người thân tương đương nhau. Về thời gian chuyến đi, đa phần khách du lịch đến du lịch sông nước Tiền Giang chỉ đi trong ngày về (chiếm 60%), điều này có thể một phần do Tiền Giang là tỉnh có vị trí địa lý gần trung tâm Tp.HCM, thích hợp cho các chuyến đi trong các dịp lễ ngắn ngày, có 26,2% khách du lịch ở lại 1 ngày 1 đêm, và còn lại 13,8% khách du lịch ở lại từ 2 ngày trở lên. Về thông tin của chuyến du lịch, đại đa số khách du lịch lấy thông tin tham khảo từ bạn bè người thân (chiếm 59,2%), kế đến là thông tin quảng cáo của các công ty, đại lý du lịch (13,8%). Cụ thể đặc điểm của chuyến du lịch được trình bày trong bảng 4.2 (xem thêm phụ lục 5).
4.2. Đánh giá thang đo
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.
Đánh giá thang đo các nhân tố tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang được thực hiện thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
Kết quả phân tích tại bảng 4.3 cho thấy tất cả các thang đo của các nhân tố Tài nguyên du lịch, Nhân viên phục vụ du lịch, Giá cả cảm nhận, Cơ sở hạ tầng, Sự hài lòng của khách du lịch đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và các hệ số tương quan biến tổng của các thang đo đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các thang đo của các nhân tố này đều đạt độ tin cậy và được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá tiếp theo. Riêng nhân tố An toàn và Vệ sinh tuy có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,872 > 0,7 nhưng hệ số Alpha nếu loại biến AT1 là 0,875 lớn hơn Alpha của nhân tố An toàn và Vệ sinh nên biến AT1 bị loại bỏ.
Như vậy từ 30 biến quan sát ban đầu (gồm 27 biến quan sát của 5 biến độc lập và 3 biến quan sát của biến phụ thuộc) thì sau khi đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha còn lại 29 biến quan sát (26 biến quan sát của 5 biến độc lập và 3 biến quan sát của biến phụ thuộc).
Bảng 4.3: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh | Alpha nếu loại biến | |
Tài nguyên du lịch, Cronbach's Alpha = 0.823 | ||||
DL1 | 30.459 | 22.244 | 0.558 | 0.801 |
DL2 | 30.701 | 21.509 | 0.658 | 0.784 |
DL3 | 30.760 | 21.945 | 0.609 | 0.793 |
DL4 | 30.629 | 21.850 | 0.596 | 0.795 |
DL5 | 30.483 | 23.657 | 0.480 | 0.813 |
DL6 | 31.269 | 22.538 | 0.514 | 0.809 |
DL7 | 31.015 | 22.710 | 0.547 | 0.803 |
Nhân viên phục vụ du lịch, Cronbach's Alpha = 0.870 | ||||
PV1 | 20.434 | 11.356 | 0.708 | 0.840 |
PV2 | 20.539 | 11.071 | 0.717 | 0.838 |
PV3 | 20.318 | 11.098 | 0.754 | 0.829 |
PV4 | 20.675 | 11.038 | 0.704 | 0.841 |
PV5 | 20.180 | 11.934 | 0.597 | 0.866 |
An toàn và Vệ sinh, Cronbach's Alpha = 0.872 | ||||
AT1 | 23.638 | 22.358 | 0.529 | 0.875 |
AT2 | 24.083 | 19.745 | 0.791 | 0.828 |
AT3 | 23.740 | 21.570 | 0.689 | 0.848 |
AT4 | 23.653 | 22.607 | 0.604 | 0.861 |
AT5 | 23.762 | 21.024 | 0.686 | 0.848 |
AT6 | 24.085 | 19.664 | 0.749 | 0.836 |
Giá cả cảm nhận, Cronbach's Alpha = 0.764 | ||||
GC1 | 9.335 | 4.126 | 0.555 | 0.732 |
GC2 | 9.403 | 3.905 | 0.710 | 0.552 |
GC3 | 9.316 | 4.538 | 0.531 | 0.751 |
Cơ sở hạ tầng, Cronbach's Alpha = 0.855 | ||||
HT1 | 22.398 | 23.929 | 0.538 | 0.849 |
HT2 | 23.221 | 21.340 | 0.631 | 0.834 |
HT3 | 22.675 | 21.106 | 0.675 | 0.825 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Ở Tỉnh Tiền Giang
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang - 6
- Đánh Giá Giá Trị Của Thang Đo Bằng Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa
- Phân Tích Ảnh Hưởng Của Các Biến Nhân Khẩu Học Của Du Khách Đến Sự Hài Lòng
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang - 10
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
22.439 | 22.699 | 0.682 | 0.826 | |
HT5 | 23.019 | 20.593 | 0.714 | 0.817 |
HT6 | 22.558 | 22.101 | 0.629 | 0.834 |
Sự hài lòng của khách du lịch, Cronbach's Alpha = 0.877 | ||||
HL1 | 9.956 | 4.436 | 0.765 | 0.826 |
HL2 | 9.954 | 4.312 | 0.775 | 0.816 |
HL3 | 9.789 | 4.138 | 0.753 | 0.838 |
Nguồn: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo từ số liệu điều tra
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 cho nhân tố An toàn và vệ sinh được thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4 Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 của nhân tố An toàn và Vệ sinh
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh | Alpha nếu loại biến | |
An toàn và Vệ sinh, Cronbach's Alpha = 0.875 | ||||
AT2 | 19.129 | 13.694 | 0.805 | 0.822 |
AT3 | 18.786 | 15.487 | 0.665 | 0.858 |
AT4 | 18.699 | 16.235 | 0.597 | 0.872 |
AT5 | 18.808 | 14.788 | 0.693 | 0.851 |
AT6 | 19.131 | 13.579 | 0.766 | 0.833 |
Nguồn: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo từ số liệu điều tra
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Với 29 biến quan sát đạt độ tin cậy được tiến hành đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA, theo Gerbing & Andersen (1988), phân tích nhân tố khám phá với phép trích sử dụng là Principal Components, phép xoay là Varimax, thang đo được chấp nhận với hệ số tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn 0,5 và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
Thực hiện phân tích EFA cho 5 biến độc lập, kết quả phân tích nhân tố lần thứ 1
có hệ số KMO = 0,914 và kiểm định Barlett có ý nghĩa (Sig=0,000 < 0,05) chứng tỏ phân tích nhân tố thích hợp với các dữ liệu và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Phân tích trích được 5 thành phần (phù hợp với mô hình nghiên cứu có 5 biến độc lập) và tổng phương sai trích đạt 63,291% (lớn hơn 50%). Riêng hệ số tải nhân tố (factor loading) của 2 biến DL7 và HT1 có hệ số tải nhân tố bé hơn 0,5 nên bị loại. Như vậy, từ 26 biến quan sát (biến độc lập) đưa vào phân tích nhân tố lần 1 chỉ còn lại 24 biến được đưa vào phân tích nhân tố lần thứ 2.
Kết quả phân tích nhân tố EFA lần 2 có hệ số KMO = 0,906 (lớn hơn 0,5) và kiểm định Barlett có ý nghĩa (Sig=0,000 < 0,05). Phân tích trích được 5 thành phần phù hợp với mô hình nghiên cứu, các giá trị Eigenvalue đều lớn hơn 1 và tổng phương sai trích đạt 64,969% (lớn hơn 50%). Bảng 4.4 cho thấy hệ số tải nhân tố của 24 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 nên được sử dụng cho phân tích tiếp theo.
Riêng biến quan sát DL6 (Các thiết kế nhân tạo tại các điểm du lịch đa dạng, độc đáo) lúc đầu thuộc về thành phần Tài nguyên du lịch, nhưng sau khi phân tích nhân tố EFA thì biến quan sát này thuộc về thành phần Cơ sở hạ tầng. Điều này có thể được giải thích vì giữa hai thành phần này có mối liên hệ với nhau, các thiết kế nhân tạo là các công trình kiến trúc, xây dựng do con người tạo ra để làm đẹp các điểm du lịch và tạo cảnh quan thu hút khách du lịch nên nó vừa liên quan đến thành phần tài nguyên nhân văn của tài nguyên du lịch và vừa liên quan đến thành phần cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch. Vì vậy việc chuyển biến quan sát DL6 từ thành phần Tài nguyên du lịch sang thành phần Cơ sở hạ tầng không ảnh hưởng đến ý nghĩa chung của mỗi thành phần cũng như không vi phạm lý luận của bài nghiên cứu.
Bảng 4.5: Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 của các biến độc lập
Hệ số tải nhân tố của các thành phần | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
HT3 | 0.847 | ||||
HT2 | 0.784 | ||||
HT5 | 0.772 |
0.600 | |||||
HT6 | 0.532 | ||||
DL6 | 0.520 | ||||
PV3 | 0.790 | ||||
PV1 | 0.775 | ||||
PV2 | 0.762 | ||||
PV4 | 0.709 | ||||
PV5 | 0.640 | ||||
AT5 | 0.764 | ||||
AT4 | 0.705 | ||||
AT2 | 0.702 | ||||
AT6 | 0.687 | ||||
AT3 | 0.601 | ||||
DL1 | 0.777 | ||||
DL2 | 0.722 | ||||
DL3 | 0.691 | ||||
DL4 | 0.649 | ||||
DL5 | 0.541 | ||||
GC2 | 0.820 | ||||
GC1 | 0.739 | ||||
GC3 | 0.650 | ||||
Eigenvalue | 9.372 | 2.222 | 1.643 | 1.213 | 1.144 |
% của phương sai | 39.050 | 9.257 | 6.845 | 5.052 | 4.766 |
Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố EFA từ số liệu điều tra
Thực hiện phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc “Sự hài lòng của khách du lịch”, kết quả tại bảng 4.5 cho thấy hệ số KMO = 0,743 và kiểm định Barlett có ý nghĩa (Sig=0,000<0,05) chứng tỏ phân tích nhân tố thích hợp với các dữ liệu và các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số tải nhân tố của các biến trong thang đo sự hài lòng của khách du lịch đều lớn hơn 0,5, giá trị Eigenvalue là 2,413 và phương sai trích là 80,418%. Như vậy, các thang đo này đảm bảo độ tin cậy và được chấp nhận sử dụng cho phân tích tiếp theo.
Bảng 4.6: Phân tích nhân tố EFA của biến phụ thuộc
Hệ số tải nhân tố | Eigenvalues | Phương sai trích | |
HL2 | 0.903 | 2.413 | 80.418 |
HL1 | 0.897 | ||
HL3 | 0.890 |
Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố EFA từ số liệu điều tra
Như vậy với tất cả các kết quả thu được từ phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA ở trên cho thấy có ba thành phần có sự thay đổi là thành phần an toàn và vệ sinh (từ kết quả Cronbach’s Alpha); thành phần tài nguyên du lịch và thành phần cơ sở hạ tầng (từ kết quả EFA). Cronbach’s Alpha được tính lại cho các thành phần này được thể hiện thông qua bảng 4.6.
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo
Các biến quan sát | Độ tin cậy (Alpha) | Phương sai trích (%) | |
Tài nguyên du lịch (TNDL) | DL1,DL2,DL3,DL4,DL5 | 0,802 | 64,969 |
Nhân viên phục vụ du lịch (NVPV) | PV1,PV2,PV3,PV4,PV5 | 0,870 | |
An toàn và Vệ sinh (ATVS) | AT2,AT3,AT4,AT5,AT6 | 0,875 | |
Giá cả cảm nhận (GCCN) | GC1,GC2,GC3 | 0,764 | |
Cơ sở hạ tầng (CSHT) | HT2,HT3,HT4,HT5,HT6,DL6 | 0,859 | |
Sự hài lòng của khách du lịch (SHL) | HL1,HL2,HL3 | 0,877 | 80,418 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và EFA
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như mối quan hệ tương quan giữa từng biến độc lập với nhau,
nghiên cứu đã tiến hành phân tích hệ số tương quan (Pearson Correlation).
Kết quả ma trận hệ số tương quan được trình bày trong bảng 4.7 cho thấy 5 biến độc lập có mối tương quan tuyến tính khá chặt chẽ với biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách du lịch. Mức ý nghĩa của các hệ số tương quan đều đạt mức ý nghĩa thống kê sig = 0,000. Như vậy tất cả các biến đều đạt yêu cầu để đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính bội và các thang đo trong kết quả khảo sát đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau.
Kết quả của ma trận tương quan cho thấy các hệ số tương quan lớn nhất giữa các biến độc lập là 0,665 (tương quan giữa an toàn và vệ sinh với cơ sở hạ tầng), hệ số tương quan nhỏ nhất là 0,415 (tương quan giữa tài nguyên du lịch với cơ sở hạ tầng); Hệ số tương quan lớn nhất giữa các yếu tố thành phần với biến phụ thuộc sự hài lòng của khách du lịch là 0,649 (mối tương quan giữa biến độc lập an toàn và vệ sinh với biến phụ thuộc sự hài lòng của khách du lịch), hệ số tương quan nhỏ nhất là 0,519 (mối tương quan giữa biến độc lập nhân viên phục vụ du lịch với sự hài lòng của khách du lịch).
Bảng 4.8: Ma trận tương quan giữa các biến
TNDL | NVPV | ATVS | GCCN | CSHT | SHL | |
Tài nguyên du lịch (TNDL) | 1 | 0.536 | 0.539 | 0.491 | 0.415 | 0.535 |
Nhân viên phục vụ du lịch (NVPV) | 0.536 | 1 | 0.565 | 0.441 | 0.452 | 0.519 |
An toàn và Vệ sinh (ATVS) | 0.539 | 0.565 | 1 | 0.517 | 0.665 | 0.649 |
Giá cả cảm nhận (GCCN) | 0.491 | 0.441 | 0.517 | 1 | 0.449 | 0.587 |
Cơ sở hạ tầng (CSHT) | 0.415 | 0.452 | 0.665 | 0.449 | 1 | 0.611 |
Sự hài lòng của | 0.535 | 0.519 | 0.649 | 0.587 | 0.611 | 1 |
khách du lịch (SHL)
Nguồn: Kết quả phân tích hệ số tương quan từ số liệu điều tra
Phân tích hồi quy tuyến tính bội về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang được thể hiện tại Bảng 4.8, cho thấy mối liên hệ giữa 5 biến độc lập: TNDL (Tài nguyên du lịch), NVPV (Nhân viên phục vụ du lịch), ATVS (An toàn và Vệ sinh), GCCN (Giá cả cảm nhận), CSHT (Cơ sở hạ tầng) với biến phụ thuộc là SHL (Sự hài lòng của khách du lịch) đều có giá trị Sig < 0,05. Hệ số xác định R2 là 0,568 và R2 đã điều chỉnh là 0,563, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 56,3%. Hay nói cách khác là 56,3% sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang được giải thích là có sự tác động của 5 nhân tố nêu trên, còn lại là do các nhân tố khác ảnh hưởng.
Kết quả phân tích phương sai chỉ ra giá trị kiểm định F = 106,848 tại mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc. Hệ số độ chấp nhận (Tolerance) thấp và hệ số VIF đều nhỏ hơn 2,5 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Điều này cho phép kết luận mô hình hồi quy bội là phù hợp với mô hình và dữ liệu nghiên cứu và các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Hệ số chưa chuẩn hoá | Hệ số chuẩn hoá | Giá trị t | Giá trị Sig. | Đa cộng tuyến | |||
B | Sai lệch chuẩn | Β | Dung sai | VIF | |||
Hằng số | -0.065 | 0.244 | -0.268 | 0.789 | |||
TNDL | 0.165 | 0.051 | 0.136 | 3.221 | 0.001 | 0.593 | 1.686 |
NVPV | 0.115 | 0.052 | 0.094 | 2.225 | 0.027 | 0.591 | 1.691 |
ATVS | 0.243 | 0.053 | 0.228 | 4.555 | 0.000 | 0.424 | 2.358 |
GCCN | 0.259 | 0.042 | 0.249 | 6.151 | 0.000 | 0.647 | 1.546 |
CSHT | 0.266 | 0.048 | 0.248 | 5.588 | 0.000 | 0.538 | 1.857 |