Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 2

MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài

Lịch sử đã cho thấy rằng những con người đứng trước biển là những người vĩ đại, nói đến biển là nói đến con đường lớn đúng hơn là 1 đồng bằng cực kì rộng, đi theo hướng nào cũng được. Mặc dù biển có tiềm ẩn đầy hiểm nguy nhưng nhìn chung vận tải đường biển bao giờ cũng dễ dàng hơn và rẻ hơn so với đường bộ. Lịch sử thế giới cho thấy rằng, trong những giai đoạn quan trọng thì sức mạnh trên biển đá có ý nghĩa chiến lược và sức nặng nắm giữ tác nhân quyết định. Ngày nay, vấn đề kiểm soát biển là một vấn đề cực kì quan trọng, khống chế được biển có thể làm chủ được con đường hàng hải huyết mạch. Biển như là tiêu chí quan trọng đối với sự giàu mạnh và phồn vinh của một quốc gia. Chính vì thế mà trong trong thập niên đầu của thế kỉ XXI trên thế giới đã diễn ra những cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển ở vùng biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, tranh chấp các đảo giữa Nga – Nhật, Trung Quốc – Nhật Bản…đều đang trở nên là điểm nóng của thế giới. Quay trở lại với lịch sử trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thì những cuộc hải chiến giữa Đồng Minh và Phát xít đã nổ ra khốc liệt trên các đại dương: Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đó là những cuộc chiến tàn khốc của lịch sử nhân loại, diễn ra trên 1 diện rộng thể hiện sức mạnh hải quân, chiến lược và chiến thuật hải quân không ngừng thay đổi. Những trận chiến đó còn là cuộc đấu tranh của các nội các các bên tham gia, cuộc chiến đấu giữa các tướng lĩnh, cuộc chiến đấu của nhiệm vụ tình báo…Tất cả đã làm nên 1 kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai – mà phần thắng thuộc về những kẻ ít sai lầm nhất. Nghiên cứu những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ II dưới góc nhìn địa chính trị để thấy được tầm quan trọng của yếu tố biển đối với những quốc gia chịu phụ thuộc vào môi trường biển và phòng thủ biển đối với những quốc gia có bờ biển. Qua đó thấy được sự phát triển của lực lượng làm nhiệm vụ phòng thủ biển – lực lượng hải quân phụ thuộc vào chính sách của chính quyền. Đồng thời để người viết có thể tìm hiểu sâu về những trận hải chiến và vai trò của nó đối với toàn bộ cuộc chiến – phần mà trong chương trình lịch sử ở Việt Nam chưa đề cập nhiều đến. Với những lí do trên người nghiên cứu quyết định


chọn đề tài Những trận hải chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II dưới góc nhìn địa chính trịđể làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về các vấn đề về địa - chính trị, và cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 có nhiều công trình:

Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khá đồ sộ và chuyên sâu. Có thể kể đến những công trình sau.

- Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660 – 1783 của Alfred Thayer Mahan. Tác giả được coi là nhà chiến lược quan trọng nhất của Mỹ thế kỉ

XIX. Quan điểm của ông về “quyền lực trên biển” ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hình thành tư tưởng chiến lược hải quân cũng như chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia ven biển trên khắp thế giới đặc biệt là ở Mỹ, Đức, Nhật, Anh. Cuốn sách gồm 14 chương trong đó phần dẫn nhập và chương 1: những thành tố của sức mạnh biển, tác giả đã đưa ra khái niệm “quyền bá chủ biển” và “sức mạnh trên biển” những khái niệm mà sau này trở thành những tác nhân quan trọng nhất của cuộc chiến tranh trên biển trong đó có cuộc chiến tranh thế giới thứ II, trình bày những điều kiện chính ảnh hưởng đến sức mạnh trên biển của các quốc gia tác động lớn đến những chính sách đối ngoại của các nước. Dù đây là công trình của thế kỷ trước, thế kỷ mà nền kỹ thuật công nghệ chưa phát triển những những tư tưởng của ông đã ảnh hưởng đến chính sách kinh tế quốc phòng, an ninh của các trước trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ II. Cách trình bày, lý giải về những trận hải chiến của ông đã giúp ích cho tác giả rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

- Abraham Rothberg (2009), Lịch sử sống động của đệ nhị thế chiến, ng.d Nguyễn Quốc Dũng, Nxb Từ điển bách khoa. Cuốn sách được các học giả Âu, Mỹ đánh giá là một cuốn sách có giá trị. Các tư liệu khá sinh động, chi tiết, cận cảnh các mặt trận của Anh, Mỹ. Cuốn sách bao gồm 4 chương (chương 1: Tấn công, chương 2: Bao Vây, chương 3: Phản công. Chương 4: Chiến thắng). Trình bày khác ngắn gọn song có nhiều tư liệu về cuộc hải chiến như các số liệu về sức mạnh của nền kinh tế quân sự của đồng mình. Giúp tác giả có cơ sở để lý giải được 1 phần về thắng lợi cuối cùng của đồng minh.


Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 2

- Robin Cross (2011), Bách khoa toàn thư về chiến tranh, ng.d Thế Anh, Nxb Văn hóa thông tin. Cuốn sách không trình bày chi tết diễn biến của cuộc chiến mà có những phân tích chung, đánh giá chung. Đặc biệt là có những phần về cuộc chiến tranh trên biển, phân tích những yếu tố chiến lược, chiến thuật và những tác nhân ảnh hưởng đến hải chiến. Mặc dù không có đi vào phân tích địa chính trị ở các trận hải chiến. Nhưng những phân tích gần gũi với đề tài, cũng như tư liệu bản đồ của cuốn sách.

- The Two Ocean war a short history of the United states navy in the second world war, của Samuel Eliot Mirison xuất bản năm 1963. Cuốn sách được đánh giá là tác phẩm kinh điển chứa đựng khối lượng tư liệu đồ sộ về hải quân Mỹ trong vòng 15 năm của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Cuốn sách gồm 15 chương: trình bày về giới hạn hải quân từ 1922 đến 1937, những chiến lược Thái Bình Dương, sức mạnh hải quân dưới thời Roosevelt 1933 – 1939; thảm họa Trân châu cảng, trận Đại Tây Dương, trận Midway, Guadalcanal, Lyte. Tác giả đã sử dụng phần kiến thức về chiến lược Thái Bình Dương cũng như một số đoạn ở phần kết luận của sách.

- The second world war: vol 3: the war at sea của Phillip D. Grove, Mark J Grove xuất bản năm 2002. Tác giả đã trình bày toàn diện về các trận hải chiến trên Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ dương – tuyến đường được xem như động mạch hậu cần của Anh và quân đội đồng minh tiếp tế cho chiến trường châu Phi, châu Á, châu Âu. Đưa ra nhận định rằng cuộc chiến tranh trên biển là một chiến quan trọng làm thay đổi sự cân bằng lực lượng quân sự trên đất liền, những thắng lợi của cuộc chiến tranh trên biển có ý nghĩa lớn đối với thắng lợi cuối cùng của phe đồng minh.

- Trận Midway là trận chiến bản lề trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trong cuốn The Battle of Midway của Craig L Symonds xuất bản năm 2011 được đánh giá là cuốn sách hay nhất năm 2011 của lịch sử quân sự, là một công trình nghiên cứu sâu, lập luận sắc sảo, là tác phẩm tuyệt với của nhà sử học Symonds. Cuốn sách đã nhận mạnh vào vai trò của những quyết định quan trọng của chỉ huy, mô tả bức chân dung của các nhân vật lãnh đạo, những cá tính, nhược điểm làm ảnh hưởng đến thắng lợi. Chiến thắng Midway được mô tả như phép lạ, một thành công mà phụ thuộc vào thời gian của cuộc tấn công máy bay ném bom bổ nhào. Mặt khác


Symonds còn làm rõ may mắn chỉ đóng một phần, chiến thắng ở Midway chủ yếu là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ, kế hoạch cẩn thận, hiểu quả của việc sử dụng radar (thứ mà Nhật Bản không có) và sự vượt trội của chỉ huy.

- Về trận hải chiến Guadalcanal kéo dài từ tháng 8 – 1942 đến tháng 2 – 1943 là cuộc phản công lớn đầu tiên của Mỹ chống lại Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Thắng lợi của trận Guadalcanal đã làm bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh Thái Bình Dường. Trong cuốn sách “The naval Battles for Guadalcanal, 1942, clash for supremacy in the pacific “ của Mark Stille xuất bản năm 2013. Tác giả đã trình bày chi tiết về cuộc chiến giữa hải quân Nhật và hải quân Mỹ nhằm kiểm soát mặt biển theo trình tự thời gian, cho rằng sở hữu sân bay Henderson vào Guadalcanal là chìa khóa để chiến thắng, sự đối lập của các chỉ huy, kế hoạch tác chiến từ đó đánh gia thẳng thắn sai lầm của 2 bên. Tác giả kết luận thắng lợi cuối cùng là phụ thuộc vào khả năng chiến đấu của một số ít tàu.

- The Pacific Campaign in World War II: From Pearl Harbor to Guadalcanal của William Bruce Johnson được xuất bản năm 2006 cuốn sách gồm 15 phần trình bày tỉ mỉ từ bối cảnh của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, giải thích vì sao Nhật Bản lại mạo hiểm và những thay đổi chiến lược liên tục từ trận Trân Châu cảng đến trận Guadalcanal.

- The Defeat of the German U-Boats: the battle of the atlantic của David Sysett trong cuốn sách này tác giả đã phân tích chi tiết những nỗ lực để ngăn chặn các cuộc tấn công tàu ngầm của Đức đối với tàu buôn của phe đồng minh. Năm 1943 thì vấn đề ngăn chặn tàu U- Boat trở thành vấn đề chiến lược hàng đầu của Đồng minh để đánh bại lực lượng của Hitler. Cuốn sách đã mô tả chi tiết U-Boat, đồng thời Syrett thảo luận về các loại vũ khí được phát triển bởi các nước Đồng minh. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của trận Đại Tây Dương đối với thắng lợi của cuộc chiến tranh.

Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Có thế đề cập đến một số công trình sau:

- Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941 – 1945 của TS. Lê Vinh Quốc và Huỳnh Văn Tòng biên soạn cuốn sách gồm 2 phần, 8 chương trình bày sự kiện dưới


hình thức kí sự, rõ ràng. Những cuộc Hải chiến trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương được tác giả trình bày khá chuyên sâu.

- Chiến lược và chiến thuật trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến, quyển II của Hoàng Ngọc Thành xuất bản năm 1973. Nội dung của cuốn sách đã được tác giả tham khảo nhiều tư liệu lịch sử quý bằng những ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần III, Phần IV (tiếp sau phần II của quyển I). Trong đó, phần III tác giả đã đề cập đến các chủ thuyết quân sự và sự võ trang của các cường quốc cuối thập niên 1930 – 40 trong đó có sức mạnh hải quân của các nước. Phần IV: trình bày chiến lược và chiến thuật qua các trận đánh lớn của hải lục không quân. Trong phạm vi đề tài của mình, người viết sẽ khai thác những tư liệu về mối quan hệ giữa các cường quốc, sức mạnh hải quân cũng như chiến lược và chiến thuật hải chiến mà cuốn sách có đề cập đến.

- Nhiều tác giả, Nhật Bản trong chiến tranh Thái Bình Dương (2004), ng.d Lê Kim NXB Công an nhân dân. Cuốn sách được biên soạn chủ yếu từ các nguồn sử liệu chính của Nhật Bản, cùng với những hồi kí của nhiều nhân chứng lịch sử của các nước có liên quan. Bao gồm 15 phần, nêu lên sự hình thành tư tưởng bành trướng, ý đồ chính trị của giới quân phiệt Nhật Bản trong việc bá chủ châu Á – Thái Bình Dương, quá trình chuẩn bị và những hành động của Nhật Bản để bắt đầu cuộc chiến. Cuốn sách trình bày khá đầy đủ về diễn biến của cuộc chiến song sự trình bày chỉ mang tính lược dịch, lược thuật chưa đi sâu vào phân tích chi tiết trận chiến. Với tư liệu mà cuốn sách có được, tác giả đã sử dụng vào phần những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc chiến thông qua nhận xét của Philippe Masson.

3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm dựng lại diễn biến của những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ II. Bên cạnh đó luận văn mong muốn góp phần làm rõ sự ảnh hưởng, tác động của yếu tố địa chính trị đến những quyết định dẫn tới trận chiến và kết quả của những kêt những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ II.


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ II diễn ra ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương dưới góc nhìn địa chính trị.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:

Những trận hải chiến xảy ra ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương.

- Về thời gian:

Từ năm 1939 đến 1945, tương đương với thời gian diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, giai đoạn trước đó cũng sẽ được đề cập tới trong những để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác –Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp định lượng và phương pháp liên ngành giữa quan hệ quốc tế và địa lý

học.

6. Nguồn tư liệu

- Các tài liệu sách viết về đề tài và có liên quan đến đề tài.

- Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.

- Các website lớn ở nước ngoài viết về đề tài.

- Phim, bô sưu tập tranh ảnh có liên quan đến đề tài.

7. Đóng góp của luận văn

Đây là lĩnh vực chưa có sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước nên đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm có thể thu thập và hệ thống hóa nguồn tài liệu tạo thành tập tin, nguồn tài liệu đáng tin cậy về là tài liệu có ích đối với những người quan tâm đến đề tài.

8. Bố cục của luận văn và các vấn đề cần giải quyết

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục luận văn có ba chương nội dung chính:


Chương 1: Lý luận về địa chính trị và vấn đề địa chính trị trong chiến tranh thế giới thứ II

Chương 2: Những trận hải chiến ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải trong chiến tranh thế giới thứ II

Chương 3: Những trận hải chiến ở Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ II


Chương 1. LÝ LUẬN VỀ ĐỊA - CHÍNH TRỊ VÀ VẤN ĐỀ ĐỊA - CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II‌‌


Trong hầu hết lịch sử quốc tế, kiểm soát lãnh thổ là tiêu điểm dẫn đến những xung đột chính trị. Sự tự mãn dân tộc khi đã chiếm hữu được một lãnh thổ rộng hơn, hoặc cái cảm tưởng của cả dân tộc bị tước đoạt mất mảnh đất “thiêng” là nguyên nhân của hầu hết các cuộc chiến tranh đẫm máu xảy ra từ khi xuất hiện chủ nghĩa dân tộc. Đòi hỏi cấp bách về lãnh thổ là là động lực chính đựa tới thái độ hiếu chiến của các quốc gia dân tộc. Các đế chế cũng đã được xây dựng thông qua sự chiếm đoạt và giữ vững các vị trí điạ lý thiết yếu như Gibraltar hay kênh đào Suez hoặc Singapore là những điểm nghẽn then chốt trong hệ thống kiểm soát mang tính đế quốc.

Mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc với sở hữu lãnh thổ được Đức Quốc xã và đế quốc Nhật thể hiện rất rõ. Nỗ lực xây dựng “đế chế Đức ngàn năm” đã vượt ra ngoài mục tiêu đoàn kết tất cả các dân tộc nói tiếng Đức dưới một mái nhà chính trị và cũng tập trung vào tham vọng khống chế những “vựa lúa” Urcaina và các nước Slavo khác để có lao động nô lệ rẻ mạt cho lãnh địa của đế quốc. Người Nhật cũng bị ám ảnh bởi khái niệm cho rằng trực tiếp sỡ hữu lãnh thổ Mãn Châu và sau đó là các cùng Đông Ấn thuộc Hà Lan sản xuất nhiều dầu hỏa là thiết yếu để hoàn thành sứ mệnh tìm kiếm sức mạnh quốc gia và vị thế toàn cầu. [2, tr43] Vị trí địa lý đôi khi mang lại cho họ vai trò đặc biệt, như nó là cửa ngõ vào các khu vực quan trọng, như là một lá chắn phòng thủ cho một quốc gia trọng yếu, hoặc thậm chí cho cả một khu vực. Sự tồn tại của yếu tố điểm then chốt địa chính trị có thể mang lại những hậu quả chính trị và văn hóa rất có ý nghĩa đối với địa chính trị láng giềng.

1.1. Khái quát về khoa học địa - chính trị‌

Nghiên cứu mối quan hệ giữa chính trị với môi trường địa lí đã được nhiều người thực hiện từ thời Trung cổ. Địa chính trị đã phát triển từ thời kì cổ đại đến giữa thế kỉ XIX. Trong đó, nhà địa chính trị người Đức Friedrich Ratzel là một trong những người đi tiên phong đánh dấu thời kì của địa chính trị hiện đại. Nhắc đến địa chính trị thời kì trước đó, mỗi chúng ta không thể không kể đến các tên tuổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023