Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cuộc Chiến Tranh Thái Bình Dương


tiêu Philippin đã được thông qua sau khi cân nhắc việc tấn công Đài Loan đòi hỏi phải huy động khoảng 12 sư đoàn Lục quân và Thủy quân Lục chiến, một lực lượng vượt quá khả năng mà Mỹ có thể cung ứng được cho cả mặt trận Thái Bình Dương vào cuối năm 1944, trong khi toàn bộ Lục quân Úc còn phải đang tiếp chiến tại quần đảo Solomon, New Guinea, Đông Ấn thuộc Hà Lan và trên nhiều hòn đảo khác tại Thái Bình Dương. Một điều kiện chỉ có thể đáp ứng được sau khi Đức thua trận để có thể dành ra nhiều lực lượng hơn từ Châu Âu.

* Kế hoạch của Nhật Bản

Bộ Tổng tham mưu lục quân, hải quân Hoàng gia đã thông qua kế hoạch mang tên “Chiến dịch Sho – Go” (Chiến thắng). Đây là kế hoạch phòng thủ từ xa đến gần. Đoán biết chính xác được ý đồ chiến lược của Mỹ. Người Nhật dự định đánh địch đổ bộ ở 4 khu vực: Philippines, Đài Loan – Okinawa, chính quốc Nhật Bản và quần đảo Kurile ở phía Bắc. Phần 1 của kế hoạch này (mang tên Sho -1) chính là chiến dịch phòng thủ Philippines được gọi là trận đánh quyết định sẽ diễn ra trên cả mặt đất và trên biển.

Trong trận hải chiến tại Philippines có nhiều trận hải chiến xung quanh vùng biển này. Trong đó trận chiến vịnh Leyte là trận hải chiến lớn nhất trong thế chiến II có tác động lớn đến kết cục của cuộc chiến.

* Hải chiến vịnh Leyte

Đảo Leyte nằm giữa quần đảo Philippines, phía Đông Bắc có đảo Sammar tiếp liền tới đảo chính, phía Nam là Mindanao, đảo lớn thứ hai. Như vậy, chiếm được Leyte sẽ có một căn cứ trọng yếu để chống chế toàn quần đảo. Vịnh Leyte sâu kín tiếp giáp bãi biển phía Đông đảo Leyte bằng phẳng chạy dài suốt 35 dặm rất thích hợp với việc đổ bộ. Tuy nhiên, bên trong bãi biển đó là những ruộng lúa đàm lấy. Phần lớn còn lại của đảo là núi non và rừng rậm gây khó khăn cho mọi hoạt động quân sự.

Trên đảo có 1 triều dân, đa số sống bằng nghề nông. Một bộ phận người Philippines cùng 3000 người Hoa và số ít người Âu, Mĩ, Nhật sống tại thành phố thủ phủ Tacloban ở phía Bắc và thị trấn Dulag phía Nam Đảo. Cho đến phút cuối cùng, sư đoàn 16 của tướng Makino trấn giữ Leyte vẫn không hay biết gì về nguy


cơ sắp ập lên đầu họ [18, Tr.244].

Trận hải chiến tại vịnh Leyte đã xảy ra giữa các hạm đội Nhật và Mỹ diễn ra ngày 23-26 tháng 10 năm 1944 tại vịnh Leyte của Philippines. Trận này gồm bốn trận đụng độ là trận biến Sibuyan ngày 24/10, trận co Eurugao 24-25 tháng 10, trận ngoài khơi Samar (25/10) và trận ngoài khơi mũi Engano (25-26 tháng 10). Leyte là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử từ xưa đến nay. Nếu như trong trận Jutland của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có 151 chiến hạm Anh đánh nhau với 99 chiến hạm Đức, thì trong trận Leyte số chiến hạm tham chiến là 282 trong đó Hoa Kỳ có 210 chiếc và Nhật Bản 64. Đây cũng là những trận hải chiến mà lần đầu tiên máy bay Nhật Bản sử dụng chiến thuật cảm tử Kamikaze. Xét về tương quan lực lượng tại thời điểm này, Nhật Bản rõ ràng yếu thế hơn cả về số lượng máy bay lẫn về số lượng tàu chiến, tàu ngầm, thuyến chiến rất ít tầu hỗ trợ.

Bảng 3.1: Bảng thống kê lực lượng tham gia trận Leyte


Lực lượng tham gia

Liên quân Mỹ -

Úc

Nhật Bản

Tàu sân bay hạng nặng

8

8

Tàu hộ tống

18

9

Tàu chiến nhẹ

12

14

Tàu tuần dương

24

6

Tàu khu trục

141

35

Máy bay

1500

300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 15

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Leyte_GulfNgày 20 tháng 10, quân Mỹ đã chiếm đảo Leyte như là một phần chiến lược nhằm cô lập Nhật ra khỏi các quốc gia bị Nhật Bản chiếm đóng trong vùng Đông Nam Á và chia cắt lực lượng Nhật Bản ra khỏi những nguồn cung cấp dầu mỏ chiến lược. Hải quân Nhật Bản đã được huy động hầu như toàn bộ lực lượng có thể có nhằm ngăn chặn cuộc đổ bộ này của quân Đồng Minh bao gồm lực lượng của hạm


đội 3 và hạm đội 7 của Mỹ và Úc.

Các chiến hạm Nhật chia ra ba hạm đội. Hạm đội thứ nhất dưới quyền dưới quyền đô đốc Ozawa gồm một hàng không mẫu hạm đã dự trận Trân Châu cảng, 3 mẫu hạm nhỏ và hai thiết giáp hạm từ Nhật đến. Các phi công của hạm đội này chưa được huấn luyện đầy đủ nên được lệnh đáp xuống các phi trường trên bộ sau khi bay đi tấn công chiến hạm Mỹ. Nhiệm vụ của đô đốc Ozawa là dẫn dụ hạm đội của đô đốc Halsey ra khỏi vùng vịnh Leyte và nơi đổ bộ. Trong khi ấy hạm đội Nhật thứ hai dưới quyền đô đốc Kurita với lực lượng chính gồm 5 thiết giáp hạm vượt eo biển San Bernando và cùng một lúc một hạm đội nhỏ khác có hai thiết giáp hạm cũ và dưới quyền đô đốc Shima vượt eo biển Surigao ở phía Nam. Hạm đội thứ hai và hạm đội thứ ba của Nhật tràn vào diệt các tàu Mỹ đổ bộ quân trong vịnh Leyte như hai gọng kìm rồi sau đấy đối phó với hạm đội Halsey. Nhưng các nhược điểm của người Nhật là thiếu không lực, liên lạc với nhau rất sút kém, thực hiện các cuộc hành quân chậm trễ với phối hợp kém.

Trong khi ấy, các chiến hạm Mỹ được phân phối ra hai hạm đội. Hạm đội dưới quyền đô đốc Halsey gồm 5 hàng không mẫu hạm lớn, 6 mẫu hạm nhỏ và thiết giáp hạm chạy về hướng Bắc để chận đánh đối phương. Còn hạm đội thứ hai dưới quyền đô đốc Kinkaid gồm thiết giáp hạm củ và 18 mẫu hạm nhẹ lo việc yểm trợ cho cuộc đổ bộ của tướng Mac Arthur. Cả hai vị đô đốc Mỹ đều không biết rõ trách nhiệm của nhau. Ông Halsey cho rằng ông Kinkaid vẫn giữ vị trí gần bãi biển đổ bộ, còn ông Kinkaid lại cho rằng ông Halsey vẫn phòng thủ mặt Bắc của ông. Đô đốc Kinkaid phá hủy được hạm đội thứ ba của Nhật trong eo biển San Bernando sau khi bị tổn thất thiết giáp hạm Musashi bị đắm vì ngư lôi và bom. Nguyên nhân là đô đốc Halsey không để chiến hạm nào canh phòng eo biển này trong khi ông tấn công vào các hàng không mẫu hạm dưới quyền đô đốc Nhật Ozawa. Đô đốc Kurita đã gặp được đa số hàng không mẫu hạm của đô đốc Halsey và ông có thể thắng lợi nếu bình tỉnh và chỉ huy phối hợp cuộc tấn công thay vì để mọi chiến hạm tự do đánh nhau. Ông cũng không có gan dạ xông tới tấn công vào các tàu đổ bộ trong Leyte nữa.

Trong trận hải chiến quanh quần đảo Philippines từ sáng 22 đến sáng 26-10,


Mục tiêu của Nhật là hủy diệt đoàn tàu đổ bộ Mỹ đã không đạt được, hải quân Mỹ chỉ bị thiệt hại nhẹ: 1 tàu sân bay nhẹ, 2 tàu sân bay hộ tống cỡ nhỏ và 3 khu trục hạm bị đánh chìm. 1 tàu sân bay nhỏ và 1 khu trục hạm bị thương. Trong khi đó, phía Nhật bị tổn thất rất nặng sau trận này họ không còn tham gia bất kỳ được cuộc chiến nào quy mô trên biển nữa, gần như lực lượng của họ đã mất: 1 tàu sân bay nặng, 3 tàu sân bay nhẹ, 3 thiết giáp hạm, 6 tuần dương hạm nặng, 3 tuần dương hạm nhẹ và 10 khu trục bị đánh đắm, mất 300.000 tấn trọng tải tàu, bằng ¼ tổng khối lượng tàu Nhật bị chìm kể từ đầu chiến tranh. Về số người chết, quân đồng minh mất 1.500 người thì Nhật mất 10.000 người. Những tổn thất không thể bù đắp này làm cho hải quân Hoàng gia suy yếu đến mức chỉ đóng vai trò thứ yếu trong giai đoạn còn lại của chiến tranh [18],[35].

Sau trận này tướng Mac Arthur tiến vào miền trung Philippines, đến Mindoro (15-12), lên đảo Luzon ngày 9-1-1945 và cắt đường giao thông giữa Nhật Bản và vùng nguyên liệu tại Nam Á Châu.

Người Nhật muốn có một “Trận đánh quyết định” ở Phillippines, họ đã được toại nguyện, nhưng người Nhật đã thất bại và chịu tổn thất nặng nề. Trận hải chiến này là một đại bại của hải quân Nhật và có thể xem là trận Trafalgar của Nhật Bản. [21, Tr.163]. Từ đó trở đi, Nhật Bản không còn khả năng tấn công bằng hải quân nữa. Hầu như tất cả các tầu chiến, tầu chở dầu lớn của Nhật Bản không còn khả năng ra khơi cho đến khi cuộc chiến kết thúc. Không những vậy, đây còn là một thất bại chiến thuật: lục quân Nhật ở Philippines hết hi vọng ở sự trợ giúp của hải quân.

Như vậy, với thất bại này, người Nhật đã không đánh đuổi được lực lượng xâm chiếm Đồng Minh khỏi Leyte đồng nghĩa với việc mất Philippines không sao tránh khỏi, mà điều này sẽ dẫn đến việc Nhật Bản sẽ bị cắt đứt khỏi những lãnh thổ chiếm đóng tại Đông Nam Á. Những nơi này đang cung cấp nguồn nguyên liệu sống còn cho Nhật Bản, đặc biệt là xăng dầu cho tàu chiến và máy bay, và vấn đề này càng thêm trầm trọng vì các xưởng tàu và nguồn tiếp liệu khác như đạn dược đều ở ngay tại chính quốc. Mặt khác, việc mất Leyte đã mở đường cho việc tấn công quần đảo Ryukyu trong năm 1945.


3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương‌

Nhận định về những thắng lợi của các bên nhà bình luận quân sự Philippe Mason đã có những bình luận về các bên tham chiến:

Những tư liệu trong tập hồ sơ lưu trữ của Nhật Bản cho biết, trên văn bản, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương được phát động từ ngày 1 tháng 12 năm 1941. Trong ngày hôm đó, Đại tướng Hideki Tojo (thay Hoàng thân Fuminaro Konoye làm thủ tướng từ ngày 17/10/1941) đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị, trình bày trước nội các kế hoạch chiến lược phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, được Hoàng đế Hirohito phê chuẩn và ấn định mở đầu cuộc tiến công vào ngày 7/12/1941.

Cùng với bản kế hoạch quân sự, tướng Tojo cũng đã nghiên cứu một kế hoạch chính trị nhằm độc chiếm toàn bộ Đông Nam Á, loại bỏ tất cả những người da trắng Châu Âu để xây dựng một “khối thịnh vượng chung” tạo điều kiện cho Nhật Bản có một nền kinh tế độc, nhờ có nguồn dầu mỏ Indonexia, thiếc và nhất là cao su Malaixia. Công cuộc bành trướng chỉ liên quan tới việc tước đoạt những quyền lợi của Hà Lan và Anh tại các xứ thuộc địa trong khu vực mà nhất thiết phải xảy ra một cuộc chiến tranh với Mỹ. Với vị trí chiến lược của Philippines, Mỹ có thể đe dọa tuyến giao thông hàng hải từ Nhật Bản xuống khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy bộ Tư lệnh quân sự Nhật Bản phải tính đến chuyện tiêu diệt phần lớn lực lượng chủ yếu của Mỹ tại Trân Châu Cảng ở Hawaii bằng một cuộc tiến công bất ngờ.

Để chống lại sự phản công của Mỹ, Bộ tham mưu của Thiên hoàng cũng đã phải tính đến chuyện tạo một vòng đai phòng thủ bao trùm Mianma, Malaixia, Inđônêxia, New Guinea, và các quần đảo Thái Bình Dương. Những tư liệu lưu trữ cũng ghi rõ, hồi đó Nhật Bản tin chắc rằng người lính của Thiên hoàng hơn hẳn lính Mỹ. Phía Mỹ sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh kéo dài, hao mòn, tốn kém và cuối cùng sẽ phải thương lượng với Nhật Bản, chấp nhận để Nhật Bản làm bá chủ bành trướng trên toàn cõi Nam Dương. Giả thiết này được coi như có khả năng xảy ra, vì lúc này Nhật Bản tham gia liên minh quân sự tay ba Đức – Italia – Nhật Bản. Chiến tranh đã bùng nổ ở châu Âu, nay lại bùng nổ ở Thái Bình Dương. Mỹ phải chiến đấu trên hai mặt trận, trong khi Nhật Bản chỉ dồn sức vào một mặt


trận, vì đã kí hiệp ước “trung lập, không xâm phạm lẫn nhau” với Liên Xô cũng như đã trung lập khi Đức tiến hành đánh Liên Xô. Trên thực tế khi bị Đức thúc ép chính quyền Nhật Bản vẫn giữ quyết định không tham chiến cùng với Đức tiến đánh Liên Xô để chiếm đoạt những nguồn lợi kinh tế vùng Xibia, những lợi ích này không thấm thía gì so với tài nguyên chiến lược ở Đông Nam Á. Đó là những lí do khiến cho nội các Tojo ung dung tiến hành một cuộc chiến tranh độc lập, riêng rẽ tại châu Á, song song với cuộc chiến tranh Mỹ, Anh phải tiến hành ở châu Âu, và cuộc chiến tranh châu Âu càng có lợi cho Nhật Bản.

Để tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh chinh phục châu Á, cũng là cuộc chiến tranh chống Mỹ và đồng minh của Mỹ, Nhật Bản dựa vào đội quân thiện chiến, được huấn luyện chu đáo, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, có một tinh thần hi sinh quả cảm đặc biệt vì Thiên Hoàng. Bên cạnh lục quân, Nhật Bản còn có một lực lượng hải quân rất đáng gờm không thua kém lắm so với hải quân Mỹ. Hơn nữa, Nhật Bản còn có một lực lượng máy bay của hải quân có ưu thế hơn lực lượng không quân của Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực Thái Bình Dương. Trước ngày tiến đánh cảng Trân Châu, Nhật Bản có 11 tàu thiết giáp, 11 tàu sân bay, 34 tàu tuần dương, 110 tàu phóng ngư lôi, 1 250 máy bay hiện đại, trong khi Mỹ và đồng minh tại khu vực Thái Bình Dương chỉ có 10 tàu thiết giáp, 4 tàu sân bay, 36 tàu tuần dương, 90 tàu phóng ngư lôi, 1 100 máy bay loại cũ.

Với bản kế hoạch chiến lược có vẻ hợp lý này, Bộ Thống soái tối cao Nhật Bản vốn thiếu hiểu biết về đối phương lại quá tự tin đã không tính đến những yếu tố bất lợi cho Nhật Bản, như tiềm năng kinh tế nhất là nguồn năng lượng dồi dào của Mỹ, cộng với nỗ lực của nhân dân Mỹ khi phải đương đầu với một thách thức và phải hoàn thành nhiệm vụ chống trả. Trên thực tế, mặc dù huy động suốt 3 năm chiến tranh đến năm 1944 sản xuất công nghiệp Mỹ đã phát triển gấp 10 lần Nhật Bản tính từ cột mốc đầu tiên năm 1941. Về mặt quân sự, quân đội Nhật Bản dù gắn bó chặt chẽ và có ý chí quyết chiến, đến thời điểm năm 1944 vẫn thua Mỹ về mặt hiện đại hóa. Đến lúc này thì hải quân Nhật Bản đang thụt lùi so với những ngày đầu tiến công cảng Trân Châu và tiến đánh Mã Lai. Lực lượng máy bay đang trở


thành “đứa con nghèo nàn” của hải quân. Tuy được trang bị những vũ khí tối tân nhưng ngư lôi chứa oxy và tuy có các loại máy bay khu trục mang số hiệu Zero rất lợi hại, nhưng hải quân Nhật Bản vẫn thiếu các thiết bị do thám và dẫn đường hiện đại như sonar, radar... Đã thế, hải quân Nhật Bản phải hoạt động trên một đại dương rộng lớn, nhưng lại thiếu các tàu vận tải tiếp tế, thiếu các tàu hộ tống vì vậy đã bị thua thiệt nặng.

Cuối cùng, trên lĩnh vực tình báo quân sự, việc Mỹ sử dụng những thiết bị nghe lén và giải mã (Magic) được bức điện mật của hải quân, của Bộ chiến tranh và Bộ ngoại giao Nhật Bản cũng đã dẫn đến nhiều tai họa cho Nhật Bản vì nhiều phương án chiến lược bị bộc lộ trước khi thực hiện.

Từ trận Pearl Harbor đến trận Midway, do được tổ chức tốt, huấn luyện kỹ, quân đội Nhật Bản liên tiếp thu được nhiều chiến thắng. Các thuộc địa của Anh liên tục bị Nhật Bản chiếm lĩnh. Hồng Koong bị mất ngày 25/12/1941, Mã Lai bị chiếm đóng đầu thắng 1/1942, pháo đài Singapoer xin hàng ngày 15/2/1942, hớn 100.000 binh sĩ bị Nhật Bản bắt làm tù binh. Đó là thất bại lớn nhất của Anh trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.

Cũng trong thời gian này Nhật Bản đã chiếm được các căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại đảo Wake và đảo Guam, đang tiến đánh Philippines. Sau khi chiếm được thủ phủ Philippines là Manila ngày 24/12/1941, Nhật Bản vấp phải sự kháng cự kéo dài của Mỹ tại bán đảo Bataan cho đến tận tháng 4/1942. Một tháng sau, đến lượt pháo đài Corregidor, được coi là “không thể đánh chiếm” cũng xin đầu hàng Nhật Bản. Vài tuần sau, theo lệnh của chính phủ Mỹ, Đại tướng Mỹ Mac Arthur phải rút khỏi phần đất còn lại ở Philippines sau khi tuyên bố “Hẹn gặp lại”.

Sau trận hải chiến trong vùng biển Java từ 28 đến 29/2/1942 trong đó Nhật Bản tiêu diệt toàn bộ một hạm đội Đồng minh gồm các tàu tuần dương Hà Lan, Anh, Mỹ, quân đội Nhật Bản tiếp tục mở nhiều cuộc tiến công xâm chiếm Indonexia. Ngày 5/3, Nhật Bản chiếm được Batavia. Bốn ngày sau, toàn bộ quân đội Hà Lan trên lãnh thổ Indonexia, đông tới 80.000 binh sĩ, xin đầu hàng Nhật Bản. Lực lượng Nhật BẢn, sau khi đã chiếm lĩnh Rabaul và quần đảo Salomon đổ bộ lên New Guinea, uy hiếp vùng bờ biển Bắc Australia.


Trong khi đó quân đội Nhật Bản cũng hoàn thành việc chiếm đóng Myanma. Đến tháng 4/1942, một hạm đội mạnh của Nhật Bản, gồm 5 tàu sân bay và 4 tàu thiết giáp tiến vào Ấn Độ Dương, ném bom bắn phá Sri Lanka, Colombo, Trincomalee, tiêu diệt 2 tàu tuần dương hạng nặng và 1 tàu sân bay của Anh. Số tàu còn lại của Anh phải di tản sang tận vùng biển miền Đông Châu Phi thuộc Anh.

Như vậy là, đến tháng 4/1942, Nhật Bản đã chiếm được tất cả các mục tiêu chiến lược từ Myanmar đến tận New Guinea. Nhật Bản đã tiêu diệt được toàn bộ lực lượng đồng minh trong khu vực Viễn Đông, bắt giữ được hơn 300.000 tù binh. Những mục tiêu chiến lược này đã được đánh chiếm với tổn thất đặc biệt rất ít của Nhật Bản. Quân đội Thiên hoàng chỉ mất 15.000 binh sĩ, 400 máy bay, 5 tàu phóng lôi, 12 tàu ngầm, trong khi chính phương án tác chiến của Nhật Bản sự trù phải hy sịnh tới 1/3 lực lượng hải quân” [dẫn lại theo 14, tr.122-127].

Với thắng lợi nhanh chóng của người Nhật trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Phillipin Masson nhận xét:

Sỡ sĩ Nhật Bản đạt được những thắng lợi to lớn như vậy là do có một đạo quân tinh nhuệ, tinh thần chiến đấu đặc biệt dũng cảm của người lính, tính chủ động trong các hoạt động chiến đấu phối hợp giữa lục quân và hải quân, hệ thống liên lạc chỉ huy tuyệt vời giữa lục quân, hải quân và các máy bay của lục quân, hải quân. Trong khi đó, suốt giai đoạn bi thảm kéo dài của cuộc chiến này, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ do đô đốc Nimitz chỉ huy chỉ có thể tiến hành ném bom, bắn phá bằng các máy bay đậu trên các tàu sân bay ở phần phía Đông chiến trường, từ các đảo Marshall, Gilbert, Wake, New Guinea. Hành động phản kích gây ấn tượng nhất của Mỹ là trận ném bom bằng máy bay xuất phát từ tàu sân bay xuống thủ phủ Tokyo, nhưng sau đó đội máy bay này đã không đủ chất đốt để quay trở lại tàu sân bay, đành phải hạ cánh khẩn cấp xuống vùng đất Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng, toàn thể các đội phi hành cũng như đội máy bay ném bom đều bị Nhật bắt giữ [dẫn theo 14, tr.127].

Tuy nhiên, đến tháng 3.1942 Bộ chỉ huy tối cao của Nhật Bản đã bộc lộ một số thiếu sót về chỉ đạo chiến lược. Ngay trong trận đầu tiên đánh phá Pearl Harbor,

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí