Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 13


Những kinh nghiệm trên chiến trường Đại Tây Dương về cuộc tấn công bằng máy bay phóng lôi trong đêm tối mà không gặp bất cứ khó khăn nào đã giúp ích rất nhiều cho hải quân Nhật Bản. Sau sự kiện này, đô đốc Yamamoto đã cho tập hợp tư liệu để in ronéo một bản chỉ thị dày 500 trang về “phương thức hành động, lực lượng và sự bố phòng của hạm đội Mĩ ở Hawaii” [dẫn theo 18, tr.35]. Quân Nhật bắt đầu nghiên cứu một cuộc tấn công vào Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu cảng.

Cuộc tấn công vào Trân Châu cảng phải thực hiện mà không tuyên chiến để cho phép hoàng đế, trong trường hợp thất bại, bác bỏ nó như hành vi vô trách nhiệm của những cái đầu nóng bỏng nào đó.

Ngày 22/11, trong khi Kurusu và Nomura, có lẽ không biết về những gì đang ngầm được chuẩn bị, theo đuổi những cuộc đàm phán ở Washington, một hạm đội Nhật bí mật tập trung trong vịnh Tankan, ở quần đảo Lữ Thuận (Kouriles). Hạm đội của Phó đô đốc Chuigi Nagumo gồm có 6 hàng không mẫu hạm, 2 thiết giáp hạm, 2 tuần dương hạm hạng nặng và 1 tuần dương hạm hạng nhẹ, cũng như sự bố cục phòng vệ của các tàu ngầm, các khu trục hạm và các tàu chở dầu. Nó chuẩn bị nhổ nêo ngày 26/11 và ra khơi về phí Bắc quần đảo Hawaii với sự cẩm chỉ thông tin qua vô tuyến. Sáu ngày sau, ngày 2/12, đô đốc Isoroku Yamamoto, gửi quan vô tuyến tới Nagumo tín hiệu mật mã của cuộc tấn công : “Hãy trèo lên Núi Niitaka”, Nagumo đổi hướng và đi về phía quần đảo Hawaii.

Những cơ quan tình báo của Hải quân Hoa Kỳ biết được các mật mã quân sự và hải quân của người Nhật, từ đó họ đã giải mã rất nhiều các tín hiệu, tuy nhiên họ không biết sức mạnh của hạm đội Nagumo như thế nào. Washington đã được thông tin về các sự di chuyển đáng lo ngại, trong vịnh Thái Lan, về đoàn tàu Nhật lên đường, hoặc hướng về Mã Lai hoặc Thái Lan. Trong một nỗ lực cuối cùng để làm cho họ quay trở lại, Tổng thống Roosevelt gửi một thông điệp cá nhân cho Hoàng đế HiroHito ngày 06/12. Nhưng nó đã quá trễ. Các hàng không mẫu hạm của Nagumo đã tiến gần đến quần đảo Hawaii.

Nhờ vào Magic (sự kỳ diệu) – tên đặt cho hệ thống giải được mật mã của Nhật

– Washington biết rõ, kể từ một thời gian nhất định, về quyết định không thể thay


đổi được của Nhật. Ngày 27/11/1941, Washington đã thông báo cho phó Đô đốc Husband Kimmel và Trung tướng Walter Short thực hiện báo động ở Trân Châu cảng, nhưng dường như nó đã không nhấn mạnh về tính khẩn cấp mà sự báo động cần phải bao hàm. Thực ra, bất cứ sự trinh sát nào của không quân, hay tuần tra của hải quân cũng không được tổ chức ngoài khơi hòn đảo, và bất cứ biện pháp bảo vệ phòng không nào cũng được tiến hành trong boong các chiến tàu trong các công trình quân sự. Phân nửa dàn đại bác phòng không đã bị tháo đạn ra; những chiếc tàu bị bỏ phế và những chiếc máy bay trên phi trường ở Oahu nằm xếp hàng nối đuôi nhau như những con vịt trên mặt nước. Các hàng không mẫu hạm, mục tiêu đối với quân Nhật, đã rời khỏi Trân Châu cảng với các tuần dương hạm hộ tống để diễn tập ở Wake và trong quần đỏa Midway.

*Diễn biến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Chủ nhật ngày 07/12/1941, bình minh vừa ló dạng, yên tĩnh và rực rõ, ở Honolulu. Lúc 6 giờ sáng, cách Oahu 350 km về hướng Bắc, 353 phi cơ Nhật cất cánh từ các hàng không mẫu hạm của Đô đốc Nagumo. Vào lúc 6giờ 45, khu trục hạm Hoa Kỳ “Ward” trông thấy một tàu ngầm Nhật nên đã bắn đại bác từ trên xuống, kế đó phóng vào nó mấy trái ngư lôi. Viên chỉ huy lập tức truyền đi một báo cáo về “sự tiếp xúc” này, nhưng tín hiệu vô tuyến của ông ta không nói rõ liệu nó thực sự trông thấy một tàu ngầm hay liệu nó đơn thuần đã có một “sự tiếp xúc dưới nước” hay không. Chính điều đó giải thích rằng người ta đã không tuyên bố tình trạng báo động. Lúc 7 giờ 2 phút, các binh sĩ Joseph Lockard và George Elliott, trực gác phía trước màn hình ra –đa ở Opana, gần Haleiwa phía bắc của Trân Châu cảng, phát hiện một phi đội không quân lớn đang tiến gần từ phía Bắc. Họ báo sự việc cho viên sĩ quan trực nhưng anh ta trả lời họ “Hãy quên điều đó đi!” [1, tr.221].

Dù là pháo đài bất khả xâm phạm, hạm đội mạnh nhất thế giới nhưng trong lúc mà quân Nhật tấn công thì không được sự chuẩn bị tốt về tinh thần cũng như vật chất chính vì vậy cuộc chiến đánh nóc ao này của người Nhật được tiến hành mà ít gặp trở ngại nào – trận đánh đơn phương chiến.

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 13

* Những tổn thất của 2 bên

Hiệu quả của cuộc tấn công đã trở thành một điều chắc chắn và tín hiệu qui


định “Tấn công bất ngờ”. Theo như nhìn nhận của chỉ huy phi đội Nhật, Mitsuo Fuchida thì Trân châu cảng và căn cứ không quân của nó đã bị một trận đòn nê thân. Đoàn tàu oai phong chỉ trong một giờ đồng hồ đã tan ra như tuyết dưới ánh mặt trờ [1, Tr.224].

Cuộc tấn công vào Trân Châu cảng diễn ra 2 đợt, đợt một lúc 7 giờ 55, đợt hai lúc 8 giờ 40. Lúc 19 giờ, tất cả đã xong xuôi. Các oanh tạc cơ bổ nhào và các chiến oanh tạc cơ ở cao độ, các máy bay phóng ngư lôi và các máy bay tiêm kích chiến đấu đã biến Trân Châu cảng thành những đống tro tàn bốc khói: 96 tàu chiến thả neo trong hải cảng; 18 đã bị đánh chìm hay bị phá hỏng và trong số chúng có 8 thiết giáp hạm và 3 tuần dương hạm. Về 394 máy bay đậu trên bốn phi trường của hòn đảo, 108 chiếc bị hủy diệt hay hư hại. Tổn thất của người Mỹ lên đến 2343 người, 960 người mất tích và 1172 người bị thương. Quân Nhật chỉ chịu những tổn thất nhỏ: 29 phi cơ, 55 người, 1 tàu ngầm và vài chiếc tàu ngầm bỏ túi bị hủy diệt. Bằng một đòn được thực hiện xuất sắc cũng như được suy nghĩ táo bạo, quân Nhật vừa tống khứ một đại bộ phận của lực lượng hải quân và không quân Hoa Kỳ ở Viễn Đông.

Quân Nhật cũng khá thành công trong việc phá hủy những công sự trên mặt đất của Trân Châu cảng, các kho cảng, các bồn xăng, các xưởng sửa chữa, mà sự phá hủy chúng sẽ buộc hạm đội Thái Bình Dương rút lui về bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ.

Nhưng Trân Châu cảng không phải là một chiến thắng toàn diện. Do tập trung chủ yếu việc tiêu là hạm đội của địch hơn và các công trình kinh tế, kho chứa dầu, bến cảng. Trong khi đó thì 2 hạm đội Mỹ đã nhổ neo. Các hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, tàu ngầm và tất cả các khu trục của Hoa Kỳ, ngoại trừ 3 chiếc, đã thoát khỏi cuộc tấn công, để mà sáu tháng sau, các lực lượng hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, được sự tăng cường bởi các đơn vị rút ra từ hạm đội ở Đại Tây Dương, sẽ có khả năng đánh bại hạm đội Nhật trong biển San Hô (Corail) và ở quần đảo Midway [1, tr.224].

*Hệ quả của thảm họa Trân Châu Cảng

Việc Nhật tấn công Trân Châu cảng không làm xã hội Hoa Kỳ hốt hoảng, trái


lại, nó đã làm cho mọi sự kình địch giữa hai khuynh hướng chủ yếu không còn lí do tồn tại.

Từ lâu nhóm “can thiệp” đại diện cho quyền lợi của các tổ hợp công nghiệp quân sự, cũng như giới quân sự và nhóm cực đoan, chủ trương Hoa Kỳ phải can thiệp khắp nơi để giành quyền lợi. Đặc biệt là khi chiến tranh thế giới xảy ra.

Năm 1939 ở châu Âu, giới này hoạt động tích cực, hô hào Hoa Kì nên tuyên chiến với Đức – Ý - Nhật và giúp đỡ tích cực Tưởng Giới Thạch chống Nhật. Nhóm thứ hai chủ trương Hoa Kỳ nên lui về lo cho châu Mỹ, biến cả châu Mỹ thành một thị trường khổng lồ, đánh bại ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa của các cường quốc phương Tây khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan ở khắp châu Mỹ và vịnh Caribbean. Nhóm này không muốn Mỹ dính líu đến những chuyện xảy ra ở Trung Quốc, châu Âu. Giờ thì chiến tranh xảy ra, Hoa Kỳ buộc phải lâm trận, nên nhóm thứ hai đành thúc thủ.

Tổng thống Roosevelt dù biết rằng Nhật sắp đánh một số căn cứ của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, qua những bức điện mật mã của Bộ ngoại giao và hải quân Nhật mà họ đọc được qua chiến dịch MAGIC, ông vẫn không thể nghe lời cố vấn Harry Hopkins khuyên nên “làm một cái gì trước đã”, chính vì ông sợ ảnh hưởng của nhóm thứ hai này. Họ thường chỉ trích ông là một kẻ “hiếu chiến” mà họ thì đã quy tụ đông đảo là phiếu ở vùng Trung Tây Hoa Kì, trong giới các tiểu nông, tiểu chủ và thợ thuyền ở các thành phố [1, Tr.78 -79].

Ngay ngày 08/12 Tổng thống Roosevelt phát biểu tại Quốc hội như sau: “Hôm qua, ngày 07/12 năm 1941 – một ngày sẽ còn được ghi nhớ bởi sự sỉ nhục – Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ đã bị tấn công một cách bất ngờ và được cân nhắc kỹ bởi các lực lượng hải – không của đế chế Nhật” – Quốc hội không chần chừ tuyên chiến với Nhật Bản.

Có nhiều học giả đặt ra câu hỏi: Tại sao chính phủ Mỹ lại không hay biết là Trân Châu cảng sẽ bị tấn công. Trong khi đó với nền kỹ nghệ, lực lượng tình báo của mình. Họ phải biết điều đó. Đến nay, những tài liệu có được không đủ chứng cứ để chỉ ra rằng Tổng thống Roosevelt mong muốn một cuộc chiến tranh ở vùng Thái Bình Dương, và tất cả mọi bằng chứng đều chỉ ra rằng ông muốn bước cào cuộc


chiến tranh châu Âu.

* Phân tích địa - chính trị

Tiêu điểm địa chính trị của Nhật Bản trong thời kỳ này coi Nhật Bản là trung tâm của châu Á và của khối Đại Đông Á theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa, mà thể hiện rõ trong sách giáo khoa Nhật Bản như sau:

Chính đất nước chúng ta, nước Nhật Bản, một đất nước mà từ đó mặt trời mọc lên hàng ngày, là đất nước nằm ở trung tâm Đại Đông Á, một khu vực bao gồm Thái Bình Dương cùng những hòn đảo của nó, từ lục địa châu Á đến Ấn Độ Dương. Theo ý chí của Thiên Hoàng, một trăm triệu đồng bào ta cần phải thực hiện công cuộc lớn lao là xây dựng khu vực Đại Đông Á để không làm cho tổ tiên thất vọng. chúng ta phải chia sẻ niềm vui hòa bình vĩnh viễn của thế giới và sự thịnh vượng chung cho mọi dân tộc [Dẫn theo 1, tr.227].

Người Nhật mặc định đó là sứ mạng của đất nước họ. Như đã trình bày ở chương 1, với tư tưởng địa chính trị như vậy phe quân phiệt trong chính phủ Nhật từng bước phá bỏ hiệp ước Washington và nhanh chóng đi đến phát động 1 cuộc chiến tranh bành trướng mở rộng ra toàn khu vực. Trên bước đường bành trướng của mình ở châu Á, Nhật Bản chỉ gặp một trở ngại duy nhất là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người Nhật hiểu rằng một cuộc chiến giành thắng lợi quyết định đối với Hoa Kỳ là điều khó đạt được. Vì vậy, ngay từ đầu ý đồ của Nhật nhằm vào Hạm đội lớn mạnh nhất của Hoa Kỳ là mong muốn đạt được một thỏa thuận ở châu Á, có lợi cho Nhật.

Bước vào cuộc chiến tranh thế giới để đạt được mục đích thì chiến lược quốc gia của Nhật Bản chứa đựng 2 mục tiêu: thứ nhất là nhằm vào sự phong phú của các biển phía Nam đặc biệt là dầu mỏ. Thứ hai, loại bỏ được lực lượng duy nhất có thể đe dọa Nhật là Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Chiến lược hải quân Nhật Bản chú trọng nhiều hơn vào các hoạt phía Nam, đặc biệt là Philippines. Còn nguồn lực tập trung vào mục tiêu chính là hạm đội của kẻ thù – hạm đội Thái Bình Dương [25, p.62].

Năm 1948, đô đốc Morison tóm tắt những tác động của các cuộc tấn công của Nhật Bản và Trân Châu cảng đã nói: “Người ta có thể tìm kiếm lịch sử quân sự vô ích cho một hoạt động gây tử vong nhiều cho kẻ thù xâm lược” [29, p.132].


Về chiến thuật cuộc tấn công Trân Châu cảng tập trung vào tàu hơn là bể chưa dầu, đó là một chiến dịch ngu ngốc. Hoạt động của nó đã không đủ để đạt được mục tiêu làm tê liệt hạm đội Mỹ. Ở góc nhìn chính trị cao nó là một thảm họa. [25, p.61].

Trong vòng 5 tháng, quân Nhật đã chinh phục một đại đế quốc mà họ mơ ước từ hàng chục năm qua. Họ nắm trong tay 400.000.000 cư dân cũng như nhữngh nguyên liệu chiến lược mà họ rất cần – dầu hỏa, cao su, thiếc, crôm, lúa gạo…ngoại trừ sắt. Hải quân Hoàng gia Nhật giờ đây làm chủ trên Thái Bình Dương, từ Midway cho tới biển Trung Hoa, từ Aleoutiennes cho tới Úc (Australia) cũng như trong đại bộ phận của Ấn Độ Dương.

Quân đội hoàng gia giờ đây chiếm giữ một vành đai phòng thủ nổi tiếng tăng cường sức mạnh cho nội địa, mà nó chắc chắn rồi các nước đồng mình không bao giờ có thể xuyên thủng được.

Tất cả các mục tiêu đạt được cùng với 400.000 người, hay chỉ là 20% trong tổng số quân hiện dịch của Nhật, với một tổn thất chỉ là 15.000 người chết và bị thương. [1, tr.234].

Bàn về nguyên nhân dẫn đến những thành công của Nhật Bản khi tấn công bất ngờ vào Trân Châu cảng có thể thấy rằng: Người Nhật đã có sự chuẩn bị tốt về tinh thần, vật chất cả kế hoạch tác chiến cho một đòn tấn công quyết định vào hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Về phía người Mỹ họ đã không có một sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc chiến. Đến nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về tính bất ngờ của Mỹ tuy nhiên chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng người Mỹ biết trước về cuộc tấn công ở Trân Châu Cảng. Chỉ trên những tài liệu có được tác giả nhận định rằng người Mỹ đã chủ quan về cuộc tấn công này. Vì họ đã đánh giá không đúng sức mạnh của hải quân Nhật Bản đặc biệt là thế hệ của tàu sân bay cũng như là khả năng về phóng ngư lôi của người Nhật ở một địa hình không lý tưởng.

Xét đến cùng, cuộc tấn công của người Nhật đã cho người Mỹ đủ lý do để bước vào cuộc đại chiến thế giới thứ hai cho dù mặt biển Thái Bình Dương chưa phải là điều mà vị Tổng thống muốn.

Thắng lợi sau cuộc tấn công Trân Châu cảng, quân Nhật lần lượt chiếm các


đảo Guam (ngày 10-12), Wake (22-12) của Mĩ rồi đổ bộ lên đảo New Britain gần quần đảo Salomons (23-1-1942) và từ đây tiến sang bờ đông đảo New Guinea (8-3), trực tiếp uy hiếp Úc. Ngày giáng sinh năm 1941, Nhật chiếm Hng Kong. Ngày Tết năm mới 1942 họ tiến vào đánh chiếm toàn bộ Mã Lai, Singapore, quân đảo Andaman, phần lớn Miến Điện thuộc Anh, Indonesia của Hà Lan, Philippines của Mỹ….Không dừng lại ở khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản tiếp tục bành trướng hơn nữa về cả hai phía Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hải, lực, không quân Hoàng gia quét sạch những nơi nào có quân Anh, Mĩ, Hà Lan, Úc. Đế quốc mặt trời đạt đến giới hạn của nó [18, tr.98].

3.2.1.2. Trận chiến trên biển San Hô

Đến đầu năm 1942, làn sóng Nhật Bản đã đạt tới tầm vóc quan trọng đến mức không có gì có thể ngăn nó lại. Nhưng sự kiện giữa trưa ngày 18 – 4, đoàn máy bay oanh tạc Hoa Kỳ xuất hiện trên bầu trời Tokyo và trút bom xuống trước sự kinh hoàng của người Nhật. Cuộc ném bom không gây nhiều thiệt về vật chất, nhưng đã làm chấn động tâm lí giới lãnh đạo chiến tranh của Nhật, giúp cho quan điểm chiến lược hải quân thắng thế.

Người ta thấy rằng nếu không tiếp tục tấn công đẩy lùi địch ra xa hơn nữa, thì chẳng những vùng Đông Nam Á sẽ bị uy hiếp, mà ngay cả chính quốc Nhật Bản cũng không thể yên được. Trên cơ sở đó, Bộ tư lệnh tối cao Nhật quyết định đẩy mạnh tấn công trên hướng chính là Thái Bình Dương. Người ta cũng nhanh chóng nhận ra ý nghĩa chiến lược trong kế hoạch đánh chiếm Midway của đô đốc Yamamoto. Ngày 20-4, Tổng tham mưu trưởng hải quân Nagamo tuyên bố đưa kế hoạch mang mật danh là “chiến dịch MO” sẽ được thực hiện ở biển San Hô phía Nam Thái Bình Dương.

Với hai kết hoạch trên, cuộc tấn công mùa hè 1942 của Nhật Bản sẽ diễn ra trên một không gian mênh mông suốt từ biển San Hô ở phía Nam qua Midway ở trung tâm lên tận quần đảo Aleutian ở phía Bắc Thái Bình Dương. Họ sẽ tiến tới giới hạn tột cùng của đế quốc Mặt Trời.

Từ Đông Nam Á, và Tây Thái Bình Dương, các lực lượng Nhật Bản liên tục tiến xa về phía Nam. Vào tháng 4, các hàng không mẫu hạm của Nagumo, cũng


chính chúng đã tham gia vào cuộc tiến công ở Trân Châu cảng thực hiện một cuộc không kích vào Ceylan (Sri –Lanka) đánh chìm hai tuần dương hạm và một hàng không mẫu hạm của Anh, và hủy diệt một đoàn tàu quan trọng trong Ấn Độ Dương. Có một hạm đội cũng đáng gờm như hạm đội của Nagumo tiến hành sự kiểm soát trên các đảo Andaman trong vịnh Benganle, nó sẽ tạo đủ điều kiện cho Nhật chiếm đóng, với sự tiếp tay của Vichy, căn cứ quan trọng ở Madagascar, để bảo đảm sự chi phối toàn bộ trong vùng biển Ấn Độ. Đó là lý do tại sao người Anh ra tay hành động trước. Ngày 05/05, họ đổ bộ vào Madagascar và chiếm hải cảng Diego Suarez. Vào mùa thu cả hòn đảo bị chiếm hoàn toàn.

Chính cuộc ném bom của oanh tạc cơ Doolittle ở Nhật và tham vọng của Bộ tham mưu Hoàng gia thúc giục nhanh chóng quân Nhật bành trướng thêm nữa khu vực ảnh hưởng của họ. Họ xác định các mục tiêu chuyển biến theo hai đòi hỏi cấp bách: một là bảo đảm sự an toàn ở các vùng đất xâm lược ở ngoại quốc và bảo vệ chính quốc chống lại các cuộc không kích của phe đồng minh. Các mục tiêu này là Ấn Độ, Úc, và Hawaii; tuy nhiên những mục tiêu này không được xem là mục đích của cuộc xâm lăng. Người Nhật thúc đẩy mở rộng vành đai phòng thủ tại Thái Bình Dương: Người Nhật muốn có quần đảo Aleoutienne ở phía Bắc, Midway ở trung tâm và quần đảo Fidji, quần đảo Nouvelle – Caledonie ở phía Nam, và bán đảo Papua ở Tân Ghi-nê, để đe dọa Hawaii và Úc, cắt đứt mọi thuyến đường tiếp tế của Hoa Kỳ đi tới Úc và tăng cường sự bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của không quân đồng minh. Nhưng cũng chính trong việc cố gắng thực hiện các mục tiêu này mà quân Nhật sẽ chứng kiến những sự thất bại đầu tiên của chúng.

Đầu tháng 5 – 1942, “chiến dịch MO” do phó đô đốc Shigeyoshi Inoue chỉ huy bắt đầu thực hiện nhằm đánh chiến hải cảng Moresby trên bờ nam đảo New Guiea thuộc biển San Hô. Chiếm được cảng này, Nhật Bản sẽ dễ dàng chiếm nốt phần còn lại của hòn đảo lớn thứ hai trên thế giới, đồng thời đặt Úc trước một hiểm họa sống còn [1], [18].

Trận đánh ở biển San Hô là cuộc quyết chiến một mất một còn giữa các hàng không mẫu hạm, kéo dài trong năm ngày, từ ngày 04 tới ngày 08/05/1942. Đó là cuộc giao chiến lớn đầu tiên của lịch sử hải quân trong đó các tàu chiến trên mặt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023