Biểu Đồ Cho Vay Theo Cơ Cấu Nội, Ngoại Tệ (2011–2013)


Sơ đồ 2.6: Biểu đồ cho vay theo cơ cấu nội, ngoại tệ (2011–2013)


Triệu VNĐ

350,000

300,000

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0

300,355

261,818

192,371

190,837

206,145

178,212

Nội tệ

Ngoại tệ

2011 2012 2013


Tình hình Doanh số cho vay


Bảng số liệu 2.6 cho ta thấy rò sự tăng trưởng vượt bậc của cho vay theo ngoại tệ trong hai năm 2012 và 2013, trong khi trước đó dư nợ cho vay theo nội, ngoại tệ năm 2011 có cơ cấu khá đều nhau và không chênh lệch nhau quá nhiều.

Trong năm 2011, cho vay nội tệ đạt 190.837 triệu đồng chiếm 49,8% trong tổng cho vay theo cơ cấu nội, ngoại tệ. Cho vay ngoại tệ mà chủ yếu là cho vay USD chiếm tỷ trọng nhiều hơn nhưng không quá cao so với cho vay nội tệ, đạt tỷ lệ 50,2% tương đương với số tiền là 192.371 triệu đồng.

Sang năm 2012, cho vay nội tệ bất ngờ giảm xuống nhưng tổng dư nợ cho vay lại tăng lên, việc tăng lên đó chủ yếu là do cho vay ngoại tệ tăng cao hơn so với năm 2011 là

69.447 triệu đồng với tỷ lệ tăng lên thêm là 0,36%. Cụ thể cho vay ngoại tệ năm 2012 đạt 261.818 triệu đồng chiếm tỷ lệ 59,5% trong cơ cấu cho vay nội ngoại tệ. Trong khi đó, cho vay nội tệ giảm xuống chỉ chiếm 40,5% tương đương 178.212 triệu đồng, giảm 12.625 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 0,07% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2011).

Năm 2013, cho vay nội tệ và ngoại tệ đều tăng cao hơn so với năm 2012. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã có thêm nhiều chính sách cho vay nội ngoại tệ hấp dẫn để thỏa mãn nhu cầu của nhiều khách hàng trong nền kinh tế thị trường. Cho vay nội tệ năm 2013 đạt 206.145 triệu đồng với tỷ lệ là 40,7%, tăng 27.933 triệu đồng tương đương với tỷ lệ


tăng 0,16% so với năm 2012. Cho vay ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể chiếm 59,3% với số tiền đạt được là 300.355 triệu đồng, so với năm 2012 thì cho vay ngoại tệ tăng 0,15% với số tiền tăng thêm là 38.537 triệu đồng.

Khi cho vay theo ngoại tệ, Ngân hàng không những phải đối phó với những rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với những rủi ro về tỷ giá hối đoái (đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính như hiện nay). Việc đồng Việt Nam mất giá so với đồng ngoại tệ gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ. Tuy vậy cho vay bằng ngoại tệ không những không giảm xuống mà còn có xu hướng tăng lên trong những năm vừa qua, đó là do đất nước ta đang dần dần mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề phát triển của những công ty đa quốc gia và nền kinh tế ngoại thương đang được đẩy mạnh ra toàn thế giới thì việc cần có nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ là hết sức cần thiết. Việc cần làm bây giờ của các NHTM nói chung và HDBank nói riêng là đảm bảo lượng cung ứng ngoại tệ cho thị trường và điều chỉnh lãi suất cũng như tỷ giá phù hợp với nền kinh tế xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập toàn cầu.

Tình hình thu hồi nợ


Sơ đồ 2.7: Biểu đồ thu nợ theo cơ cấu nội, ngoại tệ (2011 – 2013)


Triệu VND

300,000

284,760

257,328

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0

185,942 184,137

200,743

174,255

Nội tệ

Ngoại tệ

2011 2012 2013


Tình hình thu nợ theo cơ cấu nội, ngoại tệ cũng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, nội tệ năm 2011 Ngân hàng thu nợ được 185.942 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ giảm xuống còn 174.255 triệu đồng, giảm 11.687 triệu đồng tương ứng 6,29% so với


năm 2011. Và doanh số thu nợ tăng cao lên 200.743 triệu đồng vào năm 2013, tăng

26.488 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 15,20%. Theo đó, thu nợ ngoại tệ tăng trưởng vượt trội trong 2 năm 2012 và 2013, trong khi năm 2011 chỉ thu được 184.137 triệu đồng thì sang năm 2012 tăng lên đạt 257.328 triệu đồng, tăng 73.191 triệu đồng tương ứng 39,75% so với năm 2011. Năm 2013 thu nợ ngoại tệ tiếp tục tăng lên đạt 284.760 triệu đồng, tăng

27.432 triệu đồng so với năm 2012, với tỷ lệ tăng là 10,66%


Tình hình ngoại tệ ở nước ta trong những năm trở lại đây đang là hiện tượng rất cấp bách do nền kinh tế thị trường đang mở cửa hội nhập với quốc tế. Tuy nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như tình hình bất động sản đóng băng, đầu tư nước ngoài suy giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn không ngần ngại mở cửa hội nhập kinh tế. Và tình hình thu nợ ngoại tệ của Ngân hàng tăng trưởng cao đã cho thấy sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp, đồng thời thu nợ ngoại tệ đã đem về nguồn ngoại tệ khá cao cho Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.

2.2.2.2 Tình hình nợ xấu tại HDBank Lạc Long Quân

Nợ xấu là những khoản nợ đến hạn thanh toán nhưng khách chưa thanh toán cho Ngân hàng, Ngân hàng phải làm thủ tục chuyển sang nợ xấu. Đây là một dạng nợ mà Ngân hàng cần hạn chế đến mức thấp nhất. Do đó phân tích tình hình nợ xấu sẽ cho ta thấy thực tế số tiền Ngân hàng cho vay nhưng đến hạn vẫn chưa thu hồi được. Trên nguyên tắc nợ xấu chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, nợ xấu càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặt khác, nợ xấu còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, khả năng thu nợ gốc đã khó thì khả năng thu lãi càng khó hơn. Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì chỉ tiêu nợ xấu là không thể tránh khỏi, nhưng phải hạn chế chỉ tiêu này tới mức thấp nhất vì nó có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng.

Theo Quyết nh 493 của NHNN Việt Nam thì nợ của NHTM được chia thành 5 nhóm, nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý và nhóm 3 đến nhóm 5 là nhóm nợ xấu. Theo quyết định này thì tỷ lệ nợ xấu từ 2 – 5% là một tỷ lệ chấp nhận được.


Bảng 2.6: Tình hình nợ cho vay theo phân loại nợ (2011 – 2013)

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tăng trưởng

(%)


Số tiền

Tăng trưởng

(%)

Nợ đủ tiêu chuẩn

365.043

95,26

399.597

90,81

463.614

91,53

34.554

9,47

64.017

16,02

Nợ cần chú ý

12.036

3,14

33.013

7,50

22.889

4,52

20.977

174,27

(10.124)

(30,67)

Nợ dưới tiêu chuẩn

991

0,26

1.944

0,44

8.343

1,65

953

96,17

6.399

329,18

Nợ nghi ngờ

2.289

0,60

2.869

0,66

5.070

1,00

580

25,34

2.201

76,72

Nợ có khả năng mất vốn


2.849


0,74


2.607


0,59


6.584


1,30


(242)


(8,42)


3.977


152,55

Tổng

383.208

100

440.030

100

506.500

100

56.822

14,83

66.470

15,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân - 8


(Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân)


51


Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu theo phân loại nợ (2011 – 2013)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2011


2012


2013

2012/2011

2013/2012


Số tiền

Tăng trưởng (%)


Số tiền

Tăng trưởng (%)

Nợ dưới tiêu chuẩn

991

1.944

8.343

953

96,17

6.399

329,18

Nợ nghi ngờ

2.289

2.869

5.070

580

25,34

2.201

76,72

Nợ có khả năng mất vốn


2.849


2.607


6.584


(242)


(8,42)


3.977


152.55

Tổng

6.129

7.420

19.997

1.291

21,06

12.577

169,50

(Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân)

Sơ đồ 2.8: Biểu đồ nợ xấu theo phân loại nợ (2011 – 2013)


Triệu VND

8,343


6,584


5,070

2,849 2,826,9607

2,289 1,944

991

9,000

8,000

7,000

Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

Nợ có khả năng mất vốn

6,000

5,000

4,000

3,000

2,000

1,000

0

2011 2012 2013


Tình hình nợ xấu tại HDBank Lạc Long Quân giảm đều trong hai năm 2011 và 2012 nhưng lại bất ngờ tăng mạnh trong năm 2013. Để đánh giá được tình hình nợ xấu của Ngân hàng, ta nên đi sâu vào phân tích 3 nhóm nợ thuộc nợ xấu là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5).

+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, số dư thuộc nhóm này rất ít và tăng đều qua các năm. Năm 2011, nợ dưới tiêu chuẩn chỉ có 991


triệu đồng chiếm 0,26% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2012 tăng lên chiếm 0,44% tương đương 1.944 triệu đồng, tăng 953 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng tương đương là 96,17%. Nhưng đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng mạnh đạt 8.343 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,65%, so với năm 2012 tăng 6.399 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 329,18%.

+ Nhóm nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, số dư nợ của nhóm nợ này tăng dần trong hai năm 2011, 2012 và tăng mạnh vào năm 2013. Cụ thể, năm 2011, nợ nghi ngờ chiếm tỷ trọng 0,60% tương đương với số tiền là 2.289 triệu đồng. Năm 2012 tăng 580 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 25,34% so với năm 2011, với số tiền đạt được là 2.869 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,66% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2013, nhóm nợ này tăng lên chiếm 1,00% trong tổng dư nợ cho vay tương đương với

5.070 triệu đồng, tăng 2.201 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 76,72%.


+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, số dư của nhóm nợ này tại HDBank tăng cao trong năm 2013 và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng. Năm 2011, nhóm nợ này chiếm 0,74% với số tiền tương đương là 2.849 triệu đồng. Năm 2012 giảm xuống chiếm 0,59% với số tiền giảm còn 2.607 triệu đồng, tỷ lệ giảm so với năm 2011 là 8,42% tương đương với số tiền giảm là 242 triệu đồng. Sang năm 2013, nhóm nợ này tăng trở lại chiếm 1,30% trong tổng dư nợ cho vay với số tiền là 6.584 triệu đồng, so với năm 2012 thì số tiền tăng là 3.977 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 152,55%.

Tỷ lệ số dư nợ xấu của HDBank Lạc Long Quân năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 1,60%, 1,67% và 3,95% trong tổng số dư nợ cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ rất thấp nên không có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy chất lượng hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng được nâng cao và hiệu quả. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong vòng kiểm soát, chưa vượt quá mức cho phép của Ngân hàng, nhưng toàn Ngân hàng nói chung và các CBTD của Phòng tín dụng nói riêng vẫn nghiêm túc thực hiện việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn về thẩm định tín dụng và tìm thêm nhiều biện pháp để làm giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất, tất cả chỉ vì mục đích chung là nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng và tối đa hóa lợi nhuận.


2.2.2.3 Đánh giá tình hình hoạt động cho vay của HDBank Lạc Long Quân

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của HDBank Lạc Long Quân

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

Tổng vốn huy động

477.560

481.200

616.910

Doanh số cho vay

383.208

440.030

506.500

Doanh số thu nợ

370.079

431.583

485.503

Nợ quá hạn

18.165

40.433

42.886

Dư nợ bình quân

201.065

226.076

259.522

Nợ xấu

6.129

7.420

19.997

Doanh số cho vay/Vốn huy động (%)

80,24

91,44

82,10

Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay (%)

96,57

98,08

95.85

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%)

4,74

9,19

8,47

Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân (vòng)

1,84

1,91

1,87

Nợ xấu/Tổng dư nợ (%)

1,60

1,69

3,95

(Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân)


2.2.2.3.1 Chỉ tiêu tỷ lệ Cho vay/Vốn huy động

Qua bảng số liệu ta thấy Ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình qua các năm thể hiện qua tổng dư nợ/tổng nguồn vốn đều đạt khá cao. Năm 2011 tỷ lệ này đạt 80,24% sang năm 2012 tăng lên tới 91,44%, đến năm 2013 lại giảm xuống còn 82,10%. Chỉ số này chứng tỏ mức tập trung vốn của Ngân hàng để cho khách hàng vay khá cao, lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ổn định. Nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng triệt để cho hoạt động cho vay.

Năm 2013, tỷ lệ giảm xuống do Ngân hàng không chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay mà còn đa dạng hóa thêm nhiều loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ khác để nâng cao lợi nhuận và phân tán mức độ rủi ro khi cho vay bằng nguồn vốn huy động.


2.2.2.3.2 Chỉ tiêu Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay)


Chỉ tiêu Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay (hay còn gọi là hệ số thu nợ) của HDBank Lạc Long Quân năm 2011 là 96,57%, năm 2012 là 98,08% và năm 2013 là 95,85%. Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua các năm có sự tăng giảm không đều, tuy nhiên sự tăng giảm này đều chiếm tỷ lệ rất cao cho thấy hoạt động cho vay đang phát triển rất mạnh.

Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay trong giai đoạn 2011 – 2013 rất cao và luôn cao hơn doanh số thu nợ, tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn. Giai đoạn 2011 – 2012 , tốc độ tăng của doanh số cho vay là 14,83% cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ là 0,29%, còn giai đoạn 2012 – 2013 thì sự chệnh lệch này là 0,09%, giảm đáng kể so với giai đoạn trước. Tăng trưởng doanh số cho vay đi kèm với tăng doanh số thu nợ và chênh lệch của sự tăng trưởng này ngày càng được rút ngắn cho thấy công tác cho vay tại Ngân hàng đang phát triển rất tốt.

2.2.2.3.3 Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ

Nhìn vào bảng số liệu 2.8 ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 4,74%, đến năm 2012 tăng mạnh lên đến 9,19% và năm 2013 giảm xuống còn 8,47%. Ta thấy năm 2012, mức rủi ro này cao nhất trong ba năm, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012 nền kinh tế trong nước có nhiều biến động như lạm phát tăng cao, nền kinh tế trong nước và thế giới không ổn định nên một số doanh nghiệp nhỏ làm ăn thất bại dẫn đến việc không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Tuy nhiên đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm xuống còn 8,47%, dù chỉ số này vẫn còn khá cao nhưng cũng nói lên được khả năng thu hồi nợ cùa Ngân hàng đã được cải thiện rất tốt, số nợ chưa thu hồi được đã gi m xuống rất nhiều. Để đạt được kết quả như vậy là do các CBTD đã thực hiện ngày càng tốt hơn quy trình cho vay, đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ cũng như thiện chí trả nợ c a khách hàng.

Để duy trì thành tích đó Ngân hàng cần phải không ngừng phát huy hiệu quả của công tác thu hồi nợ để chỉ tiêu này ngày một giảm hơn.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí