MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Giới thiệu 1
1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 2
- Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ ( Documentary Credits)
- Giới Thiệu Về Ngân Hàng Tmcp Việt Á – Chi Nhánh Cần Thơ
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 3
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan 3
Chương 2: Cơ sở lý luận 5
2.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 5
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của TTQT 5
2.1.3 Các phương tiện TTQT 7
2.1.4 Các phương thức TTQT 11
2.1.5 So sánh những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương thức thanh toán 14
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 16
2.2.1 Doanh thu 16
2.2.2 Lợi nhuận 17
2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận 17
Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Việt Á 18
3.1 Giới thiệu tổng quan về VAB 18
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng 18
3.1.2 Một số thành tựu đạt được 19
3.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ 20
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 20
3.2.2 Chức năng và vai trò hoạt động của chi nhánh VAB Cần Thơ 21
3.2.3 Cơ cấu tổ chức 22
3.2.4 Các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh 24
Chương 4: Tình hình hoạt động TTQT tại VAB chi nhánh Cần Thơ 27
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của VAB Cần Thơ 27
4.2 Định hướng và kế hoach 5 năm 2008-2012 của VAB Cần Thơ 28
4.3 Kết quả hoạt động TTQT tại VAB Cần Thơ theo từng phương thức thanh toán 28
4.3.1 Phương thức L/C 28
4.3.2 Phương thức nhờ thu 34
4.3.3 Phương thức chuyển tiền 38
4.4 Nhận xét chung 46
Chương 5: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT trong thời gian tới 47
5.1 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT 47
5.1.1 Tập quán và thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ 47
5.1.2 Chính sách quản lý ngoại hối và luật pháp nước ngoài 48
5.1.3 Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước 48
5.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT trong thời gian tới 49
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong TTQT 49
5.2.2 Giải pháp nhằm phát triển TTQT trong thờì gian tới 57
Chương 6: Kết luận và kiến nghị 61
6.1 Kết luận 61
6.2 Kiến nghị 61
Tài liệu tham khảo 64
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình hoạt động của VAB Cần Thơ 27
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động L/C xuất khẩu (2006–2008) 30
Bảng 4.3: Tình hình hoạt động của L/C nhập khẩu (2006-2008) 33
Bảng 4.4: Tình hình thực hiện phương thức nhờ thu đến (2006-2008) 35
Bảng 4.5: Tình hình thực hiện phương thức nhờ thu đi (2006-2008) 37
Bảng 4.6: Tình hình thực hiện phương thức chuyển tiền (2006-2008) 39
Bảng 4.7: Giá trị thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán 40
Bảng 4.8: Thu phí thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán 42
Bảng 4.9: Giá trị thanh toán nhập khẩu theo các phương thức thanh toán… 43 Bảng 4.10: Thu phí thanh toán nhập khẩu theo các phương thức thanh toán .45
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của VAB Cần Thơ 22
Hình 2: Tình hình hoạt động của L/C xuất khẩu (2006-2008) 31
Hình 3: Tình hình hoạt động của L/C nhập khẩu (2006-2008) 34
Hình 4: Tình hình thực hiện phương thức nhờ thu đến (2006-2008) 36
Hình 5: Tình hình thực hiện phương thức nhờ thu đi (2006-2008) 38
Hình 6: Tình hình thực hiện phương thức chuyển tiền (2006-2008) 40
Hình 7: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán xuất khẩu năm 2006 41
Hình 8: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán xuất khẩu năm 2007 41
Hình 9: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán xuất khẩu năm 2008 42
Hình 10: Thu phí thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán 43
Hình 11: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu năm 2006 44
Hình 12: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu năm 2007 44
Hình 13: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu năm 2008 44
Hình 14: Thu phí thanh toán nhập khẩu theo các phương thức thanh toán ...45
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO World Trade of Organization
L/C Letter of Credit
ATM Automatic Teller Machine
UCP Uniform Custom and Pratice for Documentary Credit ICC International Center for Letter of Credit Arbitration NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
VAB Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á NHVACT Ngân hàng Việt Á Cần Thơ
TÓM TẮT NỘI DUNG
Đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ” gồm có sáu chương:
Nội dung chương 1: Bao gồm sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài đã chọn, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, giới hạn đề tài nghiên cứu ở phạm vi nào, thời gian nghiên cứu là bao lâu, và những phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng cho việc nghiên cứu.
Nội dung chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Xây dựng khung lí thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm định nghĩa, vai trò của hoạt động TTQT, các phương tiện và phương thức thanh toán., so sánh điểm mạnh điểm yếu của từng phương thức thanh toán và một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
Nội dung chương 3: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Á nói chung, Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ nói riêng bao gồm lịch sử hình thành và quá trình phát triển, một số thành tựu đạt được, chức năng, vai trò của chi nhánh, cơ cấu tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh.
Nội dung chương 4: Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2006 - 2008), cụ thể là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, những định hướng và kế hoạch năm năm của Ngân hàng (2008 – 2012), hiệu quả hoạt động TTQT của từng phương thức, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCT Việt Á Cần Thơ trong những năm qua.
Nội dung của chương 5: Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT trong thời gian tới, cụ thể là một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động TTQT trong thời gian tới.
Nội dung của chương 6: Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong xu thế hội nhập đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực để bắt kịp vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển kinh tế không ngừng tăng cao và ổn định. Đặc biệt, là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), cùng với sự kiện Mỹ đã ký hiệp ước về “Quy chế thương mại bình thường hóa quan hệ vĩnh viễn với Việt Nam” thì các quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển hơn và quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua thanh toán quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Đồng thời, dưới tác động của kinh tế thị trường, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…giữa các nước ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện các mối quan hệ này hình thành các khoản thu – chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau, tạo nên địa vị tài chính mỗi nước bội thu hay bội chi. Tuy nhiên do khác nhau về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán…do cách xa về khoảng cách địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau, mà nhất thiết phải thông qua các tổ chức trung gian đó là ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động của nó có mặt khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế, việc thanh toán qua ngân hàng gắn liền với việc gia tăng sử dụng đồng tiền các nước để chi trả lẫn nhau và cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp sôi động hơn bao giờ hết trong đó hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng không ngừng tăng cao với quy mô ngày càng lớn.
Mặc dù vậy, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn như: cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế…và ngành ngân hàng là ngành phải chịu tác động trực tiếp trong đó hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Do đó, để phát huy những cơ hội đồng thời hạn chế thấp nhất những thách thức có thể xảy ra thì ngành ngân
hàng nước ta cần có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh tế đối ngoại nhất là trong hoạt động thanh toán quốc tế để đứng vững trong cơ chế thị trường.
Chính vì vậy, để đánh giá về thực trạng cũng như những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế, từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng, những thuận lợi và khó khăn đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian sắp tới nên em quyết định chọn đề tài :”Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Cần Thơ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 -2008 để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng, những thuận lợi và khó khăn đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian sắp tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tìm hiểu những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng như: tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền.
- Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong những năm qua.
- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn, và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện và nghiên cứu tại Ngân Hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian