Một Số Mặt Hàng Thuộc Danh Mục Kinh Doanh Của Công Ty Sinh Lợi


triệu đồng, máy massage 4 triệu đồng, đồng hồ đeo tay 3,5 triệu đồng, bộ mỹ phẩm 3 triệu đồng... Nhiều người chọn mua hai sản phẩm “hợp lý” nhất là bếp điện từ 1,6 triệu đồng và nồi áp suất 1,7 triệu đồng, đạt đủ 2 triệu PV theo qui định. Một danh mục khác là “những sản phẩm trùng lặp” - tên gọi do Sinh Lợi đặt ra cho danh mục 54 sản phẩm khá thiết yếu như máy ép trái cây, nồi cơm điện, khăn lông... Tuy vậy, những sản phẩm này có điểm PV rất thấp, và nếu như hợp tác viên chọn mua những sản phẩm này thì sẽ tốn rất nhiều tiền để đạt mức 2 triệu PV. Nếu chọn trong danh mục 23 sản phẩm “khuyến mua” như máy ozone, máy massage... thì chỉ cần bỏ ra 3-4,5 triệu đồng người mua được ký hợp đồng làm HTV. Trong khi đó, muốn mua “những sản phẩm trùng lặp” thì phải bỏ ra số tiền gấp 3-4 lần.Vậy là, cho dù đã đa dạng hóa mặt hàng nhưng bằng cách qui định trị PV, Sinh Lợi đã ngầm buộc khách phải chọn những mặt hàng mà công ty muốn bán.

Hàng Trung Quốc, hàng Đài Loan, hàng sản xuất ở Q.Tân Bình, quận 6, quận 11 (TP.HCM)... tất cả được gom về bán tại Sinh Lợi, chủ yếu dưới cái mác ngoại Taiwan Peehuang (Tất Hoàng Đài Loan). Hàng trăm ngàn hợp tác viên (HTV) VN tin rằng họ đang bán hàng cho một tập đoàn sản xuất và kinh doanh hùng mạnh đến từ Đài Loan, nhưng thực tế cho thấy Tất Hoàng có thể chỉ là một con số 0. “Tại VN, Tập đoàn quốc tế Tất Hoàng Đài Loan (văn phòng đại diện đặt tại đường Hồng Hà, quận Tân Bình, TP.HCM) được các thuyết trình viên rao giảng là nhà sản xuất độc quyền các sản phẩm đang được phân phối độc quyền tại VN bởi Sinh Lợi. Thế nhưng, vào hai công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới là Google và Yahoo, gõ chữ Peehuang thì không tìm thấy bất cứ "dấu vết" gì của tập đoàn này, ngoại trừ mấy trang quảng cáo tìm việc tiếng Việt rao Tất Hoàng và Sinh Lợi đang tuyển người. Tất cả các trang web tiếng nước ngoài đều không ghi nhận có một công ty tên Peehuang tồn tại. Thế nhưng, trong hồ sơ gửi các cơ


quan chức năng khi muốn thâm nhập thị trường VN năm 2001, Tập đoàn quốc tế Tất Hoàng khai báo có qui mô rất "hoành tráng". Tên khai sinh là Công ty thương mại quốc tế Tất Hoàng, "một công ty đa quốc gia có chức năng kinh doanh tổng hợp và phát triển đa ngành", được thành lập năm 1993 và đặt trụ sở tại quận Tam Dân, Cao Hùng, Đài Loan.

Tất Hoàng có đến năm công ty con hoạt động trong các lĩnh vực bào chế dược phẩm, công nghệ thông tin, thiết bị bảo vệ môi trường... Ở Việt Nam, vì chỉ mở văn phòng đại diện nên Tất Hoàng không được phép kinh doanh, thành ra Sinh Lợi đứng ra ký hợp đồng mua bán và gom hàng tứ xứ về đính nhãn Tất Hoàng vào. Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm giám đốc Sinh Lợi là một cô gái còn khá trẻ, sinh năm 1980, người gốc Hoa. Trong ban lãnh đạo Sinh Lợi còn có ông Tào Chung, ủy viên HĐQT cũng kiêm luôn chức giám đốc, 40 tuổi, người Trung Quốc. Ông Huỳnh Xuân, người sáng lập công ty vào năm 2000 nay chỉ khiêm tốn giữ chức vụ ủy viên HĐQT, cũng là người gốc Hoa. Những người này đã cùng các "chuyên gia" Đài Loan đến từ "Tập đoàn quốc tế Tất Hoàng" viết nên một "kịch bản siêu lợi nhuận" khá hoàn hảo về sự nghiệp hợp tác tiêu thụ tại Sinh Lợi”.()

Hàng hóa mà công ty Sinh Lợi chào bán cũng có biểu hiện gian lận và

xuất xứ không rõ ràng. Hai sản phẩm được xem là đắt giá nhất trong danh mục hàng hóa được cấp phép của Sinh Lợi là đầu đĩa DVD Peehuang model A-899 giá 4,5 triệu đồng và đầu đĩa DVD Peehuang model F-28 giá 4,3 triệu đồng. Tuy vậy thực tế những sản phẩm này được mua từ Công ty TNHH Quý Kỳ (trụ sở đặt tại đường Bùi Thị Xuân, Q.Tân Bình). Theo báo cáo của Sinh Lợi gửi cơ quan




() Theo báo Tuổi trẻ số ra ngày 28/02/2006


chức năng, công ty mua khăn lông từ nội địa, cụ thể là từ Công ty TNHH sản xuất thương mại Hồng Mã Nghị (Q.11). Thế nhưng, khăn lông trưng bày tại Sinh Lợi lại được đựng trong hộp giấy kiếng và mang logo Taiwan Peehuang International Trading Co., đặc biệt không hề ghi xuất xứ sản phẩm từ VN. Ngoài ra còn có "danh trà thượng hạng" Peehuang giá bán lên đến 400.000 đồng/ 500 gr, nhãn vừa ghi tiếng Hoa vừa ghi tiếng Việt, đặc biệt có chú thích "trà Bảo Lộc" kỹ thuật Đài Loan. Sổ sách kế toán của Sinh Lợi cũng cho thấy công ty này mua nồi áp suất và bếp điện từ của Công ty TNHH Khả Vy (Tân Bình), nồi đa năng từ Công ty TNHH Đường Lâm (Tân Bình) và đồng hồ từ Công ty TNHH sản xuất thương mại Sáng Thế Kỷ Mới (quận 6) với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, bốn loại sản phẩm này không có tên trong danh mục sản phẩm bán hàng đa cấp "nhập nội địa" mà Sinh Lợi nộp cho các cơ quan chức năng để xin giấy phép hoạt động bán hàng đa cấp. Một nhà cung cấp nội địa khá lớn khác của Sinh Lợi là cửa hàng Minh Hoa, vừa được nâng cấp lên thành Công ty TNHH Khang Luân (Q.1). Những sản phẩm điện gia dụng như lẩu điện, máy sấy tóc, máy ép trái cây, nồi lẩu đa năng... mang thương hiệu Katomo và Pensonic do Khang Luân cung cấp cũng đc bày bán cùng với các sản phẩm Peehuang trong tủ trưng bày hàng của Sinh Lợi. Mặc dù giữa Tất Hoàng và Sinh Lợi có hợp đồng phân phối độc quyền như hai bên đã công bố nhưng thanh tra cho thấy sổ sách kế toán của Sinh Lợi không ghi nhận bất kỳ giao dịch mua bán gì với Tất Hoàng Đài Loan. Rõ ràng quan hệ giữa Tất Hoàng và Sinh Lợi không phải quan hệ cung ứng - phân phối. Vậy có thể thấy Tập đoàn Tất Hoàng chỉ là một tập đoàn được dựng lên trên giấy tờ ở Đài Loan, du nhập vào Việt Nam và cấu kết với Sinh Lợi để gom hàng trôi nổi bán tại Việt Nam dưới cái mác ngoại.

Về mặt định giá, nhìn chung nhiều loại hàng hóa tại Sinh Lợi giá cả quá đắt, giá trị sử dụng lại không cao. Phần đông hợp tác viên bỏ tiền ra mua hàng


của Sinh Lợi cốt để đạt lấy quyền kinh doanh cùng công ty chứ không hề quan tâm đến chất lượng sản phẩm hay thắc mắc xem sản phẩm có xứng đáng với mức tiền bỏ ra hay không. Đầu đĩa DVD Peehuang model A-899 mua từ Công ty TNHH Quý Kỳ giá chừng 2,2-2,3 triệu đồng, Sinh Lợi giao cho các nhà phân phối với giá 4,5 triệu đồng. Còn đầu đĩa DVD Peehuang model F-28 cũng được bán ra với giá 4,3 triệu đồng, gấp 2,5 lần giá mua vào. Tháng 7-2005 Sinh Lợi nhập về lô hàng 800 chiếc áo ngực phụ nữ giá chỉ có 3 USD/chiếc, về đến Việt Nam, Sinh Lợi phân sản phẩm này làm hai loại bán tại Sinh Lợi dưới cái tên "áo ngực Nano" dùng cho chức năng làm đẹp, massage vùng ngực. Trong đó, Nano

8.0 được bán với giá 680.000 đồng/chiếc và Nano 1.5 đến 1,5 triệu đồng/chiếc. Ngoài ra còn nhiều mặt hàng nữa mà Sinh Lợi bán ra với mức giá cao hơn nhiều lần so với giá trị thực

Bảng 2: Một số mặt hàng thuộc danh mục kinh doanh của công ty Sinh Lợi


Số TT

Tên sản phẩm

Xuất xứ

Giá mua

Giá bán cho HTV

1

Đèn pin

TQuốc

0,5 USD

60.000 VNĐ

2

Máy may mini

TQuốc

2 USD

420.000 VNĐ

3

Máy ozone

ĐLoan

80 USD

3.000.000 VNĐ

4

Máy sấy tóc

Hàng nội địa

95.000 VNĐ

140.000 VNĐ

5

Máy ép trái cây

Hàng nội địa

210.000 VNĐ

300.000 VNĐ

6

Nồi cơm điện

Hàng nội địa

330.000 VNĐ

390.000 VNĐ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 8

(Nguồn: báo Tuổi trẻ - 01/03/2006) Bằng những mánh khóe của mình, công ty Sinh Lợi đã lừa đảo được những khỏan tiền khổng lồ, và không ngừng mở rộng ra khắp Việt Nam. Sau Thành phố Hồ Chí Minh, Sinh Lợi tiếp tục đặt một chi nhánh tại Hà Nội, rồi tiếp tục vươn ra các tỉnh ở xa, nơi mà người dân vẫn còn thiếu thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm và phương thức bán hàng đa cấp. Hàng hóa từ Sinh Lợi


Thành phố Hồ Chí Minh chuyển đi khắp cả nước mỗi tháng lên đến hàng tỉ đồng. Bà Nguyễn Thị Bích Sơn, kế toán trưởng Sinh Lợi, khi làm việc với các cơ quan chức năng cho biết công việc kinh doanh của công ty hiện nay đã mở rộng ra 11 tỉnh, thành ngoài TP.HCM nên ban lãnh đạo công ty phải đi lại liên tục để điều hành. Chẳng hạn, ở Đà Nẵng có Công ty TNHH hợp tác tiêu thụ Tất Hoàng, thị xã Bà Rịa có cơ sở (CS) Tất Hoàng - Ngọc Thịnh, còn tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) có CS Tất Hoàng - Thanh Nga. Những đại lý tiêu thụ lớn khác của Sinh Lợi có thể kể đến CS Liên Tâm (Đồng Xoài, Bình Phước), CS Tường Vi (Thống Nhất, Đồng Nai), CS Huy Hoàng (TP Cần Thơ), CS Hoàng Long (Ninh Thuận), CS Hướng Dương (Cà Mau)... Đặc biệt, Sinh Lợi đã "tấn công" các tỉnh Tây nguyên, nơi nhiều bà con dân tộc đang phải bán bò, bán trâu để mua hàng vào làm HTV Sinh Lợi vì những tưởng chỉ cần như vậy thì mỗi tháng sẽ được nhận lương. Hai đại lý đang "nằm vùng" tại đây là CS Phúc Hưng (Pleiku, Gia Lai) và CS Khang Thịnh (Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc). Mỗi tháng, công ty đều tổ chức những buổi hội thảo, tạo cơ hội cho những người có thu nhập cao trình bày thành tích với những người mới, nhằm lôi kéo thêm nhiều hợp tác viên vào mạng lưới. “Kết quả, Sinh Lợi đã thu nạp gần 500.000 hợp tác viên trên khắp cả nước. Nếu theo con số này, chỉ tính mỗi HTV mua một máy ozone thì Sinh Lợi đã thu vào

1.500 tỉ đồng, một con số khổng lồ”.()

Sinh Lợi là một trong những công ty lừa đảo bán hàng đa cấp bất chính đầu tiên, và cũng là quy mô nhất tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, họ đã có những sai phạm nghiêm trọng nhưng luôn khôn khéo tìm cách né tránh những điều khoản của Luật Cạnh Tranh.




() Theo báo Tuổi trẻ số ra ngày 28/02/2006


- Sinh Lợi không yêu cầu những hợp tác viên đóng những khoản phí để đăng ký vào mạng lưới của công ty. Thay vào đó, họ sử dụng hệ thống điểm PV, và yêu cầu hợp tác viên phải mua hàng của công ty để có được điểm tích lũy này. Về bề ngoài thì hình thức này rất hợp pháp và không hề vi phạm quy định nào của Luật Cạnh tranh, nhưng những hàng hóa mà Sinh Lợi bán ra có giá rất xa so với giá trị thực, và hầu như không có giá trị sử dụng. Công ty sử dụng một phần số chênh lệch này để trả thưởng cho hợp tác viên và chiếm dụng phần còn lại.

- Công ty cũng có những điều khoản về việc mua lại hàng hóa đã bán cho hợp tác viên, tuy nhiên trên thực tế, việc trả lại hàng hóa rất khó khăn. Khách hàng mang hàng hóa đến trả thường bị công ty từ chối vì nhiều lý do ( quá thời hạn trả hàng, hàng hóa không nguyên vẹn,…)

Như vậy là, vẻ bề ngoài của Sinh Lợi được ngụy trang rất khéo, hầu như không hề vi phạm pháp luật. Chính vì vậy công ty này đã được các cơ quan chức năng cấp cho giấy phép hoạt động hợp pháp. Tuy vậy công ty này vẫn để lộ ra những sai phạm nghiêm trọng, vi phạm Luật Cạnh tranh 2005:

- Công ty cung cấp những thông tin sai lệch cho các hợp tác viên về sản phẩm. Giá thành sản phẩm cấp cho hợp tác viên cao một cách vô lý, nguồn gốc xuất xứ bị bưng bít, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước nhưng lại được đóng mác nhập khẩu. Nhiều người đã ngộ nhận về chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm mà bị lừa đảo, lôi kéo vào mạng lưới.

- Công ty trả thưởng cho hợp tác viên bằng tiền chiếm dụng của người vào sau, chứ không phải từ giá trị của hàng hóa mang lại. Bản thân các hợp tác viên nhiều người cũng không hiểu rõ giá trị sử dụng của sản phẩm mà chỉ tìm cách bán cho người vào sau càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt nhằm thu hoa hồng của công ty.

Với những sai phạm của mình, sau một thời gian hoạt động, Sinh Lợi đã bị


xã hội lên án mạnh mẽ, và các cơ quan chức năng đã tham gia vào cuộc. Tháng 6/2006, các cấp lãnh đạo ra quyết định thanh tra công ty Sinh Lợi. Và sau khi có kết luận, ngày 22/6, Công ty cổ phần Sinh Lợi đã bị Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh rút giấy phép hoạt động. Tuy vậy một vài tháng sau đó, công ty này vẫn hoạt động tiếp tục ở Hà Nội và lừa đảo thêm nhiều hợp tác viên ở miền Bắc. Việc công ty Sinh Lợi đóng cửa đã gây ra những xáo trộn nhất định trong xã hội, nhiều người dân khi phát hiện ra bị lừa đảo thì cũng đã mất nhiều tiền bạc cũng như công sức. Giấc mơ làm giàu tan vỡ kéo theo những quan hệ anh em, bạn bè rạn nứt cũng vì công ty kinh doanh đa cấp bất chính Sinh Lợi.


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH TẠI VIỆT NAM


1. Xu hướng phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

Thói quen mua hàng của người tiêu dùng đang có những sự biến chuyển rõ rệt trong những thập niên gần đây. Hàng hóa, thay vì nằm nguyên trong các cửa hàng, hay những hệ thống siêu thị, giờ đây đã chủ động tự tìm đến người tiêu dùng. Ngành bán hàng trực tiếp (direct selling) hiện là một trong những lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh nhất trong nền kinh tế thế giới. Hàng tỷ USD đã và đang chuyển từ hệ thống bán lẻ truyền thống sang hệ thống bán hàng qua catalogue, mua hàng qua tivi (television home shopping), thương mại điện tử,… và kinh doanh theo mạng cũng là một trong những hệ thống đóng vai trò chủ chốt trong cuộc cách mạng này. Trong khi mức tăng trưởng của ngành kinh doanh bán lẻ truyền thống ở Mỹ chỉ đạt 3% mỗi năm, thì chỉ số này của lĩnh vực kinh doanh theo catalogue và gửi thư chào hàng trực tiếp (direct mail) là 7% mỗi năm. Riêng mức tăng trưởng doanh số của ngành KDTM đạt tốc độ đáng kinh ngạc: 20-30% mỗi năm.(

Có được thành công đó là do xã hội, các cơ quan ngôn luận đã có những cái nhìn tích cực hơn đối với bán hàng đa cấp. Trước đây, KDTM luôn là đối tượng công kích của báo chí và xã hội, thường xuyên bị nhầm lẫn với mô hình “hình tháp ảo” và bị đồng nghĩa với những hình thức kinh doanh “chộp giật”,



(Nguồn: http://kinhdoanhtheomang.zxq.net/TuongLaiKDTM.htm

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí