Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng May Của Việt Nam Giai Đoạn 2004-2009


điểm như thừa thao tác, người quản lý không biết hết hàng hóa tồn đọng, tiến độ sản xuất chỉ có thể biết được qua số thành phẩm rời khỏi chuyền, khó điều chuyền, không đánh giá đúng năng lực hay năng suất của từng công nhân,… Số lượng các doanh nghiệp sử dụng phương thức sản xuất từng bộ chi tiết hoàn chỉnh (sử dụng chuyền treo bán tự động hoặc tự động) rất ít, chiếm chưa đến 10% tổng số doanh nghiệp may xuất khẩu.

Qui mô xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng may Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua. Hình 2.1. cho thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành may tăng không ngừng từ 2004 đến 2008 với tỷ lệ khoảng 20%/năm. Đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,688 tỷ USD. Năm 2009, do sức mua giảm mạnh trên thị trường quốc tế, hệ quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho Việt Nam không đạt được mức kế hoạch đề ra trong xuất khẩu dệt may mà chỉ đạt được 96% kế hoạch với giá trị thực tế là 9,066 tỷ USD.


9000.0

8000.0

7000.0

6000.0

5000.0

4000.0

3000.0

2000.0

1000.0

0.0

Triệu USD

7688.5

7697.0

6510.3

4923.9

3721.0

4013.6

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm


Nguồn: 38, 39, và 47

Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng may của Việt Nam giai đoạn 2004-2009

Mặc dù có sự suy giảm về tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2009 nhưng giá trị xuất khẩu hàng may không bị giảm sút, đạt 7,697 tỷ USD. Hàng


may của Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và đã có mặt ở hầu hết những thị trường lớn như thị trường Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, các nước Đông Âu, Trung Đông… Sự đón nhận của các thị trường này chứng tỏ hàng may của Việt Nam bước đầu đã có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng trên thị trường quốc tế.

Tỷ lệ đóng góp của kim ngạch xuất khẩu của ngành may Việt Nam vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong thời gian qua luôn ở mức trên 12% (Hình 2.2). Giá trị này thậm chí còn đạt 14,04% vào năm 2004. Năm 2009, tỷ trọng xuất khẩu hàng may trong tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 13,6% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhìn chung, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu hàng may trong tổng kim ngạch xuất khẩu khá ổn định trong giai đoạn 2004- 2009

14.50 % trong KNXK


14.00


13.50


13.00


12.50


12.00


11.50


11.00

14.04


12.39


12.37


13.40


12.27


13.60

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm


Nguồn: 38, 39, và 47

Hình 2.2- Đóng góp của xuất khẩu may vào kim ngạch xuất khẩu của

cả nước

Điều đáng chú ý là, hiện nay xuất khẩu may được thực hiện chủ yếu bằng phương thức gia công. Nguyên liệu và phụ liệu do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho may xuất khẩu hết sức hạn hẹp. Điều này đã ảnh


hưởng tiêu cực đến hiệu quả và tính chủ động của các doanh nghiệp may xuất khẩu.

Trong các thị trường xuất khẩu hàng may thì ba thị trường chiếm tỷ trọng lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản (xem bảng 2.7 và hình 2.3). Bảng 2.7 cho thấy giá trị xuất khẩu hàng may vào nững nước hay khu vực này trong giai đoạn 2004- 2009.

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2004-2009

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Tổng kim ngach XK

Kim ngạch XK sang Mỹ

Kim ngạch XK sang EU

Kim ngạch XK sang Nhật Bản

2004

4.310

2.700

685

521

2005

4.772

2.800

904

602

2006

5.834

3.044

1.243

627

2007

7.784

4.465

1.489

703

2008

9.120

5.137

1.711

823.5

2009

9.066

4.995,36

1631,88

997,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam - 9

Nguồn: 3839

Dữ liệu ở bảng trên cho thấy kể từ năm 2004 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường các thị trường chính của Việt Nam tăng đều qua các năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ luôn chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Cùng với thị trường này, EU và Nhật Bản cũng là những thị trường ổn định của hàng may xuất khẩu của Việt Nam. Số liệu cụ thể về kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chính được minh họa trong hình 2.3.



Nhật Bản 11%

Khác 16%



EU 18%

Mỹ 55%


Nguồn: 3839

Hình 2.3- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đi các nước 2009

Cụ thể, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm 55%. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam là Liên minh Châu Âu với tỷ trọng 18%. Nhật Bản là thị trường lớn thứ ba với 11%. Tất cả các thị trường còn lại chiếm tổng số 16%.


5.80%

3.21%

2.67%

1.00%

7% Thị phần

6%

5%

4%

3%

2%

1%

0%

Mỹ EU Nhật Bản Toàn thế giới


Thị trường


Nguồn: 38

Hình 2.4- Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thế giới năm 2009

Thị phần hàng dệt may của Việt Nam ở các nước trên thế giới năm 2009


được minh họa trong hình 2.4. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì trong năm 2009, hàng may Việt nam chiếm đến 5,8% thị phần Mỹ, 3,21% thị phần thị trường Nhật Bản và 1% thị trường EU. Trung bình, hàng dệt may Việt Nam được đánh giá là chiếm khoảng 2,67% thị trường dệt may của thế giới.

2.1.3. Nguyên li u đ u vào

Ngành may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc (xem bảng 2.8 và hình 2.5). Theo thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu năm 2009 là gần 70%, trong đó với các doanh nghiệp may xuất khẩu thì tỷ lệ này là xấp xỉ 80%. Với tỷ lệ nhập khẩu lớn như vậy, các doanh nghiệp may Việt Nam không chủ động được tiến độ sản xuất phục vụ cho xuất khẩu.

Bảng 2.8- Nhập khẩu nguyên liệu may


Năm

Đơn vị

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Phụ liệu dệt

may

Triu USD

1443,7

1438,7

1123,9

1224,0

1351,3

1081,0

Vải

Triệu USD

2066,6

2474,2

2974,0

3990,5

4455,1

4170,0

KNNK dệt

may

Triệu USD

3510,3

3912,9

4097,9

5214,5

5806,4

5251,0

KNXK dệt

may

Triệu USD

4429,8

4772,4

5854,8

7732,0

9120,4

9066

KNNK so

với XK (%)

%

79,24

81,99

69,99

67,44

64,37

57,92

Nguồn: 3839

Số liệu thống kê thu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ của giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may so với kim ngạch xuất khẩu dệt may rất cao, chứng tỏ rằng tỷ lệ nội địa hóa của ngành may Việt Nam còn rất thấp. Từ năm 2003 cho đến nay, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần từ mức cao nhất 81,99% năm 2005 xuống còn 57,92% năm 2009. Điều này có nghĩa, tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may Việt Nam đang ở mức xấp xỉ 42%.


35.63

30.01

32.56

20.76

18.01

45 42.08

40

Tỷ lệ nội địa hóa (%)

35

30

25

20

15

10

5

0

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm


Nguồn: 3839

Hình 2.5- Tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may Việt Nam


Hình 2.5 cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may Việt Nam có xu hướng tăng dần trong giai đoạn từ 2004 đến nay. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa này vẫn chưa phản ánh đúng mức về năng lực cung cấp của các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ dệt may bởi những doanh nghiệp này lại nhập gần như toàn bộ nguyên liệu như xơ sợi, bông thiên nhiên, hóa chất,… Năm 2009, ngành dệt Việt Nam vẫn phải nhập khẩu đến 90% bông, gần 98% xơ sợi tổng hợp. Việc nhập khẩu với khối lượng lớn chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành may mặc thấp, giá trị gia tăng thấp.

Có thể thấy được phần nào về tỷ lệ nội địa thông qua số lượng các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu và phụ liệu. Trong số 3500 doanh nghiệp dệt may Việt Nam thì chỉ có 210 doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, kéo sợi và 105 doanh nghiệp sản xuất phụ trợ, phụ liệu cho ngành dệt may với năng lực sản xuất một số sản phẩm phụ liệu được trình bày trong bảng 2.9.


Bảng 2.9: Sản xuất nguyên phụ liệu của ngành dệt năm 2007


Mặt hàng

Công suất thiết kế

Thực hiện

1. Chỉ khâu

3500 tấn/năm

3500 tấn/năm

2. Bông tẩm

33 triệu yard/năm

33 triệu yard/năm

3. Mếch dựng

12 triệu m2/năm

10 triệu m2/năm

4. Cúc nhựa

752 triệu chiếc/năm

650 triệu chiếc/năm

5. Khoá kéo

65 triệu/năm

60 triệu/năm

6. Nhãn

120 triệu chiếc/năm

100 triệu chiếc/năm

7. Băng chun

25 triệu/năm

22 triệu/năm

Nguồn: 29

Bảng trên đây cho thấy các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ liệu của ngành may xuất khẩu có cơ hội trong việc tiếp cận thị trường, và trên thực tế, họ đã nắm cơ hội này rất tốt. Năng suất của bảy loại sản phẩm chính yếu trên luôn đạt đến trên 80% so với công suất thiết kế chứng tỏ các doanh nghiệp này cũng đã khai thác thị trường khá tốt và bán được nhiều sản phẩm cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, nếu như thực trạng đặt ra là các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam nhập chủ yếu các nguyên phụ liệu từ các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,… thì phải chăng các doanh nghiệp Việt Nam đã chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất phụ liệu.

2.1.4. Lao đ!ng

Hiện nay, có hơn 2 triệu lao động làm việc cho các doanh nghiệp may. Lao động ngành may có khả năng tiếp xúc với qui trình sản xuất và công nghệ mới, nhanh chóng làm chủ sản xuất, có khả năng làm ra các sản phẩm đạt chất lượng, đạt yêu cầu xuất khẩu.


Bảng 2.10- So sánh chi phí nhân công ngành may năm 2008 của một số nước



Nước

Chi phí nhân công USD/ giờ

Chi phí nhân công USD/ giờ Bangladesh= 100

Chi phí nhân công USD/ giờ Việt Nam = 100

Chi phí nhân công USD/ giờ Ấn Độ = 100

Bangladesh

0,22

100

58

43

Cămpuchia

0,33

150

87

65

Pakistan

0,37

168

97

73

Việt Nam

0,38

173

100

75

Sri Lanka

0,43

195

113

84

Indonesia

0,44

200

116

86

Ấn Độ

0,51

232

134

100

Trung Quốc

(lục địa)

0,55-0,80

305

176

131

Trung Quốc

(duyên hải 2)

0,86-0,94

409

237

176

Phillipin

1,07

486

282

210

Trung Quốc

(duyên hải 1)

1,08

491

284

212

Malaysia

1,18

536

311

231

Thái Lan

1,29-1,36

600

347

259

Brazil

2,57

1168

676

504

Hungari

4,45

2023

1171

873

Nguồn: 58

Bảng 2.10 cung cấp dữ liệu về chi phí lao động ngành may của một số nước trên thế giới. Số liệu từ bảng này cho thấy trong số những nước tham gia xuất khẩu hàng may thì Việt Nam đang là nước có chi phí nhân công rẻ thứ tư trên thế giới với mức 0,38 USD/ giờ (tham khảo thêm chi tiết ở Bảng 1, Phụ lục 2). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng chi phí nhân công ngành may của ba nước Bangladesh, Campuchia và Pakistan, những nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trên thị trường quốc tế có mức chi phí nhân công rẻ hơn Việt Nam. Trường hợp đặc biệt là Bangladesh, chi phí nhân công ngành may của nước này

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí