Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 16


đô đốc Yamamoto, tư lệnh hạm đội liên hợp đã phạm phải một sai lầm là đánh vào mục tiêu có những căn cứ bố trí phân tán, các tàu sân bay Mỹ ngày hôm đó lại không có mặt tại Pearl Harbor nên không bị tiêu diệt. Trận Pearl Harbor còn phạm sai lầm về mặt chính trị. Do tiến công Mỹ quá sớm nên trận tiến công này cũng làm tiêu tan sớm những tư tưởng muốn giữ thái độ “trung lập” của Mỹ, thúc đẩy chính phủ và nhân dân Mỹ từ bỏ chủ trương biệt lập, tuyên chiến với Nhật Bản và tiến hành cuộc chiến cho tới khi Nhật Bản bị đánh bại.

Tiếp đó, Yamamoto còn phạm sai lầm ở chỗ nghĩ rằng nếu chiếm được Midway sẽ trực tiếp uy hiếp quần đảo Hawaii và đẩy xa thêm vành đanh phòng thủ của Nhật Bản. Đảo Midway chính là nơi Mỹ tập trung 4 tàu sân bay từ Hawaii về đó sau khi Nhật Bản tiến công Pearl Harbor. Đô đốc Yamamoto đã huy động hầu như toàn bộ lực lượng chủ lực của hải quân Nhật Bản vào canh bạc Midway, hi vọng nếu chiếm được đảo San hô của tâm chiến lược này, Mỹ sẽ phải xin thương lượng ngừng bắn chấp nhận cho Nhật Bản làm bá chủ khu vực Viễn Đông. Chính xuất phát từ nhận định, tính toán sai lầm này, kế hoạch tác chiến Yamamoto đã dẫn đến một thất bại nặng, hậu quả của những thiếu sót trong điều hành chiến đấu.

Đầu tháng 5 năm 1942, việc đánh chiếm quân cảng Moresby ở New Guinea đã dẫn đến trận hải chiến trong vùng biển San hô. Đây là trận đầu tiên Nhật Bản đưa hạm đội ra xa “ngoài phía chân trời” quá tầm với của lực lượng không quân trên đất liền, chỉ có thể yểm trợ bằng các máy bay trên tàu sân bay. Mặc dù thu được thắng lợi về chiến thuật, chỉ có một tàu sân bay nhỏ trong khi Mỹ bị mất một thất bại nghiệm trọng về chiến lược. Bộ tư lệnh hạm đội Nhật Bản đã phải bỏ kế hoạch đổ bộ đánh chiếm quân cảng Moreby sau khi hai tàu chiến lớn nhất của hạm đội bị hư hỏng nặng cần phải có thời gian sửa chữa.

Mặc dù vậy, khi tiến đánh Midway, đô đốc Nhật Bản Yamamoto còn chia lực lượng tiến công làm hai bộ phận, tiến đánh quần đảo Aleutian ở phía Bắc và đảo Midway ở phía Nam, cách xa nhau trong cùng một thời gian. Lực lượng tiến đánh Aleutian chiếm được hai đảo nhỏ Kiska và Attu trong hai ngày 7 và 8 tháng 6 năm 1942. Nhưng lực lượng tiến đánh Midway trong cuộc hành quân xuống phía Nam đã tách bộ phận đi đầu gồm các tàu sân bay quá xa đại bộ phận phía sau những 300


hải lý, khiến cho bộ phận phía sau không thể nào theo kịp bộ phận phía trước dù mở hết tốc độ. Chính vì vậy, Nhật Bản đã tự chuộc lấy thật bại nặng, bị mất tới 4 tàu sân bay. Mỹ chỉ mất có 1 tàu sân bay.

Giữa lúc Đức và Italia đang còn thu được nhiều chiến thắng tại Bắc Phi và Liên Xô, trận hải chiến Midway được coi là chiến thắng đầu tiên của Đồng minh và tạo một bước ngoạt lớn trong chiến tranh Thái Binh Dương. Phía Mỹ đã lập được thế quân bình trong lực lượng so sánh với Nhật Bản, và đã có thể tập trung lực lượng trên chiến trường Châu Âu, dồn sức “đánh thắng Đức trước tiên” như đã thống nhất với Đồng minh trong hội nghị Arcadie.

Sau trận Midway, chiến tranh Thái Bình Dương chuyển sang giai đoạn hai, giai đoạn tiêu hao lực lược giữa các bên tham chiến. Về phía Nhật Bản, bộ tư lệnh hạm đội liên hợp của đô đốc Yamamoto tập trung phần lớn lực lượng tại đảo Truk trong khi chờ đợi thành lập lại đội tàu sân bay với những chiếc tàu mới, đang đưa xuống nước. Cũng trong lúc đó, bộ thống soái tối cao Nhật Bản cũng quyết định hoàn tất chiến dịch đổ bộ đánh chiếm New Guinea và quần đảo Salomon. Với quyết định chiến lược này, Nhật Bản đổ bộ lên Guadalcanal và vấp phải cuộc kháng cự quyết liệt của Mỹ trên qui mô lớn. Ngày 7/8/1942, bộ tư lệnh Mỹ cũng đổ vộ 2000 quân lên Guadalcanal tỏ rõ quyết tâm ngăn chặn Nhật Bản ngay trên tuyến đầu bảo vệ vùng bờ biển Bắc Australia. Suốt 5 tháng liền Mỹ và Nhật Bản tổ chức những cuộc giao tranh gành đi giật lại đảo, song song với những cuọc hải chiến và những cuộc đọ sức bằng máy bay hải quân trên vùng trời Guadalcanal.

Để tiếp tế, tăng viện cho lực lượng bộ binh và lính thủy bộ đang giao tranh kịch liệt cả Mỹ lẫn Nhật Bản đều tổ chức những đợt hành quân tiếp viện, xuất phát từ các bến cảng Rabaul và Espiritu Santo. Cuộc tiến công và bảo vệ các đoàn tàu vận tải của cả hai bên đã dẫn đến nhiều trận “ngộ chiến”, bắt gặp vào giao chiến với nhau ở giữa đoạn đường thường xảy ra trong đêm tối, như các trận đụng độ lẫn nhau tại Savo, Salomon, Santa Cruz, Guadalcanal, Tassafaronga…cả hai bên đều gặp nhiều tổn thất tương đương nhau. Nhưng cuối cùng, đến đầu 2/1943 Nhật Bản do quá mệt mỏi đã phải tự mình rút khỏi Guadacanal.

Cuộc rút quân đầu tiên tại một vị trí chiến lược này sau cuộc chiến tranh đã


được tiết lộ trong tập hồ sơ mật là do thiếu trang thiết bị không đưa đến kịp, thiếu cơ sở y tế hậu cần và cũng do bộ thống soái tối cao Nhật Bản muốn bảo tồn lực lượng hải quân để còn sử dụng lâu dài về sau, trong khi phía Mỹ nhờ có hậu phương đang nỗ lực cao đọ, sản xuất các phương tiện chiến tranh tiếp ứng, vẫn lao gần hết các lực lượng máy bay, tàu chiến ở Thái Bình Dương vào trận giành giật lại Guadalcanal.

Trước những thắng lợi vừa đạt được, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương Mac Arthur và đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Nimitz, quyết định tiến lên giành lại Salomon. Tuy nhiên, chiến dịch tái chiến này đã phải tiến hành khó khăn và chậm chạp. Mở đầu bằng những cuộc đổ bộ lên Rendova, Vela Lavella, Choiseul, Bougainville mãi đến năm 1943 mới kết thúc. Đối với Mỹ, một loạt những cuộc chiến đấu này đã giúp cho hải quân, rút kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ thuật đổ bộ, thủ nghiệm các thiệt bị, phương tiện mới đồng thời tiếp tục làm tiêu hao lực lượng máy bay của hải quân Nhật Bản. [dẫn theo 14, tr.128-132].

Mặt khác, cuộc chiến ở Thái Bình Dương còn bị ảnh hưởng bởi sức mạnh vật chất của người Mỹ.

Vào khoảng năm 1943, Hoa Kỳ đã gần hoàn thành hạm đội cho hai đại dương.

Các lực lượng chính của hạm đội này bao gồm:

1. Một đơn vị tấn công với 26 hàng không mẫu hạm chạy nhanh và được hạ thủy từ trận Trân Châu Cảng cho đến cuối chiến tranh và 8 thiết giáp hạm mới để dành quyền bá chủ trên mặt biển, hướng dẫn các cuộc tấn công ban đầu của phi cơ và cô lập khu vực bị tấn công.

2. Một đoàn gồm các thiết giáp hạm và mẫu hạm hộ tống – độ 114 chiếc loại này được hạ thủy – để cung cấp cho các lực lượng đổ bộ hỏa lực yểm trợ và không lực yểm trợ.

3. Một số lớn tuần dương hạm 48 tàu, 850 khu trục hộ tống, 203 tàu ngầm và 2703 tàu gài mìn, gở mìn hay tuần tiểu.

4. Một đoàn tàu gồm 1541 chiếc phụ trách việc tiếp vận mọi thứ cần dùng và vừa là một căn cứ lưu động để sửa chữa các chiến hạm bị hư hại. Đoàn tàu này bằng cả hạm đội tiền chiến Mỹ.


5. Các tiểu đoàn công binh gọi là Ong biển (Sea Bees) chuyên về các công tác như sửa chữa các phi trường chiếm được của địch để sử dụng phi cơ đáp trên bộ và để như thế hàng không mẫu hạm có thể đến hành quân tại các nơi khác.

6. Một số rất lớn là 105-398 tàu đổ bộ.

Ngoài ra hạm đội hai địa dương này cũng có phiều phi cơ đậu trên đất liền để giúp cho lục quân mở các cuộc phản công có tính cách quyết định và buộc Nhật Bản phải đầu hàng 14 tháng sau vụ đổ bộ lên đảo Saipan chỉ cách Đông Kinh 1585 dặm về phía Nam trong các đảo Marianas gần Guam trong tháng 6 năm 1944 [21, tr.153-155].

Trong khi đó phía Nhật Bản gặp những khó khăn: 55% ngân khoản hải quân được dùng để chế tạo phi cơ và phần lớn của 16% ngân khoản để thay thế những chiếc bị đánh đắm trong năm 1942. Trong 1942 -1943 người Nhật chỉ hoàn thành được chín hàng không mẫu hạm. Trong số này chỉ có hai hàng không mẫu hạm thuộc hạm lớn mà thôi. Hải quân Nhật dự trù đóng xong 9 hàng không mẫu hạm lớn và một chiếc nhỏ trong năm 1944 nên người Mỹ hy vọng buộc Nhật phải tham chiến trước khi các hàng không mẫu hạm mới được hoàn thành và sẵn sàng. Các mẫu hạm này sẽ được sự yểm trợ của các phi trường trên các đảo tại miền Trung và Tây Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sự phòng thủ tại các đảo này không được tiến hành khả quan vì người Nhật thiếu tàu, máy bay, và số vật liệu cũng như binh sĩ chở đến tăng cường đều bị đánh đắm nhiều. Cường độ của sự phản công của người Mỹ làm cho quân đội Nhật ngạc nhiên. Trên đảo Saipan khi cuộc tấn công của quân lực Mỹ bắt đầu, người Nhật chưa xây xong các công sự phòng thủ. Tại đảo này Nhật có 32 nghìn quân sĩ tức gấp đôi số dự đoán của Hoa Kỳ. Trong tháng 9-1944, sức sản xuất cho chiến tranh của Nhật đạt mức tối đa, sau Đức hai tháng, nhưng Nhật không thể nào theo kịp được Hoa Kỳ dầu chỉ kể mặt trận Thái Bình Dương mà thôi. Trong tháng 1-1943 sau trận đánh tại Guadalcanal và Papua các lực lượng lục quân và không quân của Nhật và Hoa Kỳ tương đương với nhau. Nhưng chỉ một năm sau Hoa Kỳ có lực lượng gấp 3 lần người Nhật [21, tr 155 –tr156].

Mặt khác, lúc bấy giờ Nhật Bản xảy ra nạn khủng hoảng về thương thuyền, thiếu tàu và nhất là quá nhiều tàu tiếp vận bị chiến hạm Mỹ nhất là tàu ngầm đánh


đắm. Các kho dữ trữ nguyên liệu cũng hao mòn dần và chính ngay trên lãnh thổ Nhật bị không quân Mỹ oanh tạc.

8

Các chiến thắng giòn giã của Hoa Kỳ khiến cho Bộ tổng tham mưu quân lực Hoàng gia phải duyệt xét toàn bộ đường lối điều hành và khả năng sản xuất của guồng máy chiến tranh Nhật. Từ con số sản xuất 15.300 máy bay trong năm 1943, làm sao có thể sản xuất 45.000 máy bay trong năm 1944 mà riêng hải quân đã đòi hỏi cung ứng 26.000 chiếc7F . Đó là chỉ riêng về máy bay mà thôi, còn thuốc men, quân trang, quân dụng ngày càng thiếu. Sản xuất không đủ, mà đến tận tay binh lính lại càng thiếu hơn vì cuộc chiến tranh tàu ngầm của Mỹ đánh chìm mọi tàu Nhật đi trên biển. Cuối cùng, số lượng tàu bè mà các cơ sở đóng tàu hạ thủy không thay thế được số bị chìm [18, tr.233-234].

Sau nhiều thất bại trên chiến trường thì chính trong nội các Nhật cũng diễn ra nhiều thay đổi. Thủ tướng Tojo trở thành đối tượng mà nhiều người đặt nghi vấn, nhiều người cho rằng Tojo muốn trở thành một nhà độc tài. Ngày 21-02 khi Tổng tham mưu trưởng lục quân, nguyên soái Sugiyama từ chức và ông ta năm luôn chức này. Trước hành động đó nhiều người đã phản ứng mãnh mẽ. Ngày 17-7, Thủ tưởng Tojo cách chức Bộ trưởng hải quân của đô đốc Shimada mới Yonai lên thay thế nhưng bị từ chối. Trước tình cảnh đó, ngày 18-7, Tojo bệ kiến Thiên hoàng xin từ chức. Người Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Người ta bắt đầu tìm kiếm con đường rút lui.


8 Số lượng máy bay thực sử sản xuất được của hai nước Nhật, Mĩ (đơn vị: chiếc)

1942

1943

1944

Nhật 8.000

15.300

28.200

Mĩ 47.859

86.000

96.370

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 16


Tiểu kết chương 3

Cuộc chiến Thái Bình Dương là cuộc chiến mà các bên đã tháy nhau mắc những sai lầm. Như đô đốc Ugaki nói rằng: “chiến tranh là một chuỗi sai lầm mà cả hai bên đều phạm phải. Chiến thắng về với kẻ nào ít phạm lỗi nhất” [dẫn theo 18, tr.183].

Ban đầu, quân của Hoàng gia Nhật Bản đã có được những thành công liên tục theo sau trận đánh Trân Châu cảng, gây nên những bất ngờ không kém những gì mà quân Đức đã tọ ra trong năm đầu tiên của cuộc chiến. Thất bại của quân Đồng Minh có thể thấy đó là do thái độ xem thường đối phương. Họ xem thường chính cách tổ chức binh lực chiến đấu và vũ khí trang bị của quân Nhật. Vì họ quên rằng những con người mang dòng máu võ sĩ đạo tham gia vào cuộc chiến này với sự lỳ lợm và kinh nghệ dồi dào sau cuộc chiến với Trung Quốc, cũng như những lần giao tranh với Liên Xô. So với quân đội Đồng minh, lính Nhật vô cùng gan dạ va có thể sống sót với nhu cầu tiếp tế từ hậu cần ít hơn nhiều so với địch. Khả năng điều động quân đội với những đội hình không rỗi loạn. Quân Nhật khi tham gia vào cuộc chiến với lực lượng không quân vượt trội yếu tố được xem là quan trọng nhất lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, Bộ chỉ huy Nhật cũng gặp phải nhiều sai lầm khi họ đạt được những thành công dường như hơi dễ dàng. Họ đã không tuỏng tượng được sức mạnh của quân đội Đồng minh đứng đầu ở Thái Binh Dương là Mỹ. Đã đánh giá thấp sự phục hồi của hạm đội Thái Bình Dương cũng như khả năng cung ứng của nền kinh tế quốc phòng người Mỹ cho cuộc chiến. Bước vào cuộc chiến không có được một sự chuẩn bị tốt nhất về vật chất cũng như tinh thần. Nhưng người Mỹ đã nhanh chóng nhập cuộc. Đặc biệt châu Mỹ đã có những thần kỳ trong ngành sản xuất đóng tau, tiềm lực của họ đủ để thay thế kịp thời những tổn thất.

Mặt khác, sự thất bại của quân Nhật trên Thái Bình Dương còn là sự thất bại về chiến thuật bời những sai lầm nối tiếp sai lầm khi nhận định sai tình huống. Sự thất bại này còn thể hiện sự thua kém của nền kỹ nghệ của của Nhật Bản so với Hoa Kỳ. Trong khi đó, trên đại dương mênh mông này quân Nhật đã dàn trận quá rộng, quá phân tán, dẫn đến không thế phối hợp được nhịp nhàng, không đủ sức để giữ những vùng đất mà họ chiếm được.


KẾT LUẬN‌

Đại dương bao phủ 70 % diện tích địa cầu – nơi mà đủ lại tàu bè vận chuyển 85% nguyên liệu tối cần cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó, trong lịch sử chiến tranh từ thế kỷ XIX về trước, sự thắng – bại thường được quyết định phần lớn qua các trận hải chiến ác liệt trên các đại dương trập trung sóng lượn.

Như đã trình bày trong chương 1, thế kỉ XX là thế kỷ địa chính trị. Các tư tưởng địa chính trị của các nước ra đời, được phát triển mạnh mẽ dựa trên những chính sách quốc gia, chiến lược quốc phòng an ninh của mỗi nước. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thế giới tồn tại dưới hệ thống Versailles – Washington. Những nội dung của nó không đến nối quá trừng phạt các nước bại trận nhưng nó cũng đã nung nấu những thù oán dân tộc đặc biệt là nước Đức. Với bối cảnh đó thì địa chính trị như một lời giải thích, một lý do cho sự bành trướng của các nước Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

Người Đức gây chiến để mở rộng không gian sinh tồn của họ, kiểm soát vùng đất trái tim ở châu Âu. Trước sức mạnh của Đức, sự dung dưỡng của Anh, Pháp quân đội Hitler đã giành những thắng lợi chớp nhoáng thu phục toàn lục địa châu Âu.

Để ngăn chặn việc người Đức kiểm soát lục địa châu Âu – vùng đất trái tim thì người Mỹ đã dần dần giúp đỡ người Anh. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã cho thấy sự liên minh của các quốc gia biển và đất liền.

Ở châu Á – Thái Bình Dương, trong tư tưởng địa chính trị người Nhật luôn coi mình là anh cả da vang, có sứ mệnh khai hóa Đông Nam Á ý đồ thành lập một khối thịnh vượng Đông Á do Nhật Bản đứng đầu.

Với vị trí đảo quốc, lãnh thổ nhỏ hẹp, chủ yếu đảo, tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn dầu mỏ, sắt không tự đáp ứng được cho nền công nghiệp quân sự. Người Nhật đã sớm dòm ngó đến Mãn Châu, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Tuy vậy, trong ý đồ của Nhật có rào cản lớn là Hoa Kỳ, lại thêm người Mỹ có trách nhiệm với Phillpines một nước vừa giàu dầu mỏ vừa chiếm một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng là đe dọa an ninh của lãnh thổ Nhật Bản, sự thông thương tự do của nền thương mại hàng hải của Nhật. Đồng thời như một cửa ngõ chặn con đường


về phương Nam của Đế chế Nhật. Hơn ai hết, phe quân sự hóa muốn phá được rào cản đó.

Vận dụng tư tưởng của nhà chiến lược Mahan là đánh trận quyết định vào hạm đội của địch. Với những kinh nghiệm nóng hổi ở Địa Trung Hải người Nhật đã tấn công một đòn bất ngờ vào Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang neo đậu ở Hawaii. Với mục đích chính là tiêu diệt hạm đội chủ lực của họ. Tuy nhiên theo như những đánh giá của nhà lịch sử quân sự Mỹ: đó là một điều khó tin, là ngu ngốc. Mặc dù, người Nhật cũng đã có những thành tựu lớn khi giáng cho Hạm đội này một đòn không có thể gượng dậy được thì có ý kiến cho rằng đây không phải là thắng lợi hoàn toàn.

Trong thế chiến thứ hai, chiến trường trên biển là nơi diễn ra cuộc chiến khốc liệt nhất. Những trận chiến này mặc dù không là nơi trực tiếp kết thúc cuộc chiến tranh nhưng với những kết quả đạt được có thể thấy nó đóng vai trò quyết định ở trên các mặt trận Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Nếu như trận chiến trên Đại Tây Dương và Địa Trung Hải thắng lợi của quân đội Đồng minh đã đảm bảo cho việc tiếp tế hàng hóa vào Anh Quốc và các chiến trường lân cận, tránh nguy cơ tàn lụy của nền kinh tế Anh. Cuộc chiến này cũng đã tạo điều kiện cho quân đội Đồng minh đổ bộ thành công lên các bến cảng, mở mặt trận thứ hai. Thì ở Thái Bình Dương là cuộc chiến của quân đội đồng minh mà điển hình là Mỹ để chống lại sự bành trướng, chọc thủng vành đai phòng thủ của người Nhật, chặn đứng con đường xuống phía Nam của người Nhật. Cuộc chiến làm tàn lụy dần nước Nhật về cả vật chất và tinh thần. Xét đến yếu tố để đảm bảo cho cuộc chiến thì những trận đánh trên biển là quyết định. Chứ không phải là trận đánh của Liên Xô tiêu diệt 1 vạn quân Quan Đông.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với sự thắng lợi của quân đồng minh. Những trận chiến ở đại dương đã cho phép chúng ta thấy rõ được sức mạnh của nền sản xuất, kỹ nghệ của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến trên Đại Tây Dương, người Đức với chiến thuật “bầy sói” đã làm chao đảo Anh quốc mặc dù bằng những tài liệu mà tác giả có được thì Hitler muốn thương lượng với Churchill để nhằm rảnh rang ở châu Âu chứ không thực sự muốn đánh lên đảo

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí