Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 8

chỉ có thể được thực hiện bởi những người đại diện có năng lực với hợp đồng vào thời điểm hợp đồng được xác lập cũng như vào thời điểm công nhận. Hợp đồng cũng không có hiệu lực trên cơ sở rằng công ty không tồn tại tại vào thời điểm các sáng lập viên được coi là hành động nhân danh nó. Dù vậy toà án vẫn nghĩ rằng có một hợp đồng rò ràng và có mục đích và cách duy nhất để hợp đồng có hiệu lực là nếu bị đơn là các bên khác của hợp đồng. Vì vậy họ đã tuyên bố rằng có một hợp đồng có hiệu lực trong đó nguyên đơn là một bên và các bị đơn là các bên khác.

Trong khối Liên hiệp Anh, quy định này kéo dài khá lâu, và còn được đưa vào quy định trong luật công ty năm 1985, điều 36C. Tuy vậy điều khoản này chỉ áp dụng trong trường hợp công ty không tồn tại, chứ không đề cập đến trường hợp công ty bị giải thể ngay sau khi đăng ký. Nhiều vụ kiện liên quan đến hợp đồng tiền công ty và sáng lập viên công ty cổ phần trong giai đoạn này đã bị phán quyết như trong vụ kiện Kelner v. Baxter (điển hình như các vụ kiện Newborne v. Sensolid (Great Britain) Ltd - 1954, Black v. Smallwood & Cooper - 1966, Wickberg v. Shatsky - 1969). Điều này đã gây ra không ít tranh cãi do quan hệ giữa công ty và hợp đồng tiền công ty không được thừa nhận. Mãi đến năm 1987, có quyết định cho phép không áp dụng quy định này cho các công ty ngoài lãnh thổ liên hiệp Anh thì tình hình đã bớt căng thẳng hơn cho các sáng lập viên công ty cổ phần ở các quốc gia này.[10]

Cho đến quy định gần đây nhất, theo Luật Công ty Anh năm 2006, các nhà lập pháp Anh vẫn chỉ quy định trách nhiệm cá nhân của người ký hợp đồng với các hợp đồng tiền công ty. Điều 51, của Phần 4 đã quy định về loại hợp đồng này như sau: “Một hợp đồng được lập bởi hoặc nhân danh một công ty vào thời điểm công ty chưa được thành lập có hiệu lực, áp dụng cho bất kỳ hợp đồng theo nghĩa ngược lại, do một người lập với người dự định hành

động cho công ty hoặc như đại diện của công ty, và do đó anh ta chịu trách nhiệm cá nhân với hợp đồng.”

Trong khi đó, các quốc gia khác theo hệ thống Common Law đã có những sửa đổi tích cực hơn cho các sáng lập viên liên quan đến hợp đồng tiền công ty. Úc, quốc gia tách khỏi khối liên hiệp Anh vào năm 1911, đã điều chỉnh quan điểm nêu trên, vào năm 1981, Luật công ty Úc đã thừa nhận một hợp đồng giữa công ty chưa hình thành với bên thứ ba có hiệu lực khi thoả mãn những điều kiện nhất định: (i) công ty đã được đăng ký, và (ii) hợp đồng được công nhận trong thời gian hợp lý. Nếu tuân thủ các thủ tục này, công ty sẽ bị ràng buộc với hợp đồng còn sáng lập viên được coi là đại diện của công ty. Sáng lập viên có thể có một văn bản rút khỏi nghĩa vụ hoặc sử dụng học thuyết về chuyển đổi người thụ trái để được bảo vệ [9]. Tại Hoa Kỳ, Luật công ty của bang Delaware cũng quy định về hợp đồng tiền công ty (incorporation agreement) theo đó nó không có giá trị ràng buộc cho đến khi ban giám đốc công ty chấp thuận hợp đồng này là hợp đồng với công ty.[3]

Luật công ty kinh doanh của Canada (Canada Business Corporations Act năm 1895 - CBCA ) đã thay đổi quan điểm của Common Law trước đây với việc quy định tại Điều 14 (1) rằng trừ khi hợp đồng có quy định khác, một người tham gia, hoặc dự định tham gia, một hợp đồng bằng văn bản theo tên hoặc nhân danh của một công ty cổ phần trước khi công ty tồn tại, phải chịu trách nhiệm cá nhân với hợp đồng và được quyền nhận các lợi ích từ hợp đồng. Điều 14 (2) quy định một công ty cổ phần có thể tiếp nhận hợp đồng sau khi công ty được thành lập. Nếu công ty tiếp nhận hợp đồng thì công ty bị ràng buộc bởi hợp đồng và được hưởng lợi từ hợp đồng, còn người đã dự định hành động nhân danh công ty sẽ không chịu trách nhiệm về hợp đồng và nhận các lợi ích từ hợp đồng nữa. Công ty phải chấp nhận hợp đồng trong thời gian hợp lý sau khi được thành lập. Công ty có thể chấp nhận hợp đồng bằng bất

kỳ hành động hoặc thái độ nào thể hiện mục đích là nhằm bị ràng buộc bởi hợp đồng. Điều 14 (3) cho phép toà án có thể phân chia trách nhiệm giữa công ty cổ phần và một người dự định hành động nhân danh công ty. Điều 14

(4) quy định các bên có thể đồng ý một cách rò ràng trong hợp đồng bằng văn bản rằng người tham gia hợp đồng nhân danh công ty cổ phần trước khi được thành lập không bị ràng buộc bởi hợp đồng hoặc nhận lợi ích từ nó. Các quy định này tiếp tục được kế thừa trong CBCA năm 2002.

Tại Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, các hợp đồng được ký trước khi đăng ký kinh doanh phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp do các cổ đông sáng lập hoặc người được uỷ quyền của cổ đông sáng lập ký kết (Khoản 1, Điều 11 Luật Doanh nghiệp năm 1999), như vậy Luật chỉ điều chỉnh các hợp đồng tiền công ty do sáng lập viên thiết lập với tư cách là cổ đông của công ty, chứ không điều chỉnh tới các hợp đồng do sáng lập viên không trở thành cổ đông thực hiện (Khoản 2, 3 Điều 11 Luật Doanh nghiệp Việt Nam 1999).

Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 đều quy định cổ đông sáng lập là người được ký kết các hợp đồng trước khi đăng ký kinh doanh cho công ty nhằm phục vụ cho việc thành lập công ty. Theo Khoản 1, Điều 14, Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định: “Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh”. Cách quy định này của Luật đã không phản ánh bản chất tất yếu của hợp đồng tiền công ty là do sáng lập viên/cổ đông sáng lập tự mình ký kết hoặc uỷ quyền ký kết nhân danh công ty mà cho rằng các chủ thể này được quyền ký kết hoặc uỷ quyền ký kết các hợp đồng như vậy. Nói cách khác, luật có ý không đương nhiên coi việc ký kết các hợp đồng tiền công ty là thành tốt tất yếu của quá trình hình thành công ty mà là một quyền do pháp luật trao tặng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Điều này có thể chỉ do cách diễn giải của người xây dựng luật nhưng như vậy cũng đã không phản ánh được một phần quan trọng của quá trình thành lập công ty cổ phần là việc thiết lập các hợp đồng tiền công ty.

Trong khi các quy định khác về cổ đông sáng lập không khác biệt với Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp thống nhất 2005 phần nào đã có bước lùi so với Luật Doanh nghiệp 1999 trong quy định về cổ đông sáng lập và hợp đồng trước đăng ký kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 1999 và 2005 đều quy định hai trường hợp với các hợp đồng tiền công ty, mà theo luật gọi là Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh, bao gồm: (i) Nếu doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp sẽ tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng; hoặc (ii) Nếu doanh nghiệp không thành lập thì người ký kết hoặc uỷ quyền ký kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm cá nhân với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 8

Tóm lại, theo pháp luật về công ty của Common Law nói chung, cũng như của Luật Danh nghiệp Việt Nam, quan hệ của sáng lập viên công ty cổ phần với các hợp đồng tiền công ty được quy định trong hai trường hợp: (1) Công ty được thành lập và hoạt động bình thường; và (2) Công ty không được thành lập hoặc bị giải thể trước khi hoàn thành các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Trường hợp công ty được thành lập và hoạt động bình thường: Như đã nói ở trên các hợp đồng tiền công ty được lập trước khi công ty tồn tại không thể ràng buộc công ty vào việc thực hiện các hợp đồng này khi công ty được thành lập. Tuy nhiên sáng lập viên có quyền yêu cầu công ty xem xét chấp nhận các hợp đồng mà người đó đã lập với chủ ý là nhân danh công ty trong quá trình thành lập công ty. Việc đánh giá và có chấp nhận các hợp đồng đó hay không sẽ tuỳ thuộc vào công ty, kết quả của hành vi này của công ty ràng buộc cho sáng lập viên những trách nhiệm nhất định tuỳ theo trường hợp cụ

thể. Nếu công ty chấp nhận các hợp đồng tiền công ty do sáng lập viên ký kết theo một cách thức đúng đắn và hợp pháp, nghĩa vụ với các hợp đồng này sẽ được chuyển giao cho công ty. Nếu công ty không chấp nhận các hợp đồng tiền công ty, đương nhiên sáng lập viên sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Trường hợp công ty không được thành lập hoặc bị giải thể/phá sản trước khi hoàn thành việc thực hiện hợp đồng: Cũng tương tự như trường hợp công ty được thành lập nhưng không chấp nhận hợp đồng do sáng lập viên ký kết khi công ty chưa tồn tại, sáng lập viên sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân với các nghĩa vụ từ hợp đồng.

* Những trường hợp đặc biệt trong nghĩa vụ của sáng lập viên công ty cổ phần với các hợp đồng tiền công ty

Ngoại lệ về trách nhiệm cá nhân của sáng lập viên với các hợp đồng tiền công ty: Theo các nguyên tắc chung thì sáng lập viên của công ty chưa thành lập chịu trách nhiệm các nhân với các hành vi mà người đó thực hiện nhân danh chủ thể chưa có thực đó. Tuy nhiên có ngoại lệ cho nguyên tắc này. Một sáng lập viên không phải chịu trách nhiệm cá nhân với hợp đồng nếu bên kia biết rằng công ty chưa tồn tại, nhưng đã đồng ý chỉ để công ty thanh toán cho hợp đồng (án lệ các vụ kiện Sherwood & Roberts-Oregon, Inc

v. Alexander - 1974, Goodma v. Darden, Doman & Stafford Associates - 1983, Betchard-Clayton, Inc. v. King - 1985). Ý định của bên thứ ba về việc chỉ để công ty làm người thanh toán cho hợp đồng có thể được chứng minh bằng ngôn ngữ trong hợp đồng hoặc bằng bằng chứng về hoàn cảnh thực tế của hợp đồng.[12]

Ngược lại, cũng có trường hợp sáng lập viên vẫn phải chịu trách nhiệm với hợp đồng kể cả nếu công ty chấp nhận hợp đồng: Đó là do thiếu sự chuyển đổi người thụ trái nên một sáng lập viên sẽ duy trì trách nhiệm với

hợp đồng tiền công ty cho dù sau đó hợp đồng được tiếp nhận hoặc công nhận bởi công ty cổ phần.

“Quan điểm này được đưa ra dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng rằng một bên của hợp đồng không thể từ bỏ nghĩa vụ hợp đồng bằng việc thay thế bằng một người khác nếu không có sự chấp thuận của bên kia” (án lệ vụ kiện Illinois Controls, Inc. v. Langham - 1994). Trong một vụ kiện khác, thẩm phán xét xử đã chỉ ra rằng: “Các nguyên tắc điều chỉnh nghĩa vụ của sáng lập viên đã được quy định rò ràng. Thông thường, một sáng lập viên công ty cổ phần có trách nhiệm với bất kỳ hợp đồng nào mà anh ta/cô ta lập vì lợi ích của một công ty chưa được thành lập. Việc thành lập sau đó của công ty không làm huỷ bỏ trách nhiệm của sáng lập viên, trừ khi các bên đồng ý rằng nghĩa vụ của anh ta/cô ta có thể chấm dứt vào thời điểm đó. Tương tự, khi thiếu thoả thuận của các bên, các sáng lập viên sẽ không được loại trừ nghĩa vụ hợp đồng nếu công ty sau đó tiếp nhận hoặc công nhận hợp đồng của anh ta. Nguyên đơn có thể vì thế mà chọn cả sáng lập viên và công ty cổ phần để bồi hoàn cho việc phá vỡ hợp đồng.” (tuyên bố của tòa án trong vụ kiện American Seamount Corp. v. Science & Engineering Associate, Inc. tại Oregon, Hoa Kỳ năm 1991).[12]

Như vậy nếu bên thứ ba của hợp đồng không chấp nhận công ty là bên kia của hợp đồng, dù công ty đã tiếp nhận hoặc thông qua hợp đồng, thì sáng lập viên vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân cùng với công ty. Trong trường hợp đó, sáng lập viên có quyền yêu cầu công ty bồi thường thiệt hại do việc kiện tụng gây ra.

Trong trường hợp công ty được thành lập bởi nhóm sáng lập viên và một trong các sáng lập viên ký kết hợp đồng tiền công ty thì các sáng lập viên còn lại cũng phải chịu trách nhiệm liên đới với hợp đồng này. Nhiều công ty cổ phần được thành lập bởi một uỷ ban giám sát chung thực hiện các công

việc để xúc tiền thành lập công ty, giữa các thành viên có sự thoả thuận về việc hành động chung vì công ty. Quan hệ giữa các đồng sáng lập viên được coi là quan hệ của một partnership (hợp danh) nên các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn với các nghĩa vụ từ hợp đồng tiền công ty được lập bởi một sáng lập viên trong nhóm.[7]

Sáng lập viên ký kết hợp đồng tiền công ty bị phát sinh trách nhiệm cá nhân do hợp đồng có quyền yêu cầu các sáng lập viên khác thanh toán đóng góp chia sẻ trách nhiệm đó. Các thành viên khác sẽ không được viện dẫn việc không biết về việc lập hợp đồng tiền công ty của thành viên khác trong nhóm sáng lập viên, tuy nhiên với các sáng lập viên công khai phản đối hoặc ngụ ý phản đối các hợp đồng như vậy thì có quyền đòi các sáng lập viên khác bồi thường thiệt hại do việc phải thanh toán các nghĩa vụ từ hợp đồng.

Mặt khác, nếu một người hành động với tư cách sáng lập viên nhưng không có thoả thuận chung với các sáng lập viên khác về việc cùng thành lập công ty, tức là hợp đồng được ký kết không thể hiểu ý chung của nhóm sáng lập viên nhằm thành lập công ty thì người đó sẽ không làm phát sinh trách nhiệm liên đới của các sáng lập viên công ty khác, cũng không có quyền yêu cầu các sáng lập viên khác chia sẻ trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng tiền công ty.

* Hiệu lực của các hợp đồng tiền công ty do sáng lập viên ký kết nhân danh công ty dự định thành lập trong một số trường hợp

Khi công ty từ chối tiếp nhận hợp đồng do sáng lập viên ký kết khi thành lập công ty nhân danh công ty dự định thành lập, hoặc việc thành lập công ty không thành công, những tranh chấp pháp lý có thể phát sinh là sáng lập viên sẽ kiện công ty về việc không chấp nhận hợp đồng hoặc bên thứ ba trong hợp đồng khởi kiện sáng lập viên hoặc công ty yêu cầu thực hiện hợp đồng và bồi thường cho các thiệt hại phát sinh, nếu có. Với các vụ kiện này toà án thường

quan tâm đến vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được ký kết, đó là cơ sở để toà án quyết định nghĩa vụ của sáng lập viên trong từng trường hợp. Vấn đề hiệu lực của hợp đồng tiền công ty cũng được đặt ra trong các vụ kiện do công ty thấy rằng sáng lập viên đã không nỗ lực hết sức trong vai trò sáng lập viên và vi phạm những nghĩa vụ của mình, nội dung sẽ được nêu tại chương 3 dưới đây. Hợp đồng sẽ bị cho là vô hiệu nếu toà án xét thấy hợp đồng vi phạm các quy định của pháp luật và các nguyên tắc pháp lý về nghĩa vụ.

Như đã nêu ở chương 1 của luận văn, sáng lập viên thường ký kết một số loại hợp đồng nhất định, tính hiệu lực của hợp đồng được toà án xem xét cũng có sự khác nhau tuỳ theo từng loại hợp đồng.[7]

Với hợp đồng mua tài sản cho công ty: Sáng lập viên là người được uỷ thác và đại diện cho công ty cổ phần dự định thành lập mua tài sản nhằm mục đích phục vụ cho công ty sau khi thành lập. Bởi vậy, sáng lập viên phải mua tài sản với mức giá có lợi cho công ty mà không được phép tư lợi (xem rò hơn tại mục 2.2.1 và 2.2.2 về nghĩa vụ uỷ thác và nghĩa vụ công khai thông tin của sáng lập viên với công ty cổ phần).

Với các hợp đồng thuê mướn nhân công cho công ty dự định thành lập: Về nghĩa vụ của sáng lập viên với các hợp đồng thuê mướn người làm bị công ty từ chối tiếp nhận, có quan điểm cho rằng vì các sáng lập viên thường sẽ trở thành người quản lý của công ty cổ phần sau khi thành lập nên hợp đồng thuê nhân công do sáng lập viên lập cũng tương tự như hợp đồng do giám đốc công ty lập. Tuy nhiên nhiều luật gia đã chỉ ra một hợp đồng thuê mướn nhân công của sáng lập viên khác với hợp đồng thuê mướn do thành viên ban giám đốc ký kết ở chỗ hợp đồng của sáng lập viên là vấn đề của sự cần thiết để phục vụ cho công ty về sau, còn hợp đồng do một giám

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022