Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 11


hưởng hoa hồng.

Chính sách hoa hồng của công ty phải có khả năng cho thu nhập lớn.

Về sản phẩm: Sản phẩm đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh theo mạng do đó phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:

Độc đáo: sản phẩm đặc biệt, khó bắt trước, khó làm giả

Độc quyền: sản phẩm chỉ bán tại công ty và các chi nhánh công ty, không bán rộng rãi trên thị trường.

Dễ sử dụng: chỉ cần hướng dẫn qua là có thể dùng được

Chất lượng tốt: Do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nếu chất lượng thực sự không tốt thì sẽ không có sức lan truyền.

Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: sản phẩm ai cũng có thể dùng được từ người già, người trẻ, người bệnh tật, người khỏe mạnh, thanh thiếu niên, đàn ông, phụ nữ.

Có nhu cầu sử dụng thường xuyên:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Giá bán sản phẩm phải được thị trường chấp nhận bằng hoặc cao hơn giá mua sỉ tại công ty.

Việc người tiêu dùng và người tham gia tự nâng cao hiểu biết là yếu tố then chốt để ngăn chặn “hình tháp ảo”. Có nhận thức đúng đắn, người dân sẽ có sự lựa chọn chính xác và tỉnh táo, không thành nạn nhân của những hình thức lừa đảo. Từ đó, các công ty bán hàng đa cấp bất chính sẽ không thể tồn tại được nữa, chỉ còn lại những công ty kinh doanh chân chính.

Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 11

3.3. Từ phía chính phủ

Đối với hành lang pháp lý: Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý đối với hình thức kinh doanh đa cấp. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này đã được Nhà nước ban hành, nhưng lại nằm rải rác


trong nhiều văn bản luật khác nhau, chưa có được sự thống nhất cao. Việc cấm hoàn toàn hình thức bán hàng đa cấp là trái với quy luật tự nhiên của kinh tế, đi ngược lại xu hướng hội nhập. Vì vậy, cần thiết phải xác nhận tính hợp pháp của hình thức kinh doanh này, đồng thời các chính sách pháp luật của Nhà nước cần phải tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh theo mạng chân chính phát triển, bảo đảm về lợi ích kinh tế cho những đối tượng tham gia vào bán hàng đa cấp.

Về phạm vi áp dụng: Nhiều trường hợp kinh doanh đa cấp bất chính đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đa số người dân về hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa mới như các loại máy chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng,… để cung cấp thông tin sai lệch về chất lượng, giá thành nhằm lừa đảo người tiêu dùng. Nhà nước cần có những quy định cụ thể, rõ ràng cho phép bán hàng đa cấp được áp dụng đối với loại hàng hóa nào, trên lĩnh vực nào để tránh tạo sơ hở cho các công ty bất chính trục lợi. Phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh 2004 cần phải được mở rộng, không chỉ gói gọn trong hoạt động mua bán hàng hóa mà còn phải điều chỉnh cả lĩnh vực tài chính, cung ứng dịch vụ. Kinh doanh theo mạng có khả năng mở rộng trên mọi lĩnh vực của nên kinh tế, vì vậy cần phải có sự chuẩn bị hành lang pháp lý kỹ càng và toàn diện, tránh tình trạng thiếu hụt tạo cơ hội cho kinh doanh đa cấp bất chính xuất hiện.

Về bồi thường thiệt hại : Điều 12, Nghị định 110/2005/ND-CP có quy định ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và hợp tác viên. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải bồi thường cho hợp tác viên hoặc người tiêu dùng nếu hợp tác viên gây ra thiệt hại khi thực hiện theo quy chế hoạt động và chương trình bán hàng của doanh nghiệp hoặc không được thông tin đầy đủ về hàng hóa. Hợp tác viên chịu trách nhiệm nếu thực hiện những hành vi bị cấm, không hoàn thành nhiệm vụ và gây thiệt hại cho người tiêu dùng hay các hợp tác viên khác.Tuy nhiên trong bán hàng đa cấp, các hợp tác viên thường bán lẻ sản


phẩm một cách độc lập. Vì vậy, khi xảy ra sai phạm, các doanh nghiệp thường đổ lỗi cho các hợp tác viên đã tự ý thực hiện những hành vì này, trong khi các hợp tác viên luôn cho rằng họ hành động theo chính sách của doanh nghiệp. Sự quy kết, đùn đẩy trách nhiệm lần nhau giữa hai phía gây rất nhiều khó khăn cho công tác xử lý sai phạm. Do đó, Nhà nước cần có những quy định thật cụ thể về những trường hợp nào trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp, trường hợp nào thuộc về hợp tác viên và trường hợp nào thì cả hai phía cùng phải chịu trách nhiệm liên đới.

Về chế tài xử phạt: Cần thiết phải có những biện pháp nghiêm khắc đối với những công ty sử dụng mô hình bán hàng đa cấp để lừa đảo. Hình thức xử lý hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc tịch thu giấy phép kinh doanh hoặc bắt buộc đóng cửa công ty. Những biện pháp xử lý hình sự đều phải dẫn từ những nguồn luật khác. Việc xử lý không nghiêm làm cho những công ty bất chính xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy việc đề khoản luật cụ thể, quy định những hình thức phạt nặng đối với những hành vi bất chính là rất quan trọng. Bán hàng đa cấp bất chính cần phải được nhìn nhận là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và tùy theo mức độ vi phạm mà có thể áp dụng các hình thức xử lý khác nhau như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù. Hình phạt tù mà các nước đang áp dụng với hành vi này là không quá 5 năm. Ở Việt Nam, mức hình phạt bảo đảm tính ngăn ngừa và răn đe đối với những hành vi sai phạm, có thể áp dụng trong thực tế.

Về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp: Để tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam cần thiết phải nâng cao trách nhiệm và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Y tế, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,… nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động kinh


doanh này đối với thị trường.

Bộ Công thương cần thực hiện tốt trách nhiệm kiểm tra, giám sát và cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Một số giải pháp có thể thực hiện là:

- Hướng dẫn cụ thể để các Sở thương mại các tỉnh, thành phố thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ cán bộ thanh tra, quản lý để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

- Phối hợp và sử dụng những phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, internet,…) nhằm tuyên truyền cho người dân về kinh doanh đa cấp, cảnh báo về những trường hợp sai phạm nhằm hạn chế những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

- Thường xuyên tiến hành khảo sát thị trường, thu thập ý kiến của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu sai phạm để kịp thời có biện pháp xử lý. Mặt khác việc có một kênh kết nối giữa Bộ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước thu nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ xã hội, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về bán hàng đa cấp tại Việt Nam.

- Yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình rõ ràng về hàng hóa trước khi quyết định cho phép đưa vào kinh doanh đa cấp, đồng thời cũng chủ động thành lập một bộ phận có chức năng thẩm định và khảo sát các thông tin liên quan đến sản phẩm được đăng ký. Việc này sẽ giúp giảm thiểu việc các doanh nghiệp tự động nâng giá, hoặc gian lận các thông tin về sản phẩm nhằm trục lợi. Thông tin về các sản phẩm đã được phép lưu hành cần phải được công khai trên các kênh thông tin của Bộ, giúp người dân có được thêm cơ sở để kiểm tra, đối chiếu trước khi có quyết định mua hàng hay tham gia vào mạng lưới.

Đối với những loại sản phẩm đặc biệt, có khả năng gây ảnh hưởng lớn đối


với đời sống xã hội, như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng,… Bộ Y tế cần có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, về chất lượng của sản phẩm; đồng thời thông tin kịp thời cho xã hội về công dụng, chất lượng và những khả năng gây hại của sản phẩm. Đối với những người tham gia, khi phân phối những sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, họ không chỉ đơn giản là người bán hàng. Thực tế cho thấy, để bán được sản phẩm những người tham gia đã kiêm luôn chức năng tư vấn cho khách hàng về công dụng và cách thức sử dụng sản phẩm. Do đó, trong quản lý các lĩnh vực nhạy cảm đó, cần thiết phải đặt ra điều kiện về trình độ chuyên môn cho những hợp tác viên.

Tổng cục Thuế cần theo dõi việc đóng thuế đầy đủ của các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với người tham gia kinh doanh đa cấp, nhằm tránh tình trạng trốn thuế thu nhập của những hợp tác viên có thu nhập cao.

Tổng cục Hải quan cần theo dõi tình hình nhập khẩu của các hàng hóa thuộc diện kinh doanh đa cấp, nhằm nắm rõ giá nhập khẩu thực tế, trên cơ sở đó xác định giá bán lẻ của sản phẩm trên thị trường. Do đặc điểm hàng hóa được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, không thông qua các hệ thống cửa hàng nên dễ xảy ra hành vi trốn thuế thu nhập của các doanh nghiệp.

3.4. Từ phía xã hội

Có cái nhìn khách quan hơn, chính xác hơn, thông thoáng hơn về bán hàng đa cấp. Bán hàng đa cấp đã tồn tại và phát triển tốt tại những quốc gia phát triển, và những ưu điểm của nó đối với nền kinh tế cũng như quan hệ xã hội là không thể phủ nhận. Nếu như mọi người không có sự nhận định đúng đắn, chỉ nhìn vào những trường hợp phát triển sai lệch của kinh doanh theo mạng, từ đó có thành


kiến, ác cảm sẽ làm mất đi của xã hội một ngành kinh doanh chân chính, đem lại lợi ích về nhiều mặt: giải quyết việc làm, mang lại cơ hội làm giàu cho số lượng lớn người tham gia, tiết kiệm chi phí cho những khâu trung gian,…Bởi vậy, cần có những biện pháp thiết thực để làm cho công chúng hiểu rõ bản chất và lợi ích của hình thức bán hàng đa cấp.

Thứ nhất, nên đưa hình thức này vào giảng dạy trong các trường Đại học. Một lượng không nhỏ những nạn nhân của hình thức bán hàng đa cấp bất chính là sinh viên, vì đây là những người trẻ tuổi, năng động, dễ bị lôi kéo và không tỉnh táo trước những cơ hội làm giàu không tưởng. Tại các trường Đại học, kể cả các trường kinh tế, vẫn chưa có một chương trình giảng dạy nào về bán hàng đa cấp, điều này khiến cho các sinh viên không được trang bị những kiến thức tối thiểu để nhận diện những hình thức lừa đảo của những công ty bất chính. Mặt khác, bằng sự năng động của mình, nếu có sự hiểu biết rõ ràng, sinh viên cũng chính là một trong những lực lượng tiên phong trong việc bài trừ những hình thức kinh doanh đa cấp bất chính, bảo vệ kinh doanh đa cấp chân chính.

Thứ hai, người dân cần tự nâng cao hiểu biết và nhận thức của mình, nhận ra bản chất thật sự của bán hàng đa cấp. Hiện nay, thông tin về bán hàng đa cấp, các khoản luật, các nghị định về kinh doanh theo mạng của Nhà nước được đăng tải rất nhiều trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác như truyền hình, internet,… Việc tìm hiểu về bán hàng đa cấp đã không còn quá khó khăn, thậm chí người dân còn có thể tìm được những lời khuyên củ a những chuyên gia, những luật sư, những nhà phân tích… giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn trước khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh đa cấp của mình. Nếu người dân có sự hiểu biết đầy đủ thì hoàn toàn không có một cơ hội nào để bán hàng đa cấp bất chính tồn tại.


KẾT LUẬN


Trong bối cảnh Việt Nam vừa ra nhập WTO, nền kinh tế nước ta tương lai sẽ có những biến đổi thần tốc. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ đưa Việt Nam vào tình thế vừa có những cơ hội mà cũng có những thách thức rất lớn. Việc Kinh doanh theo mạng du nhập vào Việt Nam cũng chính là một phần trong số đó. Chính vì kinh doanh đa cấp mang nhiều màu sắc nên có rất nhiều ngộ nhận. Đây là một mô hình phân phối mang tính sáng tạo cao. Do đó, việc cần thiết hiểu biết một cách toàn diện về nó là vô cùng cấp thiết.

Một người bình thường không thể trong ngày một ngày hai có thể hiểu hết được về kinh doanh đa cấp. Để kinh doanh theo mạng có thể tồn tại và phát triển và đi vào quỹ đạo hoàn thiện thì đối với các cơ quan có chức năng, các cơ quan truyền thông, các công ty kinh doanh đa cấp, và đối với mỗi người dân phải có sự phối hợp để đưa ra cái nhìn khách quan, đúng đắn về kinh doanh theo mạng có được sự chấp nhận của toàn xã hội và đem lại lợi ích cho toàn xã hội.

Kinh doanh đa cấp đã xuất hiện khá lâu trên thế giới và được các nhà chuyên môn coi như đã trải qua 3 giai đoạn. Và hiện nay Việt Nam đang tham gia vào trào lưu này, làn sóng thứ 3 của kinh doanh theo mạng. Các nhà chuyên môn tại Việt Nam cũng đang bắt tay vào những kế hoạch nghiên cứu sâu hơn về phương thức kinh doanh này.

Dù sao Kinh doanh đa cấp vẫn là một vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam. Trong phạm vi khóa luận này, em chỉ có thể đưa ra phần nào các vần đề được coi là cốt yếu. Ngoài ra có đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng tại Việt Nam cho mô hình kinh doanh mới này.

Hy vọng rằng, đề tài này cung cấp một cái nhìn khách quan về bán hàng


đa cấp và có thể giúp mọi người phân biệt được các công ty kinh doanh chân chính với những mô hình “ảo” trong bán hàng đa cấp trước khi đưa ra quyết định tham gia vào một công ty kinh doanh theo mạng.

Ngày đăng: 12/05/2022