Khái Niệm Ổn Định Hóa Cổ Tức Và Vai Trò Của Chính Sách Cổ Tức Ổn Định



vốn và có cơ hội đầu tư lớn hơn so với dòng tiền hiện có, trong trường hợp này, DN sẽ bỏ qua cổ tức (cổ tức sẽ bằng 0).

CSCT phần còn lại có một số ưu điểm sau: (i) DN chủ động trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư; (ii) giảm bớt chi phí cho việc huy động và chi phí sử dụng vốn với nguồn vốn bên ngoài; (iii) giúp cổ đông tránh hoặc hoãn thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức. Có thể thấy, CSCT phần còn lại thích hợp với những DN có nhiều cơ hội tăng trưởng, việc tăng cường đầu tư cho phát triển tạo ra thế mạnh cho DN là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, CSCT được xây dựng còn phụ thuộc nhiều vào các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của DN, bao gồm giai đoạn: Khởi sự, mở rộng, tăng trưởng, trưởng thành (bão hòa), thoái trào (Damordran, 2010). Ngoài ra, mô hình này có nhược điểm rất lớn đó là sự không ổn định về mức cổ tức thanh toán sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các cổ đông, điều này có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của DN trên thị trường.

CSCT được quản lý hay CSCT ổn định (Managed dividend policy) thể hiện qua việc nhà quản lý DN cố gắng đạt được một mô hình thanh toán cổ tức cụ thể, có kế hoạch, hướng đến sự ổn định đối với dòng cổ tức chi ra. Những người ủng hộ chính sách này sẽ tán dương tính nhất quán và khả năng dự đoán của dòng cổ tức. Tính ổn định được thể hiện bởi sự miễn cưỡng cắt, giảm cổ tức và doanh nghiệp chỉ thực hiện thanh toán cổ tức cao hơn khi họ có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách chắc chắn, đồng thời, khi đã tăng thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho đến khi doanh nghiệp không thể ngăn chặn được sự giảm lợi nhuận trong tương lai.

Bằng chứng thực tiễn tại Mỹ và các nước phát triển (Lintner, 1956; Dewenter và Warther, 1998; Brav và cộng sự (2005); Leary và Michaely; 2011;…) cho thấy, hầu hết các DN không áp dụng CSCT thụ động, họ thường duy trì một trình tự cổ tức được hiệu chỉnh có liên quan chặt chẽ đến cổ tức quá khứ cũng như thu nhập hiện tại. Bên cạnh đó, các DN xây dựng phương án tiền mặt để đầu tư trong tương lai, khi xảy ra tình trạng thiếu vốn, họ thường huy động từ các khoản vay ngắn hạn hơn là sử dụng vốn bằng cách cắt giảm cổ tức. Phần lớn các nhà quản lý đều thừa nhận một chính sách chi trả cổ tức theo hướng ổn định sẽ đem lại lợi ích cao nhất cho DN và các cổ đông. Việc giảm hoặc không trả cổ tức là điều mà các nhà quản lý cực kỳ muốn tránh vì điều đó thường bị xem là dấu hiệu về những khó khăn tài chính của DN. Kết quả là, các DN có xu hướng duy trì trả cổ tức đều đặn và chỉ tăng cổ tức khi nhà quản lý tự tin mức cổ tức mới tăng sẽ được duy trì lâu dài.


2.1.2. Khái niệm ổn định hóa cổ tức và vai trò của chính sách cổ tức ổn định

2.1.2.1. Khái niệm ổn định hóa cổ tức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Chính sách cổ tức đã phát triển và được điều chỉnh để đáp ứng sự thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh và xung đột thị trường, điều đó cũng là lý do quan trọng giải thích sự tồn tại các chính sách phân phối cổ tức khác nhau giữa các thị trường, giữa các DN và trong một doanh nghiệp CSCT cũng thay đổi theo thời gian. Theo quan sát của các nhà nghiên cứu từ chỉ số chứng khoán tại Mỹ cho thấy việc chi trả cổ tức rất khác nhau trong giai đoạn 1910 – 1920, hành vi ổn định hóa cổ tức (dividend smoothing) đã bắt đầu xuất hiện và phổ biến hơn sau năm 1920 (Baskin, 1988; Snowden, 1990; Jones và Wilson, 2002). Nhưng hành vi này chỉ thực sự được nhắc đến từ sau công bố của Lintner (1956).

Lintner (1956) đã quan sát và thấy rằng các DN chủ yếu quan tâm đến sự ổn định của cổ tức. Bằng cách tập trung vào các quyết định phân phối cổ tức thông qua việc khảo sát các nhà quản lý của 28 doanh nghiệp ở Mỹ, Lintner thiết lập một mô hình lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp. Ông phân tích, nếu cổ tức hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập thì dòng cổ tức hàng năm sẽ thường xuyên thay đổi do thu nhập của DN thường không ổn định. Trong trường hợp thu nhập của DN tăng cao, sự tăng này có thể đột biến và không bền vững (tăng trong ngắn hạn), thì các nhà quản lý sẽ tăng cổ tức từ từ và có tâm lý chờ đợi. Ngược lại, nếu cổ tức biến động theo thu nhập trong trường hợp thu nhập giảm thì việc trả cổ tức sẽ truyền tín hiệu xấu đến cổ đông hiện tại và các nhà đầu tư (cổ đông tương lai) dẫn đến giá cổ phiếu của DN thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do đó tính ổn định còn được thể hiện bằng sự miễn cưỡng (tránh) cắt giảm cổ tức của nhà quản lý doanh nghiệp.

Ổn định hóa cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4

Như vậy, theo Lintner (1956), ổn định hóa cổ tức ngụ ý một nỗ lực có phần tính toán của nhà quản lý doanh nghiệp khi điều chỉnh mức thanh toán cổ tức để phản ứng lại với sự thay đổi của thu nhập nhằm duy trì chính sách cổ tức ổn định.

Mục tiêu của ổn định hóa cổ tức là duy trì CSCT ổn định, “duy trì cổ tức ở một mức độ nhất định và chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi doanh nghiệp có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức và một khi đã tăng cổ tức thì doanh nghiệp cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho đến khi doanh nghiệp thấy rõ không thể hy vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai” (Đào Lê Minh, 2002; tr.27)



Theo Guttman và cộng sự (2001), “ổn định hóa cổ tức là việc duy trì cổ tức trên mỗi cổ phiếu liên tục từ hai năm trở lên, mức độ tăng hoặc bất đắc dĩ phải giảm của cổ tức thường không có sự đột biến như thu nhập”.

Nghiên cứu tại Oman, Al-Yahyae và cộng sự (2011) cho rằng ổn định hóa cổ tức khi doanh nghiệp phân phối hầu hết tiền mặt dưới dạng cổ tức.

Cần chú ý rằng, ổn định hóa cổ tức không có nghĩa là cố định mức cổ tức thanh toán hàng năm, cũng không phải là thanh toán theo một tỷ lệ không đổi. Cổ tức ổn định thể hiện thông qua việc duy trì trả cổ tức liên tục qua các năm (không bị gián đoạn) và sự thay đổi cổ tức thường không có sự đột biến như sự tăng giảm của lợi nhuận. Có thể tưởng tượng đồ thị mô tả mức cổ tức được thanh toán hàng năm như là đồ thị hình sin, có lên có xuống nhưng biên độ dao động hẹp, trong thời gian dài thì biên độ dao động của đường cổ tức gần như bằng không và có chiều hướng đi lên thể hiện sự tăng trưởng ổn định cổ tức. Nói cách khác, các nhà quản lý cho rằng ổn định hóa cổ tức nếu họ tuân theo một chính sách trả cổ tức danh nghĩa thường xuyên với một điều chỉnh cục bộ mang tính chiến lược.

Trong nghiên cứu này, để bám sát với ý nghĩa phân tích từ mô hình, tác giả sử dụng thuật ngữ “ổn định hóa cổ tức”, trong đó: Ổn định hóa cổ tức là việc các doanh nghiệp sẽ thanh toán cổ tức theo một tỷ lệ từ thu nhập tính trên một cổ phần có điều chỉnh theo mức thanh toán cổ tức của thời kỳ trước. Việc hiệu chỉnh mức thanh toán cổ tức thời kỳ này theo mức thanh toán của thời kỳ trước sẽ giúp giảm nhẹ những biến động của cổ tức trong mỗi thời kỳ. Hay nói cách khác, ổn định hóa cổ tức là việc điều chỉnh mức cổ tức thanh toán nhằm giảm đi ảnh hưởng từ những biến động về thu nhập.

2.1.2.2. Vai trò của chính sách cổ tức ổn định

Ổn định hóa là một quá trình, còn cổ tức ổn định hay CSCT ổn định là kết quả của quá trình đó. Việc hoạch định và vận hành CSCT ổn định có một số tác động tích cực đến hoạt động của DN:

Thứ nhất, cổ tức ổn định có thể làm tăng giá cổ phiếu của DN.

Ổn định hóa cổ tức để giảm thiểu các vấn đề nảy sinh từ sự BCXTT (Kumar, 1988; Brennan và Thakor, 1990; Fudenberg và Tirole, 1995; DeMarzo và Sannikov, 2008; Guttman và cộng sự, 2010) và là phương tiện để giảm thiểu những xung đột lợi ích giữa các bên (Allen và cộng sự, 2000; DeAngelo và DeAngelo, 2007; Lambrecht và Myers, 2010). Một chính sách trả cổ tức ổn định làm giảm sự bất trắc của NĐT về dòng cổ tức trong tương lai, do đó làm giảm chi phí vốn cổ phần và làm tăng giá cổ



phiếu hay tăng giá trị cổ phần của doanh nghiệp. Hu và Chen (2012) khẳng định ổn định hóa cổ tức giúp gia tăng giá trị DN, cho thấy các DN theo đuổi CSCT ổn định có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của DN.

Cổ tức có nội dung hàm chứa các thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư coi các thông báo trả cổ tức là một nguồn thông tin để tạo lập những dự đoán của họ về các khoản cổ tức trong tương lai. Sự cắt giảm cổ tức có thể được hiểu như là tín hiệu về lợi nhuận trong tương lai bị sụt giảm và ngược lại. Do nội dung hàm chứa thông tin, ổn định hóa cổ tức sẽ thu hút các nhà đầu tư, tạo niềm tin về sự ổn định hoạt động kinh doanh của DN, từ đó có thể tác động làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường.

Thứ hai, ổn định cổ tức giúp ổn định cơ cấu cổ đông

Ý chí của cổ đông ảnh hưởng đến CSCT của DN (LaPorta và cộng sự, 1999; Lang, 2002) nên cơ cấu và thành phần cổ đông ổn định phần nào sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của DN. Khi cấu trúc sở hữu thay đổi thì cấu trúc quản lý cũng thay đổi theo, điều đó sẽ ảnh hưởng đến CSCT mà DN đang theo đuổi. Nếu cổ tức của doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, thì sự dịch chuyển đầu tư trên thị trường sẽ khiến thành phần cổ đông của DN không ổn định. Do vậy, việc duy trì CSCT ổn định sẽ giúp ổn định thành phần cổ đông cho DN.

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây thì thực hiện ổn định hóa cổ tức có thể gây ra những bất lợi cho DN khi cần vốn đầu tư cho nhu cầu tăng trưởng, lúc này DN có thể phải huy động vốn từ nguồn bên ngoài (như vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu) với chi phí huy động vốn và sử dụng vốn cao. Do vậy, ổn định hóa cổ tức có vẻ như không phù hợp với các DN có quy mô nhỏ, mới khởi nghiệp hoặc đang trong giai đoạn tăng trưởng vì các DN này có lợi nhuận chưa ổn định và có nhu cầu vốn cho đầu tư.

Tóm lại, ổn định hóa cổ tức chỉ là một mục tiêu trong số các mục tiêu trung gian của CSCT nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, và mục tiêu này phù hợp với DN trong những giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, với những tác động mà ổn định hóa cổ tức mang lại cho doanh nghiệp (cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh) thì ổn định hóa cổ tức là một xu hướng mới tại TTCK của các nước đang phát triển.


2.1.3. Đo lường mức độ ổn định hóa cổ tức

Mức độ ổn định hóa cổ tức (Degree of dividend smoothing) là mức độ hiệu chỉnh mức thanh toán cổ tức thời kỳ này theo mức thanh toán cổ tức thời kỳ trước dựa trên tỷ lệ thanh toán nhằm giảm đi những biến động từ thu nhập của doanh nghiệp.

Để đo lường mức độ ổn định hóa của các DN, các nhóm DN hay các thị trường, hiện nay có 2 thước đo chính là tốc độ hiệu chỉnh (SOA – Speed of adjustment) được ước lượng từ mô hình hiệu chỉnh từng phần của Lintner (1956) và biến động tương đối (Relative Volatility) được đề xuất bởi Leary và Michaely (2011).

2.1.3.1. Thước đo SOA từ mô hình hiệu chỉnh từng phần của Lintner (1956)

Như đã phân tích trên đây, mô hình đầu tiên tính toán mức độ hiệu chỉnh cổ tức được ra đời từ nghiên cứu của Lintner (1956). Đây là mô hình cung cấp thước đo chung nhất về mức độ hiệu chỉnh cổ tức trong giai đoạn từ 1956 cho tới nay. Mô hình này giả định doanh nghiệp có mức thanh toán cổ tức mục tiêu dài hạn. Quan hệ tuyến tính giữa thay đổi cổ tức thực thanh toán với thay đổi cổ tức so với mức thanh toán mục tiêu sẽ cho biết tốc độ hiệu chỉnh cổ tức của DN.

Mức độ hiệu chỉnh cổ tức được ước lượng từ mô hình của Lintner (1956) như sau:

Di,t – Di,t-1 = α + γ(D*i,t - Di,t-1) + ui,t

Di,t – Di,t-1 = α + γ(TPR.Ei,t - Di,t-1) + ui,t

Di,t – Di,t-1 = α + β1Di,t-1 + β2Ei,t + ui,t (1)

Trong đó:

+ Dt Dt 1 là sự thay đổi cổ tức năm t so với năm t-1,

+ γ là tốc độ hiệu chỉnh (SOA) giữa cổ tức mục tiêu


t

D* và cổ tức năm

trước

Dt 1 , với 0 1, Giá trị của phản ánh các doanh nghiệp điều

chỉnh cổ tức nhanh chóng như thế nào đến tỷ lệ thanh toán mục tiêu,

+ ut là sai số ngẫu nhiên,

+ TPR là tỷ lệ thanh toán mục tiêu

+ Et là thu nhập hiện tại

Như vậy: Mức độ ổn định hóa cổ tức SOA chính là giá trị -β1 được hồi quy từ mô hình (1), với:

+ SOA càng cao thể hiện mức độ hiệu chỉnh càng thấp và ngược lại.

Nếu SOA = 0 có nghĩa là cổ tức năm nay được trả không phụ thuộc vào cổ tức năm trước.



Nếu SOA =1 cho thấy không có hiệu chỉnh.

+ Hệ số chặn α phản ánh sự sẵn sàng hay không sẵn sàng cắt giảm cổ tức: Nếu là âm chứng tỏ các doanh nghiệp sẵn sàng giảm cổ tức hoặc thậm chí là không trả cổ tức nếu thu nhập của DN giảm.

Biến đổi mô hình (1), ta được:

Di,t = α + (1+β1)*Di,t-1 + β2Ei,t + ui,t (1‟)

Mô hình này cho thấy giá trị thanh toán cổ tức thời kỳ t là một tỷ lệ β2 của thu nhập cộng với một mức hiệu chỉnh bằng tỷ lệ (1+β1) của giá trị thanh toán cổ tức thời kỳ trước. Với việc có tính đến giá trị cổ tức thanh toán của thời kỳ trước để thanh toán cổ tức thời kỳ này, dòng cổ tức thanh toán của DN sẽ ổn định hơn so với việc chỉ neo cổ tức thanh toán biến động theo thu nhập.

2.1.3.2. Thước đo RelVol từ mô hình của Leary và Michaely (2011)

Mô hình Lintner (1956) giả định các doanh nghiệp tuân theo một chính sách thanh toán cụ thể (tức là các doanh nghiệp có tỷ lệ thanh toán mục tiêu và tỷ lệ thanh toán thực tế xoay quanh mục tiêu này). Tuy nhiên, trong một khảo sát các CFO về mục tiêu cổ tức của Brav và cộng sự (2005), chỉ có 28% số CFO có yêu cầu về tỷ lệ thanh toán mục tiêu (TPR), trong khi có gần 40% CFO quan tâm đến mục tiêu của mức cổ tức trên cổ phiếu (DPS). Bằng chứng khảo sát này cho thấy rằng tỷ lệ thanh toán mục tiêu không còn phù hợp với ngày nay. Điều này khiến mô hình trong phương trình (1) không mô tả chính xác các chính sách thanh toán hiện đại. Và do vậy, SOA ước lượng được sẽ khó có thể cung cấp một thước đo đáng tin cậy về hiệu chỉnh cổ tức.

Để khắc phục nhược điểm trên, Leary và Michaely (2011) đã đề xuất sử dụng hai thước đo thay thế SOA từ mô hình của Lintner.

(i) Thước đo thứ nhất được xác định bằng cách thực hiện quy trình hai bước để ước lượng SOA. Trước tiên các tác giả giả định tỷ lệ thanh toán mục tiêu (TPRi) là trung vị của tỷ lệ thanh toán của công ty i, trong đó tỷ lệ thanh toán được xác định là cổ tức phổ thông chia cho thu nhập ròng. Như vậy, nếu không có hiệu chỉnh vào mức cổ tức thanh toán, thì thay đổi cổ tức sẽ là chênh lệch giữa mức cổ tức thanh toán mục tiêu kỳ này với mức cổ tức thanh toán kỳ trước. Chênh lệch này được Leary và Michaely (2011) gọi là độ lệch mục tiêu.

Vậy, thực chất thước đo này cũng vẫn là thước đo SOA của Lintner (1956) nhưng sẽ phù hợp với các DN không có tỷ lệ thanh toán mục tiêu, khi đó, trung vị



(hoặc trung bình) của tỷ lệ thanh toán trong giai đoạn nghiên cứu của DN được sử dụng thay cho tỷ lệ thanh toán mục tiêu.

(ii) Thước đo thứ hai được tính toán dựa trên biến động của dòng cổ tức tương ứng với biến động của dòng thu nhập (RelVol). Trước khi thực hiện các tính toán, giá trị cổ tức và thu nhập được hiệu chỉnh để loại bỏ những biến động của chuỗi do việc chia tách cổ phiếu. Sau đó, thành phần xu thế được tách khỏi chuỗi cổ tức và chuỗi cổ tức mục tiêu (với tỉ lệ thanh toán mục tiêu được giả định bằng với trung vị của chuỗi tỷ lệ thanh toán của công ty trong cả thời kỳ) bằng mô hình hồi quy theo xu thế thời gian. Tỷ lệ tương đối của phần dư từ mô hình tách xu thế của chuỗi cổ tức và chuỗi cổ tức mục tiêu thể hiện biến động tương đối giữa cổ tức thanh toán và cổ tức mục tiêu. Vì vậy, tỷ lệ tương đối giữa phần dư của hai mô hình tách xu thế sẽ thể hiện chính sách can thiệp để hiệu chỉnh cổ tức.

1 1 t 2 t

2

Adj.DPSit it

(3)


it

Trong đó:

TPRi

Adj.EPSit

2

1

t 2

t 2

(4)


+ Adj.DPSit (Split-adjusted dividend per share) là giá trị cổ tức được thanh toán của công ty i ở thời điểm t sau khi đã hiệu chỉnh để loại bỏ những biến động do chia tách cổ phiếu.

+ TPRi (target payout ratio) là tỷ lệ thanh toán mục tiêu giả định, được Leary và Michaely (2011) giả định bằng trung vị của tỷ lệ thanh toán của công ty trong suốt thời gian nghiên cứu.

+ Adj.EPSit (Split-adjusted earning per share) là giá trị thu nhập tính trên mỗi cổ phần của công ty ở thời điểm t sau khi đã hiệu chỉnh để loại bỏ những biến động do chia tách cổ phiếu.

+ t là biến xu thế thời gian (time trend) được đánh số từ 1 đến n tương ứng với số giai đoạn quan sát trong mẫu.

Thước đo RelVol là tỷ lệ của căn bậc hai trung bình bình phương phần dư từ phương trình (3) và phương trình (4). Do đó, biến động tương đối phản ánh sự thay đổi trong tính biến động của thanh toán cổ tức bất kể mối quan hệ giữa thay đổi về cổ tức và khoảng cách từ khoản thanh toán mục tiêu tối ưu. Leary và Michaely (2011) thực hiện phân tích mô phỏng để xác nhận biện pháp không có mô hình này chống lại hành vi làm mịn thực sự và cho thấy RelVol thay đổi đơn điệu với mức độ làm mịn. RelVol



cao ngụ ý rằng cổ tức thay đổi nhanh hơn thay đổi của thu nhập, và mức độ ổn định hóa cổ tức của công ty là thấp. RelVol = 1 ngụ ý không có hiệu chỉnh cổ tức.

2.1.4. Các lý thuyết về ổn định hóa cổ tức

2.1.4.1. Lý thuyết tín hiệu

Nguồn gốc của lý thuyết tín hiệu (Signal theory) được tìm thấy trong tác phẩm của Lintner (1956), người đã chứng minh giá trị thị trường thường phản ứng như thế nào với sự thay đổi cổ tức. Sau đó, Modiglianli và Miller (1958) đã đề cập đến các hiệu ứng thông tin của cổ tức. Khi có thông tin bất cân xứng, sự thay đổi của cổ tức có thể truyền tải thông tin tích cực (nếu thông báo chi trả cổ tức và cổ tức cao) hoặc thông tin tiêu cực (khi có thông báo không trả cổ tức hoặc trả cổ tức ở mức thấp hơn). Bất kỳ sự gia tăng nào trong chi trả cổ tức có thể được giải thích như là một tín hiệu mà nhà quản lý kỳ vọng vào một mức thu nhập cao hơn từ cơ hội đầu tư, hơn nữa cổ tức tăng có thể dẫn đến giá cổ phiếu cũng tăng theo. Ngược lại, việc giảm cổ tức hoặc không trả cổ tức có thể xem như một tín hiệu xấu về sự sụt giảm thu nhập trong tương lai, giá cổ phiếu theo đó có thể sẽ giảm khi tiếp nhận thông tin này.

Lý thuyết tín hiệu giải thích, doanh nghiệp nào phải đối diện với bất cân xứng thông tin hơn sẽ có khả năng làm trơn cổ tức hơn. Nhà quản lý DN (thường là các cổ đông lớn) là những người bên trong doanh nghiệp, hơn ai hết họ là những người có được thông tin nội bộ và biết được các vấn đề thực tại hoạt động của DN. Trong khi đó, nhà đầu tư (cổ đông nhỏ hoặc là các nhà đầu tư đang muốn trở thành cổ đông của DN) không tham gia hoạt động điều hành DN, không có nhiều thông tin nội bộ về hoạt động kinh doanh của DN cho nên từ những thông tin họ thu thập được có thể lại là các thông tin không chính xác hoặc thông tin đến muộn. Nhà quản lý muốn truyền tải thông tin cá nhân của mình về dòng tiền và thu nhập trong tương lai ra bên ngoài nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư để huy động vốn và/hoặc làm tăng giá cổ phiếu của DN, do đó việc duy trì dòng cổ tức ổn định của DN là một cách để thực hiện được mục đích truyền tín hiện. Bằng chứng từ các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy hiện tượng này là phổ biến (Bhattacharya, 1979; Miller và Rock, 1985; John và Williams, 1985; Kumar, 1988; Allen và Michaely, 1995; Kumar và Lee, 2001; Guttman và cộng sự, 2010).

BCXTT (Asymmetric information) xảy ra khi có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch. Một bên không có nhiều thông tin, hoặc có thông tin ít chính xác hoặc gặp nhiều trở ngại trong việc chuyển và tiếp cận thông tin so với bên còn lại. Thông tin không cân xứng thể hiện giữa nhà quản lý doanh nghiệp (người bên trong)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022