Kết Quả Hoạt Động Nghiệp Vụ Thị Trường Mở, Giai Đoạn 2000-2014


25,000


20,000


15,000


10,000


5,000


-


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của NHNN, 2001-2014

Chính vì vậy, NHNN đã thực hiện một bước đổi mới cơ bản về điều hành tỉ giá từ quản lý có tính chất hành chính sang điều hành theo hướng thị trường trong giai đoạn 1999-2001. Theo Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 và Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999, kể từ ngày 26/2/1999, thay bằng việc công bố tỉ giá chính thức, NHNN công bố tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đồng thời biên độ tỉ giá (Biểu đồ 2.8) cũng được thu hẹp lại để hạn chế tính đầu cơ găm tỉ giá của nền kinh tế, qua đó giảm thiểu sự bất ổn của thị trường cũng như hỗ trợ hiệu quả việc thực thi chính sách tỉ giá. Các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ tham chiếu tỉ giá này để xác định tỉ giá mua bán ngoại tệ trong biên độ cho phép (BCTN NHNN 1999). Cơ chế điều hành thay đổi thông qua thu hẹp hay mở rộng biên độ tỉ giá của các TCTD được phép giao dịch so với tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày. Sau khi thay đổi cơ chế điều hành tỉ giá từ tháng 2/1999, tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng được công bố hàng ngày có khác nhau nhưng bản chất vẫn theo một xu hướng – giá trị đồng VND giảm so với đồng USD qua thời gian. Trong giai đoạn 1999-2001, NHNN đã điều chỉnh tỉ giá nhiều đợt khác nhau tùy thuộc vào sức ép.

Biểu đồ 2.8: Biên độ tỉ giá quy định của NHNN 2001-2014


4%

3%

2%

1%

0%

-1%

-2%

-3%

-4%

Jan-01

Biên độ sàn

Biên độ trần

Jan-03

Jan-05

Jan-07

Jan-09

Jan-11

Jan-13


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của NHNN, 2001-2014

Giai đoạn 2002-2006, NHNN áp dụng trở lại biên độ sàn sau một thời gian nhằm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng trong việc sử dụng công cụ tỉ giá để bán các sản phẩm khác như tín dụng, tiền gửi,.... Tỉ giá trong giai đoạn này cũng được kiểm soát chặt chẽ.

Giai đoạn 2007-2014 tiếp tục có những sự thay đổi trong điều hành chính sách tỉ giá. Kể từ khi thay đổi cơ chế điều hành tỉ giá từ tháng 2/1999, NHNN điều chỉnh lần đầu vào tháng 6/2008 – tỉ giá chính thức điều chỉnh khoảng 2,7%; tiếp tục tháng 12/2008 điều chỉnh tiếp 3%. Tháng 11/2009, NHNN điều chỉnh tỷ giá +5,4%. Trong năm 2010, NHNN có 2 lần điều chỉnh tỉ giá. Tháng 2/2011 NHNN đã tạo ra cú sốc tương đối khi điều chỉnh tỉ giá tăng tới 9,2%, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ

±3% xuống ±1% (Biểu đồ 2.8). Để hạn chế tác động lan truyền về kỳ vọng tỉ giá dưới sức ép của lạm phát, NHNN đã chính thức công bố cam kết điều chỉnh tỉ giá kỳ vọng không quá 2% mỗi năm. Sự cam kết này đã thành công đến hết năm 2014, và cũng chính điều này góp phần thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô hơn và mục tiêu kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn.

Như vậy, rõ ràng vai trò của tỉ giá trong việc kiểm soát lạm phát là khó có thể nhìn rõ thông qua động thái điều hành của NHNN. Các lần điều chỉnh tỉ giá chủ yếu phát sinh do sức ép nhu cầu ngoại tệ của thị trường tăng cao hoặc sức ép từ sự dịch chuyển của dòng vốn ra khỏi Việt Nam tăng cao tại một thời điểm. Tuy nhiên, sự thay đổi trong điều hành tỉ giá từ năm 2012 cũng là cơ sở hỗ trợ kiểm soát lạm phát. Sự cam kết tỉ giá thay đổi có thể dẫn đến tác động của kỳ vọng tỉ giá lên lạm phát. NHNN bắt đầu thay đổi cơ chế tỉ giá kể từ tháng 1/2016, thay vì tỉ giá neo vào đồng USD, tỉ

giá trung tâm dựa trên 3 cấu phần, gồm: tỷ giá bình quân gia quyền liên ngân hàng; biến động của 8 đồng tiền của các nước, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, đầu tư lớn với Việt Nam gồm gồm Nhân dân tệ (Trung Quốc), Baht (Thái Lan), SGD (Singapore), Euro (EU), Won (Hàn Quốc), TWD (Đài Loan), Yên (Nhật Bản) và USD; và dựa vào cân đối vĩ mô.

2.3.2. Thị trường mở

Thị trường mở (TTM) bắt đầu hoạt động từ 12/07/2000 nhằm chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng thông qua đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất đối với các giấy tờ có giá theo quy định bằng các phương thức mua kỳ hạn, bán kỳ hạn, mua hẳn và bán hẳn nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tùy vào trạng thái của thị trường tiền tệ và nhu cầu vốn khả dụng cho mục đích thanh khoản cũng như mục đích điều hành CSTT, Thống đốc NHNN quyết định việc mua hoặc bán các giấy tờ có giá giữa NHNN với các TCTD. Giá mua hoặc giá bán được xác định trên cơ sở cung - cầu trên thị trường và lãi suất chỉ đạo của NHNN, phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường và mục đích điều hòa thanh khoản cũng như việc thực thi CSTT mở rộng hay thắt chặt mà NHNN đang theo đuổi.

Do mới đi vào hoạt động nên vai trò của thị trường mở trong giai đoạn 2000- 2002 còn mờ nhạt được thể hiện thông qua doanh số hoạt động. Doanh số điều hòa thanh khoản cả năm 2001 chưa đến 4000 tỉ đồng và có tăng lên gần gấp đôi trong năm 2002. Tuy nhiên, doanh số gần 8000 tỉ đồng năm 2002 cũng chưa thực sự phản ánh vai trò của TTM nếu so doanh số giao dịch trên TTM với tổng phương tiện thanh toán.

Quy mô hoạt động của TTM đã được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2003- 2007. Hơn nữa, nghiệp vụ mua có kỳ hạn và bán hẳn có sự thay đổi đáng kể và phản ánh vai trò tăng lên của TTM trong việc điều tiết CSTT và điều hòa thanh khoản của thị trường. Nghiệp vụ TTM tiếp tục thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản và khắc phục hạn chế của thị trường tiền tệ. NHNN cố định các phiên mua để định hướng các TCTD điều hòa thanh khoản, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ. Để thực hiện cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, NHNN hút tiền qua nghiệp vụ thị trường mở bằng cách tăng số phiên giao dịch từ 3 phiên/1 tuần lên thực hiện giao dịch các ngày làm việc trong tuần. Mặc dù NHNN thực hiện hút tiền để kiểm soát lạm phát nhưng NHNN vẫn phát tín hiệu thông qua chào mua giấy tờ có giá mỗi phiên để các TCTD có thể bù đắp thanh khoản.

Bảng 2.9: Kết quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, giai đoạn 2000-2014



Thời gian

Khối lượng trúng thầu (tỉ đồng)

Mua hẳn

Mua có kỳ hạn

Bán hẳn

Bán có kỳ hạn

2000

480

874

550


2001

60

3.254

570

50

2002


7.246

1.900


2003


9.844

11.340


2004


60.986

1.100

950

2005


100.679

87.202

700

2006


36.833

356.844

200

2007


61.133

76.837

12.023

2008


947.206

100


2009


966.880

7.295


2010


2.096.573



2011


2.801.626



2012


448.164

173.841


2013


178.842

201.390


2014


101.321

937.370


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM - 7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của NHNN, 2000-2014

Kể từ năm 2008 trở đi thì điều tiết thị trường tiền tệ thông qua TTM mới trở nên mạnh mẽ hơn. Bằng chứng cho việc này là doanh số giao dịch tăng lên gần 1 triệu tỉ đồng vào năm 2008 so với doanh số gần 150 nghìn tỉ đồng năm 2007, tức là doanh số giao dịch tăng hơn 6 lần. Cũng từ năm 2008 trở đi, NHNN rất linh hoạt trong việc sử dụng các phương thức giao dịch mà qua đó có thể nhìn rõ động thái của NHNN trong việc thực thi CSTT thắt chặt hay mở rộng để điều tiết lãi suất thị trường và quản lý thanh khoản thị trường. Nếu giai đoạn 2009-2011 NHNN phần lớn sử dụng giao dịch mua có kỳ hạn thì trong giai đoạn 2012-2014 giao dịch này sụt giảm đáng kể. Điều này có nghĩa trong giai đoạn 2009-2011 tình trạng thanh khoản căng thẳng và kéo dài đã buộc NHNN phải bơm tiền ra lưu thông thông qua việc mua có kỳ hạn giấy tờ có giá (tín phiếu KBNN, trái phiếu chính phủ). Tuy nhiên, giai đoạn 2012 trở đi thanh khoản thị trường đã được cải thiện nhờ cú huých cơ cấu lại ngân hàng yếu kém cũng như

chính sách tín dụng được thắt chặt hơn để kiểm soát lạm phát thì hút tiền khỏi lưu thông được NHNN sử dụng. Do vậy, doanh số nghiệp vụ bán hẳn giấy tờ có giá của NHNN để hút tiền khỏi lưu thông tăng rất nhanh giữa năm 2012 và năm 2014.

Như vậy, công cụ TTM đã trở nên hiệu quả hơn trong việc điều tiết cung cầu thanh khoản của thị trường. Tín hiệu lãi suất và số lượng được phép giao dịch mà NHNN công bố đã trở thành một hàn thử biểu mà các TCTD nhìn vào đó sẽ biết được trạng thái thanh khoản của thị trường cũng như mục đích điều hành của NHNN.

2.4. Diễn biến thực thi chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng

Thực thi các công cụ tiền tệ để kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nội dung phần này tập trung vào nội dung phân tích các quyết định của NHNN trong việc sử dụng các công cụ tiền tệ liên quan đến kênh tín dụng ngân hàng để kiểm soát lạm phát hay hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Phân tích hành động ra quyết định của NHNN thông qua các công cụ liên quan đến kênh tín dụng ngân hàng sẽ được liên kết với các khoảng thời gian lạm phát tăng cao hoặc trong các thời điểm tăng trưởng kinh tế chững lại. Nội dung phân tích trong phần này sẽ cung cấp một bức tranh về sự thay đổi liên tục của chính sách tiền tệ vừa để thực hiện kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vừa để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ mở rộng liên tục trong môi trường lạm phát ổn định ở mức thấp

Lạm phát duy trì ở mức thấp trong giai đoạn 2000-2003 là điều kiện tiền đề hỗ trợ tích cực NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong cả giai đoạn này, lạm phát hàng tháng so với cùng kỳ năm trước duy trì ở mức dưới 5%, ngoại trừ 2 tháng cuối năm 2003. Lạm phát duy trì ở mức thấp và kéo dài là tín hiệu tốt để NHNN thực thi giải pháp mở rộng tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thoát khỏi mức đáy của năm 1999. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ 10% tại thời điểm tháng 2/1999 xuống mức 5% vào tháng 7/1999 và kéo dài đến tháng 4/2001, và tiếp tục giảm xuống còn 3% từ tháng 5/2001. Tỉ lệ DTBB cho tiền gửi VND dưới 12 tháng tiếp tục giảm xuống còn 2% và kéo dài đến 6/2004. Song hành với việc giảm tỉ lệ DTBB, lãi suất tái cấp vốn cũng tạo ra cú sốc, giảm từ mức 13,2% tại thời điểm tháng 1/1999 xuống mức 6% tại thời điểm tháng 11/2009, và tiếp tục giảm xuống mức 5,4% từ tháng 4/2000 rồi sau đó duy trì ở mức 4,8% đến tháng 2/2003. Kết quả của việc mở rộng tiền tệ, tăng trưởng tín dụng bình quân năm giai đoạn 2000-2003 ở mức 33,3%. Nhờ tín dụng mở rộng và kéo dài liên tục đã có tác động không nhỏ đến kết quả tăng trưởng kinh tế. Kết quả, tăng


45

trưởng kinh tế trở lại và tăng liên tục qua các năm, năm 2000 đạt mức 6,8%; năm 2001 mức 6,9%; năm 2002 mức 7,1% và năm 2003 mức 7,3%.

Biểu đồ 2.10: Diễn biến lạm phát, giai đoạn 2000-2014


5%

30%

4%

25%

3%

20%

2%

15%

1%

10%

0%

5%

-1%

0%

So với tháng trước (RHS) So với cùng kỳ (LHS)

-2% -5%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của Tổng cục Thống kê, 2000-2014

Mặc dù diễn biến lạm phát trong giai đoạn 2004-2006 vẫn trong tầm kiểm soát dưới một con số, nhưng mức lạm phát đã ở mức cao gấp đôi so với giai đoạn 2000- 2003, đôi khi có những tháng lạm phát đã vượt qua mức một con số. Đó chính là lý do NHNN đã tăng tỉ lệ DTBB từ 2% lên 5% đối với tiền gửi VND kể từ tháng 7/2004 và duy trì mức đó đến tháng 5/2007. Tương tự vậy, lãi suất cho vay tái cấp vốn cũng tăng khoảng 1,5% trong thời gian đó.

Chính sách tiền tệ thắt chặt để ưu tiên kiểm soát lạm phát

Dưới dấu hiệu lạm phát tăng cao hơn mục tiêu đặt ra trong năm 2007 cùng với diễn biến bất lợi của thế giới, NHNN phải triển khai quyết liệt các giải pháp tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ. NHNN đã sử dụng các biện pháp trực tiếp để kiểm soát lạm phát mục tiêu ở mức 10%. Tuy nhiên, mục tiêu lạm phát dưới mức 10% khó khả thi vì ngay tháng 1/2008, lạm phát so với cùng kỳ năm trước tiếp tục tăng lên 14,2% từ mức 12,8% tháng 12/2007 và 10,1% tháng 11/2007. Lạm phát không dừng lại và tăng lên luôn mức 19,5% trong tháng 3/2008. Trước sức ép lạm phát, tại cuộc họp thường kỳ phiên tháng 3/2008, Chính phủ đã buộc phải thay đổi mục tiêu, kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và đưa ra 7 giải pháp

nhằm ngăn chặn lạm phát gồm: (1) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ; (2) Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của của các cơ quan nhà nước; (3) Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu; (4) Tăng cường kiểm soát quản lý thị trường;

(5) Tập trung phát triển sản xuất, khắc phục hậu quả thiên tai dịch bênh; (6) Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dung; (7) Đảm bảo an sinh xã hội (Nghị quyết của Chính phủ số 08/2008/NĐ-CP ngày 31/03/2008). Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, NHNN sử dụng nhiều công cụ tiền tệ khác nhau. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc điều chỉnh tăng 1% từ tháng 2/2008 nhằm giảm bớt tiền trong lưu thông, qua đó giảm sức ép lên lạm phát. Để giảm bớt tiền lưu thông, NHNN còn yêu cầu 41 TCTD phải mua tín phiếu NHNN 20.300 tỉ đồng vào ngày 17/3/2008. Nhằm quyết liệt chặn đà lạm phát, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất điều hành từ 0,5% đến 1,5%; lãi suất cơ bản tăng từ 8,25% lên 8,75%; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5% lên 7,5%. Để kiểm soát hiệu quả lạm phát, NHNN tiếp tục thực thi chính sách lãi suất thông quan áp đặt trần lãi suất tiền gửi tối đa là 12%; trần lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại nhà nước với các TCTD khác là 10% (TCTK, 2008). Mặc dù Chính phủ đã có các giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm nhưng lạm phát vẫn tăng liên tục cho đến hết tháng 8/2008 và sau đó mới giảm dần với kết thức năm ở mức 19,89%, cao hơn nhiều so với mục tiêu. Lạm phát năm 2008 tăng mà không giảm sau khi thực hiện bảy giải pháp của Chính phủ. Nguyên nhân lạm phát vẫn tăng có thể nhìn nhận dưới góc độ tăng trưởng tín dụng. Quy mô tín dụng vẫn tiếp tục mở rộng, đồng thời NHNN còn mở rộng tín dụng thông qua mở rộng cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Rõ ràng, để kiểm soát lạm phát tăng nhanh ngay từ đầu năm 2008 buộc NHNN phải sử dụng tổ hợp các công cụ tiền tệ để tác động đến hành vi của các TCTD. Tăng tỉ lệ DTBB và lãi suất chiết khấu nhằm hạn chế cung tín dụng mở rộng. Bên cạnh đó, biện pháp hành chính yêu cầu các TCTD mua tín phiếu NHNN cũng để giảm khả năng cung tín dụng. Ngụ ý này rõ ràng chỉ ra NHNN muốn sử dụng các công cụ đó gián tiếp làm giảm tăng trưởng tín dụng thông qua thu hẹp cung tín dụng. Hơn nữa, áp trần lãi suất tiền huy động cũng gây khó khăn hơn cho các TCTD huy động vốn trong thời điểm 2008 khi mà cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt. Như vậy, công cụ điều hành CSTT năm 2008 tập trung chủ yếu làm giảm khả năng cung tín dụng của các TCTD và qua đó giảm sức nóng tăng trưởng tín dụng, và cuối cùng giảm sức ép lên lạm phát.

Tiềm ẩn lạm phát do tác động đồng thời mở rộng cả hai chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008 đã tác động không nhỏ đến Việt Nam, đặc biệt là thời gian nửa sau năm 2008 thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng kinh tế, quý 3 năm 2007 tăng trưởng kinh tế ở mức 8,7%; trong khi cùng kỳ năm 2008 chỉ ở mức 6,5. Cả năm 2007 ở mức 9,2% và giảm sâu xuống mức 5,8% trong năm 2008 (TCTK, 2010). Lo sợ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế Việt Nam kéo dài, Chính phủ và NHNN đã có các gói kích cầu nền kinh tế trong năm 2009 thông qua một loạt các giải pháp mở rộng tiền tệ đồng thời. Biện pháp trực tiếp tác động đến doanh nghiệp là thực hiện chương trình lãi suất cho vay ưu đãi 4%/năm. Tổng hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi khoảng 17.000 tỉ đồng. Ngoài ra, Chính phủ cũng thực hiện các giải pháp khác như miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp lên tới 28.000 tỉ đồng; mở rộng đầu tư vốn ngân sách khoảng 90.800 tỉ đồng; tăng chi anh sinh xã hội khoảng 9.800 tỉ đồng (Hà An, 2009). Chính sách tiền tệ mở rộng năm 2009 đã tạo ra tăng trưởng tín dụng thực tế ở mức 37,5%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng mục tiêu 23%. Đây có thể là tín hiệu sẽ kéo lạm phát quay trở lại.

Rõ ràng, sự đồng thuận mở rộng của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa năm 2009 đã kéo tăng trưởng kinh tế trở lại ở mức 7,7%, cao hơn mức 5,8% của năm 2008 (TCTK). Vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế được ưu tiên hơn nên mở rộng của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã mang lạm phát trở lại ở mức hai con số 11,8% so với cuối năm 2009 ở mức một con số 6,5%.

Hạn mức tín dụng được sử dụng trở lại

Với lạm phát tiềm ẩn còn ở mức cao đã xảy ra trong năm 2008 được tạm thời kiểm soát, cộng với tác động trễ của chính sách tiền tệ mở rộng năm 2009 có thể là nguyên nhân giải thích lạm phát bắt đầu quay trở lại, lạm phát hàng năm bắt đầu tăng ở mức 2 con số kể từ tháng 7/2010 và tăng liên tục cho đến tháng 8/2011 thì mới bắt đầu giảm dần (TCTK). Lạm phát tăng cao đã buộc NHNN phải sử dụng đến công cụ chính sách tín dụng trực tiếp để kiểm soát lạm phát – đó là thắt chặt tăng trưởng tín dụng tức thì ngay trong năm 2011. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng 2011 đặt mục tiêu là 20%, nhưng NHNN đã có sự thu hẹp quyết liệt dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đầu tư chứng khoán. NHNN thực hiện hạn chế tín dụng phi sản xuất, với các giới hạn cứng về dư nợ phi sản xuất trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là 22% vào 31/6/2011 và 16% vào 31/12/2011 (Điểm b khoản 2 Chỉ thị số 01/CT-

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí