Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

I. Sơ đồ

Sơ đồ 1.1. “Tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov 21

Sơ đồ 1.2. Phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch 41

Sơ đồ 1.3. Mô hình khung lý thuyết của luận án 50

Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa yếu tố chủ quan với nhóm PCTLCB ở HDVDL 136

Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa yếu tố khách quan với PCTLCB ở HDVDL 140

II. Biểu đồ

Biểu đồ 3.1: So sánh các PCTL về xu hướng ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả 89

Biểu đồ 3.2: So sánh các PCTL về tính cách ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả 99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.3: So sánh các PCTL về kinh nghiệm ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả 110

Biểu đồ 3.4: So sánh các PCTL về phong cách HDDL ở mức độ cần thiết, thể hiện,

Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 2

hiệu quả 122


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Tính cấp thiết về mặt lí luận

Trong “Thế giới phẳng” ngày nay các lĩnh vực hoạt động ngày càng có tính toàn cầu hóa, tính cạnh tranh cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa ngày càng chuyên sâu mới có thể cạnh tranh thắng lợi. Để giải quyết vấn đề này, các nước đều đề ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, Tâm lý học có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề, tuyển chọn những người phù hợp nghề; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, thích ứng nghề; nó cung cấp cơ sở Tâm lý học cho việc tuyển chọn nhân viên đáp ứng yêu cầu của nghề; cho việc quản lý nguồn nhân lực; việc đánh giá nhân viên và tập huấn, bồi dưỡng phát triển trình độ của nhân viên đáp ứng những đòi hỏi mới của nghề nghiệp,… Trong mấy thập kỷ qua, Tâm lý học nước nhà đã có những đóng góp tích cực cho những yêu cầu nêu trên, và ngày càng đi sâu hơn vào nghiên cứu những đặc điểm nhân cách, những phẩm chất tâm lý cá nhân đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực hoạt động, nghề nghiệp chuyên sâu.

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý đáp ứng yêu của các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, như: quản lý - kinh doanh, bác sỹ quân y, cảnh sát hình sự, mã dịch viên, nhà tư vấn tâm lý, cán bộ quản giáo,… Những nghiên cứu này đã có đóng góp thiết thực cho các lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp.

Ngành du lịch đang đứng trước cơ hội và thách thức gay gắt về cạnh tranh, hội nhập quốc tế, hiện tại và những năm sắp tới. Trong đó việc nghiên cứu cung cấp cơ sở Tâm lý học cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hoạt động trên lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Một trong những vấn đề cơ bản, cấp bách cần giải đáp là những người có phẩm chất tâm lý như thế nào thì phù hợp với nghề hướng dẫn du lịch, và bằng cách nào để xác định được những phẩm chất tâm lý đó ở HDVDL? Làm rõ được những điều này sẽ là những đóng góp lý luận Tâm lý học cho việc hướng nghiệp, tư vấn, tuyển chọn, đào tạo, quản lý phát triển HDVDL, nguồn nhân lực chủ chốt của ngành Du lịch nước ta hiện nay.


1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn

Hướng dẫn viên du lịch ở nước ta là một nghề khá mới mẻ, chưa có bề dầy truyền thống, chưa nhiều kinh nghiệm được tích lũy như nhiều nghề khác.

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành du lịch cần thêm gần 10.000 hướng dẫn viên du lịch nhưng lượng sinh viên hướng dẫn du lịch chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 5.000 người mỗi năm, trong đó trên 60% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng,... nhưng khi được tuyển dụng, làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung các phẩm chất, kỹ năng nghề và ngoại ngữ.

Chất lượng HDVDL kém như vậy, vì theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch, các cơ sở đào tạo nghề hướng dẫn du lịch vẫn còn ít quan tâm nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của hướng dẫn viên du lịch; chưa có sự thống nhất trong công tác giáo dục, rèn luyện các phẩm chất tâm lý nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Một số cơ sở cũng đã bắt đầu rèn luyện những phẩm chất tâm lý cho HDVDL nhưng vẫn còn mang nặng lý thuyết, chung chung, chưa xác định rõ những PCTLCB và chưa quan tâm đến các HDVDL đang hoạt động trong thực tiễn, xem những PCTLCB đó được trải nghiệm, thể hiện trong thực tế như thế nào?, bằng cách nào nâng cao những PCTLCB cho các HDVDL?...

Trong khi đó các công ty du lịch cho biết, mấy năm qua, tình hình HDVDL vi phạm các phẩm chất nghề nghiệp ở nước ta có xu hướng gia tăng. Chẳng hạn, HDVDL một số không hợp nghề, chán nghề, bỏ nghề; số khác làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kiên trì, thiếu trung thực, thiếu nhiệt tình,… trong hoạt động HDDL. Điều này khiến du khách cảm thấy không hài lòng, thành kiến với hoạt động du lịch của Việt Nam.

Hàng năm, nước ta đang mất dần nhiều lượng khách du lịch, họ đi một lần và không quay trở lại Việt Nam, vì những hình ảnh xấu đó của HDVDL. Trong mắt du khách HDVDL phải là những “sứ giả văn hóa” đại diện cho đất nước, con người Việt Nam. Họ là người quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa các dân tộc, truyền thống, phong tục tập quán của Việt Nam.

Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch. Đó là vấn đề vừa đòi hỏi cấp thiết về mặt lý luận, vừa là yêu cầu thiết thực về mặt thực tiễn hiện nay.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch, đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng và phát triển phẩm chất tâm lý cơ bản phù hợp nghề, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn du lịch cho hướng dẫn viên du lịch.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch.

3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng biểu hiện mức độ những PCTLCB của HDVDL, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến những PCTLCB của HDVDL.

3.3. Đề xuất một số biện pháp và thực nghiệm nhằm nâng cao những PCTLCB của HDVDL.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu:

- 50 cán bộ quản lý và 150 hướng dẫn viên du lịch đang công tác tại các công ty lữ hành.

- 150 sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành HDDL đang thực tập tại các công ty lữ hành.

- 14 khách du lịch tại một số điểm du lịch

4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Biểu hiện, mức độ những phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL trong hoạt động hướng dẫn du lịch.

5. Giả thuyết khoa học

Hướng dẫn du lịch là hoạt động tương tác người – người; để thực hiện tốt hoạt động này, HDVDL cần có mức độ cao các PCTL về xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách hướng dẫn du lịch đáp ứng yêu cầu của nghề HDDL; Tuy nhiên trên thực tế, mức thể hiện, mức hiệu quả của các PCTLCB này ở các HDVDL còn nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhiều nhất là các PCTL về yêu quý nghề hướng dẫn du lịch; hứng thú làm việc với khách du lịch; tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách; kỹ năng xử lý tình huống; thiếu sự thân thiện, cởi mở;… Những hạn chế đó do nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố công tác tập huấn, bồi dưỡng của công ty lữ hành và hoạt động tự rèn luyện của


HDVDL. Có nhiều biện pháp để nâng cao PCTLCB của HDVDL, trong đó, biện pháp tập huấn bồi dưỡng là phù hợp và hiệu quả trong điều kiện thực tế hoạt động của HDVDL tại của các công ty du lịch.

6. Giới hạn nghiên cứu

6.1. Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu ở một số công ty lữ hành du lịch trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn Hà Nội: công ty du lịch Vietravel; công ty du lịch Đất Việt; công ty TNHH Thương Mại và du lịch Khát Vọng Việt; công ty du lịch Hà Nội Redtour. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần truyền thông du lịch Việt; công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist; công ty TNHH dịch vụ du lịch Đất nước Việt; công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Phượng Hoàng.

Ngoài ra nghiên cứu sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành HDDL ở các trường đang thực tập tại các công ty lữ hành như: Đại học Công Nghiệp Hà Nội; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Đại học Văn Hóa Hà Nội.

6.2. Nội dung nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu xác định PCTLCB của HDVDL; đánh giá thực trạng nhận thức mức độ cần thiết; thực trạng mức độ thể hiện, mức độ hiệu quả của các PCTLCB ở HDVDL. Đồng thời, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến các PCTLCB của HDVDL và khả năng tác động nâng cao một số PCTLCB thông qua hình thức bồi dưỡng, tập huấn.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây:

- Nguyên tắc hoạt động và giao tiếp: xuất phát từ quan điểm: đặc điểm tâm lý con người được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp. Do đó, xuất phát từ phân tích hoạt động nghề nghiệp nói chung và hoạt động của HDVDL nói riêng, từ đó xác định PCTLCB đáp ứng yêu cầu đặc điểm lao động của người HDVDL. Đồng thời, khi phân tích thực tiễn PCTLCB của HDVDL phải thông qua hoạt động thực tiễn của họ là hoạt động HDDL, trong quá trình giao tiếp, tổ chức các hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể của người HDVDL đối với KDL.


- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Con người là một thực thể xã hội, hành vi của họ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau – yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội... Do đó, nghề HDDL được đặt trong hệ thống mô hình “tam giác hướng nghiệp” (Platonov, 1979), phân tích sự tương tác giữa các yếu tố thị trường lao động; yêu cầu của nghề và đặc điểm cá nhân phù hợp nghề; từ đó xác định các PCTLCB của HDVDL đáp ứng yêu cầu của HDDL, trong một thị trường mở, cạnh tranh quyết liệt,… Như vậy, việc nghiên cứu những PCTLCB của HDVDL cũng là yêu cầu của nghề HDDL, trong một hệ thống các yếu tố có cấu trúc logic, tương tác lẫn nhau.

- Nguyên tắc xã hội – lịch sử: Điều này có nghĩa là những PCTLCB của HDVDL được đặt trong bối cảnh xã hội - lịch sử cụ thể của Việt Nam, trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra khẩn trương,… HDVDL phải thích ứng kịp với bối cảnh mở cửa hội nhập, cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực mới có thể tồn tại, phát triển nghề nghiệp của bản thân, đồng thời góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói của Việt Nam sánh vai với các nước,…

7.2. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (phân tích chân dung tâm lý điển hình)

- Phương pháp thực nghiệm tác động

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

8. Đóng góp mới của luận án

8.1. Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, khái quát hóa được một số vấn đề lý luận về mối quan hệ tương tác giữa thị trường lao động ngành Du lịch, yêu cầu của nghề HDDL và đặc điểm cá nhân phù hợp nghề HDDL làm cơ sở cho việc xác định những PCTLCB của HDVDL. Luận án đã xây dựng được các khái niệm HDVDL; khái niệm PCTLCB của HDVDL; xác định được những phẩm chất thành phần cụ thể của PCTLCB về các mặt xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách hướng dẫn du lịch của HDVDL; chỉ ra được những biểu hiện cụ thể và cách đo nghiệm


mức độ biểu hiện PCTL thành phần ở PCTLCB của HDVDL cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các PCTLCB này.

8.2. Về thực tiễn: Trong phạm vi nghiên cứu về HDVDL ở nước ta, đây là công trình đi sâu nghiên cứu về PCTLCB của HDVDL. Luận án đã xác định được một số PCTLCB của HDVDL; đánh giá được các mức độ biểu hiện cụ thể của 15 PCTL thành phần của HDVDL thuộc về bốn mặt PCTLCB (xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách hướng dẫn du lịch); cũng như các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến các PCTLCB của HDVDL. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất được một số biện pháp và kiến nghị có tính khả thi để nâng cao những PCTLCB của HDVDL trong bối cảnh hiện nay.

Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng HDVDL.

9. Cấu trúc của luận án

Cấu trúc của luận án gồm: Phần mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL

Kết luận Kiến nghị

Danh mục các công trình khoa học liên quan đến luận án đã được công bố Tài liệu tham khảo

Phụ lục


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU NHỮNG

PHẨM CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


1.1. Tổng quan nghiên cứu về phẩm chất tâm lý và phẩm chất tâm lý của hướng dẫn viên du lịch

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về phẩm chất tâm lý gắn liền với hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp

Ở các nước phương Tây, do sớm diễn ra quá trình công nghiệp hóa, sự phân công lao động xã hội trở nên phân hóa rõ rệt giữa những người có năng lực phù hợp công việc và những người không có năng lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, nên nảy ra vấn đề nghiên cứu những đặc điểm thể chất và phẩm chất tâm lý của cá nhân như thế nào thì đáp ứng tốt yêu cầu của mỗi lĩnh vực hoạt động,… Trong bối cảnh đó, F. Parsons (1908) đã nghiên cứu, công bố bộ “Test và bảng hỏi để xác định năng lực sinh học, nhằm mục đích hướng nghiệp”; R.A. Roe (1914) nghiên cứu và công bố bài viết về “Vai trò của động cơ trong sự hình thành nghề và những phẩm chất nghề”. Như vậy từ rất sớm, tác giả đã tách ra, nghiên cứu riêng mặt tâm lý ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp như thế nào?; R. Parsons, I.C. Diggory, I.G. Bachman (1942) đã đưa ra bảng “Các tiêu chí đánh giá về người lao động”. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh đến các mặt năng lực, tính kỷ luật, trách nhiệm, quan hệ với đồng nghiệp,…; D.E. Super (1958) có công trình “Quá trình nhận thức về nghề của cá nhân”. Tác giả đã chỉ ra, nhận thức về nghề là một quá trình không đơn giản; cá nhân càng có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về những đòi hỏi của nghề và tự nhận thức rõ về bản thân đối với nghề, thì làm nghề mới hiệu quả; Đáng chú ý nhất là công trình “Test chẩn đoán nhân cách để phục vụ cho việc tư vấn nghề” (F. Galton, 1983). Trong đó, ông đã mô tả yêu cầu của mỗi nghề là khác nhau và những phẩm chất nhân cách phù hợp với mỗi lĩnh vực nghề nghiệp; từ đó tìm kiếm các trắc nghiệm phát hiện các đặc điểm nhân cách ưu thế phù hợp với các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau,… Từ các nghiên cứu khái quát chung ban đầu, dần hình thành nên các hướng nghiên cứu đi sâu vào từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

Về lĩnh vực kinh doanh, Ladvsta Mikhail (1994) trong công trình nghiên cứu về giới kinh doanh nước Mỹ, đã đưa ra những PC nhà kinh doanh lý tưởng ở Mỹ; F. Taylor, H. Fayol, P. Pollet (1995) đã công bố công trình “Khả năng tiềm tàng của con

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí