Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Liên hợp Vận tải và Du lịch VITRACO - 2

Hình 1 Logo của công ty TNHH liên hợp vận tải và du lịch VITRACO 36

Sơ đồ 1. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo 15

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 39

Sơ đồ 3 Quy trình đào tạo nhân viên lái xe. (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) 54

Sơ đồ 4. Quy trình đào tạo tân binh (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) 54

Sơ đồ 5. Quy trình đào tạo nhân viên cũ (Nguồn: Hành chính – Nhân sự) 55

1. Lý do chọn đề tài:

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổ chức muốn thành công phát triển vững mạnh thì yếu tố đầu tiên cần kể đến và quan trọng nhất là nguồn nhân lực tại tổ chức đó. Hoạt động của mỗi tổ chức chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quyết định trong các hoạt động của tổ chức của mỗi con người tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra giá trị lớn hơn và sinh ra lợi nhuận cho tổ chức đó, chính vì vậy các tổ chức, doanh nghiệp luôn chủ động khai thác một đội ngũ tinh thần tốt có thể thông qua quy trình đào tạo và phát triển nhân viên để ngày càng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong nền kinh tế thị trường ngày càng biến động, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức và doanh nghiệp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổ chức ra các chương trình đào tạo những kỹ năng và kiến thức để người lao động có thể chủ động vận dụng linh hoạt để giải quyết công việc trong mọi tình huống trong quá trình thực hiện công việc hằng ngày và tương lai, giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao về mặt số lượng và chất lượng đội ngũ lao động góp phần tạo động lực, hình thành nên sự thành công trong các tổ chức doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đào tạo là hoạt động đầu tư quan trọng nhất, có nhân viên chất lượng là mục tiêu số một cho bất kỳ doanh nghiệp nào, không ngừng nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên, đào tạo nhân viên là rất quan trọng đối với một công ty để duy trì mức độ chuyên nghiệp và kỹ năng của mình bởi nhân viên là nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức.

Là một công ty vận tải lớn ở Đà Nẵng, Công ty TNHH liên hợp vận tải và du lịch VITRACO đã có những chính sách đào tạo nhân lực, chú trọng đầu tư cho nhân viên nhằm sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rò hơn về công việc. Tuy nhiên công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty còn một số hạn chế, chưa xây dựng được chương trình đào tạo hoàn chỉnh, chưa có nhiều chủ trương cho công tác đào tạo

Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Liên hợp Vận tải và Du lịch VITRACO - 2


nhân viên, cần phải khắc phục từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

Từ những vấn đề trên, thấy được tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực đối với công ty, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Liên hợp Vận tải và Du lịch VITRACO” để làm đề tài thực tập cuối khóa của mình. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn tìm ra các giải pháp mới giúp công ty nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời tích lũy được những kinh nghiệm và kiến thức bổ ích.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát

Thông qua việc đánh giá thực trạng về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH liên hợp và vận tải VITRACO, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể

Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Liên hợp vận tải và Du lịch VITRACO .

Tìm hiểu đánh giá của nhân viên về đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Liên hợp Vận tải và Du lịch VITRACO .

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH liên hợp vận tải và du lịch VITRACO.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Liên hợp Vận tải và Du lịch VITRACO.

Đối tượng khảo sát: Cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty TNHH Liên hợp Vận tải và Du lịch VITRACO.

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Liên hợp Vận tải và Du lịch VITRACO.


Về không gian: Công ty TNHH Liên hợp Vận tải và Du lịch VITRACO.

+ Địa chỉ: Tòa nhà VITRACO 394B, Đường Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng

Về thời gian:

+ Dữ liệu thứ cấp: Thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2018- 2020.

+ Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/10/2020

đến 26/12/2020 thực tập tại công ty.

Các thông tin tìm hiểu trong phạm vi ba năm từ năm 2018 đến năm 2020.

Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn, điều tra từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp

- Thông tin về nguồn nhân lực của công ty: quy trình đào tạo, số lượng lao động, cơ

cấu tổ chức, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thông tin và số liệu thứ cấp liên quan đến các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, công tác quản trị nhân lực đối với doanh nghiệp từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, khóa luận tốt nghiệp, thông qua phương tiện Internet…

Số liệu sơ cấp

- Kích thước mẫu: Để xác định kích thước mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 4, 5 lần tổng số biến quan sát: n=5xm

+ Trong đó: n: Số mẫu tối thiểu được chọn m: Số lượng câu hỏi trong bài.

- Như vậy, với số lượng 15 biến quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu ở đây

phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát, vậy cỡ mẫu tối thiểu là 75 mẫu.

- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Với cỡ mẫu là 75 bảng khảo sát được tiến hành khảo sát trong vòng 15 ngày. Các đối tượng khảo sát là nhân viên làm việc tại công ty.

- Thiết kế phiếu khảo sát: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được thực hiện thông qua bảng hỏi.


- Các đối tượng là nhân viên làm việc trực tiếp tại các phòng ban công ty.

- Nội dung của bảng khảo sát tập trung vào thu thập ý kiến của nhân viên về các yếu tố liên quan đến đào tạo trong Vitraco

- Cấu trúc của bảng khảo sát gồm phần: Phần mở đầu (mục đích của cuộc khảo sát, đơn vị khảo sát), phần câu hỏi phụ (thu thập thông tin đối tượng), phần chính (câu hỏi đặc thù để thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu, cảm ơn).

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá

Trên cơ sở từ thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp thu thập được tiến hành phân loại, tổng hợp từ đó phân tích và đánh giá các nội dung nghiên cứu cụ thể ví dụ như: Giới tính, độ tuổi, thời gian làm việc, vị trí,...

- Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH liên hợp vận tải và du lịch Vitraco thông qua các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu để phân tích và đưa ra đánh giá về vấn đề trên.

- Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh mức độ, chỉ tiêu đạt được của công

tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH liên hợp vận tải và du lịch Vitraco.

Công cụ xử lý: Phần mềm SPSS

5. Kết cấu đề tài:

Đề tài được thực hiện theo kết cấu gồm 3 phần:

- PHẦN I: Đặt vấn đề

- PHẦN II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực.

CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty TNHH liên hợp vận tải và du lịch Vitraco.

CHƯƠNG 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực Công ty TNHH liên hợp vận tải và du lịch Vitraco.

- PHẦN III: Kết luận và kiến nghị.


PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Nguồn nhân lực

Theo Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008) “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội được biểu diễn là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định

Theo David Begg (2008) cho rằng: Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng của mỗi người sẽ đem lại thu nhập tương ứng của họ trong tương lai. Tác giả này cho rằng kiến thức mà con người tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất là mấu chốt vì chính kiến thức đó giúp họ tạo ra củ cải, tài sản cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chính họ.

Theo Nicholas Henry (2007) “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, khu vực, thế giới”

Theo các nhà khoa học tham gia chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động”. Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực được hiểu là sự tổng hòa số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Như vậy có thể thấy, tùy theo góc độ tiếp cận nghiên cứu mà các tác giả có định nghĩa về nguồn nhân lực đều nói về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Từ các quan niệm trên, nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng thì nguồn nhân lực là nguồn lực về con người cung cấp sức lao động tham gia vào quá trình sản xuất cho tổ chức, cho xã hội đảm bảo cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia vào quá


trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực và kỹ năng nghề nghiệp được sử dụng trong quá trình lao động.

1.1.2 Công tác đào tạo nguồn nhân lực

“Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình”

Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy phát triển nguồn lực con người, tri thức, phát triển các kỹ năng và các phẩm chất lao động mới, thúc đẩy sáng tạo thành tựu khoa học – công nghệ mới, đảm bảo sự vận động tích cực của các ngành nghề, lĩnh vực và toàn xã hội. Quá trình đào tạo làm biến đổi nguồn lực về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này đến trình độ chất lượng khác cao hơn hoàn thiện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Vậy, Công tác đào tạo nguồn nhân lực được hiểu “Là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, đây là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh”. Do đó, trong các tổ chức, công tác đào tạo cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.

1.1.3 Tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đối với doanh nghiệp

Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận và giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi xã hội. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực mang lại những lợi ích sau:

Cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc

Giảm bớt sự giám sát vì khi người lao động được đào tạo và trang bị đầy đủ

những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết thì họ có thể tự giám sát được.


Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động

Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực

Giảm bớt tai nạn lao động

Sự ổn định năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo vững hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.

Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với người lao động

Công tác đào tạo nguồn nhân lực không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà còn giúp cho người lao động cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo mà người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội. Và nó còn góp phần làm thỏa mãn nhu cầu phát triển của người lao động, như:

- Tạo được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Tạo được tính chuyên nghiệp trong người lao động.

- Tạo sự thích ứng giữa NLĐ và công việc hiện tại cũng như tương lai.

- Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng học tập và phát triển cá nhân của NLĐ

- Tạo cho người lao động cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ; Là cơ sở để phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động trong công việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2022