng thu nhập ngân hàng phải phải mất khoản chi phí là 92.617 đồng. Nhìn chung chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập này trong 3 năm qua đều tăng. Điều này cho thấy ngân hàng đang trong giai đoạn hoạt động có phần khó khăn, nguyên nhân dẫn đến chỉ số này tăng qua các năm là do tốc độ tăng của tổng thu nhập chậm hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nhưng nếu nhìn vào một phương diện khác thì đây là giai đoạn ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng như nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống ngân hàng từ việc mua sắm các thiết bị hiện đại, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên qua các khoá đào tạo, mở rộng hoạt động quảng bá thương hiệu cũng như công tác phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới hoạt động và những hành trên Sacombank luôn hướng đến một mục đích lâu dài.


2.2.3.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản.


Phân tích tình hình tài chính ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)

Bảng 2.9: Bảng thể hiện chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản qua 3 năm (2010-2012)




Chỉ tiêu


2010


2011


2012


Chênh lệch 2011/2010


Chênh lệch 2012/2011


Tổng chi phí


10,071,190


16,013,896


16,490,162


5,942,706


476,266


Tổng thu nhập


12,497,049


18,754,126


17,804,718


6,257,077


(949,408)


Tổng tài sản


141,798,738


140,136,974


151,281,538


(1,661,764)


11,144,564


Tổng thu nhập/Tổng tài sản


8.813


13.383


11.769


4.57


(1.61)


Tổng chi phí/Tổng tài sản


7.102


11.427


10.900


4.32


(0.53)


(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)



GVHD: TS. Phan Đình Nguyên 68 SVTH: Thượng Thu Ba


Chỉ số tổng thu nhập trên tổng tài sản cho biết ngân hàng đầu tư ra sao, mức độ tạo ra hu nhập từ việc đầu tư như thế nào. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá ngân hàng đã sử dụng các tài sản của mình có đạt hiệu quả không. Trong tổng tài sản thì ngân hàng sử dụng tài sản để đầu tư vào tín dụng chiếm tỉ lệ rất cao nên nó tạo ra thu nhập khá ổn định làm cho tỷ số thu nhập trên tổng tài sản tăng khá ổn định . Năm 2010 tổng thu nhập trên tổng tài sản là 8.813% điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì ngân hàng thu được 8.813 đồng doanh thu, năm 2011 là 13.383% tăng 4.57% so với năm 2010, cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì ngân hàng thu được 13.383đồng doanh thu, năm 2012 là 11.769% giảm 1.61% so với năm 2011 và cũng có nghĩa là 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì ngân hàng thu được 11.769đồng doanh thu. Trong tổng tài sản của ngân hàng đem đi đầu tư thì đầu tư vào tín dụng là cao nhất và thu được doanh thu cũng nhiều nhất, nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Do đó ngân hàng cần đa dạng hóa các danh mục đầu tư để giảm đi ít nhiều những rủi ro.


Chỉ số tổng chi phí trên tổng tài sản, chỉ số này xác định chi phí bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này qua 3 năm đi theo hướng tăng lên. Cụ thể năm 2010 tổng chi phí trên tổng tài sản là 7.102% điều này có nghĩa là để sử dụng để sử dụng được 100 đồng tài sản thì ngân hàng phải mất 7.102 đồng chi phí. Năm 2011 tổng chi phí trên tổng tài sản là 11.427% tăng4.32% so với năm 2010, điều này cũng có nghĩa là để sử dụng để sử dụng được 100 đồng tài sản thì ngân hàng phải mất 11.427đồng chi phí, năm 2012 là 10.900% đồng nghĩa với việc để có 100 đồng tài sản để đầu tư thì ngân hàng phải trả 10.900 đồng chi phí, giảm 0.53% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí trên tổng tài sản trong năm 2011 và năm 2012 cao hơn năm 2010 (mặc dù năm 2012 có phần thấp hơn một ít so với năm 2011) là do trong năm 2011, năm 2012 lãi suất huy động vốn liên tục tăng và lãi suất các hình thức huy động vốn khác cũng được điều chỉnh theo hướng loại bỏ tác động của lạm phát.


CHƯƠNG 3:

BIỆN PHÁP HÒAN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

------------


3.1. Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính của Ngân hàng


Trong những năm qua, kinh tế Việt nam phải đối diện với lạm phát tăng cao, tỷ giá và giá vàng biến động bất thường, thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản đóng băng. Trước diễn biến của những khó khăn trên, NHNN đã phải ban hành nhiều cơ chế, chính sách và nhiều giải pháp. Tuy nhiên, việc các NHTM cũng gặp không ít các khó khăn, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn như vậy, nhưng nhờ những ưu điểm sau mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank đã vượt qua và luôn dẫn đầu, tiên phong trong ngành ngân hàng:


3.1.1. Ưu điểm


- Nhờ sự quán triệt sâu sắc và thực thi nghiêm túc tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ về các giải pháp thắt chặt tiền tệ để góp phần kiềm chế lạm phát.


- Nhờ đội ngũ cán bộ quản trị điều hành các cấp đã vững tay lái, giỏi tay chèo, điều hành chuẩn mực – chuyên nghiệp, luôn tập trung đổi mới phương pháp quản trị phù hợp với tốc độ của nền kinh tế.


- Sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên, sự hậu thuẩn của các cổ đông, sự quan tâm, ủng hộ, tin yêu và gắn bó của các khách hàng đã tạo nên một nền móng vững chắc cho Sacombank trong thời buổi thị trường kinh tế khó khăn như hiện nay.


- Với hệ thống ngân hàng lõi (corebanking), Sacombank đáp ứng được hầu hết các nhu cầu mang tính thời đại về tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng sử dụng, tính đồng bộ và liên kết, đảm bảo cho Sacombank có thể quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất.


- Qua những chặng đường phát triển, Sacombank luôn áp dụng những công nghệ hiện đại vào quản lý và vận hành hệ thống với mục tiêu phát triển “An toàn- hiệu quả”.


3.1.2. Nhược điểm


- Ngân hàng chưa chú trọng vào việc gia tăng các khoản mục về nghiệp vụ tín dụng và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước vì trong thời gian này Sacombank đa số chỉ tập trung vào nghiệp vụ huy động vốn cũng như tín dụng đối với các tổ chức kinh tế và dân cư, mặc dù những nghiệp vụ này mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng bên cạnh đó cũng đem lại rủi ro rất cao nếu như bản thân ngân hàng quản lý cũng như sử dụng chưa tốt.


- Nguồn vốn huy động trong thời gian phân tích không ổn định gây ảnh hưởng đến cơ cấu trả lại tiền gửi và cả cơ cấu trả lãi tiền gửi của ngân hàng. Đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn huy động còn thấp do ngân hàng quá tập trung vào đầu tư tín dụng.


- Ngân hàng chưa đa dạng hóa các nguồn thu nhập, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng từ cho vay và kinh doanh ngoại hối.


- Chiến lược kích thích sử dụng thẻ thanh toán, một hình thức huy động vốn ngắn hạn trong nước còn yếu cũng như việc kích thích người dân sử dụng thẻ tín dụng chưa cao.


- Cơ cấu tín dụng chưa thật sự hợp lý còn tập trung quá nhiều vào khu vực quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ thấp.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 16/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí