Những Trận Hải Chiến Ở Thái Bình Dương Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Ii Và Những Phân Tích Địa – Chính Trị.


tháng 11 năm 1941, hải quân Nhật tăng cường tại các đảo thuộc Nhật tại Thái Bình Dương.

Tổng thống Roosevelt, hội kiến với các tướng lãnh Mỹ, đồng thời lệnh báo động gửi đi Hawaii và Philippines.

Một lần nữa, để tránh một cuộc chiến có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, ngày 6 tháng 12, Tổng thống Roosevelt gửi một thư riêng cho Nhật Hoàng Hirohito bảo đảm rằng Hoa Kỳ không có ý định tấn công Đông Dương và xin đảm nhiệm bảo đảm tương tự như vậy ở Trung Hoa, Thái Lan, Mã Lai và Indonesia nếu Nhật rút hết quân đội ra khỏi lãnh thổ các quốc gia trên đây.

Ngày 7-12-1941 phái đoàn Nhật đệ trình chính phủ Mỹ bức thư của Tokyo về đề nghị của Washington ngày 26-11, Nhật không thể chấp thuận đề nghị của Tổng thống Hoa Kỳ như là những điểm căn bản cho một cuộc thương thuyết.

Như vậy, nỗ lực của người Mỹ mà đại diện là vị đứng đầu của chính phủ Hoa Kỳ lúc bấy giờ Tổng thống Roosevelt để tránh một cuộc chiến với người Nhật ở Thái Bình Dương là điều không thể tránh. Một cuộc chiến chỉ còn ngày, giờ.

3.2. Những trận hải chiến ở Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ II và những phân tích địa – chính trị.‌

Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Nhật Bản đi đến ngõ cụt, chiến tranh nổ ra chỉ là vấn đề thời gian. Ở châu Âu, chiến tranh Xô – Đức đang diễn ra cực kì ác liệt, chiến tranh Anh với Đức – Ý tàn khốc ở Bắc Phi, trên mặt nước Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương. Cuộc hội kiến giữa Đô đốc Hart, phó đô đốc William R.Purnell và chuẩn đô đốc W.Rockwell tư lệnh căn cứ Cavite, Tom Philips để trao đổi về mặt trận châu Á.

Tư lệnh Hart đã nêu lên những nỗi lo âu của phía Mỹ về một cuộc tấn công của người Nhật bất cứ lúc nào vì theo ông Nhật Bản sẽ lợi dụng những thắng lợi của Đức trên chiến trường châu Âu từ tháng 6-1941, hơn thế nữa Hoa Kỳ đã phong tỏa các trương mục ở ngân hàng mà Mỹ cho Nhật vay để mua dầu hỏa của Indonesia. Từ ngày đầu tháng 12 -1941, ảnh chụp được trong cuộc không thám khắp biển Đông của bộ Hải quân Mỹ cho thấy rằng hải quân Nhật đang di chuyển, nhiều dấu hiệu cho thấy Nhật đang chuẩn bị những cuộc hành quân đổ bộ ở Thái Lan,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Philippines, Mã Lai và có thể Borneo.

Ông tin rằng, khi cuộc chiến bùng nổ thì Nhật sẽ đánh cả Mỹ, Anh lẫn Hà Lan. Từ những phân tích đó, Hoa Kỳ đã đưa ra bản sơ thảo kế hoạch phòng ngự liên kết với hải quân hoàng Anh và Hà Lan. Dựa vào kết quả không thám hai vị đô đốc Hart và W.Rockwell đi đến kết luận: Người Nhật có thể đổ bộ một nơi nào đó trên bán đảo Mã Lai, từ đó họ có thể tiến về Bangkok hay Singapore. Phía Mỹ lo ngại trước sự có mặt ngày càng tăng của tàu ngầm Nhật ở Thái Bình Dương [18, Tr.16].

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 12

Chiều ngày 6-12, máy bay phòng thám Anh phát hiện đoàn tàu Nhật ở vĩ độ 8, kinh độ 100, phía Nam Hòn Khoai (Cà Mau), di chuyển về hướng Tây.

Suốt ngày 7-12, mọi người Mỹ ở Philippines chờ đợi chiến tranh từng giờ từng phút vì căn cứ không quân Nhật ở Đài Loan hoặc Hải Nam chỉ cách Manila độ 2 giờ bay. Tại sân bay Clark, 16 chiếc pháo đài bay B17 nằm kế nhau như đang chờ một cuộc thanh tra. Căn cứ chính của không quân Hoa Kỳ ở Viễn Đông này đang đợi một lực lượng bổ sung là 30 pháo đài bay. Tham mưu trưởng hạm đội châu Á của Hoa Kỳ nói với tư lệnh của mình ở đô đốc Hart rằng: Chiến tranh chỉ là vấn đề ngày giờ mà thôi.

Nhưng nơi nào sẽ bị Nhật đánh đầu tiên: Singapore, Philippines, kênh đào Panama. Họ không bao giờ có ý nghĩ Nhật đánh Trân Châu Cảng. Một cuộc không kích bất ngờ Trân Châu cảng – không phải là diễn tập.

3.2.1. Giai đoạn 1: Nhật Bản chiếm ưu thế‌

3.2.1.1. Trận Trân Châu Cảng

*Vị trí địa – chiến lược

(xem hình 3.1)

Quần đảo Hawaii của Mỹ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối tiếp nhau theo hướng từ Tây – Tây Bắc sang Đông – Đông Nam có diện tích tổng cộng gần 17.000 km2 với khoảng nửa triệu người. Trong đó lớn nhất là đảo Hawaii (trên 10.000 km2) nằm ở cực đông quần đảo, nhưng quan trọng nhất lại là đảo Oahu với diện tích khoảng 150 km2, nằm cách Hawaii khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc.Trên bờ biển phía Nam đảo Oahu có thành phố Honolulu (200.000 dân), thủ phủ của cả quần đảo. Cũng trên bờ biển phía Nam đảo, cách Honolulu về phía Tây


chừng 6 dặm là Trân Châu Cảng, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (kể từ năm 1940).

Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ được dựng trên một vịnh biển ăn sâu vào đất liền của đảo rồi chia thành nhiều vụng biển và luồng lạch kín đáo, lại có một cù lao ở giữa vịnh được gọi là “đảo Ford” như một cầu tàu tự nhiên. Trân Châu cảng có điều kiện tự nhiên lí tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài. Việc bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu ngầm. Ngoài Trân Châu cảng ra, hạm đội còn một căn cứ khác là cảng Lahaina trên đảo Maui, một đảo nằm ở khoảng giữa Oahu và Hawaii [18, tr.46].

Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thực sự là hạm đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ với khoảng 170 hạm tàu các loại mà lực lượng chủ yếu là 4 tàu sân bay: Yorktown, Saratoga, Enterprise, Lexington; 11 thiết giáp hạm: Missisipi, Aidaho, New Mexico, Oklahoma, Arizona, Califonia, West Virginia, Maryland, Tennessee và kì hạm Pennsylvania và hàng chục tuần dương hạm. Toàn bộ lực lượng đồ sộ ấy đặt dưới quyền chỉ huy của đô đốc Husband Kimmel, tư lệnh hạm đội từ tháng 2/1941.

Bảo vệ hạm đội và quần đảo, có một lực lượng lục quân gần 43.000 binh lính và sĩ quan, trong đó 35.000 đóng tại Oahu. Lực lượng này được trang bị các vũ khí rất hiện đại. Trên đảo Oahu có 5 sân bay, quan trọng nhất là sân bay Hickam ở ngay gần Trân Châu Cảng và sân bay Wheeler ở phía Bắc đảo. Vào ngày 07/12/1941 trên đảo có tất cả 233 máy bay quân sự của lục quân, trong đó có 150 chiến đấu cơ, 35 pháo đài bay hiện đại B17, còn lại là các máy bay ném bom khác. Với lực lượng nói trên, tướng Walter Short, tư lệnh lục quân tại đảo Hawaii vẫn cho rằng ông thiếu phương tiện phòng thủ, đặc biệt là những vũ khí để giáng trả những cuộc tấn công bằng không quân của địch. Có 81 chiếc thủy phi cơ Catalina và bổ sung thêm 6 chiếc B17 là nhiệm vụ trinh sát cho toàn quần đảo, đô đốc Kimmel cũng cho rằng ông không đủ khả năng thường xuyên thám sát từ xa toàn bộ vùng biển xung quanh quần đảo. Vì vậy, ông chỉ chú trọng tuần tra vùng biển phía Nam, nơi quân đảo Marshall của Nhật.


Trong bản đệ trình tổng thống Franklin Roosevelt ngày 24-4-1941, bộ trưởng bộ quốc phòng Henry Stimso và tổng tham mưu lục quân George Marshall nhất trí khẳng định rằng: “Nhờ sự phòng thủ vững chắc của mình, nhờ những lực lượng đồn trú, nhờ những đặc điểm của thiên nhiên, đảo Oahu có thể coi là báo đài mạnh nhất thế giới” [18, Tr.46-47].

Nằm giữa vùng Bắc Thái Bình Dương, Trân Châu Cảng vừa là căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, là cơ sở bảo duỡng, sửa chữa các chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương. Từ căn cứ này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có thể khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không quân của Hạm đội.

Nói đến sức mạnh của Trân Châu cảng Tướng Marshall nói với FDR rằng bến cảng này là không thể bị đánh bại và nó là mục tiêu ít có khả năng nhất. Vị tướng nói:

Đó là….pháo đài mạnh mẽ nhất trên thế giới…Những chiếc tàu chuyên chở của kẻ địch, các đoàn hộ tống và vận chuyển của hải quân sẽ bắt đầu đến trong tình trạng xảy ra cuộc không chiến ở cự ly khoảng 1267km. Cuộc tấn công này sẽ gia tăng cường độ cho đến khi cách mục tiêu khoảng 338km, các lực lượng của kẻ địch sẽ là đối tượng của tất cả các loại máy bay ném bom được hỗ trợ chặt chẽ bởi những chiếc máy bay cường kích hiện đại của chúng ta [dẫn theo 5, tr. 187]

Mặt khác, với địa hình của cảng Trân Châu, người Mỹ cho rằng, độ sâu của vịnh biển chỉ khoảng 10m không thể phóng ngư lôi được, cho nên họ chỉ đề phòng máy bay ném bom và tàu ngầm mà không thả lưới ngăn ngư lôi quanh các chiến hạm. Giờ đây, họ đã phải bất ngờ chứng kiến phát minh mới của người Nhật về cách dùng ngư lôi ở vùng biển nông cho máy bay bay sát với tốc độ chậm để phóng ra những quả ngư lôi lướt trên mặt nước với tốc độ cũng rất chậm, chỉ khoảng 30-40 hải lí giờ [ 18, Tr.56].

Mặt khác, vào thời điểm quân Nhật tấn công Trân Châu cảng thì khả năng phòng thủ ở đây rất thấp, Lãnh sự quán Nhật tại Honolulu Tadashi Morimura điện về Tokyo báo rằng: Hoa Kỳ không chuẩn bị gì để đối phó với một cuộc tấn công


của Nhật Bản tại đây, “không có lưới chống ngư lôi quanh các thiết giáp hạm, không có khí cầu phòng không gần Trân Châu cảng” và khẳng định “có thể lợi dụng cơ hội rất thuận lợi này để tấn công bất ngờ”, tại vị trí của các chiến hạm trong cảng ông nhấn mạnh “không có những phi vụ trinh sát xuất phát từ hạm đội” [Dẫn theo 18, tr.20].

Như vậy, khi mà quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản chỉ còn chờ chiến tranh diễn ra thì Hoa Kỳ ở Hawaii không có một sự chuẩn bị tốt cho một cuộc chiến với Nhật Bản cả về tinh thần, vật chất lẫn kĩ thuật. Đặc biệt là những kinh nghiệm của cuộc chiến trên Đại Tây Dương của hải quân Anh đã không được hải quân Hoa Kỳ lưu ý đúng mức.

* Kế hoạch của Nhật Bản

Ban đầu bộ tham mưu Nhật nghiên cứu mở cuộc tấn công cùng một lần vào Mã Lai và Philippines rồi đánh chiém Nam Dương sau. Nhưng đô đốc Isoroku Yamamoto, vị tư lệnh hạm đội phối hợp Nhật chống lại kế hoạch này vì nó không nhắm vào lực lượng quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong Thái Bình Dương là hạm đội. Ông đề nghị tấn công làm tê liệt hạm đội Mỹ bằng một cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu cảng. Cùng một lúc quân đội Nhật cũng mở cuộc đổ bộ lên đảo Wake, Guam, Hương Cảng, Mã Lai, Phi Luật Tân, các đảo Bắc Nam Dương và chiếm đóng Thái Lan. Người Nhật hy vọng đánh chiếm Phi Luật Tân trong hai tháng, Mã Lai trong ba tháng và kiểm soát được vùng giới hạn bởi đường phân chia quốc tế và dãy các đảo từ Tân Anh Quốc đến Sumatra và miền trung Miến Điện trong năm tháng.

Người Nhật dự trù một trận chiến tranh giới hạn với các mục tiêu kinh tế rõ rệt. Các vị trí của phe Đồng minh có thể nói nằm trên hai vòng cách hải cảng Nhật Yokohama độ 1500 và 3000 dặm. Vòng trong bao gồm Hương Cảng, Mali cách độ 1782 dặm, Guam 1352 dặm vào đảo Wake. Vòng ngoài bao gồm Tân Gia Ba, Jakarta, Surabaya, Rabaul tại Tân Anh quốc 2526 dặm. Các mục tiêu khác ở ngoài vòng này mà có Nhật có thể tấn công là Calcutta, Colombo, Sydney, Ackland 4789 dặm. Cựu Kim Sơn hay Vancouver cách 4262. Còn Pananma cách Yokohama đến 7682 dặm đường nghĩa là hơi gần hơn của vào kênh Suez ở phía Nam độ 100 dặm


[21, Tr.140]. Kế hoạch của Nhật lúc ban đầu không dự trù đánh chiếm vài vị trí nhỏ trong vòng cách xa ba nghìn dặm như đảo Kiska trong số các đảo Aleutians cách 1977 dặm. Đảo Midway cách 2250 dặm và các cứ điểm tại các đảo xa hơn Rabaul mà người Nhật có thể chiếm cách vị trí này tại Tây Nam Thái Bình Dương bằng cách đánh từ đảo này qua đảo khác với phi cơ tại các hàng không mẫu hạm trợ lực với các máy bay từ các phi trường trên bờ. Các cuộc hành quân đánh vào đảo Midway hay Aleutians không có thể được sự yểm trợ của phi cơ phi trường trên bờ. Ngoài ra Nhật bản không thể nào đánh vào lãnh thổ của Hoa Kỳ và Anh quốc và đe dọa sự tồn tại của hai xứ này [21, tr.141].

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng có nhiều mục đích. Trước tiên, người Nhật hi vọng sẽ ngăn cản được Hạm đội Thái Bình Dương can thiệp vào việc Nhật chinh phục Đông Ấn. Kế tiếp, người Nhật tranh thủ thời gian để củng cố vị thế và tăng cường sức mạnh hải quân, trước khi các tàu chiến mới của Mỹ được chế tạo theo Đạo luật Vinson-Walsh. Cuối cùng, nó được trù tính sẽ là một đòn mạnh giáng vào tinh thần của người Mỹ, có thể gây nản lòng, cho phép Nhật tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị can thiệp. Như nhà Nhà bình luận quân sự Philippe Mason đã viết: Cùng với bản kế hoạch quân sự, tướng Tojo cũng đã nghiên cứu một kế hoạch chính trị nhằm độc chiếm toàn bộ Đông Nam Á, loại bỏ tất cả những người da trắng Châu Âu để xây dựng một “khối thịnh vượng chung” tạo điều kiện cho Nhật Bản có một nền kinh tế độc, nhờ có nguồn dầu mỏ Indonexia, thiếc và nhất là cao su Malaixia. Công cuộc bành trướng chỉ liên quan tới việc tước đoạt những quyền lợi của Hà Lan và Anh tại các xứ thuộc địa trong khu vực mà nhất thiết phải xảy ra một cuộc chiến tranh với Mỹ. Với vị trí chiến lược của Philippines, Mỹ có thể đe dọa tuyến giao thông hàng hải từ Nhật Bản xuống khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy bộ Tư lệnh quân sự Nhật Bản phải tính đến chuyện tiêu diệt phần lớn lực lượng chủ yếu của Mỹ tại Trân Châu Cảng ở Hawaii bằng một cuộc tiến công bất ngờ [14, tr.23].

Cuộc tấn công vào Trân Châu cảng được dự định không phải để làm cho Nhật Bản vướng vào một cuộc chiến tranh kéo dài chống lại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, mà như một cú đấm nốc ao. Nhằm đạt được mục tiêu về kinh tế và chính trị. Nó


được trù tính là để loại bỏ pháo đài nổi của người Mỹ, hạm đội Thái Bình Dương, do đó sẽ buộc Hoa Kỳ rút lui khỏi vùng Đông Nam Á phải bảo đảm chủ quyền trên các vùng biển trong Thái Bình Dương và chuẩn bị con đường cho các cuộc chinh phục trong khu vực Đông Nam Á – nơi sẽ mang lại đủ dầu và những nguồn tài nguyên thiên quan trọng khác mà họ còn thiếu. Đặc biệt là khi, họ đã bị Mỹ cấm vận. Một khi cuộc chinh phục này đã thực hiện xong, họ tính đến việc giam nhốt các nước này trong vành đai phòng thủ mạnh đến nỗi người Mỹ không hề muốn tấn công nó bởi vì nó phải làm họ phải trả giá rất đắt bằng những sinh mạng. Họ hi vọng lúc đó có thể thương thuyết về một nền hòa bình cho phép Nhật củng cố và bành trướng “Khu vực đồng phồn thịnh vĩ đại nhất” của nó tại Đông Á. Người Nhật nhận thức rất rõ rằng Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đã bắt đầu tập trung chú ý vào cuộc chiến tranh ở châu Âu và Tổng thống Roosevelt mong muốn tham gia vào trận chiến đó. Một điều mà người Nhật không thể hình dung được rằng người Mỹ có thể đảm nhận được cuộc chiến kéo dài ở cả hai đại dương. Người Nhật đã không đánh giá đúng tiềm lực của Hoa Kỳ [1], [5], [19].

Tác giả của kế hoạch tấn công tiêu diệt hạm đội Mỹ ở Trần Châu cảng là thủy sư đô đốc Isoroku Yamamoto, 57 tuổi và đã 40 năm tận tậm phục vị hải quân Hoàng gia Nhật, tính đến 1941.

Kế hoạch tấn công Trân Châu cảng có nguồn gốc từ chiến thuật của hải quân Nhật trong chiến tranh Nga – Nhật (1904 -1905). Dưới sự chỉ huy của đô đốc Heihachiro Togo, năm 1904 hạm đội Nhật không tuyên chiến và lợi dụng đêm tối đã bất ngờ tấn công đánh tan hạm đội Nga tại cảng Lữ Thuận. Năm 1905, một cuộc tấn công bất ngờ nữa của hạm đội Nhật tại eo biển Tsushima (Đối Mã) lại đánh chìm hạm đội thứ hai của Nga hoàng, trong trận này thiếu úy trẻ Isoroku Yamamoto thì đã bị thương ở chân và tay trái.

Trong những năm 30, tàu sân bay xuất hiện, Yamamoto là một trong những sĩ quan hải quân tiên tiến nhanh chóng nhận rõ uy lực to lớn của đòn đột kích bằng máy bay xuất phát từ các tàu sân bay vì vậy ông đã coi tàu sân bay là lực lượng tấn công chủ yếu của hải quân thay vì các thiết giáp hạm với những đại bác khổng lồ.

Giới lãnh đạo hải quân Nhật luôn luôn chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống


Mỹ theo chiến thuật lôi kéo hạm độ Mỹ ra khỏi căn cứ ở Hawaii tiến về phía Nhật Bản và phục kích tiêu diệt nó ở vùng biển nước mình. Trong khi đó, Yamamoto lúc bấy giờ là thủ trưởng hải quân, Yonai bộ trưởng hải quân luôn phản đối việc liên minh với phe trục để tiến hành cuộc chiến chống Mỹ.

Yamamoto từng là sinh viên đại học Harvard và là tùy viên hải quân Nhật tại Hoa Kì, ông hiểu rất rõ lực lượng vật chất của Mĩ so với Nhật. Ông khẳng định rằng hải quân Thiên hoàng không thể thắng Mĩ, Anh được. Khi hoàng thân Konoe lên làm Thủ tướng và hỏi ý kiến của ông về một cuộc chiến tranh với Anh, Mỹ, ông nói ngay: “Nếu bảo đánh mà không cần biết đến hậu quả của nó, tôi sẽ đánh và sẽ thắng trong sáu tháng hoặc một năm đầu; nhưng tôi không tin là sẽ thắng ở năm thứ hai, và nhất là năm thứ ba. Tôi hy vọng ngày sẽ làm mọi việc để tránh một cuộc chiến tranh Nhật –Mỹ” [dẫn theo 18, tr.35].

Bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết về đối phương Yamamoto hiểu hơn ai hết một cuộc chiến tranh giành thắng lợi lâu dài đối với sức mạnh của Hoa Kỳ là điều không thế.

Tuy vậy, Yamamoto vẫn phát triển tư tưởng chiến thuật của ông theo giả thiết về một cuộc chiến tranh với Mĩ. Ông chủ trương đánh hạm đội của Mĩ ở những vùng biển xa nhất mà hạm đội Nhật có thể vươn tới được, như ở quần đảo Marshall.

Năm 1940, ông nói với chuẩn đô đốc Shigeru Fukudome, tham mưu trưởng hạm đội của ông rằng: “Tôi nghĩ giờ đây một cuộc tấn công ở Hawaii có thể xảy ra, và không quân của ta cần được huấn luyện theo hướng này để giành chiến thắng” [dẫn theo 18, tr.35]. Ông dự định giáng một đòn bất ngờ vào Trân Châu cảng làm què hạm đội Mĩ; đồng thời bằng mọi cách cho quân Nhật đánh chiếm Đông Nam Á trước khi Hoa Kỳ kịp xây dựng lại lực lượng của hạm đội này.

Ở châu Âu, ngày 11- 11-1940 tàu sân bay “Illustrions” của Anh đã tiến vào biển Ionienne cách căn cứ hải quân Taranto (của Ý) 170 dặm và tung ra một đợt oanh kích với 21 máy bay phóng ngư lôi. Cuộc tấn công trong đêm trăng không gây khó khắn cho việc tiếp cận mục tiêu của lực lượng đột kích ấy. Máy bay Anh đã phóng ngư lôi trúng 3 thiết giáp hạm Ý: 1 chiếc chìm, 2 chiếc bị loại khỏi vòng chiến.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí