(innovation and value add services), phương tiện vận chuyển (transportation), địa điểm (location), diện mạo bên ngoài (appearance), giá cả và khoản thanh toán (pricing & payment).
Sự mến khách (Hospitality) | |
Nhà nghỉ (Accommodation) | |
Thức ăn và đồ uống (Food & beverages) | |
Sự tiêu khiển và nơi vui chơi giải trí (Recreation & entertainment) | |
Dịch vụ bổ trợ (Suplementary services) | |
An ninh và an toàn (Security & safety) | |
Sự cải tiến và dịch vụ tăng thêm (Innovation & value add services) | |
Phương tiện vận chuyển (Transportation) | |
Địa điểm (Location) | |
Diện mạo bên ngoài (Appearance) | |
Giá cả và khoản thanh toán (Pricing & payment) | |
Có thể bạn quan tâm!
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang - 2
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Dịch Vụ Du Lịch Và Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch
- Một Số Mô Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Sự Hài Lòng
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang - 6
- Đánh Giá Giá Trị Của Thang Đo Bằng Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Thang Đo Bằng Hệ Số Cronbach’S Alpha.
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Sự hài lòng của khách du lịch (Visitor satisfaction)
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Poon và Low (2005)
Nguồn: Poon, W., & Low, K. L. (2005)
2.3. Cơ sở thực tiễn của hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Tiền Giang
Theo số liệu từ báo Ấp Bắc (2014) trong năm 2013 tỉnh Tiền Giang đã đón được 1.307.600 lượt khách, trong đó có 567.700 lượt khách quốc tế. Dựa vào lợi thế về điều
kiện tư nhiên, trong các năm qua các doanh nghiệp du lịch Tiền Giang đã liên kết với các hộ dân để phát triển các điểm du lịch nhà vườn trên cù lao Thới Sơn, TP. Mỹ Tho (điểm du lịch Thới Sơn 1,3,4 và Thới Sơn 5), điểm du lịch huyện Cái Bè, Cai Lậy và khu vực biển Gò Công. Thu hút hàng ngày trên 500 lao động phục vụ.
Để đáp ứng nhu cầu tham quan sông nước, miệt vườn của du khách, bình quân mỗi ngày trên 1.500 lượt khách, các doanh nghiệp du lịch đã liên kết các hộ dân sử dụng các phương tiện vận chuyển du lịch đường thủy với 643 phương tiện, trong đó có 330 chiếc đò máy, 307 chiếc thuyền chèo và 6 ca-nô để phục vụ. Với dịch vụ tham quan sông nước đã giải quyết việc làm cho gần 1.300 lao động, chủ yếu nguồn lao động ở cù lao Thới Sơn, TP Mỹ Tho (trong đó hơn 70% là lao động nữ) tận dụng thời gian nhàn rỗi sau công việc chính là làm vườn để tăng thêm thu nhập cho gia đình, từng bước xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử đã gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng sông nước, được tổ chức UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch đầu tiên từ những năm 1990 tại cù lao Thới Sơn, du khách được tham quan vườn cây, thưởng thức các loại trái cây, các món ăn đặc sản của miền quê và nghe đờn ca tài tử, là dịch vụ không thể thiếu của tour du lịch sông nước miệt vườn. Hiện tại, có khoảng 12 đội đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch tại hai khu du lịch Thới Sơn và huyện Cái Bè, thu hút hơn 100 nghệ nhân đờn - ca phục vụ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống cộng đồng.
Nhờ hoạt động du lịch, các làng nghề truyền thống như làm cốm, kẹo, bánh tráng, bánh phồng, mật ong,…ở các địa phương như TP. Mỹ Tho, Cái Bè đã được khôi phục và phát triển, giải quyết việc làm cho hơn 150 lao động nhàn rỗi và hạn chế những tệ nạn xã hội, tăng thu nhập gia đình và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương. Đặc biệt là gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ.
2.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị, các giả thuyết nghiên cứu và các thang đo
Kết quả trình bày trong mục 2.2 cho thấy việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố cho nên mặc dù cùng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với cùng một loại hình du lịch cũng có thể có sự khác nhau. Nghiên cứu của tác giả áp dụng cho các điểm đến du lịch sông nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nên cũng có sự tương đồng với các mô hình nghiên cứu trên.
Bên cạnh đó dựa vào thực tiễn Tiền Giang là điểm du lịch mang những nét nổi bật về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cuộc sống yên bình và sự thân thiện, hiếu khách của người dân miền Tây sông nước. Vì vậy kết hợp các lý thuyết đã trình bày và tổng hợp các yếu tố trong các mô hình nghiên cứu trước đây cùng với điều kiện thực tế của du lịch sông nước Tiền Giang, tác giả cho rằng những yếu tố có nhiều khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang bao gồm: Tài nguyên du lịch, Nhân viên phục vụ du lịch, An toàn và Vệ sinh, Giá cả cảm nhận, Cơ sở hạ tầng. Trong đó:
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản của một điểm du lịch, do vậy mà nó là phần mà khách du lịch và nhà quản lý du lịch rất quan tâm. Con người luôn hào hứng với những cảnh quan thiên nhiên đẹp cũng như di tích lịch sử - văn hoá ý nghĩa hay thời tiết, khí hậu mát mẻ, trong lành. Du lịch chính là cơ hội để du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng và trải nghiệm những điều thú vị hay những bài học sâu sắc mà thiên nhiên, lịch sử, nét văn hoá mà con người tạo nên. Những ấn tượng mà tài nguyên du lịch mang lại cho du khách càng tốt đẹp thì du khách sẽ càng hài lòng. Do vậy, việc tìm
kiếm, khai thác và duy trì, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, các nét văn hoá độc đáo của người dân địa phương là rất quan trọng. Vì vậy có thể nói tài nguyên du lịch là một động cơ du lịch quan trọng, tác động đến sự hài lòng của khách du lịch.
Yếu tố Tài nguyên du lịch là sự kết hợp từ các yếu tố Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất, Di sản và văn hoá của mô hình Tribe và Snaith. Thang đo của Tài nguyên du lịch dựa trên khái niệm về tài nguyên du lịch theo Điều 13 Chương 2 Luật Du Lịch 2005: Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
“Người dân địa phương thân thiện và hiếu khách” đây là điểm mạnh của người dân miền Tây sông nước và nhờ vào đó thu hút khách du lịch đến đây. Vì vậy tác giả đưa thang đo này vào để đánh giá yếu tố Tài nguyên du lịch.
Các thang đo cho yếu tố Tài nguyên du lịch được trình bày như sau: 1.Phong cảnh thiên nhiên đẹp, sông nước hữu tình
2.Các điểm du lịch có không gian thoáng mát, lịch sự
3.Có nhiều địa điểm tham quan và hoạt động đặc sắc mang nét văn hoá miền sông nước trong chuyến du lịch (đờn ca tài tử, tát mương bắt cá, đi chợ nổi trên sông...)
4.Nhà hàng có phục vụ các món ăn ngon, đặc trưng của miền sông nước (hủ tíu Mỹ Tho, cá lóc kho tộ, cá tê tượng chiên xù quấn bánh tráng, bánh xèo, lẩu mắm,..)
5.Có nhiều đặc sản, hàng lưu niệm, sản phẩm đặc trưng vùng miền được trang trí và bày bán
6.Người dân địa phương thân thiện và hiếu khách
7.Các thiết kế nhân tạo tại các điểm du lịch đa dạng, độc đáo
8.Các di tích lịch sử - văn hoá được bảo tồn nguyên vẹn, mang dấu ấn lịch sử sâu sắc
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ DU LỊCH
Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tại các điểm du lịch là những người tương tác trực tiếp với khách du lịch. Bất cứ người khách du lịch nào khi đến một nơi mới cũng muốn được tiếp đón nồng nhiệt, được đối xử thân thiện bởi đội ngũ nhân viên du lịch và những người dân sinh sống tại nơi này nên có thể nói Nhân viên phục vụ du lịch là một yếu tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của du khách khi họ đến với một điểm du lịch. Sự sẵn sàng quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên và cả cán bộ quản lý của điểm du lịch khi đón tiếp khách du lịch đến tham quan và trong suốt thời gian tham quan của khách du lịch cũng như sự phục vụ nhiệt tình, vui vẻ thân thiện của họ sẽ làm cho khách du lịch cảm thấy vui vẻ và hài lòng hơn đối với chuyến đi du lịch của mình.
Thang đo của biến Nhân viên phục vụ du lịch dựa vào thang đo của yếu tố Sự mến khách của mô hình Bindu Narayan và cộng sự và yếu tố Diện mạo bên ngoài của mô hình Poon và Low, cụ thể như sau:
1.Nhân viên luôn quan tâm, phục vụ khách du lịch nhiệt tình
2.Nhân viên đủ trình độ chuyên môn, am hiểu về các điểm du lịch và di tích lịch sử văn hoá
3.Nhân viên luôn vui vẻ, thân thiện
4.Nhân viên giải đáp thoả đáng thắc mắc, than phiền của khách du lịch 5.Trang phục nhân viên gọn gàng, tươm tất
AN TOÀN VÀ VỆ SINH
An ninh an toàn và vệ sinh là yếu tố làm cho khách yên tâm, không có những mối nguy hiểm, rủi ro, sự cố xảy ra cho du khách về cả tính mạng, tài sản. Khách du lịch rất quan tâm đến các biện pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mình. Điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cũng ngày càng được khách du lịch quan tâm, khách du lịch sẽ hài lòng hơn nếu du lịch ở một nơi sạch sẽ và vệ sinh, lịch sự.
Yếu tố An toàn và Vệ sinh là sự kết hợp của An ninh – an toàn từ hai nghiên cứu của Poon và Low, Bindu Narayan và cộng sự; cùng với yếu tố Môi trường của mô hình Tribe và Snaith, yếu tố Đảm bảo vệ sinh thực phẩm của mô hình thứ hai của Bindu Narayan và cộng sự. Các thang đo của yếu tố An toàn và Vệ sinh:
1.Điều kiện an ninh trong chuyến du lịch được đảm bảo (không xảy ra móc túi, trộm cắp, giành giựt, chèo kéo khách du lịch...)
2.Các phương tiện giao thông vận chuyển trong tuyến du lịch và tại địa phương được đảm bảo an toàn (tàu thuyền du lịch, xuồng chèo, xe ngựa, xe kéo, xe buýt,...)
3.Có các biển báo nguy hiểm và thiết bị bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại các điểm du lịch
4.Điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo
5.Điều kiện vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch được đảm bảo
GIÁ CẢ CẢM NHẬN
Giá cả là giá trị đồng tiền của khách du lịch bỏ ra để được hưởng thụ các sản phẩm, dịch vụ tại điểm du lịch, bao gồm: giá tour du lịch, nơi ở, giá các phương tiện đi lại, vận chuyển tại địa phương, giá cả thức ăn ở nhà hàng, khu du lịch, giá cả hàng hoá mua sắm,...
Thang đo của biến Gía cả cảm nhận dựa trên thang đo gốc của yếu tố Giá cả trong mô hình Bindu Narayan và cộng sự, cụ thể như sau:
1.Giá tour du lịch/ giá vé vào cổng các điểm du lịch là hợp lý
2.Giá cả hàng hoá, dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách du lịch 3.Giá cả hàng hoá, dịch vụ tương xứng với chất lượng
CƠ SỞ HẠ TẦNG
Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của khách du lịch bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Con người bằng sức mạnh lao động của mình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hoá cung ứng cho du khách. Ngoài yếu tố tài nguyên thì tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn của dịch vụ du lịch.
Cơ sở hạ tầng bao gồm tất cả những nền tảng về vật chất hiện có trong khu du lịch mà dựa vào đó các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch có thể tiến hành kinh doanh, cung cấp dịch vụ sự thụ hưởng của khách du lịch: khách sạn lưu trú, các điểm tham quan trong khu du lịch, sự dễ dàng đi lại, tiếp cận với khu du lịch,… Thang đo của yếu tố này dựa vào khái niệm trên và dựa trên yếu tố Dịch vụ bổ trợ của mô hình Poon và
Low, yếu tố chuyển tiền của mô hình Tribe và Snaith, yếu tố Hệ thống thông tin hướng dẫn của mô hình thứ hai của Bindu Narayan và cộng sự. Cụ thể các thang đo cho yếu tố này như sau:
1.Các điểm du lịch có bãi đậu xe rộng rãi, thuận tiện
2.Đường truyền mạng (internet) luôn sẵn có tại nơi khách du lịch ở và đến tham quan 3.Dịch vụ viễn thông luôn sẵn có tại nơi khách du lịch ở và đến tham quan
4.Các dịch vụ nhà hàng, khách sạn luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch
5.Các dịch vụ bổ sung (y tế, ngân hàng,...) luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch 6.Hệ thống thông tin hướng dẫn đầy đủ, đẹp mắt
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH
Sự hài lòng của khách du lịch là yếu tố trung tâm của nghiên cứu này. Du khách sẽ cảm thấy hài lòng với điểm đến du lịch khi điểm du lịch đó đáp ứng được kỳ vọng của họ, để họ cảm thấy quyết định đi đến điểm du lịch đó là hoàn toàn đúng đắn, xứng đáng với thời gian và tiền bạc mà họ bỏ ra.
Theo Bindu Narayan và cộng sự (2008) thì du khách sẽ cảm thấy hài lòng với điểm đến du lịch khi điểm đến du lịch đó đáp úng được kỳ vọng của họ và xứng đáng với thời gian, tiền bạc họ bỏ ra. Các thang đo để đánh gía sự hài lòng của khách du lịch:
1.Chuyến du lịch sông nước Tiền Giang xứng đáng với thời gian và tiền bạc tôi bỏ ra 2.Chuyến du lịch sông nước đáp ứng được kỳ vọng du lịch của tôi
3.Tôi rất hài lòng với chuyến du lịch sông nước của mình