Đáp Ứng Nhu Cầu Vốn Để Duy Trì Quá Trình Sản Xuẩt Được Liên Tục

Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất

Thể hiện qua:

- Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình SXKD được thực hiện bình thường, liên tục phát triển .

- Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất

- Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ .

2.1.1.3 Các hình thức tín dụng

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng, có: Tín dụng ngắn hạn, Trung hạn và dài

hạn.

- Căn cứ và đối tượng tín dụng, có: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng

vốn cố định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

- Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng, có Tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng Kế hoạch Nhà nước.

2.1.3 Rủi ro của tín dụng ngân hàng

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 3

2.1.3.1 Khái niềm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những yếu tố không bình thường trong hợp đồng tín dụng. Từ đó làm tác hại xấu đến hoạt động Ngân hàng làm cho Ngân hàng bị phá sản.

2.1.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ xấu ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

Đối vi khách hàng là cá nhân

Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như:

 Thu nhập không ổn định

 Bị sa thảy, thất nghiệp

 Bị tai nạn lao động

 Hoả hoạn, lũ lụt

 Hoàn cảnh gia đình khó khăn

 Sử dụng vốn sai ngành

 Thiếu năng lực pháp lý

Đối vi khách hàng là doanh nghip

Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi khi gặp phải các trường hợp sau đây:

 Người lãnh đạo đơn vị vay vốn không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực quản lý

 Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính.

 Sử dụng vốn sai ngành đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

 Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh

nghiệp


thụ


 Doanh nghiệp không có khả năng cạnh trạnh, bị mất thị trường tiêu


 Chính sách nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Thiếu kế hoạch về nguồn vốn.

 Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp

 Những tai nạn bất ngờ: hoả hoạn, động đất, công nhân đình công,

chiến tranh…

 Nguyên nhân từ điều kiện khách quan

Điu kin kinh tế trong nước

Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhậy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi được. Điều này làm cho nợ xấu trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng.

Ở thời kỳ lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kỳ này người gởi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ở trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó ở thời kỳ này người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh

hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản.

Điu kin kinh tế thế gii

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có vai trò như một tế bào của nền kinh tế thế giới chung. Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khu mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA…cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thành viên. Trong điều kiện như vậy, khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xãy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có thể tác động mạnh đến nhiều nước khác trên toàn thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng.

 Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng

Đối vi bo lãnh vay vn ngân hàng:

Trong trường hợp người bảo lãnh (trong bảo lãnh vay vốn ngân hàng) gặp phải những tình hưống chủ quan hay khách quan đã được trình bày ở trên. Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng trả nợ gốc và lãi thay cho người đi vay vốn cho ngân hàng.

Đối vi thế chp và cm c

Rủi ro tính dụng xãy ra liên quan đến vật dùng để thế chấp và cầm cố nợ vay khi gặp phải những trường hợp sau:

 Việc đánh giá không chính xác về tài sản thế chấp và cầm cố của người vay.

 Tài sản thế chấp và cầm cố không chuyển nhượng được.

 Không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tài sản thế chấp và cầm cố nên không thể phát mãi.

 Tài sản thế chấp và cầm cố bị sự cố rủi ro như hỏa hoạn hoặc cấm

lưu thông.

 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Bản thân ngân hàng cũng tạo ra các tiềm ẩn về rủi ro tín dụng. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng bao gồm:

 Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đạt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh.

 Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp và cầm cố, cho vay khống, ...

 Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực.

 Vi phạm về mặt đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng.

2.1.3.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra


- Thiệt hại đối với ngân hàng

Trên thực tế, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nguồn vốn huy động, tỷ lệ vốn tự có chiếm rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Do đó, đối với một NHTM việc không thu hồi được nợ hoặc không thu hồi nợ đúng hạn không những gây khó khăn cho ngân hàng mà ngày càng giảm đi nguồn vốn tự có của ngân hàng vốn đã nhỏ bé. Điều đó, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn cả về quy mô lẫn lòng tin của khách hàng dành cho ngân hàng, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô để cùng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Khi rủi ro xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể sẽ thiếu tiền chi trả cho khách hàng, thiếu vốn khả dụng. Khi đó, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm thấp và tùy theo mức độ rủi ro nặng nhẹ mà ảnh hưởng nhiều hoặc ít đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu tỷ lệ rủi ro tăng cao sẽ dẫn đến việc mất ổn định tình hình tài chính, chênh lệch thu - chi sẽ âm.

- Thiệt hại đối với nền kinh tế

Hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống và có liên quan sâu rộng đến hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ ảnh hưởng đối với một ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Từ đó, xuất hiện tâm lý hoang mang, sợ hãi trong công chúng, các nhà đầu tư nghi ngờ về sự an toàn của đồng vốn mà mình đã ký gửi vào ngân

hàng, do đó họ sẽ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền, lúc này nguy cơ mất khả năng chi trả tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ phá sản.

Rủi ro tín dụng xảy ra càng nhiều với quy mô lớn của hệ thống ngân hàng trong một nước sẽ làm giảm đi uy tín, niềm tin vào hệ thống ngân hàng đó trên trường quốc tế, gây nên những khó khăn trong khi giao dịch mua bán với nước ngoài.

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Một số khái niệm:

- Doanh số cho vay: Là chỉ số phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã dùng để cho vay trong một thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo thời gian là tháng, quý, năm.

- Doanh số thu nợ: Là gồm toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu hồi về các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm hiện tại và năm trước đó.

- Dư nợ: Là chỉ số phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, vì vậy đây là khoản mà ngân hàng phải thu về.

- Nợ xấu: Là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn không trả được cho ngân hàng mà không có một nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. nợ xấu dùng để phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng

Thông thường có một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng sau

2.1.4.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn



Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn = (Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn)*100%


Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng, cho nguồn vốn của Ngân hàng phụ thuộc vào đâu. Tỷ lệ này chiếm tỷ trọng hơn 70% trên tổng nguồn vốn thì mới tốt.

2.1.4.2 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn


Dư nợ/ Tổng nguồn vốn = (Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn)*100%

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung nguồn vốn vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thông thường tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng đã tập trung vốn tốt cho hoạt động tín dụng.

2.1.4.3 Dư nợ/ Vốn huy động



Dư nợ/ Vốn huy động = (Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động)*100%

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì nguồn vốn bị ứ đọng, công tác tín dụng chưa đạt hiệu quả.

2.1.4.4 Nợ xấu/ Tổng dư nợ



Nợ xấu/ Tổng dư nợ = (Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ)*100%

Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng kém. Thông thường chỉ tiêu này dưới mức 5% thì hoạt động bình thường.

2.1.4.5 Nợ xấu/ Doanh số cho vay


Nợ xấu/ Doanh số cho vay = (Tổng nợ xấu/ Tổng doanh số cho vay)*100%

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ rủi ro trong cho vay vốn có thể xãy ra gây thiệt hại cho ngân hàng

2.1.4.6 Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân


Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân =Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng càng quay nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:


Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/ 2


2.1.4.7 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay


DSTN/ DSCV = (Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay)*100%

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thu nợ đối với hoạt động tín dụng. Doanh số thu nợ chiếm tỷ lệ càng cao trên doanh số cho vay thì thể hiện khả năng thu nợ tốt.

2.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng

2.1.5.1 Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuẩt được liên tục

đồng thi góp phn đầu tư phát trin kinh tế

Việc thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các xí nghiệp, doanh nghiệp.Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.

Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay cơ cấu kinh tế vẫn còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát, thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn. Vì vậy thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.

2.1.5.2 Thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng mà vốn này phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các doanh nghiệp các cơ quan Nhà Nước và cá nhân trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

2.1.5.3 Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành king tế kém phát triển và mũi nhọn

Trong điều kiện nước ta Nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, đang trong quá trình công nghiệp hoá và là ngành chịu tác động nhiều nhất của điều kiện thiên nhiên. Nhà Nước cần phải tập trung phát triển nông nghiệp để giải quyết các nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí…

2.1.5.4 Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kế toán của các doanh nghiệp

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn vay Ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trên hợp đồng tín dụng. Bằng các tác động như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi doanh nghiệp.

2.1.5.5 Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài

Trong điều kiện ngày nay phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở” vì vậy tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.

Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá đồng thời sử dụng nguồn vốn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế.

2.1.6 Vấn đề huy động vốn

2.1.6.1 Khái niệm vai trò của vốn huy động

 Khái niệm

Vốn huy động là tài sản bằng tiền của khách hàng mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một Ngân hàng Thương mại nào. Chỉ có các Ngân hàng Thương mại mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Nguồn vốn huy động được hình thành từ các hình thức huy động chủ yếu sau:

 Tiền gởi không kỳ hạn của các đơn vị, cá nhân

 Tền gởi tiết kiệm không kỳ hạn

 Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn

 Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022