Diễn Biến Tăng Trưởng Kinh Tế, Lạm Phát Và Tăng Trưởng Tín Dụng Hàng Năm

NHNN ngày 1/3/2011 của Thống đốc NHNN ). Nhờ chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tỉ lệ tăng trưởng lạm phát so với cùng kỳ đã bắt đầu đổ đèo từ tháng 8/2011 sau thời điểm ở mức đỉnh 23% tại tháng 7/2011 so với tháng 7/2010. Tác động của kiểm soát tín dụng đã kéo lạm phát năm 2011 xuống mức 18,13%.

Biểu đồ 2.11: Diễn biến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tăng trưởng tín dụng hàng năm


25%

60%

20%

50%


40%

15%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

30%

10%

Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM - 8

20%

5%

10%

0%

0%

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng kinh tế (LHS)

Tăng trưởng tín dụng (LHS)

y-o-y lạm phát (RHS)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của Tổng cục Thống kê, 2001-2014

Kiểm soát lạm phát bằng công cụ hạn chế mức tăng trưởng tín dụng không chỉ được áp dụng tại các nước đang phát triển, nơi mà vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng, mà còn được các nước phát triển sử dụng như Pháp, Ý,… Monnet (2009) đã mô tả chi tiết NHTW Pháp sử dụng kiểm soát tín dụng để theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô thông qua 6 giai đoạn trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1973. NHTW Pháp sử dụng đa dạng các công cụ kiểm soát tín dụng từ trực tiếp đến gián tiếp tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô tại mỗi thời điểm. Hạn mức tăng trưởng tín dụng được áp dụng khi lạm phát tăng cao. Khi lạm phát bắt đầu được kiểm soát thì NHTW Pháp sử dụng công cụ gián tiếp là tăng tỉ lệ chiết khấu và mức trần chiết khấu của các ngân hàng để giảm cầu tín dụng. Tiếp theo NHTW Pháp quyết định tăng lãi suất chiết khấu từ 3% lên 4% để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, biện pháp này không hiệu quả nên hạn mức tín dụng quay trở lại được áp dụng, đồng thời sử dụng thêm công cụ dự trữ bắt buộc để tạo ra ảnh hưởng cộng sinh nhằm thực hiện ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát và kéo xuống mức thấp theo kỳ vọng.

Rõ ràng hiệu quả tức thì của công cụ hạn mức tín dụng sử dụng trong nửa sau năm 2011 đã phát huy hiệu quả để kiềm chế lạm phát tăng liên tục cũng như được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới (Monnet, 2009), công cụ hạn mức tín dụng tiếp tục được sử dụng trong năm 2012 để chắc chắn duy trì lạm phát thấp hơn mục tiêu lạm phát 2012 được Quốc hội đề ra <10%; và đến cuối tháng 4/2012 Bộ chính trị đặt ra mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát năm 2012 ở mức 8-9% (Kết luận của Bộ chính trị tại cuộc họp ngày 26/4/2012).

Biểu đồ 2.12: Tăng trưởng tín dụng và lạm phát hàng tháng hàng tháng so với cùng kỳ


70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

-10%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

-5%

Tăng trưởng tín dụng (LHS)

y-o-y lạm phát (RHS)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của NHNN; Tổng cục Thống kê, 2000-2014

Chính vì vậy hạn mức tín dụng được tiếp tục thực thi năm 2012 với việc phân chia hạn mức tín dụng thành 4 nhóm. Năm 2012 là năm đầu tiên NHNN quyết định phân bổ hạn mức tín dụng cho từng NHTM theo các tiêu chí: chất lượng tài sản nợ, tài sản có, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng nhân lực và tuân thủ các quy định. Theo đó, các nhóm được phân loại bởi NHNN được áp dụng các hạn mức như sau: Nhóm thứ nhất tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 17%; nhóm thứ hai tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 15%; nhóm ba được tăng trưởng 8%; nhóm thứ tư thuộc diện phải cơ cấu lại không được tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN cũng sử dụng các công cụ tiền tệ khác để hỗ trợ thông qua việc giảm lãi suất chính sách, lãi suất tiền gửi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Hơn nữa, giảm lãi suất cũng là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ duy trì lạm phát ở mức thấp. Do đó, từ tháng

3/2012 NHNN đã kịp thời giảm mặt bằng lãi suất liên tiếp: Điều chỉnh giảm 08 lần đối với lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống 7%, lãi suất chiết khấu từ từ 13% xuống 5%. Điều chỉnh giảm 07 lần trần lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND 14%/năm xuống 7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng. Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng trở lên do các NHTM tự ấn định trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường.

Bên cạnh sử dụng công cụ hạn mức trần tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng để kiểm soát lạm phát, các biện pháp tài khóa cũng được sử dụng tích cực nhằm hỗ trợ công cụ tiền tệ (Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 03 tháng 01 năm 2012). Cụ thể, Nhà nước tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo đảm bình ổn giá cả, cung - cầu, nhất là những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, đặc biệt là các thời điểm mùa vụ, các dịp lễ, Tết, đầu năm, cuối năm...; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử phạt công khai, nghiêm minh các vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, do tác động của chi ngân sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2008-2009 cũng đã góp phần không nhỏ gây ra lạm phát quay trở lại và tăng cao trong năm 2010-2011, nên Chính phủ cũng đã yêu cầu các cơ quan, chính quyền trung ương và địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán các khoản chi trong và ngoài cân đối ngân sách nhà nước.

Nhờ sự kết hợp đồng bộ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, lạm phát năm 2012 thực sự được kiểm soát hiệu quả ngay từ những tháng đầu năm mà thường tăng do yếu tố mùa vụ. Lạm phát tháng 1/2012 tăng 1,0% và tháng 2/2009 tăng 1,37% so với tháng trước, nhưng nhìn vào tỉ lệ lạm phát hàng năm thì mức tăng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2011 – giai đoạn lạm phát tăng cao thậm chí vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2010 – năm bắt đầu của dấu hiệu lạm phát tăng (TCTK). Lạm phát tiếp tục được kiểm soát qua các tháng trong năm 2012 và kết quả lạm phát tháng 12/2012 chỉ tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lạm phát bình quân năm 2012 vẫn tăng 9,21% so với bình quân năm 2011 (TCTK).

Sử dụng đồng bộ nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng với việc sử dụng các công cụ lãi suất.

Lạm phát năm 2014 tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp bằng một nửa tỷ lệ tăng trung bình 10 năm gần đây, cụ thể CPI bình quân các năm so với năm trước: Năm 2005 tăng 8,3%; năm 2006 tăng 7,5%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%; năm 2009 tăng 6,88%; năm 2010

51

tăng 9,19%; năm 2011 tăng 18,58%; năm 2012 tăng 9,21%; năm 2013 tăng 6,6% (Tổng cục thống kê). Đóng góp chủ yếu vào lạm phát thấp là sự suy giảm kéo dài của lạm phát lõi (các hàng hóa không bao gồm lương thực, thực phẩm và xăng dầu). Kể từ năm 2012, lạm phát lõi hàng năm giảm một nửa xuống còn khoảng 6% vào cuối năm 2013 và đến cuối năm 2014 chỉ còn 3,2%. Nhóm hàng hóa thuộc nhóm lương thực, thực phẩm và xăng dầu, sau một thời gian tăng nhẹ đã có xu hướng giảm trong nửa sau năm 2014 theo xu hướng giảm toàn cầu (Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái, 2015). Lạm phát năm 2014 tiếp tục xu hướng giảm bền vững từ năm 2012 và ở mức thấp trong vòng nhiều năm gần đây là kết quả của nhiều tác động: (i) Giá thế giới giảm khiến chỉ số giá nhập khẩu năm 2014 giảm 1,0% so với năm 2013; (ii) Mức độ điều chỉnh giá đối với một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý (dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế) thấp hơn so với năm trước; (iii) Giá lương thực, thực phẩm thấp; (iv) Nguồn cung hàng hóa dịch vụ dồi dào trong khi tổng cầu chưa phục hồi hoàn toàn; (v) Kỳ vọng lạm phát có xu hướng giảm so với năm 2013, đặc biệt trong điều kiện tỷ giá USD/VND được giữ ổn định để neo kỳ vọng lạm phát (Báo cáo thường niên NHNN, 2014, tr. 7).

Bên cạnh những nhân tố hỗ trợ lạm phát ở mức thấp trong năm 2014, điều hành chính sách tiền tệ đồng bộ cũng góp phần không nhỏ đem lại kết quả kiểm soát lạm phát tốt. Chính sách tiền tệ mở rộng thông qua điều chỉnh giảm các công cụ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng lại được kiểm soát chặt thông qua giới hạn tăng trưởng tín dụng được áp cho các TCTD. Cụ thể, lãi suất cho vay tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu giảm 0,5%; tương ứng giảm từ 7% xuống 6,5% và giảm từ 5% xuống 4,5%. Giảm trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn dưới 1 tháng từ 1,2% xuống 1%; giảm 2 lần trần lãi suất huy động VND, từ mức 7% xuống mức 5,5%. Giảm 2 lần trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực chiến lược trong phát triển kinh tế từ mức 9% xuống 7% (Báo cáo thường niên NHNN, 2014, tr. 22). Để kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cả năm 2014 khoảng 12-14%, Ngân hàng Nhà nước thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho tổ chức tín dụng và trong quá trình thực hiện, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu này đối với các tổ chức tín dụng có nhu cầu và khả năng mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng (Báo cáo thường niên NHNN, 2014, tr. 25).

Như vậy, diễn biến lạm phát trong giai đoạn 2000-2014 và quá trình thực thi CSTT đã cung cấp bức tranh sinh động để có thể nhìn thấy được việc điều hành chính sách tiền tệ dẫn đến lạm phát và sau đó lại sử dụng chính những công cụ tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Một vòng tròn lặp diễn ra nhiều lần trong giai đoạn 2000-2014

được trình bày phần trên đã chỉ ra thực thi chính sách tiền tệ đang bị chi phối bởi hai mục tiêu: vừa kiểm soát lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi tăng trưởng kinh tế xuống mức thấp thì đồng loạt mở rộng tiền tệ ngay tức thì. Do đó, việc kiểm soát tăng trưởng hợp lý vừa tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát là mục tiêu mà thực thi chính sách tiền tệ cần hướng đến.

2.5. Kết luận

Mục tiêu trung gian như tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán được NHNN thiết lập để điều hành CSTT nhằm theo đuổi mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các mục tiêu này không được theo đuổi kiên định qua từng năm nên dẫn đến mục tiêu và kết quả thực hiện khác nhau rất lớn tùy thuộc vào diễn biến của lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chính vì sự hoán đổi liên tục về mục tiêu ưu tiên hơn giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát buộc NHNN thay đổi liên tục các công cụ tiền tệ trong mỗi giai đoạn hoặc trong một khoảng thời gian.

Như vậy, thông qua phân tích định tính và mô tả bằng đồ thị tăng trưởng tín dụng là kênh truyền dẫn lạm phát quan trọng ở Việt Nam. Rõ ràng NHNN đã coi tín dụng là nguyên nhân trọng yếu tác động đến lạm phát trong thời gian qua. Để kiểm soát lạm phát và kéo trở lại mức dưới một con số, NHNN đã sử dụng quyết liệt hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với những nghành phi sản xuất và có mức tăng trưởng nóng như cho vay kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Do đó, dưới góc độ định tính, tín dụng là kênh quan trọng trong việc truyền dẫn đến lạm phát. Nói cách khác, tín dụng ngân hàng và tỉ lệ lạm phát có mối quan hệ. Dựa trên quan điểm điều hành chính sách tín dụng gần đây trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thì mối quan hệ đó phản ánh đúng như cơ sở lý thuyết: tín dụng tăng trưởng nóng và liên tục sẽ là nguyên nhân dẫn đến lạm phát bùng nổ. Để giảm lạm phát ngay tức thì, giải pháp thu hẹp tín dụng là biện pháp sử dụng tức thì. Vì vậy, trong phần định lượng tại chương sau tác giả sẽ kiểm định lại phân tích định tính về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng với tỉ lệ lạm phát.

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH SỰ TỒN TẠI KÊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết nếu và nghiên cứu thực hiện, sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu sẽ không phù hợp với bản chất xác định hàm cung, hàm cầu tín dụng. Trong mô hình VAR, các biến đều là biến phụ thuộc cũng như biến độc lập, do đó nếu mô hình có từ 3 biến trở lên thì sẽ tồn tại 3 phương trình và như vậy bản chất của quan hệ cung cầu là không thể được thiết lập. Từ đây, để có thể xác định cung cầu tín dụng mô hình VECM được Sun và cộng sự (2010); Cyrille (2014) sử dụng để xác định cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng.

Để áp dụng mô hình VECM, các điều kiện phải thỏa mãn bao gồm: các chuỗi dữ liệu trong mô hình nghiên cứu phải đảm bảo không có tính dừng ở số liệu gốc và dừng ở sai phân bậc nhất; mẫu dữ liệu phải đủ lớn để đảm bảo ước lượng cho cả hệ phương trình; các chuỗi dữ liệu phải tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp.

Để kiểm định các chuỗi dữ liệu vĩ mô có thỏa mãn tính dừng hay không, một trong nhiều phương pháp được sử dụng để kiểm tra là phương pháp Augmented Dickey-Fuller test (ADF test). Phương trình tổng quát để kiểm tra chuỗi dữ liệu -. có tồn tại nghiệm đơn vị được mô tả như sau:

:

∆0.= 12+ 30.45 + 67 + 8 19∆0.49 + .

9;5

trong đó 67 phản ánh chuỗi vận động theo xu hướng thời gian; hệ số 3 đại diện cho chuỗi có tính dừng hay không. Kiểm định ADF test đối với chuỗi có tồn tại nghiệm đơn vị được định nghĩa như sau:

< =2: 3 = 0, không dừng

=F: 3 < 0, dừng nếu 6 = 0; dừng quanh xu hướng nếu γ≠0

Bằng các công cụ ước lượng khác nhau, giá trị xác suất của hệ số ước lượng 3P nhỏ hơn giá trị 0,05 (hay ở mức ý nghĩa 5%), thì điều kiện =2không thể bác bỏ. Như vậy, chuỗi dữ liệu 0.được kết luận là không tồn tại nghiệm đơn vị hay thỏa mãn điều kiện có tính dừng.

Nếu mỗi chuỗi dữ liệu tồn tại nghiệm đơn vị ở mức giá trị, thì câu hỏi tiếp theo liệu giữa các chuỗi có tồn tại nghiệm đơn vị hay không. Nghĩa là, giữa các chuỗi dữ liệu tồn tại đồng tích hợp. Để kiểm tra đồng tích hợp, Johansen (1988) đã giới thiệu

phương pháp để tổng quát hóa kiểm định nghiệm đơn vị từng chuỗi theo phương pháp ADF test.

Với các chuỗi, -.= 05., 0Q., … , 0:., mô hình vec-tơ tự hồi quy ở mức giá trị được trình bày như sau:

:

-.= 8 A9-.49 + T., = 1,2, ⋯ , W

9;5

Với W > 1, mô hình VAR có thể được viết dưới dạng sau:

:45

∆-.= Π-.+ 8 Γ9∆-.45 + T., 7 = 1,2, ⋯ , [

9;5

trong đó


9;5

Π = &∑:


Π9 * − ]^


Γ9= −&Π9_5 + ⋯ + Π:*, = 1, ⋯ , W − 1

]^là ma trận đơn vị ` chiều; ` là số biến trong mô hình. Hạng của ma trận Π nằm trong trong khoảng a0, `b. Với bất kỳ c vec-tơ đồng liên kết trong mô hình ` biến, 0 ≤ c ≤ `, ma trận Π sẽ là tích của 2 ma trận 1 e, trong đó cả hai 1 e đều là ma trận

đa chiều ` × c . Hạng c = 0 chỉ ra mô hình sai phân và sử dụng mô hình VAR để hồi quy; c = ` chỉ ra các chuỗi dữ liệu có tính dừng và mô hình không cần sai phân; trường hợp còn lại sẽ sử dụng mô hình VECM. Ma trận e chứa các hệ số phản ánh mối quan hệ dài hạn hay chính là số vec-tơ đồng tích hợp và ma trận 1 phản ánh tốc độ điều chỉnh của các tham số. Như vậy, mô hình nêu trên có thể viết dưới dạng sau:

:45

∆-.= 1eg-.+ 8 Γ9∆-.45 + T., 7 = 1,2, ⋯ , [

9;5

Để kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến trong -., phương pháp được sử dụng rộng rãi chính là kiểm định Johansen (Johansen test) được giới thiệu bởi Johansen và Juselius (1990). Theo phương pháp Johansen và Juselius (1990). Giá trị kiểm định vết ma trận (Trace) và kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (maximal

eigenvalue) được sử dụng để đưa ra kết luận bác bỏ hay không thể bác bỏ giả thuyết không.

Tiêu chuẩn kiểm định vết (Trace test) được tính thông qua phương trình sau:


^

.hijk c = −[ 8 ln 1 − m9

9;h_5

Trong đó, [ là số quan sát trong mô hình; m9 là giá trị ước lượng từ giải phương trình ước lượng của ma trận Π. Giả thuyết để quyết định bác bỏ hay chấp nhận tiêu chuẩn kiểm định vết được định nghĩa như sau:

=2: tồn tại c vec − tơ đồng liên kết trong mô hình

n

=5: ` − c vec − tơ không tồn tại đồng liên kết

Bác bỏ giả thuyết =2 nếu giá trị Trace Statistic tìm được lớn hơn giá trị tới hạn.

Xác định số đồng liên kết trong mô hình cũng được dựa trên tiêu chuẩn kiểm định trị riêng tối đa (max-eigenvalues test). Theo cách tiếp cận này, giá trị của tiêu chuẩn kiểm định được tính như sau:

}i~ c, c + 1 = −[ln 1 − mh_5

Giả thuyết để quyết định bác bỏ hay chấp nhận tiêu chuẩn kiểm định trị riêng tối

đa được định nghĩa như sau:

=2: tồn tại c vec − tơ đồng liên kết trong mô hình

n

=5: ` − c vec − tơ không tồn tại đồng liên kết

Bác bỏ giả thuyết =2 nếu giá trị Max-eigenvalues Statistic tìm được lớn hơn giá trị tới hạn.

Sau khi kiểm định để xác định số phương trình đồng tích hợp, c, thì đây cũng chính là hạng của ma trận Π; qua đó xác định được số dòng độc lập tuyến tính của ma trận. Khi c > 1, điều kiện bổ sung cần phải kiểm định các thành phần của hệ số dài hạn e và các hệ số điều chỉnh 1 với mục đích để loại bỏ các biến không tồn tại ý nghĩa thống kê trong không gian dài hạn đồng tích hợp cũng như loại bỏ các biến tồn tại là biến ngoại sinh trong ngắn hạn. Trường hợp c = 1 không cần kiểm định bổ sung hệ số e 1 vì trong trường hợp này không có sự khác biệt giữa hàm rút gọn loại bớt biến không có mối quan hệ dài hạn cũng như mô hình đầy đủ biến.

Phân tích nêu trên đã đi đến kết luận định tính về mối quan hệ của các biến (tiền gửi, tín dụng và công cụ tiền tệ) với lạm phát, đồng thời cũng xác định không thể sử dụng hồi quy tuyến tính thông thường để đo lường do tồn tại nghiệm đơn vị của các chuỗi. Rõ ràng, phân tích mới chỉ dừng lại xem xét độc lập từng phần trong cơ chế

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí