Sơ Đồ Kênh Tín Dụng Ngân Hàng Tóm Tắt Từ Bernanke Và Blinder (1988)

Chính sách tiền tệ thay đổi thông qua công cụ tỉ lệ DTBB và cú sốc từ thị trường tín dụng sẽ làm dịch chuyển hoặc cầu tín dụng hoặc là cung tín dụng, nghĩa là sự dịch chuyển của một trong hai đường cong CC hoặc LM. Đường cong hàng hóa và tín dụng CC trở thành đường cong IS trong mô hình tiền tệ truyền thống nếu các khoản tín dụng và trái phiếu có thể thay thế nhau hoàn hảo, nghĩa là người đi vay & ' ⟶ −∞* hoặc người cho vay & ' ⟶ −∞* hoặc nếu cầu về hàng hóa không nhạy cảm với lãi suất cho vay & ' = 0*. Khi CSTT thắt chặt thông qua tăng tỉ lệ DTBB, theo đó số tiền phải trích cho dự trữ bắt buộc tăng lên. Điều này đồng nghĩa nguồn vốn của các TCTD giảm xuống, do đó các TCTD phải gia tăng huy động tiền gửi để bù đắp phần nguồn mất đi do tỉ lệ DTBB tăng thêm hoặc phải tìm kiếm phần tiền gửi ít chịu DTBB hoặc phải giảm sử dụng vốn như là giảm dư nợ cho vay hay giảm đầu tư trái phiếu.

Như vậy, từ nghiên cứu của Bernanke và Blinder (1988), mô hình kênh tín dụng ngân hàng được khái quát theo sơ đồ dưới đây:


Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm

Lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá giảm



Nguồn vốn (Tiền gửi còn lại sau dự trữ bắt buộc, nguồn vốn từ hoạt động chiết khấu) tăng lên



Tín dụng mở rộng



Sản lượng tăng



Giá cả tăng và lạm phát đi kèm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM - 4


Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kênh tín dụng ngân hàng tóm tắt từ Bernanke và Blinder (1988)

Nguồn: Bernanke và Blinder (1988)

Nỗ lực làm sáng tỏ lý thuyết về kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ, Bernanke và Blinder (1992) xem xét các thành phần trong bảng cân đối ngân hàng phản ứng như thế nào trước sự thay đổi của CSTT, chẳng hạn sử dụng biến đại diện là lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Kết quả nghiên cứu thấy rằng khi

Fed thắt chặt tiền tệ, tiền gửi ngân hàng giảm ngay lập tức. Các ngân hàng nắm giữ trái phiếu cũng giảm ngay tức thì. Tín dụng ngân hàng cũng phản ứng với CSTT thắt chặt theo sau độ trễ nhất định, nhưng rồi cũng giảm. Cuối cùng, tổng cầu cũng phản ứng với CSTT theo độ trễ tương tự và với mức giảm tương đương với tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, sử dụng kết quả nghiên cứu thực nghiệm để nhắc về mô hình lý thuyết kênh tín dụng ngân hàng từ Bernanke và Blinder (1992) vẫn chưa chắc chắn vì chính họ cũng có cách giải thích theo cách khác. Cụ thể, CSTT thắt chặt thực hiện duy nhất thông qua kênh tiền tệ chuẩn để giảm cầu tín dụng và kìm hãm sản lượng của nền kinh tế. Điều này được suy luận ra sự tương quan giữa CSTT, tín dụng ngân hàng và nền kinh tế vẫn xảy ra thậm chí không có kênh tín dụng ngân hàng.

1.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm

Một trong những quan tâm chủ yếu của các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô tại các nước đang phát triển là để kiểm soát lạm phát. Nền kinh tế lạm phát dễ dẫn đến bóp méo quyết định chi tiêu và tiết kiệm của người tiêu dùng, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vì lạm phát sẽ làm thay đổi kế hoạch và gây sói mòn niềm tin. Với các nước đang phát triển, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và phát hành các công cụ nợ khác là rất khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp như vậy, các doanh nghiệp phải phụ thuộc rất lớn và nguồn cung tín dụng của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, xác định phạm vi và vai trò của tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ với lạm phát và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Từ đây, nội dung chính của phần này sẽ tổng quan nghiên cứu kênh tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ trên thế giới; đồng thời tổng quan tình hình nghiên cứu về các kênh truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam.

1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới

Mô hình lý thuyết về kênh tín dụng ngân hàng được giới thiệu bởi Bernanke và Blinder (1988) đã là cơ sở lý thuyết để rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng tại các nước trên thế giới. Từ cơ sở lý thuyết, các tác giả đã thay đổi các biến để phù hợp với đặc thù hệ thống ngân hàng của mỗi nước cũng như sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau để đo lường. Hsing (2013) mở rộng mô hình cách bổ sung thêm tỉ giá, lãi suất thị trường và lãi suất thế giới đối với hàm cung tín dụng tại Ba Lan. Thông qua phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn, kết quả ước lượng chỉ ra lãi suất cho vay giảm, sản lượng tăng lên, lãi suất trái phiếu cao hơn sẽ làm gia tăng cầu tín dụng. Lãi suất cho vay tăng lên, tiền gửi

ngân hàng tăng, lãi suất thị trường tiền tệ giảm đồng nội tệ tăng giá và lợi tức trái phiếu giảm sẽ kéo theo cung tín dụng ngân hàng tăng lên. Yarasevika và các cộng sự (2015) nghiên cứu kênh tín dụng ngân hàng tại Indonesia chỉ thông qua phía cầu tín dụng. Dựa trên mô hình VECM, kết quả ước lượng đã chỉ ra trong ngắn hạn, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng có tác động dương đến tín dụng ngân hàng, trong khi bị tác động âm bởi lãi suất cho vay. Trong dài hạn, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay và chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức thấp sẽ cải thiện tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên những cách tiếp cận nêu trên tồn tại nhiều nhược điểm trong đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng ngân hàng như phân tích tác động ngắn hạn, dài hạn của các chính sách lên tín dụng, tiền gửi ngân hàng. Hơn nữa, cung tín dụng và cầu tín dụng là hai khía cạnh trên bảng cân đối ngân hàng, do đó trong một phạm vi nhất định giữa chúng sẽ tồn tại mối quan hệ nhân quả. Điều này chỉ ra ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất hai hay ba giai đoạn sẽ không khắc phục được hiện tượng mối quan hệ nhân quả, do đó có thể gây ra hiện tượng hồi quy giả tạo. Do vậy, ước lượng đồng thời phương trình cung, cầu tín dụng và xem xét mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng được nhiều tác giả sử dụng thông qua mô hình vec-tơ hiệu chỉnh sai số VECM.

Dựa trên cơ sở lý thuyết được xây dựng bởi Bernanke và Blinder (1988), De Mello và Pisu (2010) đã sử dụng mô hình VECM để nghiên cứu kênh tín dụng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Bra-xin. Tác giả chỉ ra tính phù hợp của mô hình VECM để làm cơ sở xác định sự tồn tại đồng thời quan hệ cung, cầu tín dụng trong kênh tín dụng ngân hàng. Nếu thiếu hay thừa số phương trình thì đều không thỏa mãn điều kiện cần để xác định sự tồn tại kênh tín dụng ngân hàng thông qua mô hình VECM. Kết quả ước lượng chỉ ra tồn tại kênh tín dụng ngân hàng ở Bra-xin. Sun và cộng sự (2010) tiếp tục thừa kế nghiên cứu thực nghiệm của De Mello và Pisu (2010) để phát triển nghiên cứu kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ của Trung Quốc thông qua sử dụng mô hình VECM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tồn tại kênh tín dụng ngân hàng tại Trung Quốc. Lãi suất cho vay và tỉ lệ dự trữ bắt buộc có tương quan nghịch với tín dụng. Lạm phát tỉ lệ thuận và có ý nghĩa thống kê với cung tín dụng ngân hàng; trong khi tỉ lệ nghịch với cầu tín dụng ngân hàng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Cyrille (2014) cũng dựa trên phương pháp tiếp cận của de Mello và Pisu (2010) để xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại khu vực CEMAC.

Kassim và Majid (2008) sử dụng cả hai phương pháp VECM và ARDL để nghiên cứu kênh truyền dẫn tín dụng ngân hàng ở Malaysia. Kết quả nghiên cứu của mô hình ARDL trong dài hạn chỉ ra rằng tín dụng không phải là một kênh chủ động của CSTT để truyền dẫn đến nền kinh tế; trong khi đó, tiền gửi của ngân hàng bị tác động của lãi suất qua đêm và sản lượng công nghiệp. Điều này có ngụ rằng trong dài hạn cú sốc của CSTT được truyền dẫn thông qua tiền gửi ngân hàng mà không thông qua tín dụng ngân hàng. Dưới mô hình VECM, mối quan hệ dài hạn được đo lường thông qua hệ số sửa sai sai số. Kết quả ước lượng cho thấy tiền gửi ngân hàng là một kênh quan trọng của CSTT để tác động đến nền kinh tế trong dài hạn. Ngược lại, tín dụng ngân hàng vẫn không phải là một kênh của CSTT trong dài hạn khi mà hệ số sửa sai sai số không có ý nghĩa thống kê. Kết quả tìm thấy trong mô hình VECM tương đồng với kết luận rút ra từ mô hình ARDL nêu trước đó. Mặc dù tiền gửi ngân hàng là một kênh quan trọng của CSTT được rút ra từ kết quả ước lượng, nhưng chính tiền gửi ngân hàng cũng không truyền dẫn đến lạm phát thông qua sản lượng vì mối quan hệ dài hạn giữa chúng không tồn tại ý nghĩa thống kê.

Tang (2001) sử dụng mô hình ARDL hay còn gọi là mô hình ECM tổng quát (Unrestricted ECM) để ước lượng các nhân tố tác động đến lạm phát của Malaysia. Kết quả kiểm định đường bao (bound testing) chỉ ra có mối quan hệ dài hạn tồn tại giữa lạm phát với các yếu tố như chỉ số giá nhập khẩu và GDP. Eslamloueyan và Darvishi (2007) cũng sử dụng mô hình của Tang (2001) để xem xét tác động của mở rộng tín dụng ngân hàng đến lạm phát của nền kinh tế Iran. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát với các nhân tố quyết định đến lạm phát, nghĩa là tín dụng ngân hàng, GDP, tỉ giá thị trường tự do và chỉ số giá nhập khẩu. Cả ba yếu tố tín dụng ngân hàng, GDP, tỉ giá thị trường tự do và chỉ số giá nhập khẩu đều có tác động cùng chiều đến lạm phát của Iran.

Khác với Eslamloueyan và Darvishi (2007), Ziramba (2008) không những áp dụng cả hai mô hình của Tang (2001) mà còn mở rộng thêm một mô hình thông qua sử dụng cấu phần chi tiêu để xem xét tác động đến lạm phát. Kết quả ước lượng chỉ ra kiểm định đường bao khẳng định tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát với các biến trong cả ba mô hình. Các biến tiền tệ, bao gồm cung tiền mở rộng và tín dụng ngân hàng không có ý nghĩa thống kê trong dài hạn. Trong ngắn hạn, tín dụng ngân hàng có ý nghĩa thống kê nhưng không có ý nghĩa kinh tế vì kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa tín dụng ngân hàng và lạm phát.

Như vậy, nghiên cứu ở nước ngoài về mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lạm phát được xem xét rất đa dạng về mô hình sử dụng cũng như tập hợp các biến được lựa chọn. Tổng quát hóa nghiên cứu về quan hệ giữa tín dụng và lạm phát được các tác giả xem xét theo hai khía cạnh, hoặc thông qua kênh truyền dẫn tiền tệ từ tín dụng ngân hàng và huy động vốn hoặc xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa tín dụng ngân hàng với lạm phát và các biến kinh tế vĩ mô khác. Với mục đích xem xét và đánh giá liệu quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tỉ lệ lạm phát tồn tại trong ngắn hạn hay trong dài hạn hay cả trong ngắn hạn và dài hạn, các tác giả đã lựa chọn mô hình VECM (de Mello và Pisu, 2010; Sun và cộng sự, 2010) hay mô hình ARDL (Tang, 2001; 2007; Ziramba, 2008) hay sử dụng cả hai mô hình VECM và ARDL (Kassim và Majid, 2008) để nhìn nhận về mối quan hệ đó.

Theo cơ chế của kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ, thực thi CSTT thông qua các công cụ chính sách như tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tỉ lệ lãi suất tái cấp vốn, hạn mức tín dụng để tác động đến cung tiền gửi và cung tín dụng của các ngân hàng. Cụ thể, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến giảm chi phí huy động và mở rộng khả năng cung tín dụng của các ngân hàng thông qua việc giảm số dư huy động phải giữ lại theo quy định về dự trữ bắt buộc, qua đó dẫn đến đầu tư mở rộng và kết quả là sản lượng tăng lên. Dựa trên cơ chế truyền dẫn của kênh tín dụng, mô hình thực nghiệm được khởi xướng của de Mello và Pisu (2010) là tương đối phù hợp với nội dung lý thuyết được trình bày bởi Bernanke và Blinder (1988). Đây cũng là mô hình được lựa chọn để nghiên cứu kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam vì nó cũng là phương pháp nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam chưa được nghiên cứu trước đây. Hơn nữa, phương pháp này cũng nhằm mục đích củng cố cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu tại một nước mới để bổ sung thêm một trường hợp nghiên cứu thực tế trong việc ủng hộ sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng.

1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam cũng được nhiều tác giả phân tích và đánh giá, đặc biệt là trong thời gian gần đây nhiều tác giả đã sử dụng mô hình tự hồi quy vec-tơ (VAR), mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vec-tơ (Vector Error- Correction Model – VECM) và mô hình vec-tơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR) để xác định sự tồn tại của các cơ chế truyền dẫn.

Sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam được sử dụng phổ biến (Chu Khánh Lân, 2013; Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu, 2014; Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2014). Kết quả ước lượng mang lại những

màng màu sắc khác nhau về sự truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam. Chu Khánh Lân (2013) chỉ ra phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng trước thay đổi của cung tiền được khuếch đại khá nhanh và mạnh trong trường hợp có kênh tính dụng so với trường hợp không có kênh tín dụng. Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu (2014) phân rã phương sai của tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế để thấy mối quan hệ đồng thuận giữa tín dụng và lạm phát. Nghĩa là các cú sốc của tín dụng sẽ tác động đến lạm phát. Mặc dù lạm phát là một mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ, nhưng các tác giả chỉ tập trung giải thích tương quan giữa tín dụng với tổng phương tiện thanh toán và lãi suất điều hành. Đó là lý do giải thích tại sao các tác giả không xem xét liệu có mối tương quan ngắn hạn hay dài hạn hay cả hai giữa tín dụng và lạm phát. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2014) chỉ ra rằng thời gian trước khủng hoảng thì kênh lãi suất tồn tại đúng với lí thuyết tại Việt Nam thông qua cả lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các ngân hàng. Lạm phát sẽ giảm khi lãi suất điều hành tăng, CSTT truyền dẫn qua kênh lãi suất nhanh chóng và kết thúc sau khoảng 5 tháng. Ngược lại, giai đoạn khủng hoảng thì kênh lãi suất không phát huy hiệu quả. Khi có cú sốc tăng trong lãi suất điều hành, lãi suất huy động tăng mạnh, lãi suất cho vay cũng tăng, tuy nhiên lạm phát lại không giảm mà lại tăng.

Sử dụng mô hình vec-tơ tự hồi quy cấu trúc khắc phục được nhược điểm của mô hình VAR nên được sử dụng rộng rãi hơn (Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng 2013; Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn, 2013; Cao Thị Ý Nhi và Lê Thu Giang, 2015). Kết quả ước lượng có tích cực hơn so với sử dụng mô hình VAR. Cao Thị Ý Nhi và Lê Thu Giang chỉ ra rằng tín dụng làm cho giá tiêu dùng giảm ở quý 1, sau đó tăng lên từ quý 2 và trở về trạng thái ban đầu không có sự biến động sau 6 quý. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tổng tín dụng và chỉ số giá tiêu dùng là chặt chẽ và thuận chiều. Do vậy, tác giả đã đi đến kết luận tín dụng là một kênh truyền dẫn quan trọng từ công cụ của CSTT tới biến mục tiêu lạm phát của CSTT ở Việt Nam. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) chỉ ra lãi suất tạo ra phản ứng trễ đối với biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đoái lại có phản ứng ngay tức thì. Cú sốc tăng lãi suất 0.50% tạo ra phản ứng tăng lạm phát tích lũy 0.014% sau 12 kỳ. Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013) đưa ra nhận xét lạm phát ở VN có nguồn gốc chủ yếu từ khu vực trong nước, bị tác động bởi yếu tố chi phí đẩy nhiều hơn là yếu tố cầu kéo. Chính sách tiền tệ trong nước có ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát, đặc biệt là cung tiền M2. Tuy nhiên, tác động của cung tiền đến lạm phát trong nước có một độ trễ nhất định (khoảng 6 tháng). Tỷ giá có tác động đến lạm phát trong nước nhưng mức tác động không nhiều và chủ yếu thể hiện vai trò kênh truyền dẫn.

22

Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vec-tơ sẽ khắc phục được nhước điểm của mô hình VAR, SVAR trong nghiên cứu truyền dẫn tiền tệ. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) chỉ ra rằng quán tính lạm phát tại Việt Nam là rất cao và là một nhân tố quan trọng quyết định lạm phát của Việt Nam trong hiện tại. Thêm vào đó, mức chuyển tỉ giá vào lạm phát là đáng kể trong ngắn hạn; cung tiền và lãi suất có tác động đến lạm phát nhưng với độ trễ. Như vậy, nghiên cứu của tác giả cho thấy quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và chỉ số giá tiêu dùng không tồn tại ý nghĩa thống kê; ngược lại quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và chỉ số giá bán của người sản xuất tồn tại ý nghĩa thống kê. Phạm Thế Anh (2009) chỉ ra sự thay đổi của cung tiền có tác động mạnh đến lạm phát kể từ quý thứ ba trở đi sau khi thực hiện sự điều chỉnh chính sách. Ngoài ra, kết quả đối với biến lãi suất cho thấy sự phản ứng chậm chạp của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này đối với lạm phát. Biến lãi suất với độ trễ 1 có mối quan hệ dương đối với lạm phát hàm ý sự phản ứng của lãi suất đối với lạm phát mang tính thích ứng chứ không mang tính chủ động ngăn chặn. Tức là, khi lạm phát xảy ra rồi thì lãi suất được điều chỉnh tăng theo. Cuối cùng, dấu dương của các tham số đi liền với biến GDP phản ánh tác động cùng chiều của GDP, và do vậy là tổng cầu, đối với lạm phát ở các độ trễ khác nhau.

Như vậy, nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lý thuyết được mô tả bởi Bernanke và Blinder (1988) chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về kênh truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam phần lớn chỉ tập trung sử dụng mô hình truyền thống trong phân tích kinh tế vĩ mô là mô hình VAR và SVAR. Tuy nhiên, các chuỗi dữ liệu tài chính thường hay bị tồn tại nghiệm đơn vị ở mức giá trị gốc, do đó, sử dụng mô hình VAR hay SVAR sẽ khó xử lý được toàn bộ đặc điểm tính không dừng của chuỗi dữ liệu. Chính vì vậy, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lý thuyết của Bernanke và Blinder (1988) để có cái nhìn khác với các nghiên cứu trước trong việc xem xét vị trí, vai trò của các tổ chức tín dụng trong việc thực thi chính sách tiền tệ để tác động đến nền kinh tế - kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

1.3. Kết luận

Như vậy, nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã khẳng định vai trò tín dụng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở một số nước. Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng đề cập đến vai trò của tín dụng thông qua kênh tín dụng ngân hàng được đề xuất bởi Bernanke và Blinder (1988). Các phương pháp được sử dụng để xác định vai trò


23

của tín dụng ngân hàng rất khác nhau, nhưng phần lớn đều xoay quanh mô hình gốc kinh điển được sử dụng để đánh giá tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô – đó là mô hình VAR. Các mô hình tổng quát hóa hay gọi là mô hình loại bỏ các ràng buộc từ mô hình VAR điển hình là hai dạng mô hình VECM và ARDL được sử dụng nghiên cứu thực nghiệm về các kênh truyền dẫn tiền tệ. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp ARDL trong một số nghiên cứu đã không giới thiệu các biến chính sách vào trong mô hình để xem xét tác động của các cú sốc mà chỉ dừng lại ở việc xem xét vai trò của tín dụng ngân hàng. Hơn nữa, phương pháp ARDL chỉ đo lường mối quan hệ giữa các biến trong mô hình dưới dạng từng phương trình đơn lẻ. Do đó, phương pháp này không thể sử dụng để xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng theo gợi ý từ cơ sở lý thuyết của Bernanke và Blinder (1988). Mô hình VAR giải quyết được nhược điểm của mô hình ARDL nhưng lại chứa đựng nhược điểm là số phương trình bằng đúng số biến trong mô hình ước lượng, do đó cũng không thể áp dụng được vào trong cơ sở lý thuyết của Bernanke và Blinder (1988).

Dựa trên đề xuất của Bernanke và Blinder (1988), de Mello và Pisu (2010), Sun và các cộng sự (2010) đã ủng hộ cơ sở lý thuyết từ Bernanke và Blinder (1988) và đi đến kết luận là tồn tại kênh tín dụng ngân hàng tại Bra-xin, Trung Quốc, và các nước trong khu vực CEMAC. Đây cũng là mô hình được lựa chọn để nghiên cứu kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam bởi đây cũng là phương pháp nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam chưa được khai thác. Hơn nữa, phương pháp này cũng nhằm mục đích củng cố cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu tại một nước mới để bổ sung thêm một trường hợp nghiên cứu thực tế trong việc ủng hộ sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng.

Nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam đã được tập trung chủ yếu vào các kênh truyền dẫn thông qua lãi suất, tỉ giá, giá trị tài sản tài chính. Trong khi đó, tín dụng ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, đồng thời thực thi chính sách tiền tệ thường trực tiếp, hay gián tiếp tác động thông qua tín dụng ngân hàng để từ đó truyền dẫn đến nền kinh tế. Như vậy, mặc dù một số nghiên cứu đề cập đến tín dụng trong nghiên cứu mối quan hệ với lạm phát nhưng chỉ sử dụng nó như là một biến vĩ mô trong mô hình ước lượng mà không phản ánh được bản chất của kênh tín dụng ngân hàng. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về kênh truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam phần lớn chỉ tập trung sử dụng mô hình truyền thống trong phân tích kinh tế vĩ mô là mô hình VAR và SVAR. Tuy nhiên, các chuỗi dữ liệu tài chính thường hay bị tồn tại nghiệm đơn vị ở mức giá trị gốc, do đó, sử dụng mô hình VAR hay SVAR sẽ khó xử lý được toàn bộ đặc điểm tính không dừng của chuỗi dữ liệu. Do đó, đề tài sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022