thiếu các nội dung nêu trên thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không làm thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động cho công ty cổ phần. Như vậy có cần thiết không khi phải khẳng định lại việc phải có cổ đông sáng lập với công ty cổ phần mới thành lập? Lý do quy định như vậy được giải thích ngay trong Khoản 2 này, đó là với các công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Cổ đông sáng lập/sáng lập viên công ty cổ phần là người thực hiện quá trình tạo lập nên công ty từ điểm khởi đầu là mới chỉ có ý tưởng về công ty - còn gọi là hành vi sáng lập, trong khi đó, các trường hợp chuyển đổi, chia, tách, nhập thành công ty cổ phần được thực hiện từ một công ty đã có sẵn, chúng không mang nội hàm sáng lập mà là sự sáng tạo trên cơ sở sẵn có.
Ở đây có sự tranh cãi về bản chất của các công ty được tạo lập trong các trường hợp này. Với một công ty được thành lập mới hoàn toàn từ con số không, không có gì phải phủ nhận về việc phải có cổ đông sáng lập, người thực hiện hành vi sáng lập. Nhưng với các công ty cổ phần được chuyển đổi, chia, tách nhập, nếu nhìn ở các giai đoạn khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về công ty được tạo ra do các hoạt động này. Nếu nhìn từ cơ sở tạo lập công ty, rò ràng công ty không phải là mới có vì đã có một công ty mà từ đó nó được tạo nên, các quan hệ của công ty cũ vẫn được chuyển giao cho công ty mới, các quyền, nghĩa vụ của công ty cũ được giao lại cho công ty được tạo lập, như vậy công ty mới vẫn mang nhiều thuộc tính của công ty ban đầu và nó không phải là “mới” hoàn toàn. Nếu nhìn vào quá trình để tạo lập công ty mới và kết quả hình thành, người ta cũng phải thực hiện những công việc để tạo ra một công ty mới tương tự như khi thành lập doanh nghiệp (có ý tưởng, tổ chức phân chia vốn điều lệ, làm thủ tục đăng ký kinh doanh). Công ty cổ phần được tạo ra là một thực thể hoàn toàn mới, nó có một định danh
mới (giấy đăng ký kinh doanh mới, con dấu mới, cơ cấu tổ chức mới) không còn là công ty ban đầu nữa. Như vậy cũng có thể coi đây là quá trình sáng lập nên một công ty cổ phần mới.
Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 mới được ban hành thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thậm chí còn quy định chi tiết hơn khi buộc mỗi công ty cổ phần thành lập mới phải có tối thiểu là ba cổ đông sáng lập. Quy định này có lẽ chủ yếu nhằm tạo sự công bằng cho các cổ đông khác không phải là cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần mới được thành lập. Quyền lợi của các cổ đông thông thường có thể bị ảnh hưởng khi Điều lệ đầu tiên của công ty chỉ do một cổ đông sáng lập xây dựng và thông qua, thiếu đi sự xem xét quyền lợi của số đông cổ đông. Trên thực tế, nếu không bị hạn chế bởi luật như vậy thì nhiều người sáng lập công ty sẽ chọn chỉ có một cổ đông sáng lập để thuận tiện hơn trong việc soạn thảo các quy định đầu tiên của công ty cổ phần mới thành lập và quy định có lợi hơn cho mình. Cho đến khi có thể sửa đổi được các quy định này thì quyền điều hành vẫn tập trung trong tay của người này và khó tránh khỏi các tranh chấp có thể phát sinh từ đây. Việc quy định tối thiểu có ba cổ đông sáng lập trao thêm quyền tham gia xây dựng, thông qua Điều lệ đầu tiên của công ty cho các cổ đông khác và như vậy hạn chế được tính cá nhân trong Điều lệ, đảm bảo công bằng hơn cho các cổ đông khác của công ty. Quy định về số lượng cổ đông sáng lập tối thiểu góp phần giảm đi các tranh chấp trong việc thành lập công ty và tranh chấp liên quan đến việc phân chia quyền lợi trong công ty mới. Tuy vậy cũng có thể có trường hợp các cổ đông sáng lập thoả thuận ngầm nhằm thu lợi cho mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khác, khi vậy cần có thêm các quy định khác để điều chỉnh (ví dụ quy định về quyền chuyển
nhượng vốn, quy định về phá vỡ tính trách nhiệm hữu hạn), tuy nhiên đó không phải nội dung được đề cập trong giới hạn luận văn này.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp Việt Nam các năm 1999 và 2005 đã quy định về cổ đông sáng lập, cũng tức là sáng lập viên công ty cổ phần ở giai đoạn đã tham gia vào hoạt động của công ty dự định thành lập với tư cách là người mua cổ phần và thông qua bản Điều lệ đầu tiên nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh để chính thức thành lập công ty. Các quy định về cổ đông sáng lập cũng tương tự như Luật công ty các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên mối quan hệ về thành lập công ty của của cổ đông sáng lập/sáng lập viên công ty cổ phần với công ty chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, đặc biệt là chưa định hình được các quan hệ trong giai đoạn trước khi công ty cổ phần được hình thành. Chúng ta mới thừa nhận sự tồn tại của sáng lập viên khi công ty đã nộp bản điều lệ, được công khai về mặt pháp lý trước cơ quan quản lý, trong khi đó chỉ là kết quả, còn giai đoạn chính hình thành nên các quan hệ để công ty ra đời vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Chính bởi vậy, các văn bản luật về công ty của Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế và chưa có ý nghĩa thực tiễn để giải quyết những vấn đề phát sinh từ các quan hệ pháp lý trước khi công ty cổ phần ra đời.
Chương 2 - CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1. Quyền của sáng lập viên với công ty cổ phần sau thành lập
Như đã phân tích ở Chương 1, lợi ích mà một người có thể nhận được từ việc trở thành sáng lập viên công ty cổ phần là thu các lợi ích từ các hợp đồng tiền công ty và các khoản hoa hồng từ các dịch vụ đã thực hiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 2
- Một Số Đặc Trưng Của Sáng Lập Viên Công Ty Cổ Phần
- Phân Biệt Với Khái Niệm Cổ Đông Sáng Lập Trong Các Đạo Luật Về Công Ty
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 6
- Nghĩa Vụ Đối Với Các Hợp Đồng Tiền Công Ty
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 8
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Khi công ty được thành lập thuận lợi, sáng lập viên công ty cổ phần được nhận lại những khoản tiền cho sự đóng góp thành lập công ty bao gồm: tiền bồi hoàn cho các chi phí bỏ ra cho việc thành lập, tổ chức công ty và tiền thù lao cho các dịch vụ mà sáng lập viên thực hiện.
Bồi hoàn cho các chi phí sáng lập viên đã bỏ ra. Liên quan đến các chi phí bỏ ra cho việc thành lập công ty cổ phần, sáng lập viên không được phép đòi hỏi từ các khoản tiền họ phải bỏ thêm hoặc các chi phí đã bỏ ra nếu anh ta yêu cầu hoặc gợi ý các đối tác về việc này. Các sáng lập viên chỉ được phép trả lại các chi phí hợp pháp. Họ không được hoàn lại các khoản tiền mà họ phải bỏ thêm để hối lộ các cơ quan quản lý hoặc để làm giá thị trường hoặc bất kỳ một hành vi không phù hợp nào khác. Vấn đề đặt ra ở đây là hiểu thế nào là hành vi phù hợp.
Trong vụ kiện Emma Silver Mining Co. v. Grant, công ty nguyên đơn đã khởi kiện Grant, sáng lập viên của công ty, yêu cầu ông này nộp cho công ty các lợi ích bí mật mà ông này nhận được [7]. Grant phản bác rằng ông ta được quyền trả lại những khoản tiền mà ông ta đã bỏ ra vì lợi ích của công ty. Thực tế ông đã trả tiền cho những người do các giám đốc giới thiệu, mua cổ phần cho các giám đốc và trả rất nhiều tiền theo nhiều cách khác nhau cho các nhà môi giới chứng khoán để điều khiển thị trường, trả tiền cho những người có liên hệ với báo chí để viết những bài tán dương cho công ty và các nhà máy
mà công ty mua. Tòa án đã quyết định rằng những lợi ích mà Grant nhận được không bị ảnh hưởng bởi thực tế một số khoản chi phí ông ta bỏ ra là không sạch sẽ, vì đó là khoản chi phí ông ta bỏ ra với niềm tin khi cho rằng công ty thuộc sở hữu của ông ta. Giao dịch mà ông ta thực hiện đã đem lại lợi ích cho công ty và lợi nhuận mà Grant nhận được là xuất phát từ lợi ích đó và ông ta được hưởng nó, cho dù giao dịch đã thực hiện có được chấp nhận bởi tòa án hay không.
Như vậy, nếu hành vi của sáng lập viên đem lại lợi ích cho công ty và người đó hành động với niềm tin rằng anh ta đang làm lợi cho công ty của mình thì nó là phù hợp, cho dù hành vi đó có thể không hợp pháp. Điều này chỉ tồn tại trong giai đoạn trước khi các văn bản luật quy định một cách rò ràng về các hành vi bị cấm đối với các sáng lập viên và người điều hành công ty cổ phần.
Có thể các chi phí bất thường và ngoại lệ của việc xúc tiến thành lập công ty sẽ không được chấp thuận trừ khi những người đăng ký mua cổ phần của công ty biết về các chi phí này. Thông thường, những người này phải hiểu rằng công ty cổ phần không thể được tổ chức mà không tốn chi phí, tính chất và sự gia tăng các loại chi phí phụ thuộc vào tính chất và phạm vi kế hoạch thành lập công ty. Vì vậy những người đăng ký mua cổ phần của công ty không thể viện dẫn lý do thiếu sự thông báo từ các sáng lập viên để khởi kiện sáng lập viên thông qua công ty đòi số cổ phần tương ứng chi phí mà sáng lập viên đã bỏ ra cho việc xúc tiến thành lập công ty. Tuy vậy, nếu có những ngoại lệ đòi hỏi phải bỏ ra các chi phí bất thường mà các cổ đông sáng lập không thể dự đoán được khi tham gia công ty thì giá trị của cổ phần công ty sẽ giảm đi do một phần vốn công ty phải bỏ ra cho những chi phí bất thường này. Và như vậy cũng sẽ làm giảm sự hấp dẫn của cổ phần đối với các nhà đầu tư của công ty.
Tiền thù lao cho các dịch vụ đã cung cấp. Sáng lập viên của một công ty cổ phần không chỉ thực hiện công việc tổ chức công ty mà còn nhận tất cả các rủi ro từ việc thành lập công ty. Anh ta thường sẽ phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân rất lớn với các hợp đồng bị công ty mới từ chối. Nếu việc thành lập công ty không thành công và công ty bị đình lại thì sáng lập viên cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân cho các chi phí, và sẽ không được hưởng quyền lợi của một cổ đông sáng lập (trách nhiệm hữu hạn) nếu thiếu một thỏa thuận rò ràng. Trong khi rò ràng rằng một sáng lập viên công ty không được phép hưởng bất kỳ lợi ích bí mật nào liên quan đến công ty cổ phần, điều này chỉ hợp lý sau khi công ty cổ phần được thành lập và có lời từ những công việc của anh ta, bởi vậy anh ta không chỉ được nhận tiền bồi hoàn cho các khoản chi phí mà cả tiền thù lao cho các dịch vụ anh ta cung cấp. Tuy nhiên, tại Anh và theo các phán quyết ở Mỹ, không thể có khoản thù lao nào cho các dịch vụ mà sáng lập viên thực hiện trước khi công ty được thành lập bởi lẽ sáng lập viên không thể được thuê bởi một công ty trước khi công ty đó tồn tại về mặt pháp lý, và không hợp đồng nào có thể được thực thi vào thời gian công ty không có khả năng thực hiện.
Chắc chắn các dịch vụ của sáng lập viên công ty cổ phần không được trả theo bất kỳ hợp đồng nào được làm nhân danh công ty khi công ty chưa được thành lập cho dù các lợi ích này đã được chuyển giao cho công ty dự định thành lập. Điều này được hiểu là công ty không thể tham gia bất kỳ thỏa thuận nào về việc trả thù lao cho các dịch vụ của sáng lập viên nếu công ty vào thời điểm nhận được lợi ích của các dịch vụ không có khả năng thực hiện một hợp đồng. Những dịch vụ như vậy của sáng lập viên không trực tiếp ảnh hưởng đến việc tổ chức về mặt pháp lý của công ty như các dịch vụ liên quan đến việc mua lại tài sản hoặc các quyền theo hợp đồng, lợi ích của các dịch vụ đó có thể được chấp nhận hoặc bị từ chối bởi công ty sai khi công ty được chính
thức thành lập, căn cứ theo các cơ sở khác nhau. Tất nhiên công ty khi chấp nhận các lợi ích do các dịch vụ của sáng lập viên mang lại được hiểu là đồng ý trả cho sáng lập viên giá trị hợp lý cho các dịch vụ. Thực tế không thể hối thúc công ty phải trả các khoản thù lao này, nhưng vào thời điểm công ty được thành lập về mặt pháp lý, không có lý do gì để từ chối thù lao hợp lý cho sáng lập viên của công ty. Các hợp đồng được lập trước khi thành lập công ty quy định mức thù lao trả cho sáng lập viên cho các dịch vụ của người này không ràng buộc công ty cổ phần mới. Nhưng nguyên tắc công bằng đòi hỏi phải thanh toán cho các dịch vụ của sáng lập viên những khoản thù lao hợp lý và sự thanh toán này không được phép loại trừ khó khăn thực tế về việc hối thúc thanh toán với bất kỳ lời hứa nào của công ty. Tại Mỹ, các án lệ quy định một cách rộng rãi hơn khi cho phép sáng lập viên công ty cổ phần được nhận khoản thù lao hợp lý cho các dịch vụ đã thực hiện cho công ty.
Quyền được thanh toán các chi phí và thù lao cho sáng lập viên sẽ được quyết định tùy theo công ty mà anh ta thành lập. Nếu công ty cổ phần có quy mô nhỏ bao gồm vài cổ đông thì sáng lập viên không thể trông đợi sự bồi hoàn từ công ty cho các dịch vụ đã cung cấp nhưng có thể xem sự thành công của công ty là sự trả công cho công ty. Nếu công ty được thành lập có quy mô lớn, có vốn lớn, gồm nhiều cổ đông và khoản thù lao mà sáng lập viên đề xuất chỉ là một phần nhỏ trong tổng vốn của công ty thì sáng lập viên có thể trông đợi vào một khoản thù lao xứng đáng.
Với các dịch vụ cung cấp cho công ty sau khi sáng lập viên trở thành giám đốc của công ty cổ phần mới, sáng lập viên không được phép nhận thù lao trừ khi có một thỏa thuận có hiệu lực về vấn đề này, tất nhiên cũng trừ trường hợp các dịch vụ đó là một trong các nghĩa vụ của giám đốc công ty.
2.2. Nghĩa vụ của sáng lập viên công ty cổ phần
2.2.1. Nghĩa vụ uỷ thác
* Khái quát chung: Như đã nêu ở chương I, giữa sáng lập viên công ty cổ phần và công ty có mối quan hệ uỷ thác. Trong đó sáng lập viên là người được uỷ thác và công ty tương lai là bên hưởng lợi. Thực tế rằng, trong quá trình trước khi công ty được thành lập, chưa có một hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc độc lập để giám sát hành vi của sáng lập viên, sáng lập viên hành động trên tư cách cá nhân với mục đích phục vụ cho công ty. Chính vì vậy, công ty tương lai có thể sẽ phải tiếp nhận những giao dịch mà nó không mong muốn, hoặc không có lợi cho công ty mà lại có lợi cho sáng lập viên. Nghĩa vụ uỷ thác mà sáng lập viên gánh vác trong vai trò của mình buộc người đó phải hành động như một thành viên ban giám đốc của công ty cổ phần. Tức là phải đảm bảo các nghĩa vụ đi kèm như good faith (trung thực) tuyệt đối, cẩn trọng, không tư lợi.
Theo Từ điển pháp luật Anh - Mỹ (A dictionary of American and English law) của Stewart Rapalje, Robert L. Lawrence năm 1997, tập 1, trang 514 có ghi: “Fiduciary” (Người được uỷ thác) là một người được cho là tham gia vào một quan hệ uỷ thác với người khác khi anh ta có các quyền lực mà anh ta được ràng buộc để thực hiện vì lợi ích của người kia. Thêm vào đó, anh ta không được phép nhận lấy bất kỳ lợi ích nào từ mối quan hệ giữa họ, trừ khi người bên kia biết và chấp nhận việc đó. Điều này tương tự như mối quan hệ giữa người được uỷ thác (trustee) và người uỷ thác/người hưởng lợi (cestui que trust/beneficiary), luật sư và khách hàng, thân chủ và đại diện, và nhìn chung dù nhìn từ bất kỳ bên nào, một bên đặt niềm tin của mình vào phía bên kia. Sáng lập viên công ty và các giám đốc cũng có mối quan hệ uỷ thác với công ty của họ.
Về mặt học thuyết pháp lý, một sáng lập viên công ty cổ phần không có quyền gì để hành động ràng buộc công ty mà anh ta thành lập. Tuy nhiên trên