Bảng 4. Bảng Tăng Trưởng Lợi Nhuận Của 30 Công Ty Niêm Yết Có Mức

Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều tuân thủ tốt các quy định về công bố thông tin, chế độ báo cáo và duy trì, đảm bảo điều kiện niêm yết. Đồng thời, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi niêm yết đều đạt kết quả khả quan thể hiện ở cả doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể, công tác quản lý điều hành luôn đuợc coi trọng. Bên cạnh đó, tên tuổi, hình ảnh doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, quảng bá. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do tăng truởng cao của nền kinh tế Việt Nam trong mấy năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu để đạt được kết quả trên là do công ty niêm yết đã có những nỗ lực đáng kể trong việc mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến phương thức, bộ máy quản lý và đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra, việc tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK cũng tạo ra những thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho chính các công ty niêm yết, như những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng uy tín trên thương trườngĐây chính là ảnh huởng tích cực đầu tiên của thị truờng chứng khoán Việt Nam ngoài chức năng chính là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp.

Kết thúc 2 quý đầu năm 2007, nhiều doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TP.HCM đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn dự đoán. Số liệu thống kê của báo Đầu Tư chứng khoán đối với 30 doanh nghiệp có giá trị lớn nhất đến cho kết quả ấn tượng : 25/26 có mức tăng truởng lợi nhuận là số dương so với cùng kỳ năm 2006 (trừ VSH). Trong đó, 19/26 công ty có mức tăng trưởng trên 30%; 8/26 công ty có mức tăng trưởng cao trên 100%. Ba doanh nghiệp thuộc nhóm đầu tiên niêm yết trên thị truờng là SAM, REE và GMD có mức tăng trưởng lần luợt là 62%, 59%, 43%.

7Bảng 4. Bảng tăng trưởng lợi nhuận của 30 công ty niêm yết có mức

vốn hoá lớn nhất trên TTGDCK TP.HCM (Đơn vị : tỷ đồng)


ST T

Mã CK

Lợi nhuận 6 tháng 2006

Lợi nhuận 6

tháng 2007

Hoàn thành

Kế hoạch 2007


Tăng trưởng

1

BMC

5,15

21,78

89%

323%

2

BMP

40,05

49,2

98%

23%

3

CII

26,18

45,66

62%

74%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 7



7 Nguồn : Đầu tư Chứng khoán Số 63(431), ngày 6/8/2007, trang 15.


4

DHG

42,5

58,12

53%

37%

5

DMC

23,25

25,54

40%

10%

6

DRC

11,61

31,82

51%

174%

7

FPT

436,72

-

-

-

8

GMD

75,47

107,4

51%

43%

9

HRC

48,13

61,65

46%

28%

10

IFS


35,58

54%


11

IMP

20,94

28,93

0

38%

12

ITA

31,32

98,78

33%

215%

13

KDC

33,45

73,07

30%

118%

14

NKD

16,58

23,6

30%

43%

15

PGC

17,15

22,54

56%

31%

16

PPC

508,39

562,78

92%

11%

17

PVD

-

214,35

38%

-

18

RAL

27,5

29,47

59%

7%

19

REE

142,59

226,36

67%

59%

20

SAM

55,45

89,93

34%

62%

21

SJD

18,71

25,51

-

36%

22

SJS

49,19

101,38

108%

106%

23

STB

206,5

536,52


160%

24

TAC

20,87

68,84

139%

230%

25

TCR

-

34,14

50%

-

26

TDH

31,75

72,37

74%

128%

27

TTP

20,49

25,83

52%

26%

28

VIP

45,07

60,01

57%

33%

29

VNM

420,15

572,00

64%

36%

30

VSH

200,04

104,58

42%

-48%


Hầu hết trong số hơn 200 doanh nghiệp niêm yết tính đến thời điểm ngày 24/7 đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thông qua TTGDCK, Việt Nam đã có một loạt các doanh nghiệp cổ phần đầu tiên có giá trị thị trường trên 1 tỷ USD(ACB, FPT, PVD, Nhiệt Điện Phả Lại, Vinamilk).

Bảng 5. Danh sách 15 doanh nghiệp lớn nhất tại sàn TP.HCM và Hà Nội (tính đến ngày 20/7/2007) nguồn VNDirect




Tên Công ty

Sàn niêm yết

Mức vốn hoá (tỷ

đồng)

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần á châu

HASTC

31.094


BVS

CTCP Chứng khoán Bảo Việt

HASTC

6.249

FPT

CTCP Phát triển đầu tư công nghệ FPT

HOSTC

25.814

GMD

CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển

HOSTC

6.279

ITA

CTCP Khu công nghiệp Tân Tạo

HOSTC

8.75

KDC

CTCP Kinh Đô

HOSTC

8.244

PPC

CTCP Nhiệt điện Phả Lại

HOSTC

18.759

PVD

CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí

HOSTC

17.626

REE

CTCP Cơ điện lạnh

HOSTC

8.303

SAM

CTCP Cáp và Vật Liệu Viễn Thông

HOSTC

6.829


SJS

CTCP Đầu t và phát triển Đô thị& KCN Sông

Đà


HOSTC


10.600

SSI

CTCP Chứng khoán Sài Gòn

HASTC

10.948

STB

NH TMCP Sài Gòn Thương Tín

HOSTC

27.02

VNM

CTCP Sữa Việt Nam

HOSTC

30.852

VSH

CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh

HOSTC

7.375

Nguồn : Đầu tư chứng khoán số 60 (428), ngày 26/7/2007

1.2 Chứng khoán niêm yết

a. Cổ phiếu niêm yết

Khi mới đi vào hoạt động, TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại cổ phiếu (năm 2000) và tăng truởng qua các năm với 11 loại cổ phiếu năm 2001, 20 loại cổ phiếu năm 2002, 22 loại cổ phiếu năm 2003, 23 loại cổ phiếu năm 2004 và 71 loại cổ phiếu năm 2005. Đặc biệt năm 2006, số lượng công ty niêm yết đã tăng lên nhanh chóng, mở đầu bằng sự kiện cổ phiếu VNM của công ty sữa Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch với khối lượng cổ phiếu là 159 triệu cổ phiếu. Và tiếp đó là việc Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương tín là ngân hàng cổ phần đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam với khoảng 190 triệu cổ phiếu. Điều đáng quan tâm là có đã có đến 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết là công ty cổ phần Dây và Cáp điện Việt Nam Taya, công ty cổ phần Full Power, công ty cổ phần gạch men Chan Yih và công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Interfood. Và sau khi Bộ Tài chính ban hành công văn bãi bỏ những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho các tổ chức niêm yết chứng khoán đã được quy định truớc đó 2 năm (Công văn 11924 TC/CST ngày 20/10/2004), chỉ trong 21 phiên giao dịch của tháng cuối năm 2006, TTGDCK Tp. HCM đã thực hiện niêm yết hơn 460 triệu cổ phiếu của 50 công ty cổ phần).

Bảng 6. Diễn biến niêm yết trên Trung tâm GDCK Tp. HCM


Năm

Toàn thị truờng

Cổ phiếu

Khối lượng

Giá trị

Khối lượng

Giá trị

2000

3.662.790

92.357

3.641.000

90.215

2001

19.721.930

1.034.721

19.028.200

964.02

2002

37.008.649

1.080.891

35.715.939

959.33

2003

53.155.990

2.998.321

28.074.150

502.022

2004

248.072.240

19.887.150

72.894.288

1.970.969

2005

353.070.622

26.877.959

94.846.187

2.784.291

2006

1.120.781.696

86.829.273

538.536.869

35.472.342

29/6/2007

1.135.007.203

122.733.726

789.482.038

95.852.455

%

101,27

141,35

146,60

270,22

Nguồn : Chứng khoán Việt Nam-Số 7-Tháng 7-2007

Sự sôi động và sức hấp dẫn của thị trường với các nhà đầu tư không chỉ dừng lại ở số lượng mà còn ở cả sự đa dạng và chất lượng của hàng hoá trong thời gian qua, lần đầu tiên có một ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK Tp. Hồ Chí Minhvà cổ phiếu của nhiều công ty kinh doanh những ngành nghề mới như khu chế xuất, kinh doanh bất động sản, đầu tư khai thác khoáng sảnđược đưa vào giao dịch đã chứng tỏ được sự hấp dẫn của thị trường đối với các công ty. Thành quả này được ghi nhận như một thành công lớn, khằng định vai trò là kênh huy động và luân chuyển vốn của TTCK Việt Nam.

Hai năm qua, quy mô niêm yết tại TTGDCK Hà Nội có những buớc phát triển mạnh, với việc cấp phép niêm yết mới cho 82 công ty công ty cổ phần trong năm 2006, gấp 10 lần so với số lượng niêm yết trong năm 2005. Đặc biệt, nhu cầu đăng kí niêm yết của các doanh nghiệp tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2006. 8Trong đó, tính đến thời điểm 30/12/2006, tổng số công ty niêm yết tại TTGDCK Tp. Hà Nội là 87 công ty với tổng số vốn niêm yết tính theo mệnh giá là 11.124 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trên thị


8 Theo Báo Chứng khoán số 7, tháng 7 năm 2007, trang 36.

trường, quy mô vốn lớn, được công chúng đầu tư hết sức quan tâm đã thực hiện niêm yết trên TTGDCK Hà Nội trong năm 2006 như NHTMCP Á Châu(vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng – NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam năm 2006), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh(vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng) – doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên thực hiện niêm yết, công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn (vốn điều lệ 900 tỷ đồng) , và 3 công ty chứng khoán cũng thực hiện niêm yết tại trung tâm là công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI), công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và công ty chứng khoán Hải Phòng (HPC) đã thể hiện niềm tin của các tổ chức tham gia thị truờng đối với thị truờng giao dịch tại TTGDCK Hà Nội.

Bảng 7. Diễn biến niêm yết cổ phiếu qua các năm trên sàn HASTC



Năm

Số loại cổ

phiếu

Khối lượng niêm

yết


Giá trị niêm yết

%

tăng/giảm

2005

6

8,349,562

83,495,620,000


2006

80

970,932,225

9,709,322,250,000

+11,528.5

Oct-07

5

156,774,200

1,567,742,000,000

-83.9

Nguồn http://www.hastc.org.vn


b. Trái phiếu niêm yết

Trong năm 2006, tổng giá trị niêm yết của thị trường trái phiếu, bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng tương đuơng 7.7%GDP.

Tính đến hết quý II/2007, trên TTGDCK Tp.HCM đã có 363 loại trái phiếu niêm yết trong đó có 39 loại trái phiếu Chính phủ, 46 loại trái phiếu chính quyền địa phương và 8 loại trái phiếu doanh nghiệp.

Bảng 8. Diễn biến trái phiếu qua các năm trên TTGDCK Tp.HCM


Năm

Trái phiếu

Khối lượng

Giá trị

2000

21.79

2.143

2001

693.73

70.702

2002

1.292.710

121.561

2003

25.081.840

2.496.299

2004

171.679.232

17.883.282

2005

232.110.825

23.837.589

2006

477.500.447

48.654.249

29/6/2007

225.119.155

23.654.035

%

47,15

48,62

Nguồn : Chứng khoán Việt Nam-Số 7-Tháng 7-2007 (Đơn vị triệu đồng)


Trên TTGDCK Hà Nội, bên cạnh cổ phiếu, quy mô niêm yết trái phiếu tại TTGDCK này cũng có sự gia tăng khá mạnh mẽ với 85 loại trái phiếu mới năm 2006, 67 loại trong 10 tháng đầu năm 2007 nâng tổng số 159 loại trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 42.84 tỷ đồng. Hiện nay, các loại trái phiếu niêm yết tại TGDCK Hà Nội gồm trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành, Ngân hàng phát triển Việt Nam phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương do UBND Tp.Hà Nội tiếp tục được mở rộng,với các loại trái phiếu doanh nghiệp, ban đầu là trái phiếu của công ty Tài chính Dầu khí PVFC, trái phiếu của tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).

Bảng 9. Diễn biến niêm yết trái phiếu qua các năm trên TTGDCK Hà Nội.


Năm

Số loại trái phiếu

KL niêm yết

Giá trị niêm yết

%

tăng/giảm

2005


7

12,000,000


1,200,000,000,000


2006


85

170,900,000


17,090,000,000,000


+1,324.2

11/10/2007


67

428,405,986


42,840,598,600,000


+150.7

Nguồn http://www.hastc.org.vn

c. Chứng chỉ quỹ

Bên cạnh chứng chỉ quỹ đầu tư VFMVF1, thị truờng có thêm một chứng chỉ quỹ mới là chứng chỉ quỹ đầu tư cân bằng Prudential với khối lượng niêm yết là 50 triệu trên TTGDCK Tp.HCM.

Bảng 10. Diễn biến niêm yết chứng chỉ quỹ qua các năm trên TTGDCK Tp. HCM.


Năm

Chứng chỉ quỹ

Khối lượng

Giá trị

2000

0

0

2001

0

0

2002

0

0

2003

0

0

2004

3.498.720

32.988

2005

26.113.610

256.079

2006

104.744.380

2.702.683

29/6/2007

120.406.010

3.227.236

%

114,95

119,41

Nguồn : Chứng khoán Việt Nam-Số 7-Tháng 7-2007


2. Thực trạng hoạt động công bố thông tin

Hoạt động công bố thông tin trên thị trường, chiếm vị trí khá quan trọng trong việc xây dựng một thị trường chứng khoán hoạt động công khai, minh bạch nhằm tạo ra một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết cho các nhà đầu tư. Những năm đầu của thị truờng, hoạt động công bố thông tin tại TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh đã có những thay đổi lớn và chuyên nghiệp hơn. Một mặt, TTGDCK Tp.HCM tăng cuờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật, mặt khác luôn nâng cao chất lượng, nội dung và đa dạng hoá các phương tiện công bố thông tin theo phuơng châm đầy đủ, kịp thời, chính xác và dễ tiếp cận. Hiện nay, các thông tin công bố tại TTGDCK Tp.HCM thực hiện qua các phương tiện như trang Web, bản tin TTCK, màn hình điện tử đặt tại TTGDCK Tp. HCM và các công ty chứng khoán

thành viên, thông qua mạng Internet, đuờng truyền thông tin từ Trung tâm đến các công ty chứng khoán và các ấn phẩm thường niên của Trung tâm...

Ngoài ra, TTGDCK Tp.HCM còn cung cấp thông tin theo yêu cầu cho các khách hàng trong và ngoài nước, đặc biệt cho các Hãng thông tin nổi tiếng trên thế giới như Reuters, Bloomberg, Telekurs, Dow Jones, S&Pđáp ứng sự quan tâm của các nhà đầu tư nuớc ngoài đối với TTCK Việt Nam, đồng thời quảng bá hình ảnh của TTGDCK Tp.HCM.

3. Hoạt động quản lý niêm yết

Từ khi đưa TTGDCK Tp.HCM đi vào hoạt động cho đến trước khi thời điểm Luật chứng khán có hiệu lực, việc cấp phép niêm yết thuộc thẩm quyền của UBCKNN. Do việc phân cấp trong thẩm định hồ sơ nên trách nhiệm quản lý tổ chức niêm yết của TGDCK được tính từ khi chứng khoán bắt đầu đuợc niêm yết. Trong hơn 200 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn hiện nay thì 80% trong số đó được TTGDCK Tp.HCM và Hà Nội hoàn tất thủ tục và thực hiện niêm yết chỉ riêng trong năm 2006. Cũng trong năm 2006, TTGDCK Tp.HCM đã hoàn thành thủ tục niêm yết cho 3 doanh nghiệp FDI lần đầu tiên niêm yết trên sàn TTGDCK tập trung là công ty cổ phần Dây và Cáp điện Taya, công ty cổ phần FullPower, và công ty cổ phần thực phẩm quốc tế (IFS). Trong hai năm 2004 và vào cuối năm 2006, UBCKNN đã cấp giấy phép niêm yết cho 2 loại chứng chỉ quỹ đầu tư là VFMVF1 và quỹ đầu tư cân bằng Prudential (PRUBF1) với tổng giá trị mệnh giá là 1000 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, trong 2 tháng cuối năm 2006, UBCKNN đã quá tải khi mỗi ngày nhận vài hồ sơ xin niêm yết hoặc đăng ký giao dịch, chưa kể hồ sơ xin phát hành thêm cổ phiếu của các doanh nghiệp đã lên sàn, do các doanh nghiệp chạy đua trước thời điểm 1/1/2007 để hưởng ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thực hiện theo đúng tinh thần của Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, ngày 10/1/2007, UBCKNN đã chính thức chuyển giao quyền xét duyệt và cấp phép niêm yết chứng khoán cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Trước đó, TTGDCK Hà Nội đã được chuyển giao thực hiện thẩm quyền này. Hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực tiếp nhận và xử lý hồ sơ niêm yết tại Trung

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí