Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 9


tập trung trong toàn hệ thống và hệ thống quản lý mối quan hệ ngân hàng - khách hàng, tạo khả năng giao diện kết nối với các thị trường tài chính trên thế giới.

Thường xuyên nâng cấp và mua mới các trang thiết bị phục vụ thực hiện công tác thanh toán như máy vi tính hiện đại có tốc độ xử lý công việc nhanh, phát triển các hình thức và phương tiện an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu, xây dựng kho dữ liệu đa chiều nhằm hỗ trợ cho ứng dụng quản lý thông tin và ra quyết định điều hành kinh doanh một cách chính xác, nhanh chóng.

5.2.2.4 Tăng cường thiết lập mối quan hệ với đối tác uy tín và tin cậy

Hiện nay, hệ thống đối tác trong giao dịch thanh toán quốc tế của NHVACT còn ít, chỉ bao gồm những đối tác truyền thống.Vì vậy, để tăng số lượng và đa dạng hóa đối tượng khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng phải thực hiện tốt chính sách khách hàng.

Đối với khách hàng thường xuyên thực hiện thanh toán, ngân hàng có thể thường xuyên tiếp xúc để tìm hiểu yêu cầu của họ. Việc này được tiến hành thông qua tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, định kỳ hàng tháng, hàng quý để thu thập ý kiến của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ cũng có thể ban hành và đưa đến tận tay các khách hàng các tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ cũng như các thủ tục cần thiết khi thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế giúp khách hàng có được hiểu biết sâu hơn về hoạt động này.

Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. …Ngoài ra, trong khi giao dịch với khách hàng, các thanh toán viên cần giữ thái độ cởi mở, nhiệt tình, tận tình hướng dẫn, có tinh thần trách nhiệm khi phục vụ và giao tiếp với khách hàng, từ đó nâng cao hình ảnh của VABCT trong lòng khách hàng, sẽ tạo được sự trung thành của khách hàng.

5.2.2.5 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phát triển các thị trường mới

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, ngoài trụ sở chính , NHVACT mới có 4 phòng giao dịch. Vì vậy, nếu muốn mở rộng và tăng thị phần của mình thì ngân hàng nên thành lập thêm các chi nhánh ở các huyện khác trong tỉnh. Điều này, sẽ giúp ngân hàng đi trước một bước trong việc mở rộng so với các ngân hàng khác, tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đồng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

thời, NHVACT nên mở rộng mạng lưới chi nhánh sang các thị trường mới, đặc biệt là những thị trường có tiềm năng về hoạt động thanh toán quốc tế.

5.2.2.6 Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung cấp theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới

Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 9

Đối với các dịch vụ truyền thống là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn cho ngân hàng. Vì vậy, NHVACT cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng.

Đối với các dịch vụ mới cần phải nâng cao năng lực marketing giúp các khách hàng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ, sử dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro, đảm bảo an toàn…giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ một cách hiệu quả.



CHƯƠNG 6:


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6.1 KẾT LUẬN

Trong xu hướng nước ta hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng chiếm một vai trò quan trọng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng cao và được coi là nguồn thu tiềm năng cho các ngân hàng.

Mặc dù hoạt động thanh toán quốc tế là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với NHVACT, nhưng ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện và hiện đại hóa hoạt động của mình làm cho doanh thu thanh toán quốc tế không ngừng tăng cao, đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.

Tuy vậy, cùng với sự diễn biến phức tạp của nền kinh tế như hiện nay, thì ngành ngân hàng nước ta nói chung, NHVACT nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn cũng như sự cạnh tranh rất gay gắt của các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, khả năng thanh toán nhanh và hiệu quả, đó sẽ là những đối thủ đáng nặng ký trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi ngành ngân hàng nước ta cũng như NHVACT phải nhanh chóng có những biện pháp thật hiệu quả, những chiến lược phát triển thật phù hợp và bền vững.

6.2 KIẾN NGHỊ

a. Đối với các doanh nghiệp

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp đa phần là nhờ ngân hàng làm trung gian thanh toán hộ cho các đối tác nước ngoài. Trong nhiều

trường hợp do ý thức chủ quan của doanh nghiệp mà phát sinh ra nhiều rủi ro - những người trực tiếp tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế. Do vậy, để giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm


công tác xuất nhập khẩu. Cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ ngoại

thương.

b. Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn

thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia.

- Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động

thanh toán quốc tế. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến

trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.

- Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.

- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán quốc tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động thanh

toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.

c. Đối với ngân hàng Nhà nước:

- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Phối hợp với các Bộ, Ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động thanh toán quốc tế. Xây dựng các phương pháp

kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.


- Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại. Xây dựng một hệ

thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho ngân hàng kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh.

d. Đối với ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

- Hiện đại hoá công nghệ hoạt động thanh toán quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ,

tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng, hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng thanh toán quốc tế.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện về quy trình thủ tục, và cách thức áp dụng các phương thức thanh toán cho nhân viên.

- Thường xuyên kết hợp với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn và giúp đỡ, hướng dẫn cho các doanh nghiệp cập nhật các thông tin mới về các tập quán và thông lệ quốc tế về giao nhận hàng hóa và các thủ thục cần thiết

trong toàn bộ quá trình thanh toán.

- Xây dựng những chính sách phát triển phù hợp để giữ vững và nâng cao thị phần trên địa bàn của mình.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Sách tham khảo

1.TS. Hồ Diệu (2002). Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

2. Dương Hữu Hạnh (2005). Thanh toán quốc tế và hối đoái – Các nguyên tắc và thực hành, NXB Thống Kê.

3. TS.Trầm Thị Xuân Hương, PGS.TS Nguyễn Văn Dờn, PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, ThS. Nguyễn Quốc Anh, GV. Nguyễn Thanh Phong (2008). Thanh toán quốc tế, NXB Lao Động – Xã Hội.

4. PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2003). Thanh toán quốc tế bằng L/C – các tranh chấp phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

5. PGS.TS Nguyễn Văn Tề (2000). Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thống kê

6. PGS.TS Đinh Xuân Trình (1996). Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục – Trường đại học Ngoại thương

7. PSG.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (1999). Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu – thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê.

* Sách chuyên ngành

1. Nguyễn Hữu Đức. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng TMCP, Tạp chí ngân hàng số 03 tháng 02 năm 2009.

2. (9/2007). Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, NHTMCP Việt Á

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2022