Truyền Tải Chính Sách Tiền Tệ Qua Kênh Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại


luận thông thường, tại các quốc gia dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng để cấp vốn cho các hoạt động kinh tế như tại các quốc gia Châu Á, ngân hàng đóng vai trò tối quan trọng trong truyền tải CSTT. Hai tác giả sử dụng dữ liệu vĩ mô và dữ liệu mảng của 9 quốc gia Châu Á từ năm 2000 đến 2013 để kiểm chứng lập luận này. Kết quả cho thấy kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng, và rộng hơn là kênh tín dụng không hề thể hiện được vai trò như kỳ vọng. Hiệu quả của truyền tải CSTT phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của hệ thống ngân hàng như năng lực tài chính, cơ cấu sở hữu lẫn các yếu tố bên ngoài [25]. Nhận định này cùng với việc hội nhập tài chính ngày một diễn ra sâu rộng và nhanh chóng đưa đến một cảnh báo về những thách thức không nhỏ cho những nhà điều hành CSTT khi tầm quan trọng của từng kênh truyền tải có xu hướng thay đổi chứ không cố định.

1.2.2. Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của ngân hàng thương mại

Bernanke và Gertler (1995) đã đề xuất hai kênh truyền tải thông qua bảng cân đối tài sản của người đi vay (balance sheet channel) và khối lượng tín dụng thông qua khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng (bank lending channel) [36].

1.2.2.1. Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay

a/ Ảnh hưởng thông qua tác động tới rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch

Cơ sở của kênh truyền tải này là phần thưởng nguồn vốn bên ngoài tỷ lệ nghịch với tình hình tài chính của người đi vay: giá trị tài sản ròng và giá trị các tài sản có tính thanh khoản của người đi vay càng lớn thì phần thưởng nguồn vốn bên ngoài càng nhỏ. CSTT thắt chặt có tác động trực tiếp làm suy yếu tình hình tài chính của người đi vay thông qua hai ảnh hưởng.

Ảnh hưởng trực tiếp thứ nhất là qua các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay có lãi suất thả nổi. Khi NHTW thắt chặt CSTT, các ngân hàng sẽ có xu hướng điều chỉnh lại lãi suất cho vay trong bối cảnh nguồn vốn cho vay giảm và chi phí huy động tăng. Mức độ phản ứng nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cơ cấu nguồn vốn huy động có ổn định hay không ổn định và cơ cấu khoản tín dụng của ngân hàng là lãi suất thả nổi hay cố định, thời hạn cho vay dài hay ngắn. Kế đó, mức lãi suất cao khiến cho chi phí lãi vay cao hơn, làm giảm lợi nhuận, dòng tiền và giá trị tài sản ròng (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình có tỷ lệ nợ cao).

Ảnh hưởng trực tiếp thứ hai khi lãi suất tăng là làm giảm giá trị tài sản được sử dụng để thế chấp cho khoản vay (theo mô hình định giá chiết khấu dòng tiền). Ngoài ra, khi giá trị tài sản ròng giảm, các doanh nghiệp có xu hướng chấp nhận các dự án có mức độ rủi ro cao hơn, khiến cho khả năng hoàn trả khoản vay giảm xuống. Trong những trường hợp này, rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối nghịch tăng lên làm các NHTM thận trọng hơn trong việc thẩm định và đưa ra quyết định tín dụng, từ đó hạn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

chế phần nào mong muốn cấp tín dụng của ngân hàng, và hệ quả là đầu tư của doanh nghiệp vì thế cũng sẽ giảm theo.

Về phía tác động gián tiếp, khi NHTW thắt chặt CSTT, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa sẽ gặp khó khăn do doanh thu sụt giảm trong khi chi phí cố định lại giữ nguyên, khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, giá trị tài sản ròng giảm. Trước tình hình năng lực tài chính của khách hàng vay vốn sụt giảm, NHTM khi tiến hành thẩm định tín dụng sẽ có xu hướng khả năng từ chối cấp tín dụng nhằm bảo đảm mức độ an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Tổng hợp của ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp là giá trị tài sản ròng và tài sản thế chấp giảm xuống khiến cho phần thưởng nguồn vốn bên ngoài tăng lên do rủi ro tiềm ẩn đối với NHTM tăng lên; người đi vay (bao gồm cả doanh nghiệp và hộ gia đình) sẽ hạn chế đầu tư và tiêu dùng hàng hóa lâu bền (Gertler và Gilchrist, 1993). Do vậy, các NHTM sẽ hạn chế cấp tín dụng cho các đối tượng này, từ đó làm giảm tín dụng đối với nền kinh tế. Kết quả là tổng cầu và sản lượng giảm xuống. Quá trình truyền tải như sau:

M↓→i↑→Pequity↓→lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức↑→tín dụng↓→I↓→Y↓ trong đó: M là cung tiền, i là lãi suất, Pequity là giá trị tài sản ròng, I là đầu tư, Y là tổng sản lượng.

Ngoài ra, CSTT thắt chặt có thể tác động tới nền kinh tế thông qua việc làm cho luồng thu tiền mặt trở nên khó khăn hơn, giảm tính thanh khoản của bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Điều này làm tăng tính quan ngại của ngân hàng vào khả năng, thậm chí là mong muốn trả nợ của khách hàng và dẫn tới quá trình truyền tải như sau:

M↓→i↑→CF↓→ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức↑→tín dụng↓→I↓→Y↓ trong đó: M là cung tiền, i là lãi suất, CF là dòng tiền, I là đầu tư, Y là tổng sản lượng.

b/ Ảnh hưởng thông qua chuẩn mực đánh giá khách hàng của ngân hàng

Cơ chế truyền tải CSTT qua bảng cân đối tài sản còn được thể hiện thông qua việc xử lý vấn đề lựa chọn đối nghịch của ngân hàng. Theo Stiglitz và Weiss (1981), lựa chọn đối nghịch khi đánh giá khách hàng (credit rationing) xảy ra trong trường hợp khách hàng bị từ chối cấp tín dụng cho dù họ sẵn sàng trả mức lãi suất cao hơn. Điều này xảy ra do các cá nhân và doanh nghiệp với những phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư có mức độ rủi ro cao chính là những người sẵn lòng chi trả mức lãi suất cao nhất. Nếu phương án, dự án của họ thành công thì họ là những người nhận được nhiều lợi ích kinh tế hơn trong khi ngân hàng chỉ nhận được lãi vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; còn ngược lại, nếu phương án thất bại, các khách hàng vay vốn và ngân hàng đều gặp rủi ro như nhau là không thu hồi được vốn bỏ ra [116]. Ngoài ra, việc thay


đổi lãi suất cho vay và các điều khoản tín dụng cũng làm thay đổi hành vi của khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay tăng lên sẽ có xu hướng khuyến khích doanh nghiệp thực hiện những dự án có xác suất thành công thấp nhưng đem lại nhiều lợi nhuận nếu dự án thành công [116]. Vì vậy, CSTT theo hướng thắt chặt làm tăng rủi ro lựa chọn đối nghịch, các NHTM trở nên khắt khe hơn trong quá trình xét duyệt và cấp tín dụng cho khách hàng, làm giảm khối lượng tín dụng cấp cho nền kinh tế.

Hình 1.2: Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh bảng cân đối tài sản


c Ảnh hưởng thông qua sự biến động của mức giá chung Kênh truyền tải CSTT 1

c/ Ảnh hưởng thông qua sự biến động của mức giá chung

Kênh truyền tải CSTT này tác động tới doanh nghiệp thông qua mức giá cả chung của nền kinh tế. Do các khoản mục bên nợ trên bảng cân đối tài sản thường được chi trả lãi theo mức lãi suất cố định, sự tăng lên vượt mức dự tính của giá cả sẽ làm giá trị thực các khoản nợ giảm xuống, giảm gánh nặng các khoản nợ cho doanh


nghiệp. Trong khi các khoản mục tài sản trên bảng cân đối tài sản ít bị ảnh hưởng hơn, giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp sẽ tăng lên, làm giảm lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Kết quả là khi NHTW thực hiện CSTT nới lỏng, các NHTM sẽ có xu hướng dễ dàng chấp nhận các đề nghị vay vốn của doanh nghiệp hơn, làm tăng đầu tư và sản lượng của nền kinh tế cũng vì thế mà tăng theo. Quá trình truyền tải CSTT qua hai ảnh hưởng kể trên được mô tả như sau:

M↑→i↓→Punexpected↑→lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức↓→tín dụng↑→I↑→Y↑ trong đó: M là cung tiền, i là lãi suất, Punexpected là mức giá cả không dự tính, I là đầu tư, Y là tổng sản lượng.

1.2.2.2. Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng

a/ Ảnh hưởng thông qua dự trữ ngân hàng

Kênh khả năng cấp tín dụng góp phần giải thích mức độ tác động của CSTT được khuếch đại hơn so với mức độ ảnh hưởng trực tiếp thông qua kênh lãi suất. Khi CSTT được điều hành theo hướng thắt chặt, lượng tiền dự trữ trong hệ thống NHTM giảm xuống. Do việc phát hành các công cụ nợ và cổ phiếu để bù đắp lượng giảm xuống của tiền gửi là không hề dễ dàng nên khả năng cung ứng các khoản vay của hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng.

Mặc dù về mặt lý thuyết, sự giảm xuống trong dự trữ của hệ thống ngân hàng có thể được bù đắp bởi việc bán các chứng khoán kinh doanh nhưng các chứng khoán này chỉ có hạn nên giải pháp này chỉ mang tính tạm thời. Ngoài ra, các ngân hàng có quy mô lớn thường nắm giữ ít chứng khoán hơn các ngân hàng có quy mô vừa, và các ngân hàng có quy mô vừa lại nắm giữ ít chứng khoán hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ, vốn nhạy cảm với sự thay đổi của CSTT thắt chặt (đặc biệt là vấn đề thanh khoản xảy ra khi người gửi tiền có xu hướng rút tiền), có xu hướng duy trì một tỷ trọng tối thiểu các các chứng khoán nhằm bảo đảm sự an toàn cho chính ngân hàng mình [84] nên lập luận về việc giảm tỷ trọng chứng khoán để bù đắp cho sự giảm xuống trong dự trữ là thiếu thuyết phục.

Ở các quốc gia với thị trường tài chính phát triển, kênh tín dụng chủ yếu phát huy ảnh hưởng thông qua nhu cầu vay vốn của các DNNVV (do hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn từ thị trường cổ phiếu và trái phiếu). Ngược lại, ở các quốc gia đang phát triển, hoặc các quốc gia phát triển với thị trường tài chính phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng, thì ngay cả các doanh nghiệp lớn vẫn phụ thuộc nhiều vốn tín dụng. Ở trường hợp này, kênh khả năng cấp tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong truyền tải tác động của CSTT tới nền kinh tế. Quá trình truyền tải như sau:

M↓→dự trữ hệ thống ngân hàng↓→khả năng cung ứng tín dụng↓→I↓→Y↓ , trong đó: M là cung tiền, I là đầu tư, Y là tổng sản lượng.


b/ Ảnh hưởng thông qua vốn chủ sở hữu ngân hàng

Ngoài kênh truyền tải thông qua dự trữ, kênh khả năng cấp tín dụng còn hoạt động thông qua nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Trong kênh truyền tải này, giá tài sản giảm xuống sẽ dẫn đến các khoản thua lỗ và/hoặc các khoản tín dụng bị suy giảm chất lượng sẽ làm tăng mức trích lập DPRR của ngân hàng. Các khoản lỗ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu ngân hàng (tuyệt đối hoặc tương đối) khiến cho các ngân hàng thận trọng hơn trong việc mở rộng tài sản như cấp tín dụng.Ngoài ra, các ngân hàng phải đáp ứng quy định về an toàn vốn như duy trì hệ số CAR không thấp hơn mức tối thiểu. Giải pháp hiệu quả nhất đối với ngân hàng để tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trở lại là giảm hoạt động cho vay do việc huy động thêm vốn sẽ rất khó khăn và tốn kém chi phí. Quá trình deleveraing này khiến cho những khách hàng phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng khó tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn và phải cắt giảm các hoạt động chi tiêu và đầu tư. Kết quả là tổng cầu của nền kinh tế giảm xuống.

M↓→giá trị tài sản↓→vốn chủ sở hữu↓→ khả năng cấp tín dụng↓→I↓→Y↓ , trong đó: M là cung tiền, I là đầu tư, Y là tổng sản lượng.

Hình 1.3: Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh khả năng cấp tín dụng


Trong trường hợp CSTT nới lỏng tình hình tài chính của ngân hàng sẽ được 2


Trong trường hợp CSTT nới lỏng, tình hình tài chính của ngân hàng sẽ được cải thiện thông qua hai cách. Thứ nhất, lãi suất ngắn hạn giảm có xu hướng tăng lợi nhuận biên, tăng lợi nhuận làm tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng qua thời gian. Thứ hai, CSTT nới lỏng sẽ làm tăng giá trị tài sản tài chính và cải thiện tình hình trả nợ của người đi vay. Khả năng tài chính được cải thiện sẽ thúc đẩy ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay trở lại.

Quá trình tự do hóa tài chính và ứng dụng các công cụ tài chính mới đã làm giảm vai trò của kênh truyền tải thông qua khả năng cấp tín dụng. Trong khi đó, sự kết hợp của hai kênh truyền tải này ngày càng tăng do sự liên kết giữa các ngân hàng trên thị trường tài chính ngày càng cao (bắt nguồn sự phức tạp trong các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng như vay mượn trên TTLNH, đầu tư góp vốn, chứng khoán hóa, công cụ phái sinh...). Ngoài ra, kênh truyền tải tín dụng đưa ra hàm ý đối với người điều hành chính sách là các doanh nghiệp, hộ gia đình và các ngân hàng với tình hình tài chính yếu kém là những đối tượng dễ chịu tác động tiêu cực từ thay đổi chính sách tín dụng của ngân hàng và ngược lại.

Đối với một thị trường tài chính phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống NHTM (thị trường chứng khoán kém phát triển), các biện pháp điều hành CSTT còn mang tính chất hành chính, trực tiếp, những đặc điểm này sẽ dẫn tới sự gia tăng vai trò của kênh tín dụng nhưng cũng đồng thời tạo ra ảnh hưởng không tốt tới truyền tải CSTT qua kênh tín dụng. Thiếu hụt một thị trường các sản phẩm đầu tư có mức độ rủi ro (tín dụng, thanh khoản…) phù hợp với mức độ ưu thích rủi ro của nhà đầu tư buộc họ phải lựa chọn đầu tư vào các tài sản thực và/hoặc gửi tiền tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng. Khi đó, bên nguồn vốn và có của hệ thống NHTM sẽ chịu một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, tính ổn định của nguồn vốn bị giảm xuống do các chủ thể có thể rút vốn bất cứ lúc nào để tìm kiếm các khoản lợi nhuận xuất hiện trên thị trường như các đợt tăng giá đột biến của thị trường chứng khoán, ngoại tệ, bất động sản hoặc để gửi vào các ngân hàng có mức lãi suất huy động vốn cao hơn. Thứ nhất, sự thiếu ổn định này có thể làm cản trở khả năng cấp tín dụng ra nền kinh tế của NHTM. Thứ hai, với một bên nguồn vốn thiếu ổn định với kỳ hạn bình quân ngắn nhưng lại phải cấp tín dụng với kỳ hạn bình quân dài hơn, hệ thống NHTM phải đối mặt với rủi ro nhiều hơn khi mặt bằng lãi suất thị trường tăng (khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt) và ngược lại. Thứ ba, áp lực huy động vốn ngắn hạn khiến cho mặt bằng lãi suất ngắn hạn tăng, tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất trung và dài hạn, khiến cho việc giảm lãi suất không hề dễ dàng. Sự khuếch đại ảnh hưởng quá mạnh này khiến cho việc thắt chặt CSTT ảnh hưởng xấu tới sự ổn định của NHTM và khả năng cấp tín dụng ra nền kinh tế.


Thứ hai, chi phí vốn tăng cao do NHTM phải trả thêm khoản lãi cho người gửi tiền (để đáp ứng được mức sinh lời cao mà bản thân người gửi tiền kỳ vọng). Chi phí huy động vốn tăng sẽ tạo áp lực lên chi phí cho vay của NHTM đối với các khách hàng vay vốn nhằm duy trì mức lợi nhuận phù hợp. Kết hợp với đặc điểm thứ nhất, NHTM sẽ phản ứng lại bằng cách tìm kiếm và/hoặc cho vay các khách hàng có mức độ rủi ro cao, hoặc chấp nhận từ bỏ một phần các lợi ích về đa dạng hóa để tiến tới một danh mục tín dụng rủi ro hơn. Khi nền kinh tế hoạt động yếu kém với hiệu quả đầu tư thấp, các NHTM buộc phải tìm kiếm rủi ro cao hơn để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng của cổ đông và đủ chi trả khoản lãi cho các khoản lãi suất huy động. Hơn nữa, các doanh nghiệp phải vay vốn với mức lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm và giảm đi tính cạnh tranh của sản phẩm. Đặc điểm này cho thấy mối quan hệ giữa truyền tải CSTT qua kênh khả năng cấp tín dụng, kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay và kênh chấp nhận rủi ro.

Khi nghiên cứu về truyền tải CSTT qua kênh tín dụng, cần chú ý rằng mặc dù tác động của CSTT lên lãi suất là không thể phủ nhận, nhưng tác động của sự thay đổi lãi suất lên các nhân tố khác (hơn là tác động trực tiếp lên đầu tư và tiêu dùng) mới đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng tới các biến số vĩ mô như sản lượng, thất nghiệp và lạm phát [37]. Kênh truyền tải tín dụng đã giải thích tốt nhận xét này dựa trên lập luận: lãi suất tăng trong điều kiện tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt sẽ không tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực; trái lại, lãi suất tăng trong điều kiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang xấu đi sẽ có tác động tiêu cực. Sự không cân xứng trong tác động của chính sách tiền tệ là nguyên nhân dẫn đến các nghiên cứu định lượng hạ thấp mối quan hệ giữa lãi suất và các biến số vĩ mô [50].

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay

Các nhân tố ảnh hưởng tới truyền tải CSTT qua kênh bảng cân đối tài sản gồm đặc điểm bảng cân đối tài sản và hoạt động kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp và hộ gia đình.

a/ Doanh nghiệp và hộ gia đình có tỷ trọng vay nợ trong nguồn vốn càng lớn thì mức độ truyền tải CSTT qua kênh bảng cân đối tài sản càng lớn

Với tỷ trọng vay nợ cao, nói cách khác, các chủ thể trong nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng, một sự thay đổi nhỏ trong chính sách tiền tệ tín dụng (thể hiện qua lãi suất cho vay và lượng cung ứng vốn tín dụng của NHTM) sẽ có ảnh hưởng nhanh và mạnh tới tình hình tài chính của chủ thể đi vay. Sự mất cân đối


giữa nguồn vốn từ vay nợ ngân hàng và nguồn vốn chủ sở hữu theo hướng tập trung vào vay nợ ngân hàng làm gia tăng mức độ đòn bẩy tài chính (và đi kèm là rủi ro tài chính) của doanh nghiệp và hộ gia đình. Đối với trường hợp các khoản vay ngắn hạn, khi cần phải vay NHTM cho chu kỳ sản xuất kinh doanh mới, các doanh nghiệp sẽ thận trọng và gặp khó khăn hơn nếu như lãi suất cho vay được điều chỉnh tăng và chính sách tín dụng cũng được điều chỉnh chặt chẽ hơn (do NHTW thực hiện CSTT thắt chặt). Điều này là do đòn bẩy tài chính cao sẽ có tác dụng khuếch một sự thay đổi nhỏ trong lãi suất, làm tăng chi phí lãi vay và ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với đó, việc giảm hạn mức tín dụng sẽ buộc quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thu hẹp lại so với trước. Tổng hợp của hai ảnh hưởng này là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của hộ gia đình sẽ giảm xuống nhanh chóng. Thời hạn vay vốn càng ngắn thì ảnh hưởng của CSTT càng nhanh và rõ rệt hơn.

Tương tự, trong trường hợp các khoản vay tại NHTM tập trung chủ yếu vào lãi suất thả nổi (do các NHTM không có khả năng quản trị rủi ro lãi suất hoặc hệ thống tài chính thiếu các chủ thể có khả năng quản trị rủi ro lãi suất), những thay đổi trong CSTT sẽ được truyền tải nhanh hơn tới nền kinh tế thông qua tác động vào bảng cân đối tài sản của chủ thể đi vay.

Xét trên góc độ vĩ mô, tại các quốc gia với thị trường trái phiếu và cổ phiếu chưa phát triển, doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng sẽ là đối tượng có mức độ nhạy cảm cao với những thay đổi trong điều hành CSTT của NHTW. Tương tự, nền kinh tế có nhiều DNNVV so với doanh nghiệp lớn, nhóm DNNVV này sẽ khó tiếp cận thị trường chứng khoán, và cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ công tác điều hành CSTT qua kênh tín dụng ngân hàng.

b/ Doanh nghiệp có năng lực quản trị doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh tốt sẽ có khả năng chống chọi trước những thay đổi (đặc biệt là những cú sốc) trong điều hành CSTT của NHTW

Các doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh tốt, thể hiện ở yếu tố thị trường, sản phẩm, công nghệ, và nguồn lực…, sẽ ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thắt chặt CSTT so với các doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh yếu. Khi nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu giảm tốc do NHTW thực hiện CSTT thắt chặt, các chủ thể có xu hướng điều chỉnh lại quyết định đầu tư và tiêu dùng theo hướng co hẹp và thận trọng hơn. Do vậy, trước sự co hẹp của thị trường, những doanh nghiệp có năng lực quản trị không tốt, khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn so với các đối thủ của mình, thể hiện qua tình trạng doanh thu, dòng tiền, và lợi nhuận đều giảm xuống…, làm giảm nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí