Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học kinh tế quốc dân
đặng văn dân
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở việt nam
Chuyên ngành: kinh tế học (kinh tế học vi mô) Mã số: 62.31.03.01
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 2
- Đường Cầu Giáo Dục Từ Xa (D 1 )
- Trình Tự Phương Pháp Nghiên Cứu Cầu Đào Tạo Từ Xa
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.ts. Vũ kim dũng
2. pgs.TS. Tô trung thành
Hà nội, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
ĐẶNG VĂN DÂN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận về ước lượng và dự báo cầu đào tạo từ xa 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đào tạo từ xa 4
1.1.2. Các nhân tố tác động đến cầu đào tạo từ xa 10
1.1.3. Trình tự phương pháp nghiên cứu cầu đào tạo từ xa 20
1.1.4. Các phương pháp ước lượng cầu đào tạo từ xa 25
1.2. Tổng kết các nghiên cứu liên quan 28
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 28
1.2.2. Các công trình nghiên cứu của các nước khu vực và thế giới 39
1.2.3. Kết luận 52
1.3. Kinh nghiệm đào tạo từ xa tại các nước Đông Nam Á và khu vực 54
1.3.1. Đại học Phát thanh Truyền hình Trung Quốc[28] 54
1.3.2. Trường Đại học Ảo Pakistan[28] 56
1.3.3. Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, Thái Lan[28] 60
1.3.4. Những chính sách về đào tạo từ xa[28] 62
1.3.5. Chính sách ưu tiên phát triển đào tạo từ xa[28] 64
1.3.6. Những bài học kinh nghiệm[28] 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆT NAM 68
2.1. Thực trạng đào tạo từ xa tại Việt Nam 68
2.1.1. Về phát triển quy mô mạng lưới 70
2.1.2. Tổ chức quá trình đào tạo 72
2.1.3. Hợp tác quốc tế 72
2.2. Những hạn chế yếu kém 74
2.2.1. Công nghệ đào tạo 74
2.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất 75
2.2.3. Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo 76
2.2.4. Quy trình thi, kiểm tra đánh giá 76
2.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp sư phạm về đào tạo từ xa cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 77
2.3. Nguyên nhân của hạn chế yếu kém 77
2.4 Những điều kiện thuận lợi đào tạo từ xa ở Việt Nam 79
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆT NAM 84
3.1. Phương pháp nghiên cứu và số liệu 84
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu 84
3.1.2. Nguồn dữ liệu thu thập 87
3.1.3. Thước đo biến số 88
3.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 89
3.2. Kết quả nghiên cứu 89
3.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính 89
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 90
3.3. Liên hệ kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây 111
3.3.1. Đối với các chủ đề liên quan đến học và việc làm trước đây 111
3.3.2. Đối với khả năng ứng dụng phương tiện đào tạo từ xa 113
3.3.3. Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường
lao động 126
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO TỪ XA Ở VIỆT NAM 129
4.1. Định hướng phát triển đào tạo từ xa của Đảng và Nhà nước 129
4.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về đào tạo từ xa 129
4.1.2. Các nhiệm vụ chủ yếu phát triển đào tạo từ xa 130
4.1.3. Các giải pháp phát triển đào tạo từ xa 132
4.2. Khuyến nghị chính sách 132
4.2.1. Đa dạng hóa các ngành, nghề đào tạo từ xa phù hợp với thị trường
lao động 132
4.2.2. Tăng cường ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa 134
4.2.3. Tăng cường đảm bảo chất lượng giáo dục từ xa 140
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 153
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
I. DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Đường cầu giáo dục từ xa (D1) 12
Hình 1.2. Trình tự phương pháp nghiên cứu cầu đào tạo từ xa 22
II. DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa. 91 Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa giới tính và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa...92 Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa nơi làm việc và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa. .93 Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa độ tuổi và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa 94
Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa..95 Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa thu nhập của gia đình và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa 95
Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa thu nhập cá nhân và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa. 96 Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa khu vực địa lý và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa. .96 Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa thành phần dân tộc và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa 97
Bảng 3.10. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam 98
Bảng 3.11. Hệ số hồi quy chuẩn, sai số chuẩn và các biến độc lập thống kê Wald. 99 Bảng 3.12. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi- Luận điểm 1 thuộc nhân tố 1 101
Bảng 3.13. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 2 thuộc nhân tố 1 101
Bảng 3.14. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 3 thuộc nhân tố 2 102
Bảng 3.15. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi- Luận điểm 4 thuộc nhân tố 2 103
Bảng 3.16. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 5 thuộc nhân tố 2 104
Bảng 3.17. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 6 thuộc nhân tố 2 105
Bảng 3.18. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 7 thuộc nhân tố 2 106
Bảng 3.19. Kết quả tổng hợp số liệu - Luận điểm 8 thuộc nhân tố 2 106
Bảng 3.20. Kết quả tổng hợp số liệu - Luận điểm 9 thuộc nhân tố 3 108
Bảng 3.21. Kết quả tổng hợp số liệu - Luận điểm 10 thuộc nhân tố 3 108
Bảng 3.22. Kết quả tổng hợp số liệu - Luận điểm 11 thuộc nhân tố 3 109
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao qua đào tạo. Theo Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê xuất bản năm 2011, cho biết: Năm 2011 nước ta tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo đạt được là 16,3%.
Trong những năm gần đây, nhiều trường mới được thành lập, số lượng tăng rất nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu được đào tạo. Nếu chỉ dựa vào phương thức đào tạo truyền thống giới hạn bởi khuôn viên nhà trường và những lớp học bị khép kín thì khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
Đào tạo từ xa, được Nhà nước chính thức giao nhiệm vụ cho 2 cơ sở nghiên cứu và đào tạo là Viện đại học Mở Hà Nội và Đại học mở bán công Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 1994. Tính đến năm 2009 cả nước ta đã có 17 cơ sở đào tạo từ xa thuộc các: (i) Các Trường đại học, (ii) Các Học viện, (iii) Các Viện, tham gia đào tạo từ xa, với số học viên đang theo học là 232.781 học viên, số học viên đã tốt nghiệp là 159.947 học viên. Năm 2012, với 21 trường đại học, học viện và các viện đăng ký đào tạo từ xa, trong đó có 17 cơ sở đào tạo từ xa được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, tuy nhiên năm 2012 có 15 cơ sở đào tạo từ xa đã chiêu sinh được học viên, với quy mô đào tạo từ xa của cả nước năm 2012 là 161 047 học viên, với 90 ngành nghề được đào tạo[Phụ lục 1]. Theo Quyết định số 164/ 2005/ QĐ – TTg ngày 4 tháng 7 năm 2005 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005 - 2010” Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 có
300.000 học viên, và đến năm 2020 có 500.000 học viên theo học đào tạo từ xa.
Trong thời gian qua, đào tạo từ xa tại nước ta đã đạt được những thành công đáng kể, đó là: (i) Góp phần phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, (ii) Tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục, (iii) Tạo cơ hội học tập cho mọi người, (iv) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tại chỗ, (v) Góp phần thay đổi phương thức đào tạo.
Sự phát triển của đào tạo từ xa đã được chi phối bởi triết lý giáo dục rằng, sử dụng tài liệu dạy và học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước để đạt được lợi ích kinh tế do quy mô đem lại. Do đó, đào tạo từ xa là việc sử dụng công nghệ đào tạo cho số đông, về chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn so với loại hình đào tạo trực tiếp, với số lượng người học hiện nay còn thấp, dẫn đến chi phí đào tạo tính trên đầu người học còn cao, tính hiệu quả trong đào tạo từ xa còn thấp.
Các công trình nghiên cứu về đào tạo từ xa ở nước ta và các nước trong khu vực hiện nay khá nhiều và phong phú, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ đào tạo, trao đổi đúc rút kinh nghiệm đào tạo từ xa. Việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và xây dựng hàm cầu đào tạo từ xa, là việc làm cần thiết nhằm đưa ra các khuyến nghị phát triển đào tạo từ xa.
Đó chính là gợi ý cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
+ Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ xa của Việt Nam giai đoạn từ 1994 đến nay
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa của Việt Nam.
+ Đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển hình thức đào tạo từ xa của Việt Nam.
Do vậy đề tài nghiên cứu cần trả lời được câu hỏi: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam đối với bậc học đại học, từ năm 1994 nước ta bắt đầu thực hiện đào tạo từ xa cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng kinh tế lượng thông qua việc thu thập số liệu sơ cấp và sử dụng mô hình logistic nhị nguyên. Phương pháp hồi quy logistic nhị nguyên tương tự như phương pháp hồi quy tuyến tính, song được xây