So Sánh Giá Trị Nhập Khẩu Vải Và Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng May Trong Những Năm Qua


lối đi riêng cho mình. Các nhà thiết kế thời trang không có đầy đủ thông tin về thị trường nội địa, lại thiếu thông tin về xu hướng thời trang quốc tế do ngành thời trang chưa có sân chơi chung và các chiến lược quảng bá sản phẩm thời trang chưa được đầu tư nhiều. Các nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu làm cho công việc thiết kế thời trang bị hạn chế và phụ thuộc. Đây cũng là một điều bất lợi cho việc phát triển thời trang.

Đến nay, đã có nhiều tổ chức có những chương trình đào tạo hoặc phối hợp đào tạo cho các cán bộ thiết kế của ngành thời trang như Viện Dệt, Viện Fadin, Học viện Thời trang Luôn Đôn Hà Nội- LCFS, Trung tâm Đào tạo Thiết kế DEC, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hoa Sen, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, VINATEX, …Tuy nhiên, việc đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, như năng lực của giáo viên chưa đạt yêu cầu, thiếu cơ sở giáo cụ thực hành, năng khiếu đầu vào của học sinh chưa được chú trọng, phân bổ thời gian chưa hợp lý, việc thực tập chưa hợp lý,… làm cho thời trang Việt Nam vẫn lúng túng trong việc tìm lối đi cho mình.

Thời trang hóa là một xu hướng tất yếu và lâu dài không chỉ của ngành may Việt Nam mà còn là của ngành may thế giới vì nó mang lại nhiều lợi ích và giá trị xét trên quan điểm tồn tại bền vững trên thị trường cũng như giá trị mà công đoạn này tạo ra. Thời trang mang lại uy tín và thương hiệu quốc gia cho đất nước, do vậy thời trang hóa là một hướng đi đúng đắn và cần thiết đối với ngành may xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là sự lựa chọn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn chấm dứt tình trạng gia công.

2.2.2.2. Sản xuất nguyên phụ liệu

Đối với công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu, một kịch bản tương tự lại diễn ra đối với ngành may xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên tình hình có sáng hơn đôi chút. Nguyên liệu chính cho ngành may là vải được sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Các phụ liệu đầu vào khác như chỉ, mác, mex, khóa, ren,

…được sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản,… Mặc dù Việt Nam đã có chiến lược về việc phát triển công nghiệp phụ trợ của ngành may, nhưng cho đến nay tỷ lệ nội địa hóa của toàn ngành dệt may chỉ là 42% sau năm 2009. Với tỷ trọng còn lại, đặc biệt là vải, phải nhập chủ yếu ở


những quốc gia hay vùng lãnh thổ này.

Các thiết bị in nhuộm và hoàn tất trong công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay 35% thiết bị in nhuộm trong ngành (khoảng 300 máy) được nhập khẩu từ những năm 1986 trở lại đây. Tất cả các thiết bị này thuộc thế hệ A2, A3 và vẫn hoạt động tốt. Số thiết bị còn lại được nhập từ những năm 1960, công nghệ lạc hậu, phần lớn chỉ nhuộm được được các loại vải khổ hẹp, nhưng lại tiêu hao nhiều điện năng dẫn đến chi phí sản xuất cao. Các máy nhuộm in và hoàn tất gồm các nhãn hiệu như Morrison, Gerber, Gaston County, Hisaka, Vinago, Comfit... Do các dây chuyền công nghệ xử lý và làm đẹp vải có chất lượng cao còn thiếu, nên chất lượng vải còn hạn chế về màu sắc và đơn điệu về họa tiết, chủng loại. Hầu hết thiết bị và công nghệ in nhuộm đều được nhập từ Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan ... chỉ một số thiết bị nhỏ được chế tạo trong nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Bên cạnh tình trạng lạc hậu về máy móc thiết bị của ngành sợi dệt, Việt Nam cũng phải nhập thuốc nhuộm từ nước ngoài từ 80 - 100%. Như vậy, phần nguyên liệu góp phần quan trọng trong việc tạo nên giá trị gia tăng của hàng may mặc Việt Nam được thực hiện chủ yếu bởi nước ngoài. Đối với các mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao với những họa tiết phức tạp, công nghệ sản xuất trong nước còn hạn chế, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài. Nhìn chung, tình trạng công nghệ lạc hậu trong ngành dệt là phổ biến, hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu chất lượng nguyên liệu đầu vào cho ngành may, do vậy ngành may phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

Hình 2.10 và 2.11 minh họa giá trị và tỷ trọng giá trị nhập khẩu của vải và nguyên phụ liệu ngành may trong so sánh với kim ngạch xuất khẩu của ngành may ở Việt Nam. Do năng lực xuất khẩu hàng may tăng theo thời gian nên kim ngạch nhập khẩu vải cũng có xu hướng tăng theo thời gian. Năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế, giá cả các yếu tố đầu vào thấp đi, nên mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng may theo dự tính không đổi nhưng giá trị nhập khẩu vải lại giảm đi.

Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam - 11


9000

8000

7000

Triệu USD

6000


4923.9


6510.3


7688.5 7697.0

5000

4000

3721.0

4013.6


2974.0


3990.5

4451.1

4170.0

3000

2000

1000

0

2066.6

2474.2

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm


KN xuất khẩu Nhập khẩu vải


Nguồn: Tổng cục thống kê, Hiệp hội Dệt May và Tổng cục Hải quan

Hình 2.10- So sánh giá trị nhập khẩu vải và kim ngạch xuất khẩu hàng may trong những năm qua


64.00

62.00

% so với KNXK

60.00

58.00

56.00

54.00

52.00

50.00


61.65

60.40

61.30

57.89

55.54

54.18

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm


Nguồn: 12, 3839

Hình 2.11- Tỷ lệ % của giá trị nhập khẩu vải so với kim ngạch xuất khẩu ngành may trong những năm qua.


Hình 2.11 cho thấy, có một dấu hiệu đáng mừng là tỷ lệ giá trị vải nhập khẩu so với kim ngạch xuất khẩu hàng may có xu hướng giảm dần theo thời gian. Từ năm 2005 đến 2007, tỷ trọng nhập khẩu của vải luôn trên 60% so với kim ngạch xuất khẩu hàng may. Sau đó, tỷ lệ này giảm dần và còn 54% năm 2009.

Nếu tính nguyên phụ liệu nhập khẩu của cả dệt và may, giá trị này trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tương đối cao (hình 2.12 và 2.13). Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã cố gắng trong việc thay đổi kịch bản của tình hình sản xuất nguyên phụ liệu dệt may bằng cách đưa ra những chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cho đến nay đã có nhiều doanh nghiệp tập trung sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, nhưng nhìn chung, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn bởi tỷ lệ nhập khẩu của nguyên phụ liệu trong những năm qua vẫn chiếm xấp xỉ 58% trong kim ngạch xuất khẩu dệt may.


10000.0

9000.0

8000.0

Triệu USD

7000.0


5854.8


7732.0

9120.4 9066.0


5806.4

6000.0

5000.0

4000.0

3000.0

2000.0

1000.0

0.0

4429.8 4772.4

3510.3 3912.9


4097.9

5214.5

5251.0

2004 2005 2006 2007 2008 2009.0

Năm


KN xuất khẩu Nhập khẩu NPL


Nguồn: 1239

Hình 2.12- So sánh giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may với kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may



100.00

90.00

80.00

% so với KNXK

70.00

60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

0.00


79.24

81.99

69.99

67.44

63.66

57.92

2004 2005 2006 2007 2008 2009.0

Năm


Nguồn: 1239

Hình 2.13- Tỷ trọng giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may so với kim ngạch xuất khẩu ngành may

Hình 2.13 cho thấy tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may có xu hướng giảm dần theo thời gian. Nếu như năm 2004 và 2005, tỷ lệ này là xấp xỉ 80% thì đến năm 2006, tỷ lệ này chỉ còn 70%. Từ 2006 đến nay, tỷ lệ này giảm dần theo thời gian và đạt mức 57,92% vào năm 2009.

Kết quả nghiên cứu 31 doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy, nếu xét trên khía cạnh giá trị, có đến 90% nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ nhiều nước, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong nguyên phụ liệu, vải là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. Các nguồn phụ liệu khác có thể dễ dàng tìm kiếm trong thị trường trong nước hơn. Tuy nhiên, việc mua hàng của những công ty này hầu hết là do các khách hàng chỉ định chứ không phải công ty tự tìm kiếm. Các công ty được điều tra cũng cho biết rằng có hai nguyên nhân khiến các công ty này mua hàng của những đối tác nước ngoài là (i) do các công ty khách hàng chỉ định và (ii) do các nguồn nguyên phụ liệu trong nước chưa đủ độ tinh xảo để trở thành đầu vào sản xuất, nhất là đối với những đơn hàng đặc biệt.

Một trong những hoạt động được mong đợi trong thời gian 10 năm qua là


xây dựng những trung tâm nguyên phụ liệu dệt may. Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may được cho là một trong những điểm nút quan trọng nhất để phát triển ngành may theo hướng sản xuất để xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm trôi qua, kể từ khi Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) xác định cần phải có trung tâm như vậy thì Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn chưa tìm được địa điểm để xây dựng chợ nguyên phụ liệu như mong muốn. Trong khi đó, một số doanh nghiệp tư nhân ở phía Nam đã mạnh dạn đầu tư xây dựng như Trung tâm Nguyên phụ liệu Sanding TAM của Công ty CP May Sài Gòn 2 (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) hay Trung tâm Nguyên phụ liệu dệt may, da giày của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên Anh (đặt tại xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) quy mô hơn, diện tích 8,5 ha gồm chợ nguyên phụ liệu, kho nội địa, kho ngoại quan, khu văn phòng làm việc, phòng hội nghị... Trung tâm nguyên phụ liệu rộng 20.520 m2, với 1.430 gian hàng, đầu tư trên 100 tỷ đồng đã hoạt động từ tháng 5-2009.

Mặc dù được đầu tư với mức kinh phí khá lớn nhưng cả hai trung tâm này đều rơi vào tình trạng ảm đạm, không có khách hàng. Hơn một năm đi vào hoạt động, Trung tâm Nguyên phụ liệu Sanding TAM chỉ có khoảng 10 gian hàng thuê hoạt động dù đã đưa ra nhiều chính sách kêu gọi người bán cả trong lẫn ngoài nước. Còn đối với Trung tâm Nguyên phụ liệu Dệt may và Da giầy Liên Anh, dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng chỉ có 50 doanh nghiệp đăng ký tham gia và trên thực tế chỉ 20 doanh nghiệp chính thức hoạt động.

Có quá nhiều khó khăn để trung tâm nguyên phụ liệu có thể đi vào hoạt động như mong ước. Việc này, ngay chính các nhà đầu tư, hiệp hội ngành nghề cũng không thể lường trước được. Để có “chợ” phải có người mua và người bán. Thế nhưng, người mua - những doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam lại không có quyền mua nguyên phụ liệu. Vì phần lớn đơn hàng sản xuất là hàng gia công. Ngay cả đơn hàng FOB cũng do nhà nhập khẩu chỉ định nguồn nguyên phụ liệu. Vì vậy, các nhà sản xuất không cần đến chợ để mua nguyên phụ liệu. Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất dường như đã có sẵn nhà cung ứng nguyên phụ liệu quen thuộc và cách đặt mua hàng cũng có nhiều thuận lợi.

Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp trên cho thấy thời gian từ khi đặt


hàng đến khi nhận hàng là từ 3-5 ngày làm việc. Đó là khoảng thời gian tương đối thuận tiện cho các doanh nghiệp may. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để có thể thu hút người mua đến chợ, các trung tâm nguyên phụ liệu này phải có được sự cạnh tranh về giá cả, thời gian cung ứng, mẫu mã. Chợ nguyên phụ liệu phải mang đến cái lợi cho người mua, vào chợ các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể mua được hàng từ Trung Quốc, Thái Lan… Nhưng việc kêu gọi, thu hút các nhà cung ứng nước ngoài vào chợ vẫn là một vấn đề nan giải khi các vấn đề thuế, hải quan, kho ngoại quan… chưa có cơ chế hấp dẫn.

Cuối cùng, giải pháp đối với những trung tâm này là Bộ Công thương sẽ rót kinh phí xúc tiến nội địa để các hiệp hội làm “nóng” trung tâm bằng cách tổ chức các hội chợ chuyên ngành để từng bước thu hút người mua, người bán đến đây. Công ty Liên Anh, các hiệp hội, Vinatex sẽ mời các doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu, thành viên của hiệp hội dệt may, da giày nước bạn và liên kết với một số trung tâm NPL ở nước ngoài mang sản phẩm đến trưng bày, giới thiệu tại chợ. Trên cơ sở đó, từng bước sẽ lôi kéo người mua đến chợ.

Những phân tích trên đây cho thấy việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu vẫn là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam. Trước mắt, việc sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đạt đến tỷ lệ nội địa hóa mong đợi.

2.2.2.3. May

Công đoạn may được thực hiện ở những nước có chi phí về nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia, Pakistan, Mexico và một số nước Trung Mỹ và Mỹ La Tinh. Trong chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá là tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất. Phương thức thực hiện là các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam nhận đơn đặt hàng từ một số trung gian của Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore để gia công và sau đó xuất thẳng cho các nhà nhập khẩu ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản hoặc những thị trường khác và nhận chi phí gia công. Tùy thuộc vào yêu cầu của trung gian này mà Việt Nam có thể tự tìm vật liệu bao gói hoặc thậm chí nhập cả vật liệu bao gói, phụ kiện, nguyên liệu từ trung gian. Ngay cả việc chỉ


định người thuê chuyên chở cũng do các trung gian thực hiện.

Hộp 2.2- Danh sách một số nhà nhập khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam

- Từ Mỹ: JC Penny , Sara Lee, Mast Industries, Express, Victoria Secret, Wal- mart, K-mart, Kohls, Fair, Li & Fung Co., Salant Howard Posner, Aberdeen, Fila, AMC Jim Limited Inc, Nike Inc., Shamask, Amerex, Kellwood, Philips Van Heusen, Tommy Hilfiger, San Mart, Fleet Street, Hartmarx, Global International, Trend Setters, Baby Davine, Bromley, Amercan Eagle Outfitters, Mitchelis Formal Wear, Gruner Co., QM fashion International, QG Associates, LLC.;

- Từ EU: Seidensticker, Jupiter, Otto, Brant, Hucke, Marlboro, 3 Suisses, Lec Copper, Ikea, Spengler, Weseta, New Connection, New Crew, Prosibel, Black Lader;

- Từ Nhật Bản: Itochu, Sumitomo, Kowa, Sumikin Busan, Self Inter, Shinko Sango, Tomen, Nissho Iwai, Nichimen, ...

- Các thị trường xuất khẩu chính: Bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Canada, các nước ASEAN và các nước châu Âu

Nguồn: 22


Đặc điểm của công đoạn này là thời gian sản xuất ngắn. Thời gian từ khi bắt đầu tiến hành đơn hàng cho đến khi giao hàng truớc đây là 60 ngày, sau này có xu hướng rút ngắn xuống còn 25- 35 ngày. Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may xuất khẩu, đây là công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất, với tỷ suất lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 5- 10%. Hiện nay, có khoảng 70% giá trị xuất khẩu hàng may của Việt Nam là được thực hiện theo phương thức gia công xuất khẩu. Phần còn lại được thực hiện theo hình thức xuất khẩu trực tiếp. Phần dưới đây trình bày chi tiết hai phương thức sản xuất và xuất khẩu này.

Gia công xuất khẩu

Xuất khẩu bằng phương thức gia công quốc tế là quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể kinh tế ở hai quốc gia khác nhau. Nội dung mối quan hệ này được tóm tắt trong bảng 2.11. Nếu xem xét trên khía cạnh quyền sở hữu nguyên liệu trong

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí