so với doanh thu thuần vẫn còn ở mức thấp, năm 2012 tăng lên cũng đáng kể so vs năm 2010 và năm 2011. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng TS hiệu quả hơn dẫn đến ít tốn kém chi phí sử dụng TS.
Suất hao phí TS so với lợi nhuận
Từ bảng ta thấy rằng thấy suất hao phí TS so với lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2010, để thu về 1 đồng lợi nhuận thì cần bỏ ra 22,95 đồng TS. Nhưng đến năm 2011 chỉ số này đã tăng lên 30,19 đồng, mức tăng là 31,57%. Đến năm 2012, chỉ số này đã tăng lên 18,67% so với năm 2011, tức là để thu về 1 đồng lợi nhuận thì bỏ ra 35,83 đồng TS. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng TS không hiệu quả, nên tỷ trọng hao phí TS cao. Bởi vậy, để tiết kiệm TS, nâng cao lợi nhuận thì công ty cần có những chính sách nhằm phân phối hiệu quả lại TS sử dụng.
2.2.4.2 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng TSNH
Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Đơn vị tính : Đồng
Năm 2012 | Năm 2011 | Năm 2010 | Chênh lệch (%) | ||
2012-2011 | 2011-2010 | ||||
Doanh thu thuần (VND) | 7.490.772.354.00 | 8.123.478.663 | 6.216.190.264 | (7,79) | 30,68 |
TSNH(VND) | 3.024.078.671 | 2.930.918.861 | 2.668.685828 | 3,18 | 9,83 |
Lợi nhuận sau thuế (VND) | 136.719.887 | 172.446.949 | 204.966.860 | (20.72) | (15,87) |
Hiệu suất sử dụng TSNH (Lần) | 2,48 | 2,77 | 2,33 | (10,63) | 18,99 |
Suất hao phí của TSNH so doanh thu thuần (Lần) | 0,40 | 0,36 | 0,43 | 11,89 | (15,96) |
Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận (Lần) | 22,12 | 17,00 | 13,02 | 30,14 | 30,54 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Ấn Tượng Châu Á
- Quy Trình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
- Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Du lịch Ấn tượng Á Châu - 9
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Du lịch Ấn tượng Á Châu - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)
Giai đoạn từ 2010 – 2011: Hiệu suất sử dụng tổng TSNH trong năm 2011 là 2,48 lần. So với năm 2010 thì tăng 0,44 lần, nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng trong khi đó tài sản ngắn hạn sử dụng lại giảm (doanh thu thuần tăng 30,68%, tài sản ngắn hạn giảm 7,79% so với năm 2010). Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của công ty trong năm 2011 tốt hơn so với năm 2010, giúp công ty hạn chế
45
bớt ứ đọng vốn và tiết kiệm được một lượng tài sản.
Giai đoạn từ 2011-2012: Số vòng quay vốn lưu động trong giai đoạn này giảm, cụ thể là từ 2,77 lần trong năm 2011 giảm nhẹ chỉ còn 2,48 lần ở năm 2012, tức là giảm 0,29 lần so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn sử dụng. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài hơn, như vậy trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty ngày càng giảm làm cho tài sản ngắn hạn bị lãng phí.
Suất hao phí của TSNH so với doanh thu
Qua bảng 2.6 ta cũng thấy được suất hao phí của TSNH so với doanh thu qua các năm ở mức khá thấp. Năm 2010 là 0,43 lần tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,43 đồng TSNH. Suất hao phí của TSNH thấp hơn đạt 0,36 lần và năm 2012 tăng lên 11,89% so vơi năm 2011 là 0,40 lần. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng của doanh thu so với tốc độ tăng của TSNH cao hơn. Như vậy, có thể kết luận là suất hao phí của TSNH so với doanh thu qua các năm có sự gia tăng giảm dao động quanh giá trị 0,39 lần, cho thấy mức độ sử dụng vốn cho TSNH khá ổn định. Điều này không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch huy động vốn cho TSNH mà còn giúp cho doanh nghiệp không bị lãng phí vốn cho hoạt động SXKD, giảm chi phí sử dụng vốn và tăng khả năng sinh lời.
Suất hao phí TSNH so với lợi nhuận
Nhìn qua bảng phân tích 2.6, ta thấy suất hao phí TSNH so với lợi nhuận sau thuế có xu hướng dần tăng qua các năm. Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010, từ 13,02 lần lên 17,00 lần mức tăng là 30,54%. Sang đến năm 2012 thì chỉ số này đã tăng lên 30,14% lần so với năm 2011 là 22,12 lần, cho thấy chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của công ty trong năm chưa tốt.
Vòng quay các khoản phải thu
Bảng 2.7. Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu
Đơn vị tính : Đồng
Năm 2012 | Năm 2011 | Năm 2010 | Chênh lệch | ||
2012−2011 | 2011−2010 | ||||
Doanh thu thuần | 7.490.772.354 | 8.123.478.663 | 6.216.190.264 | (7,79)% | 30,68% |
Phải thu khách hàng | 1.792.086.087 | 1.632.030.434 | 1.424.729.434 | 9,81% | 14,55% |
Số vòng quay các khoản phải thu ( vòng) | 4,18 | 4,98 | 4,36 | (0,80) | 0,61 |
Kỳ thu tiền bình quân(ngày) | 86,13 | 72,33 | 82,51 | 13,80 | (10,19) |
46
Thang Long University Library
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)
Trong giai đoạn từ 2010 − 2011: tốc độ luân chuyển khoản phải thu tăng 0,61 vòng. Nguyên nhân là do năm 2011 doanh thu thuần tăng 30,68%, trong khi đó thì khoản phải thu khách hàng lại giảm 4,55 % so với năm 2010. Như vậy trong giai đoạn này khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp khả quan hơn. Đến 2012 tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm 0,8 vòng so với năm 2011. Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do khoản phải thu tăng có tốc độtăng cao hơn so với tốc dộ tăng của doanh thu thuần lại. Tình hình thu hồi nợ trong giai đoạn này không tốt bằng so với giai đoạn từ 2010 − 2011 nhưng có thể thấy doanh thu bán chịu để mở rộng thị trường, gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Từ kết quả phân tích và dựa vào bảng ta nhận thấy qua ba năm hoạt động thì tốc độluân chuyển khoản phải thu có xu hướng giảm dần, đây là dấu hiệu không tốt, nó thể hiệnkhả năng thu hồi vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếmdụng, gây khó khăn hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp
Kỳ thu tiền bình quân
Nhìn vào bảng 2.7, ta thấy rằng kỳ thu tiền bình quân của công ty trong năm 2011 khoảng 72 ngày thấp hơn khoảng 10 ngày so với năm 2010. Năm 2012 bình quân khoảng 86 ngày mới thu hồi được nợ (tăng khoảng 13 ngày so với năm 2011). Tỉ số này cao hay thấp còn phụ thuộc vào chính sách hoạt động của công ty. Hình thức thu tiền của công ty là: nếu các khách hàng chưa quen biết thì họ phải gửi tiền trước khi họ đặt dịch vụ của Công ty, nếu khách hàng quen thì họ có thể gửi tiền sau hoặc gửi tiền từng phần. Khi có đoàn gửi khách sang thì họ trả một phần giá trị dịch vụ, sau đó khi gửi đoàn khác sang thì họ tiếp tục trả phần còn lại. Có thể nói thời gian thu tiền khá là dài bởi Công ty chưa đủa mạnh để ép phía bên đối tác trả tiền sớm và do quan hệ hệ kinh doanh họ cần phải làm vậy. Nhưng công ty nên tìm cách giảm kỳ thu tiền bình quân vì nó liên quan đến chi phí của Công ty.
Vòng quay hàng tồn kho
47
Bảng 2.8. Phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho
Đơn vị tính : Đồng
Năm 2012 | Năm 2011 | Năm 2010 | Chênh lệch | ||
2012/2011 | 2011/2010 | ||||
Giá vốn hàng bán | 6.317.384.423 | 6.940.126.934 | 5.235.564.100 | (8,97)% | 32,56% |
Hàng tồn kho | 74.842.356 | 65.856.444 | 47.568.325 | 13,64% | 38,45% |
Vòng quay hàng tồn kho | 84,41 | 105,38 | 110,06 | (20,97) | (4,68) |
Thời gian quay vòng hàng tồn kho | 4,26 | 3,42 | 3,27 | 0,85 | 0,15 |
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2011 là 105,38 vòng, mỗi vòng là 9 ngày. So với năm 2010 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2010 giảm 4,68 vòng, mỗi vòng tăng 0,15 ngày. Lý do là tốc dộ tăng của giá vốn hàng bán so với tốc độ tăng của hàng tồn kho năm 2011 giảm so với năm 2010. Tương tự ta thấy, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán so với tốc độ tăng của hàng tồn kho năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 nên thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm mạnh chỉ còn 84,41 vòng trong năm 2012 và mỗi vòng 4 ngày, tức là giảm 20,97 vòng, mỗi vòng tăng 0,85 ngày so với năm 2011.
Như vậy nhìn chung qua ba năm 2010, 2011, 2012 vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm dần thể hiện sản phẩm của Công ty ngày càng thấp nên tình hình bán ra chưa tốt. Vì vậy, Công ty cần chú ý tiết kiệm vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.
2.2.4.3 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng TSDH
48
Thang Long University Library
Bảng 2.9. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Đơn vị tính : Đồng
Năm 2012 | Năm 2011 | Năm 2010 | Chênh lệch (%) | ||
2012-2011 | 2011-2010 | ||||
Doanh thu thuần (VND) | 7.490.772.354 | 8.123.478.663 | 6.216.190.264 | (7,79) | 30,68 |
TSDH(VND) | 1.874.487.321 | 2.275.855.016 | 2.035.091.900 | (17,64) | 11,83 |
Lợi nhuận sau thuế (VND) | 136.719.887 | 172.446.949 | 204.966.860 | (20,72) | (15,87) |
Hiệu suất sử dụng TSDH (Lần) | 4,00 | 3,57 | 3,05 | 11,96 | 16,86 |
Suất hao phí của TSDH so doanh thu thuần (Lần) | 0,25 | 0,28 | 0,33 | (10,68) | (14,43) |
Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận (Lần) | 13,71 | 13,20 | 9,93 | 3,89 | 32,92 |
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)
Từ bảng 2.9 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012 hiệu suất sử dụng tài sản cố định liên tục tăng. Năm 2010 hiệu suất sử dụng TSDH là 3,05 lần, năm 2011 tăng 0,51 lần. Sang năm 2012 tiếp tục tăng 0,43 lần. Như vậy nhìn chung qua 3 năm hoạt động từ 2010 − 2012 hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn có xu hướng ngày càng tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do vốn cố định sử dụng giảm và tăng với tốc độ nhẹ, trong khi đó doanh thu thuần lại tăng với tốc độ nhanh hơn. Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng, đồng thời thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp ngày càng nhanh, có điều kiện tích luỹ.
Suất hao phí của TSDH so với doanh thu
Suất hao phí của TSDH so với doanh thu có xu hướng giảm đều qua các năm. Năm 2010 chỉ số này là 0,33 lần, năm 2011 chỉ số này còn 0,28 lần và năm 2012 chỉ số là 0,25 lần. Tức là 1 đồng doanh thu thuần thì cần 0,33 đồng TSDH năm 2010, cần 0,28 đồng TSDH năm 2011, và 0,25 đồng TSDH năm 2012. Điều đấy cho thấy hiệu quả sử dụng TSDH của công ty có tiển triển theo chiều hướng tốt, hoàn toàn phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch của Công ty.
Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận sau thuế
Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 chỉ số là 9,93 lần, đến năm 2001 chỉ số này tăng lên 13,20
49
lần nhưng năm 2012 chỉ số này tăng lên 13,71 lần. Tức là để tạo 1 đồng lợi nhuận sau thuế công ty cần bỏ ra 9,93 đồng TSDH năm 2010; 13,02 đồng năm 2011 và 13,71 đồng năm 2012. Những con số này cho biết công ty sử dụng ngày càng kém hiệu quả TSDH, công ty nên có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TS để góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
2.2.5. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.10. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị tính : Đồng
Năm 2012 | Năm 2011 | Năm 2010 | Chênh lệch (%) | ||
2012-2011 | 2011-2010 | ||||
Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) | 1,83 | 2,12 | 3,30 | (14,02) | (35,62) |
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) | 7,87 | 10,63 | 12,38 | (25,93) | (14,18) |
Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) | 2,79 | 3,31 | 4,36 | (15,73) | (23,99) |
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)
2.2.5.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Tử bảng số liệu 2.10, ta thấy lợi nhuận trên doanh thu giảm dần qua 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 3,30; 2,12; 1,83. Điều này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 3,30 đồng lợi nhuận năm 2010; 2,12 đồng lợi nhuận năm 2011 và 1,83 đồng năm 2012. Qua đó năm 2011 giảm 35,62% so với năm 2011; năm 2012 giảm 14,02% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăngcủa lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Nguyên nhân là do sự tác động của nền kinh tế, làm tăng các khoản chi phí của công ty kéo theo sự giảm dần của tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế, theo đó làm giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Có thể nói năm 2011 và năm 2012, lạm phát tăng cao, nền kinh tế gặp khủng hoảng, dẫn đến các chi phí quản lý khác cũng tăng lên đáng kể. Do đó trong những năm tới để giúp nâng dần chỉ tiêu này lên Công ty cần phải có các biện pháp để giảm bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận.
2.2.5.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này rất được quan tâm nhất là các nhà đầu tư, tỉ số này nói lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Dựa vào bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh ở các năm 2010, 2011, 2012 thì tạo ra lần lượt 12,38
50
Thang Long University Library
đồng; 10,63 đồng và 7,87 đồng. Nhìn vào số liệu ở phụ lục 1 và 2, tỉ số này giảm là do vốn chủ sở hữu thay đổi không đáng kể và lợi nhuận sau thuế giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ngày càng thấp, tuy nhiên tỷ suất này mang giá trị dương nên chính tỏ Công ty làm ăn có lãi.
2.2.5.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2011 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 3,31 đồng lợi nhuận, so với năm 2010 thì đã giảm 23,99 đồng, chứng tỏ năm 2011 Công ty sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn so với năm 2010. Năm 2012 hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giảm, bằng chứng là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm 15,73% so với năm 2011. Dễ thấy nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản ở ba năm kém hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung qua ba năm ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm dần, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng cao.
2.2.6. Phân tích theo phương pháp Dupont
Hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào được coi là có hiệu quả? Những biểu hiện cụ thể của hiệu quả kinh doanh là gì? Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng cách nào? Làm sao để sản xuất kinh doanh có hiệu quả? Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont cũng là một cách để tìm câu trả lời.
Tính theo ROA:
Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của ROS và Hiệu suất sử dụng TS lên ROA
(%) | X | (Lần) | = | ROA (%) | |
Năm 2010 | 3,30% | 1,32 | 4,36 | ||
Năm 2011 | 2,12% | 1,56 | 3,31 | ||
Năm 2012 | 1,83% | 1,53 | 2,79 | ||
Chênh lệch 10/11 | (1,18) | 0,24 | (1,05) | ||
Chênh lệch 11/12 | (0,29) | (0,03) | (0,52) |
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)
ROS năm 2012 bằng 2,79% là thấp nhất và năm 2010 bằng là cao nhất, cho thấy năm 2010 hiệu quả sử dụng vốn của công ty là khả quan nhất, nhưng lại có dấu hiệu không tốt. Qua bảng 2.11 ta thấy ROA chịu tác động của 2 nhân tố lợi nhuận ròng trên doanh thu và doanh thu trên tổng TS, trong đó giá trị ROA giảm là do ROS giảm vì vậy muốn nâng cao tỷ lệ này công ty cần có những giải pháp để nâng cao ROS, tuy nhiên vẫn phải kết hợp đồng nâng cao giá trị của vòng quay TS. Nguyên nhân năm 2012 tỷ suất sinh lời trên doanh thu thấp như vậy là do cuộc khủng hoảng nền kinh tế
51
đã ảnh hưởng đến công ty nên tỷ số này giảm 0,29% so với năm 2010. Đồng thời, với khả năng quản lý chi phí của công ty không hiệu quả dẫn đến ROS giảm khiến cho hiệu quả sinh lời trên tổng TS giảm, mặt khác cũng trong năm 2012 khả năng quản lý TS của công ty cũng giảm so vơi năm 2011 0,03 lần xuống còn 1,53 lần, khiến cho ROA cũng giảm.
Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời TS của công ty có xu hướng giảm mạnh qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi cả hai nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng TS. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai yếu tố trên có thể giải thích do ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và nội tại bên trong doanh nghiệp.
Tính theo ROE:
Bảng 2.12 Chỉ tiêu ROE theo phương pháp Dupont
Lãi ròng Doanh thu | x | Doanh thu Tổng TS | x | Tổng TS VCSH | = | ROE(%) | |
Năm 2010 | 3,30% | 1,32 | 2,84 | 12,38% | |||
Năm 2011 | 2,12% | 1,56 | 3,21 | 10,63% | |||
Năm 2012 | 1,83% | 1,53 | 2,82 | 7,87% | |||
Chênh lệch 10/11 | (0,01) | 0,24 | 0,37 | (0,02) | |||
Chênh lệch 11/12 | (0,00) | (0,03) | (0,39) | (0,03) |
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)
Dựa vào bảng phân tích trên nhân thấy ROE bị ảnh hưởng bởi: ROS, khả năng quản lý TS và cơ cấu tài trợ của Công ty. Dễ thấy ROE giảm mạnh qua các năm. Trong năm 2011 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 10,63 đồng lợi nhuận, so với năm 2010 thì đã giảm 0,02 đồng. Đến năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tieweps tục giảm, cụ thể là năm 2012 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 1,87 đồng lợi nhuận (giảm 0,03 đồng so với năm 2011). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm, đồng thời hệ số quay vòng vốn cũng giảm. do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng số vòng quay vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính của Công ty
2.3.1. Các nhân tố chủ quan
Nhân tố con người
Theo số liệu thống kê hiện nay tỷ lệ nhân viên của Công ty có trình độ đại học là 35%, cao đẳng là 20%, trung cấp là 10%, sơ cấp là 10% và lao động khác là 5%.
52
Thang Long University Library