Hoạt Động Kinh Doanh Đa Cấp Bất Chính Của Quỹ Đầu Tư Colony


Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) mở thông tin cá nhân của mình trong www.gso- media.com cho mọi người xem. Theo thông tin cá nhân của chị Luận (có mã số GSO 34041) thì ban đầu chỉ có 5 người ở tầng thứ nhất nhưng chỉ trong vòng hơn 2 tháng, mạng lưới của chị đã phát triển được 912 người và thu nhập hàng tháng là... 1.392,6USD”(.

Dựa vào những thông tin ở trên, có thể thấy công ty Sao Việt đã rất khôn khéo khi thâm nhập vào thị trường. Họ tấn công vào lĩnh vực kinh doanh trên mạng internet, một lĩnh vực rất mới mẻ, và đa số người dân vào năm 2005 thậm chí còn chưa có một khái niệm rõ ràng về mạng internet. Công ty Sao Việt tạo cho người tham gia sự huyễn hoặc về sức mạnh lớn lao của internet, và sau đó họ chỉ việc làm theo sự hướng dẫn của công ty như bị thôi miên. Hàng chục nghìn người xếp hàng đăng ký làm việc cho công ty, mặc dù mức phí là không hề nhỏ, xấp xỉ 120USD. Tổng cộng có tới gần 52 nghìn người gia nhập mạng lưới này. Công ty Sao Việt đã đưa ra những quyền lợi cụ thể cho một thành viên khi gia nhập vào mạng lưới:

- Quyền được tham gia kinh doanh và quảng cáo trên website www.gso- media.com

- Quyền được sử dụng hệ thống thư viện của Sao Việt, được quảng cáo là có hàng nghìn đầu sách quí được dịch ra tiếng Việt.

- Quyền được qui đổi GM ( một loại “tiền ảo” của Sao Việt trả thưởng cho thành viên) ra ngoại tệ.

Với những quyền lợi như vậy, lại không tốn nhiều thời gian công sức khi



(Theo báo Lao Động – Số ra ngày18/5/2005

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


tham gia vào công việc, rất nhiều người, chủ yếu là sinh viên đã bị hút vào trong mạng lưới của Sao Việt, và chỉ đến khi đó họ mới nhận ra thực chất của những quyền lợi đó:

Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 7

- Website được thiết kế quá sơ sài, không hề có những tính năng thương mại điện tử cơ bản nhất, những quảng cáo đặt trên website cũng rất hãn hữu. Như vậy việc kinh doanh và quảng cáo trên website này là không hiệu quả.

- Thư viện sách của công ty Sao Việt chỉ gồm hơn chục đầu sách, và cũng là những cuốn sách phổ thông có thể mua dễ dàng ngoài hiệu sách chứ không phải là những sách quý.

Như vậy có thể thấy, lợi nhuận của Sao Việt hầu như không thể thu được thông qua khả năng kinh doanh của họ, thậm chí công ty còn không bỏ vốn ra để thực hiện kinh doanh mà chủ yếu tìm mọi cách lôi kéo càng nhiều người vào mạng lưới để thu phí hội viên và phí VIP Club. Tiền hoa hồng công ty trả mạng lưới cũng xuất phát từ khoản tiền mà những người vào sau đóng góp. Đây là một hành vi lừa đảo, là hình thức bán hàng đa cấp bất chính theo đúng những điều khoản được qui định trong Điều 48 Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 6 thông qua và được Chủ tịch Nước ký lệnh ban hành ngày 14.12.2004.

2.2. Hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính của quỹ đầu tư Colony


2.2.1. Khái quát về quỹ đầu tư Colony

Hoạt động chủ yếu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, quỹ đầu tư Colony thực hiện các hành vi lừa đảo thông qua website: www.colonyinvest.net, được coi là sàn giao dịch kết nối đầu tư điện tử của công ty. Quỹ này đưa đến cho người tham gia 2 cách kiếm tiền chủ yếu: gửi tiền đầu tư với lãi suất cực cao và phát triển mạng lưới người tham gia. Quỹ này tự nhận là đại diện của Colony


Invest (Mỹ) ở Việt Nam để huy động vốn, nhưng kết quả điều tra đã xác định không có công ty nào trên thế giới có tên như vậy. Thông tin liên hệ trên các website mang danh nghĩa công ty này đều là giả hoặc không có. Quỹ đầu tư Colony cũng là một ví dụ tiêu biểu về kinh doanh đa cấp bất chính, nhưng lại trên lĩnh vực tài chính.

2.2.2. Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính của quỹ đầu tư Colony.

Quỹ đầu tư Colony mang đến cho những người thamg gia vào mạng lưới hai hình thức kiếm tiền nhanh chóng tới mức khó tin.

- Đầu tư lấy lãi: có 3 mức đầu tư vào công ty

+100 - 499 USD lãi suất phát sinh mỗi ngày 2,5%

+500 - 999 USD, lãi suất 2,8%/ngày

+1.000 - 10.000 USD, lãi suất mỗi ngày lên đến 3%

(Nguồn: báo Sài gòn giải phóng – Số ra ngày 3/10/2007) Đây là một mức đầu tư siêu lợi nhuận, nếu một người đầu tư 1000 USD,

mỗi ngày anh ta sẽ có thu nhập là 30 USD, và sau 1 tháng là 900 USD. Nhưng nếu tiếp tục sử dụng khoản lãi thu được mỗi ngày để đầu tư tiếp, thì chỉ sau 1 tháng, anh ta sẽ thu được một khoản tiền tương ứng là (103%)30 x 1000 USD, xấp xỉ 2430 USD, lãi suất sau 1 tháng lên đến trên 140%. Khoản siêu lợi nhuận này có thể làm mờ mắt bất cứ ai, nhất là những người chưa có kinh nghiệm trong ngành tài chính.

- Giới thiệu người tham gia vào hệ thống: Cứ giới thiệu 3 người, được hưởng 10% số tiền đầu tư của thành viên trong mạng lưới. Nếu giới thiệu người thứ 4 đến thứ 6 được hưởng 12% và từ người thứ 7 trở đi được hưởng 15% huê hồng phát triển mạng lưới. Người giới thiệu sẽ được hưởng sâu đến tầng thứ 8 của hệ thống. Tháng đầu tiên kiếm 7 người giới thiệu vào hệ thống, tháng sau, chỉ cần


đào tạo cho 7 người này làm việc giống như mình là thành công. Cứ như vậy, một người trong hệ thống đầu tư ít nhất 100 USD, tính theo cấp số nhân thì số tiền hoa hồng tự phát sinh ra trong 8 tháng là không dưới 5 triệu USD. Việc lôi kéo thêm người vào mạng lưới lại rất dễ dàng, vì khoản lợi nhuận lớn của việc đầu tư có sức hấp dẫn rất lớn.

Chỉ cần nhìn vào hai hình thức kiếm tiền trên, đã có thể nhận thấy những dấu hiệu đáng ngờ của Quỹ đầu tư Colony. Họ tự nhận là đại diện của Colony Invest (Mỹ) ở Việt Nam để huy động vốn, nhưng kết quả điều tra đã xác định không có công ty nào trên thế giới có tên như vậy. Thông tin liên hệ trên các website mang danh nghĩa công ty này đều là giả hoặc không có. “Người đăng ký website này lấy tên là Peter Fernandez, địa chỉ của người đăng ký đặt tại California (trong khi đó Công ty Colony Invest Management Inc luôn khẳng định mình là một công ty lớn tại Mỹ, địa chỉ của họ đặt tại New York!?) Bên cạnh đó, địa chỉ thư điện tử của người này lại là địa chỉ thư của Trung Quốc. Và thật là hài hước nữa là địa chỉ của Peter Fernandez tại California lại là địa chỉ của một công ty sản xuất/nhập khẩu bao cao su. Tên miền www.colonyinvest.net được đăng ký vào ngày 20/3/2007, và sẽ hết hạn vào 20/3/2008. Như vậy là thời gian tồn tại của nó mới được trên năm tháng. Trên toàn bộ website www.colonyinvest.net hầu như không chỗ nào có About us (Giới thiệu), hay thông tin liên lạc của công ty. Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc minh bạch thông tin đối với các website tổ chức hoặc thương mại. Một công ty hàng đầu ở Mỹ chẳng nhẽ lại không biết điều này? Truy cập vào website, ta có thể thấy nó không hề được thiết kế 1 cách chuyên nghiệp xứng đáng với một “tổ chức tài chính hàng đầu”. Đó là chưa kể tới việc tiếng Anh sử dụng trên website


là một thứ tiếng Anh cực kỳ thiếu chuẩn xác, khó có thể do một người với tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ viết.” ()

Kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy không có công ty nào trên thế giới có tên là “Colony Invest Management Inc”. Bởi vậy có thể khẳng định C.I. là Công ty đầu tư tài chính đa cấp, không có đại diện, không đăng ký kinh doanh, không có người đứng ra chịu trách nhiệm, chỉ có thể liên hệ qua mạng. Công ty này không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và không được ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tài chính.

Tất cả những người tham gia đầu tư đều chỉ có quyền truy cập vào tài khoản của mình do đại lý cấp, không có liên lạc với những đối tượng ở nước ngoài, chỉ có thể liên lạc với một số đối tượng ở Việt Nam. Việc đầu tư được hoán đổi thành điểm ảo, được ghi trong tài khoản trên website. Người tham gia đầu tư khi nộp tiền cho đại lý không nhận được bất cứ giấy tờ hoặc chứng nhận nào của nhười nhận tiền, ngoài một tài khoản với những “điểm ảo” trên mạng, không được rút gốc, chỉ được rút lãi. Như vậy, thực tế thì công ty này hoàn toàn không thực hiện hoạt động kinh doanh nào, lợi nhuận của họ cũng như lãi suất chi trả cho các thành viên thực tế chính là số tiền lừa đảo những người vào sau mà có.

Có thể thấy, công ty này đã rất khôn khéo, họ lợi dụng sơ hở để tiến hành kinh doanh đa cấp bất chính mà vẫn không hề vi phạm Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên Quỹ này đã có những sai phạm nghiêm trọng:

- Về mặt hình thức, đây là một dạng “kinh doanh tiền tệ” thông qua việc



() Theo báo Công an nhân dân số ra ngày 10/11/2007


huy động vốn tín dụng bằng ngoại tệ, có trả lãi suất. Theo Luật các tổ chức tín dụng, chỉ những tổ chức tín dụng được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật mới được “hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam còn phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. Như vậy, hành vi của một số người huy động vốn tín dụng bằng ngoại tệ, trả lãi suất cao, trong khi chưa được phép của Ngân hàng nhà nước trước hết là vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng cũng như về quản lý ngoại hối.

- Họ tự nhận là đại diện của Colony Invest (Mỹ) ở Việt Nam để huy động vốn, nhưng kết quả điều tra đã xác định không có công ty nào trên thế giới có tên như vậy. Thông tin liên hệ trên các website mang danh nghĩa công ty này đều là giả hoặc không có. Như vậy, xét về bản chất, những người tham gia vào đường dây này đã dùng thủ đoạn gian dối, cụ thể là dùng danh nghĩa của một tổ chức nước ngoài không có thật, bằng thủ đoạn huy động vốn theo hình thức đa cấp, với mức lãi suất rất cao để đánh vào lòng tham của những người gửi tiền nhằm chiếm đoạt tiền của họ. Hành vi này đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự. Theo quy định tại điều luật này, lừa đảo là hành vi “bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác”. Người phạm tội lừa đảo có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Với những hành vi lừa đảo của mình, Colony đã bị phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC15) điều tra và đưa ra truy tố. Ước tính có tới trên 20000 người đã tham gia vào mạng lưới này, hàng chục bị can đã bị truy tố trên khắp cả nước và tổng số tiền đã bị lừa đảo lên tới trên 10 triệu USD. Vụ việc Colony đã để lại những bài học quý báu cho cả xã hội lẫn


những cơ quan chức năng.

Trước hết cần phải nhận thức rằng việc kinh doanh tiền tệ để hưởng chênh lệch giá qua mạng thường mang tính rủi ro rất lớn. Không nên tham gia vào các hoạt động huy động vốn qua mạng hoặc ký hợp đồng với các công ty nước ngoài thông qua trung gian của họ tại Việt Nam vì nếu xảy ra tranh chấp, các đơn vị đại diện này sẽ không có nghĩa vụ giải quyết quyền lợi cho khách hàng vì họ không phải là người ký hợp đồng trực tiếp. Những kẻ lừa đảo đều dùng danh nghĩa của công ty nước ngoài để tạo uy tín và dùng lãi suất rất cao để lôi kéo người gửi tiền. Xã hội cần phải thận trọng với hứa hẹn sẽ được trả lãi suất ở mức “trên trời”… vì chẳng có ngành nghề kinh doanh nào lại có thể mang lại một lợi nhuận khổng lồ và nhanh chóng đến vậy.

Đối với các đơn vị có chức năng quản lý, cần phải theo dõi sát sao hơn đối với những biểu hiện gian lận về tài chính của những công ty. Quỹ Colony thực tế là một dạng kinh doanh đa cấp trên lĩnh vực tài chính, nhưng phần này lại chưa được đề cập trong những điều khoản Luật. Cần phải có những biện pháp tốt hơn để nhận diện những thủ đoạn này khi chúng mới bắt đầu hình thành, chứ không phải đem ra truy tố khi mạng lưới đã lên tới vài chục nghìn thành viên.

2.3. Hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính của công ty Sinh Lợi


2.3.1. Khái quát về công ty Sinh Lợi

Công ty cổ phần Sinh Lợi (TP Hồ Chí Minh) cũng là một trong những công ty bán hàng đa cấp đang tồn tại ở Việt Nam. Hình thức hoạt động của công ty là giới thiệu với mọi người về những khoản hoa hồng và lợi ích của người làm thành viên cảu Sinh Lợi được hưởng. Tuy nhiên để được làm thành viên của công ty thì người muốn tham gia phải mua một trong hai sản phẩm là máy tạo khí ozon 3 triệu đồng hoặc máy mát xa 6 triệu đồng. Thành viên của công ty


cũng có được hoa hồng nếu giới thiệu người khác mua sản phẩm. Trên thị trường thì giá của máy ozon chỉ khoảng 1,2 triệu đồng và giá của máy mát xa là 2,4 triệu đồng.

2.3.2. Cách thức bán hàng đa cấp bất chính của công ty Sinh Lợi.

Ngày 6/1/2006, Công ty cổ phần Sinh Lợi được Sở Thương mại TP.HCM cấp phép đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp với 76 mặt hàng. Đây là một trong số rất ít doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên toàn quốc xin nộp hồ sơ sớm nhất để được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định mới của Nghị định 110/2005/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn 19/2005/TT-BTM. Nhưng chỉ nửa năm sau đó, Công ty Sinh Lợi đã bị Đoàn thanh tra do Sở Thương mại thành lập kiểm tra và tạm giữ giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do có quá nhiều hành vi gian dối trong kinh doanh. Công ty này đã sử dụng chính giấy phép đăng ký này như một công cụ để tiếp tục lừa đảo, lôi kéo hàng trăm hợp tác viên tham gia vào mạng lưới, làm cho họ tin rằng mình đang bán hàng cho một tập đoàn hùng mạnh đến từ Đài Loan, có thủ tục pháp lý rõ ràng, được các cơ quan chức năng công nhận.

Công ty Sinh Lợi đang áp dụng chiến lược đa dạng hóa mặt hàng. Nếu như ban đầu, khách hàng nhất thiết phải mua một chiếc máy ozone trị giá 3 triệu đồng để tham gia vào mạng lưới, thì sau đó họ đã khôn khéo thay thế tiêu chí này bằng 1 loại điểm do công ty tự đặt ra: PV (private value). Để được tham gia vào mạng lưới, một hợp tác viên phải có được tối thiểu là 2 triệu PV, và điểm này chỉ có thể có được sau khi mua sản phẩm của công ty. Như vậy không chỉ là các máy ozone nữa, hợp tác viên có thể chọn mua các sản phẩm khác có giá trị sử dụng cao hơn như máy massage, đồ dùng nhà bếp, hàng điện tử... Tuy nhiên, giá của những sản phẩm này cũng rất xa so với thực tế, như đầu đĩa DVD giá 4,5

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí