Về đối tượng được BT, HT khi NN thu hồi đất theo quy định của LĐĐ 2003 và NĐ số 197/2004/NĐCP, bao gồm: Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang SDĐ bị NN thu hồi đất.
Như vậy, so với LĐĐ 1993, đối tượng được BT, HT khi NN thu hồi đất theo LĐĐ 2003 đã được mở rộng hơn, không chỉ có tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước mà còn bao gồm cả cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị NN thu hồi đất cũng được BT, HT. Việc mở rộng đối tượng được BT, HT khi NN thu hồi đất là rất cần thiết nhằm phù hợp với thực tế SDĐ ở nước ta hiện nay; bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của người SDĐ là cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hơn nữa, việc mở rộng đối tượng được BT, HT khi NN thu hồi đất còn phù hợp
với mục tiêu bảo đảm tính tương thích về pháp luật trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới; đồng thời “xoá dần sự
khác biệt về
quyền SDĐ giữa người
Việt Nam trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, động viên
người Việt nam định cư ở nước ngoài hướng về tổ quốc” [18, tr.12].
2.2.2. Nguyên tắc chung về chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến - 1
- Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến - 2
- Thực Tiễn Pháp Lý Về Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Của Trung Quốc Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam
- Giá Đất Để Tính Bồi Thường Và Chi Phí Đầu Tư Vào Đất Còn Lại
- Thực Trạng Áp Dụng Giá Đất Để Tính Bt, Ht Khi Nn Thu Hồi Đất Trên Địa Bàn Tp Hà Nội
- Hỗ Trợ Bằng 80% Mức Bồi Thường Theo Quy Định Của Bản Quy Định Cho Các Trường Hợp Sau:
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Nghiên cứu pháp luật hiện hành về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
cho thấy việc bồi thường, hỗ nguyên tắc cơ bản sau đây:
trợ
và tái định cư
được thực hiện dựa trên các
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền SDĐ thì tiền bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án;
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có thu tiền SDĐ, tiền thuê đất có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
và kinh phí tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo các quy
định tại Nghị định số 197/2004/NĐCP và được trừ vào tiền SDĐ, tiền thuê đất phải nép;
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có thu tiền SDĐ, tiền thuê đất thì không phải trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trường hợp đã chi trả thì được trừ số tiền đã trả vào tiền SDĐ hoặc tiền thuê đất phải nép;
Mức được trừ
không vượt quá số
tiền SDĐ, tiền thuê đất phải nép
(Khoản 4, Điều 5, NĐ 198/2004/NĐCP).
Đối với vấn đề
tái định cư, Nghị
định số
197/2004/NĐCP quy định:
“Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại NĐ này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: (i). Bồi thường bằng nhà ở; (ii) Bồi thường bằng giao đất ở mới; (iii) Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.” (Điều 4);
Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn quy định tuỳ từng trường hợp cụ thể, người bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi sẽ được BT hoặc HT đối với toàn bộ diện tích đất bị thu hồi, BT hoặc HT về tài sản
hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư
vào đất bị
NN thu hồi, HT di
chuyển, HT ổn định đời sống, HT đào tạo chuyển đổi nghề, HT để ổn định SX và đời sống tại khu TĐC.
2.3. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ về đất
2.3.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất
Khi NN thu hồi đất, vấn đề bồi thường, hỗ trợ về đất luôn luôn là vấn đề phức tạp, xẩy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại nhất vì phần giá trị được BT, HT về đất chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị mà người bị thu hồi đất được hưởng. Theo pháp luật hiện hành, việc BT, HT cho người có đất bị thu hồi được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, thực hiện BT hoặc HT đối với toàn bộ diện tích đất bị NN thu hồi. Khi NN thu hồi đất thì toàn bộ diện tích đất bị thu hồi của người bị thu hồi
đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được BT. Trong trường hợp
toàn bộ hoặc một phần diện tích đất bị thu hồi không đủ điều kiện được BT thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) xem xét để HT;
Pháp luật quy định việc xem xét HT cho người bị thu hồi đất trong trường
hợp không đủ điều kiện để được BT là xuất phát từ tính ưu việt của chế độ
XHCN và từ thực tế SDĐ ở nước ta. Mặc dù không đủ điều kiện để được BT về đất, nhưng khi NN thu hồi đất để sử dụng mang lại lợi Ých chung, NN vẫn thực hiện HT để bù đắp một phần những thiệt hại, rủi ro mà người bị thu hồi đất phải gánh chịu và giúp họ nhanh chóng ổn định được cuộc sống sau khi bị thu hồi đất;
Thứ hai, người bị thu hồi đất đang SDĐ vào mục đích nào thì được BT bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để BT thì được BT bằng giá trị quyền SDĐ tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp BT bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền (Khoản 2, Điều 6, NĐ 197/2004/NĐCP);
Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các TP lớn nh Hà Nội, nơi có mật độ độ dân số cao, tốc độ đô thị
hoá nhanh và quỹ
đất tự
nhiên rất hạn hẹp. Điều 4, Bản quy định về
“bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện NĐ số 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ khi NN thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 26/2005/QĐUB ngày 18/02/1005 (hiện tại quyết định này đã hết hiệu lực) của UBND TP Hà Nội (sau đây gọi tắt là QĐ 26/2005/QĐUB) quy định: “…Do NN không còn quỹ đất nông nghiệp chưa giao sử dụng, nên người bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn TP chỉ được BT, HT bằng tiền theo giá đất do UBND TP quy định, không được BT bằng đất nông nghiệp”;
Về nguyên tắc BT khi NN thu hồi đất ở trên địa bàn TP Hà Nội, QĐ
108/2009/QĐUB quy định:
1. Khi Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có một trong các điều kiện quy định thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì được xem xét hỗ trợ.
2. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước.
4. Người được Nhà nước giao sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp; Người được Nhà nước giao sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở nhưng tự ý sử dụng làm đất ở thì chỉ được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). [14, tr1]
Nh vậy, với điều kiện thực tế của Hà Nội, khi NN thu hồi đất, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất ở (đặc biệt là ở nội thành, nội thị) đều chủ yếu được BT bằng tiền. Điều này cũng đặt ra cho TP Hà Nội phải giải quyết các
vấn đề
về nhà
ở, đất ở
TĐC khi thu hồi đất ở
và vấn đề
chuyển đổi nghề
nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp;
Thứ ba, trường hợp người SDĐ được bồi thường khi NN thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với NN theo quy định của pháp
luật thì phải trừ
đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ
tài chính vào số
tiền
được BT, HT để hoàn trả ngân sách NN;
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đối với NN. NN luôn tôn trọng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người SDĐ; song đồng thời người SDĐ cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với NN.
2.3.2. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ về đất
2.3.2.1. Điều kiện để được BT, HT về đất theo quy định tại các Nghị định số: 22/1998/NĐCP và 197/2004/NĐCP.
Khi NN thu hồi đất, điều kiện để được BT về đất là một nội dung quan trọng để NN thực hiện việc BT hoặc HT cho người bị thu hồi đất. Thực tế cho thấy, rất nhiều khiếu kiện của người bị thu hồi đất phát sinh xung quanh vấn đề điều kiện để được BT về đất. Đất đai ở Việt Nam nói chung và TP Hà Nội nói riêng đã trải qua một thời gian khá dài bị buông lỏng quản lý; tình hình SDĐ cũng như hồ sơ quản lý về đất đai không đầy đủ và lộn xộn; trong khi đó pháp luật về quản lý đất đai lại thường xuyên thay đổi, thiếu nhất quán là nguyên nhân chủ yÕu gây khó khăn cho việc xác định đối tượng đủ điều kiện được BT về đất. Mặc dù vậy, pháp luật đất đai vẫn xác định cụ thể các điều kiện để người
bị thu hồi đất được bồi thường về
đất. Điều 6, NĐ số
22/1998/NĐCP ngày
24/4/1998 đã quy định 5 loại giấy tờ được coi là hợp pháp và 7 trường hợp khác không có giấy tờ hợp pháp nhưng vẫn được xét là đủ điều kiện được đền bù. Các trường hợp không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 của NĐ này thì khi NN thu hồi đất không được đền bù, mà chỉ được UBND cấp tỉnh xem xét hỗ trợ (Điều 7, NĐ 22/1998/NĐCP). Tiếp đó, Nghị định số 197/2004/NĐCP ra đời ngày 3/12/2004 thay thế Nghị định số 22/1998/NĐCP ngày 24/4/1998 đã quy định 6 loại giấy tờ được coi là hợp pháp và 2 trường hợp khác không có giấy tờ hợp pháp nhưng vẫn được coi là đủ điều kiện được BT. Thời điểm SDĐ để
xem xét BT về
đất theo NĐ số
197/2004/NĐCP chỉ
còn được chia thành các
mốc thời gian là: trước 15/10/1993; từ 15/10/1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất hoặc đến 01/7/2004 và sau 01/7/2004;
So với các quy định về điều kiện được BT về đất tại NĐ số 22/1998/NĐ CP, các quy định về điều kiện để được BT về đất theo NĐ số 197/2004/NĐCP đã có những sửa đổi, bổ sung về đối tượng được BT. Ngoài việc bổ sung các quy định về điều kiện để được BT khi NN thu hồi đất của cộng đồng dân cư để đảm bảo tương thích với sự ghi nhận cộng đồng dân cư là một chủ thể SDĐ của Luật đất đai năm 2003; điều kiện để được BT khi NN thu hồi đất đối với tổ chức. NĐ số 197/2004/NĐCP đã mở rộng điều kiện bồi thường đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ không có các loại giấy tờ do pháp luật quy định, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 (Khoản 6, Điều 8) và trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ không có các loại giấy tờ
quy định, nhưng đất đã được sử
dụng từ
ngày 15/10/1993 đến thời điểm có
quyết định thu hồi đất (Khoản 8, Điều 8);
Việc NĐ số 197/2004/NĐCP mở rộng đối tượng được BT về đất đã thể hiện NN ngày càng quan tâm đến lợi Ých của người có đất bị thu hồi và để phù
hợp với thực tế SDĐ của nước ta. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này
trong thực tế
vẫn nẩy sinh một số vấn đề
phức tạp, bất cập cần phải được
quan tâm xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn.
2.3.2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về điều kiện được BT, HT về đất theo NĐ số 197/2004/NĐCP trên địa bàn TP Hà Nội.
Thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện BT về đất, phát sinh các vấn đề phức tạp, hay xẩy ra tranh chấp, khiếu nại là đối với các trường hợp không có các loại giấy tờ hợp pháp theo quy định. Căn cứ để xem xét BT, HT trong các
trường hợp này là thời điểm sử
dụng đất và sự
xác đất đã được sử
dụng ổn
định, không có tranh chấp của UBND cấp xã. Sự sửa đổi, bổ sung đỏng chỳ ý nhất về điều kiện để được BT, HT về đất tại NĐ số 197/2004/NĐCP so với NĐ số 22/1998/NĐCP là:
Thứ nhất, đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ không có
các loại giấy tờ quy định, nhưng đất đã được sử
dụng ổn định từ
trước ngày
15/10/1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp (Khoản 6, Điều 8);
Cụ thể
hóa quy định của pháp luật đất đai về
vấn đề
này trên địa bàn
thành phố Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã ban hành quy định về việc áp dụng mức đền bù về đất khi NN thu hồi của các chủ SDĐ không có các giấy tờ theo quy
định, tuỳ
theo từng thời điểm SDĐ như
sau (QĐ số
20/1998/QĐUB ngày
30/6/1998 của UBND TP Hà Nội – văn bản này hiện đã hết hiệu lực) :
Đối với chủ SDĐ ở ổn định trước ngày 18/12/1980, không có giấy tờ
hợp lệ, không có tranh chấp (được UBND và UB Mặt trận Tổ quốc phường, xã, thị trấn xác nhận), khi NN thu hồi đất sẽ được đền bù 100% giá đất;
Đối với chủ
SDĐ
ở ổn định từ
ngày 18/12/1980 đến ngày 08/01/1988
(Ngày LĐĐ năm 1987 có hiệu lực), được xác nhận không có tranh chấp, khi NN thu hồi đất sẽ được dền bù 80% giá đất (vì phải nép 20% tiền SDĐ);
Đối với chủ
SDĐ
ở ổn định từ
ngày 08/01/1988 đến ngày 15/10/1993
(Ngày LĐĐ năm 1993 có hiệu lực), được xác nhận không có tranh chấp và không phải đất lấn chiếm thì được hỗ trợ 50% giá đất (vì theo NĐ số 22/1998/NĐCP các chủ SDĐ này không được đền bù, chỉ được hỗ trợ);
Đối với chủ SDĐ ở sau ngày 15/10/1993 đến ngày có quyết định thu hồi đất thì sẽ không được đền bù và chỉ được hỗ trợ 30% giá đất;
Trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến trước khi LĐĐ năm 2003 được ban hành, trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện thu hồi đất của rất nhiều dự án; các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi đều được áp dụng chính sách bồi thường về đất theo quy định tại NĐ số 22/1998/NĐCP và QĐ số 20/1998/QĐUB nói trên. Có thể nêu ví dụ tại một số các dự án lớn như:
Dự án đường Vành đai 3 (giai đoạn 1): Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16/5/2001 tại Quyết định số 597/QĐTTg; UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4664/QĐUB ngày 17/8/2001 thu hồi 837.314m2 đất tại các quận, huyện: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Từ Liêm và Thanh Trì giao cho BQL dự án Thăng Long để thực hiện xây dựng đường Vành đai 3;
Đường vành đai 3 có chiều dài toàn tuyến là 10,2km; đoạn đi qua quận Thanh Xuân dài 2,3km, thuộc địa bàn của 6 phường với 1.630 hé bị thu hồi đất ở, 350 hé bị thu hồi đất nông nghiệp; trong đó 1.300 hộ bị thu hồi toàn bộ đất ở, 330 hộ đất ở bị cắt xén. Đến tháng 6/2004, đã thực hiện thu hồi đất ở của 300 hộ và đất nông nghiệp của 350 hộ. Còn hơn 1.300 hé có đất ở phải tiếp tục thu hồi để thực hiện dự án (Báo cáo tiến độ công tác GPMB dự án đường Vành đai 3 sè 235/QLDA3 ngày 07/6/2004 của BQL dự án Thăng Long). Như vậy, 300 hộ
có đất ở
đã bị
thu hồi được áp dụng các chính sách BT, HT theo NĐ số
22/1998/NĐCP. Đối với các hộ SDĐ có nguồn gốc là ki ôt thuê của HTX nông
nghiệp, tự chuyển đổi đất nông nghiệp, đất ao hồ sang làm nhà ở, thời điểm
SDĐ là từ năm 19911992; UBND TP Hà Nội đã có QĐ 3645/UBNNĐC ngày 13/11/2003 phê duyệt mức hỗ trợ cho các hộ bằng 30% giá đất ở trong hạn mức 60m2; phần diện tích còn lại vượt hạn múc 60m2 được BT theo giá đất nông nghiệp;
Sau khi LĐĐ 2003 và NĐ số 197/2004/NĐCP được ban hành, Thành phố tiếp tục thực hiện thu hồi đất của các hộ còn lại phải áp dụng chính sách BT, HT theo quy định hiện hành. Do các hộ còn lại là cùng dự án, cùng địa bàn quận Thanh Xuân, cùng nguồn gốc đất; căn cứ các quy định của NĐ số 197/2004/NĐ CP và các NĐ hướng dẫn thi hành LĐĐ 2003; đồng thời để cân bằng về chính sách giữa các hộ phải di chuyển trước và sau, UBND TP Hà Nội đã có QĐ số 1977/UBNNĐC ngày 15/5/2006 phê duyệt chính sách BT, HT với mức hỗ trợ là 50% giá đất ở trong hạn mức 60m2; phần diện tích còn lại vượt hạn mức 60m2 được bồi thường theo giá đất nông nghiệp. Có khoảng 270 hộ nằm trong phạm vi áp dụng chính sách này;
Sau khi TP Hà Nội ban hành QĐ số 1977/UBNNĐC thì đã có tới gần 100 hé trong sè 300 hộ đã di chuyển có đơn khiếu nại đề nghị tăng mức BT, HT đối với các hộ này vì họ là những người chấp hành tốt và gương mẫu đi trước thì lại được BT thấp hơn các hộ di chuyển sau. Đồng thời, với 270 hộ nằm trong phạm vi áp dụng chính sách mới, mặc dù mức BT, HT cao hơn các hộ đã di chuyển nhưng cũng có đơn khiếu nại cho rằng: Theo quy định của NĐ số 197/2004/NĐ CP, các hộ này SDĐ trước 15/10/1993, không có tranh chấp, vì vậy họ đủ điều kiện để được “bồi thường” về đất chứ không phải chỉ được “hỗ trợ”; với việc
đủ điều kiện được BT thì các hộ phải được áp dụng hạn mức diện tích đất
được BT theo quy định của pháp luật; việc TP vẫn áp dụng hạn mức 60m2 là không đúng vì hạn mức cấp GCNQSDĐ của Hà Nội là 120m2. TP Hà Nội đang gặp khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại của các hộ đi sau này vì không thể giải quyết tăng mức BT cho các hộ (khiếu nại của các hộ này là đúng với quy định tại NĐ số 197/2004/NĐCP và việc tăng hạn mức đÊt được BT thực tế là tăng tiền BT). Nh vậy sẽ tạo ra sự bất bình đẳng quá lớn giữa các hộ phải di chuyển trước và sau khi có LĐĐ 2003. Điều này là phù hợp với quy định tại
Khoản 2, Điều 50, NĐ số
197/2004/NĐCP: “…Đối với những dự
án, hạng
mục đã thực hiện xong việc BT, HT&TĐC, những dự án, hạng mục đã phê
duyệt phương án BT, HT&TĐC hoặc đang thực hiện chi trả BT, HT&TĐC theo phương án đã được duyệt trước khi NĐ này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quy định của NĐ này”, vì vậy cũng không thể “hồi tố” để nâng mức BT cho các hộ đã di chuyển trước. Và quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 58 NĐ số
84/2007/NĐCP được ban hành đã sửa đổi, bổ
sung một số
điều của NĐ số
197/2004/NĐCP: “Trường hợp đã thực hiện xong việc BT,HT&TĐC trước ngày NĐ số 197/2004/NĐCP có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hoặc không điều chỉnh theo NĐ số 197/2004/NĐCP và NĐ số 17/2006/NĐCP”;
Thứ hai, đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ không có
các loại giấy tờ
quy định, nhưng đất đã được sử
dụng
ổn định từ
ngày
15/10/1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng
không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, được
cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp (Khoản 8, Điều 8);
Theo quy định của LĐĐ 1993 và các NĐ hướng dẫn thi hành, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ sau ngày 15/10/1993 đến thời điểm có quyết định
thu hồi đất mà không có các giấy tờ
quy định thì không được BT, chỉ
được
UBND cấp tỉnh xem xét quyết định HT đối với từng trường hợp cụ thể (Điều 7,
NĐ 22/1998/NĐCP). Khoản 8, Điều 8, NĐ số 197/2004/NĐCP quy định các
chủ SDĐ sau thời điểm 15/10/1993 chỉ cần có thêm điều kiện: “Tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp” thì cũng được coi là có đủ điều kiện để được BT về đất;
Trên địa bàn TP Hà Nội, các trường hợp SDĐ sau thời điểm 15/10/1993 rất nhiều, nhưng khi NN thu hồi đất thì việc xác định người SDĐ “tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không phải là đất lấn chiếm trái phép” lại là một việc không dễ dàng. Theo quy định của pháp luật đất đai, việc xác định thời điểm SDĐ và vi phạm quy hoạch do UBND cấp xã xác nhận; và để xác định
người SDĐ có vi phạm quy hoạch, vi phạm hành lang bảo vệ công trình hay
không thì phải có quy hoạch, thông báo phạm vi hành lang bảo về công trình của cơ quan NN có thẩm quyền làm căn cứ cho việc thực hiện. Với thực tế, vào thời điểm sau 15/10/1993 đến trước khi có LĐĐ 2003, công tác lập quy hoạch để
quản lý đất đai chưa thực sự
được quan tâm, vì vậy
ở nhiều nơi người dân
không biết là đã có quy hoạch hay chưa? Nếu có quy hoạch thì đã được công bố
chưa? Và
nh thế
nào thì được coi là quy hoạch “đã công bố
công khai, cắm
mốc”? Trong rất nhiều trường hợp không thể xác định được người SDĐ có vi phạm quy hoạch hay không, vì đến thời điểm này, chưa có văn bản nào quy định
về hình thức “công bố
quy hoạch” để
làm căn cứ
xác định tính chất phù hợp