Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 2


5.2.2 Về mối quan hệ đối với các cơ quan hữu quan 66

5.2.3 Đối với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau 66

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

6.1 KẾT LUẬN 68

6.2 KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 1 72

DANH MỤC BẢNG


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm 2006 – 2008 25

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 2

Bảng 2: Cơ cấu vốn của NH qua 3 năm 2006 – 2008 31

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 35

Bảng 4: Tình hình huy động vốn ngắn hạn của BIDV Cà Mau 38

Bảng 5: Tình hình tín dụng chung của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2006 – 2008 40

Bảng 6: Tình hình cho vay theo thời hạn tín dụng tại BIDV Cà Mau (2006-2008) 42 Bảng 7: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Cà Mau (2006- 2008).. 44 Bảng 8: Tình hình thu nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Cà Mau (2006- 2008). 45 Bảng 9: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại BIDV Cà Mau (2006- 2008) 47 Bảng 10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Cà Mau (2006- 2008) .. 48 Bảng 11: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Cà Mau (2006- 2008) 51

Bảng 12: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Cà Mau (2006-2008) 53

Bảng 13: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế tại BIDV Cà Mau (2006-2008) 54

Bảng 14: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 56

DANH MỤC HÌNH


Trang

Hình 1:Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau năm 2006 – 2008 26 Hình 2: Cơ cấu vốn của BIDV Cà Mau qua 3 năm từ 2006 – 2008 33

Hình 3: Tình hình tín dụng chung của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2006 – 2008 .. 40 Hình 4: Tình hình cho vay phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 43

Hình 5: Tình hình dư nợ phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 44

Hình 6: Tình hình thu nợ phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 46

Hình 7: Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 47

Hình 8: Tình hình cho vay phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 49

Hình 9: Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 52

Hình 10: Tình hình thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 53

Hình 11: Tình hình nợ xấu theo phân ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 55


DANH MỤC VIẾT TẮT

 BIDV : Bank for Investment and Development of VietNam

 NHNN: Ngân hàng nhà nước

 NH: Ngân hàng

 TCTC: Tổ chức tài chính

 TCTD: Tổ chức tín dụng

 TG: Tiền gởi

 ĐT&PT: Đầu Tư và Phát Triển

 CBCNV: Cán bộ công nhân viên

 HĐKD: hoạt động kinh doanh

 NHTM: Ngân hàng thương mại

 ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

 Tiền gởi KH: Tiền gởi khách hàng

 TG: tiền gởi

 DSCV: doanh số cho vay

 DSTN: doanh số thu nợ

 DH: dài hạn

 CNCB Thủy sản XK: công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu


TÓM TẮT

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu kinh doanh mua bán cũng như sử dụng những sản phẩm dịch vụ tốt hơn, sản phẩm hiện đại ngày càng trở nên cần thiết hơn. Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng vậy, nhu cầu được Ngân hàng mang lại những sản phẩm dịch vụ tốt cũng là một đòi hỏi. Do đó, hiện tượng nhiều Ngân hàng mọc lên đã không còn xa lạ với người dân ở nhiều nơi. Tại quê hương Cà Mau – một mãnh đất cuối cùng của tổ quốc, nơi có nhiều tiềm năng đặc biệt là tiềm năng về nuôi trồng thủy hải sản. Vì thế mà nhu cầu về vốn để khai thác, chế biến tiềm năng đó cũng được nâng cao. Thấy được tiềm năng và nhu cầu như vậy nên nhiều Ngân hàng đã xuất hiện và hoạt động tích cực địa bàn này làm cho thị trường kinh doanh tiền tệ ngày càng trở nên sôi động. Một trong những hoạt động cần thiết và mang lại lợi nhuận cao nhất là hoạt động tín dụng. Vì thế mà hoạt động này được các Ngân hàng tập trung chú ý đến và họ luôn nghĩ làm thế nào để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau (BIDV Cà Mau) cũng vậy. Ngân hàng này đã hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm và hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Vì thế mà Ngân hàng cũng đã và đang cố gắng để tăng cường và mở rộng quy mô hoạt động tín dụng để có thể đạt được hiệu quả cao hơn. Luận văn của em đã đi sâu tìm hiểu hoạt tín dụng tại Ngân hàng này. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tại BIDV Cà Mau em đã phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khả năng huy động vốn, hoạt động tín dụng chung, hoạt động tín dụng theo thời hạn, theo ngành kinh tế tại Ngân hàng và cũng đã phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, tìm ra nguyên nhân đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiên nghị để góp phần thúc đẫy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn



1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chương 1

GIỚI THIỆU

Trong mọi nền kinh tế, vốn đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt hơn là ở trong nền kinh tế thị trường. Vì thế mà việc luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu là hết sức cần thiết và sự hình thành, phát triển của ngân hàng là một lẽ tự nhiên. Thực tế, ngân hàng là nơi cung cấp vốn kịp thời nhất cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội bằng nguồn tiền nhàn rỗi được huy động từ tất cả người dân. Ở nước ta, hệ thống ngân hàng đã và đang hoạt động có hiệu quả vừa mang lại lợi nhuận cho bản thân ngân hàng, vừa thực hiện vai trò nhiệm vụ phân phối vốn đóng góp tích cực trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

Trong giai đoạn hội nhập cùng với nền kinh tế của thế giới, mặc dù gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cố gắng hạn chế, khắc phục mọi khó khăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nên vẫn giữ được vị trí và tầm quan trọng của mình. Một trong những ngân hàng đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế đó là Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau (BIDV Cà Mau) tuy chỉ là một chi nhánh nhưng cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của nó đặc biệt là đối với tỉnh Cà Mau. BIDV Cà Mau đã vượt qua mọi thách thức, đang từng bước mở rộng quy mô để khẳng định mình đối với sự phát triển của kinh tế địa phương, giúp cho các doanh nghiệp tháo gở vướng mắc trong kinh doanh nhằm đáp ứng kịp thời và bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cá nhân, duy trì quá trình sản xuất được liên tục góp phần đẩy mạnh đầu tư và thúc đẫy sự phát triển của kinh tế cả nước.

Mỗi ngân hàng thì có nhiều hoạt động mang lại lợi nhuận nhưng cho vay là hoạt động cơ bản và mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, đây là hoạt động mang nhiều rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải hết sức thận trọng. Vì vậy mà việc làm thế nào cho hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả là việc làm mà mọi ngân hàng đều quan tâm. Chính vì tầm quan trọng đó nên em

quyết định chọn đề tài “phân tích hot động tín dng ti Ngân hàng Đầu Tư và Phát Trin chi nhánh Cà Mau” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng BIDV Cà Mau qua 3 năm 2006 – 2008 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng, từ đó đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2006 – 2008

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV Cà Mau qua 3 năm

- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV Cà Mau qua 3 năm

- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại BIDV Cà Mau

- Đưa ra các biện pháp nhằm làm tăng nguồn vốn tiền gởi và nâng cao hiệu quả cho vay

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu:

Do thực tập tại BIDV Cà Mau nên tất cả các số liệu liên quan được thu thập từ BIDV Cà Mau

1.3.2 Thời gian nghiên cứu:

Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất (2006, 2007, 2008).


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 PH ƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Tổng quan về tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng

Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị, dưới hình thức hiện vật hay tiền bạc từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại một số lượng giá trị lớn hơn.

Khái niệm tín dụng trên đây thể hiện:

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.

- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời .

- Khi hoàn thành lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.

2.1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng

 Bản chất của tín dụng

Tín dụng thể hiện ra bên ngoài là sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữa người cho vay và người đi vay, nhưng thực chất bên trong của nó chứa đựng mối quan hệ giữa cho vay và người vay. Chính mối quan hệ này quyết định bản chất của tín dụng.

 Chức năng của tín dụng

Chức năng phân phối lại :

Tín dụng là sự chuyển nhượng từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chổ :

- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.

- Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí