Siêu Thị Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Với Văn Hóa Tiêu Dùng Việt Nam


Trong khi đó người Sài Gòn rất biết cách làm đẹp. Do vậy các sản phẩm làm đẹp bán trong các siêu thị chưa thu hút được người tiêu dùng TP.HCM.

- Các siêu thị chưa có nhiều những dịch vụ bổ sung như khu vui chơi, phòng chiếu phim…nhằm thỏa mãn nhu cầu về một địa điểm vui chơi giải trí kết hợp mua sắm ngày càng cao tại TP.HCM.

- Các siêu thị tại TP.HCM còn yếu trong khâu chăm sóc khách hàng. Người tiêu dùng TP.HCM vốn dễ thay đổi, sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm mới nên để “giữ chân” người tiêu dùng ít trung thành này các siêu thị chưa có được những giải pháp phù hợp. Cũng như tại Hà Nội, các siêu thị tại TP.HCM còn vi phạm nhiều, giải quyết khiếu nại chưa tốt, chăm sóc sau bán hàng chưa chất lượng nên người tiêu dùng lại càng dễ chuyển sang dùng sản phẩm mới.

III. SIÊU THỊ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỚI VĂN HÓA TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài dù chỉ mới vào Việt Nam chưa lâu nhưng đã “lấy” mất của siêu thị Việt Nam 60% lượng khách hàng [6], đang ngày càng gây khó khăn cho hệ thống siêu thị Việt Nam trong việc giành thị phần. Các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài hơn siêu thị nội địa không chỉ ở năng lực tài chính, tính chuyên nghiệp, hậu cần mà còn ở khả năng am hiểu thị trường Việt Nam của họ. Có thể kể đến một vài điểm đáng lưu ý về sự phù hợp giữa hoạt động của các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài với văn hóa tiêu dùng Việt Nam như sau:

Các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp một tập hợp hàng hóa phong phú và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng hơn rất nhiều so với các siêu thị nội địa. Khi Việt Nam yêu cầu tỷ lệ hàng nội địa họ đã có những chiến lược vừa đáp ứng yêu cầu của Việt Nam vừa đảm bảo lợi nhuận thông qua thái độ tôn trọng người tiêu dùng Việt Nam. Chẳng hạn như BigC luôn đạt tỷ lệ 90-95% hàng sản xuất tại Việt Nam [13,107], hay dự án kết hợp với Saigon Co.opMart của Metro đưa trái bơ Việt Nam vào chuỗi phân phối [30].

Giá cả là một lợi thế của các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài so với siêu thị nội địa. Giá tại BigC và Metro luôn thấp hơn so với các siêu thị Việt Nam từ 10- 15% và luôn luôn có các đợt giảm giá rất thiết thực [6].

Trưng bày hàng hóa tại các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài cũng thể hiện tính chuyên nghiệp cao hơn: lối đi rộng rãi, hàng hóa trưng bày bắt mắt, dễ tìm, có các biển chỉ dẫn các gian hàng rõ ràng.....Không gian tại các siêu thị này đã tạo cho khách hàng một sự thích thú đặc biệt, thậm chí đây còn là nơi vui chơi giải trí của rất nhiều người.

Dịch vụ khách hàng của các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài cũng chất lượng hơn so với các siêu thị nội địa. Bãi giữ xe miễn phí, rộng rãi, giữ đồ an toàn, các dịch vụ bổ trợ như cửa hàng ăn uống, khu vui chơi cho trẻ em......

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình hơn so với các siêu thị Việt Nam. Công tác huấn luyện nhân viên, hỗ trợ nhà sản xuất là nông dân cũng được đầu tư mạnh, chẳng hạn như Metro cho biết đã chi gần 800.000 euro cho công tác huấn luyện nhân viên. Hay BigC có chính sách nguồn nhân lực dựa trên ưu điểm từng cá nhân, tuyển dụng người khuyết tật và tạo điều kiện cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập cộng đồng [24].

Chính sách tiếp thị của các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài mang lại nhiều hiệu quả: các catalogue giới thiệu sản phẩm của BigC, Metro giúp người tiêu dùng có thông tin cụ thể về từng mặt hàng, từng đợt khuyến mãi....Quảng cáo tại nơi bán cũng được chú ý và rất thu hút khách hàng. Người tiêu dùng cũng bị hấp dẫn nhiều bởi các đợt khuyến mãi thường xuyên và thực sự có chất lượng của các siêu thị này.

Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam - 9


Văn hóa tiêu dùng là yếu tố mang tính định tính và khó nắm bắt, do vậy thực trạng chung của các siêu thị Việt Nam hiện nay là chưa thấy được tầm quan trọng của văn hóa tiêu dùng đối với chiến lược phát triển siêu thị, nên chưa có sự đầu tư đáng kể vào nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của từng thị trường cũng như chưa thể hiện được sự quan tâm tối đa tới nhu cầu khách hàng. Trong chương III tôi xin đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển siêu thị Việt Nam phù hợp với văn hóa tiêu dùng.


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI VĂN HÓA TIÊU DÙNG‌‌

I. DỰ BÁO XU HƯỚNG VĂN HÓA TIÊU DÙNG TRONG TƯƠNG LAI

1. Dự báo những biến đổi tác động tới văn hóa tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam ngày nay không còn là những người tiêu dùng chỉ biết dùng sản phẩm mà họ còn biết cách đòi hỏi ở sản phẩm. Trình độ dân trí ngày càng cao tạo ra một xã hội tiêu dùng khó tính hơn, thông thái hơn. Văn hóa tiêu dùng lại luôn biến đổi và phức tạp hơn. Chính điều này sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp phải cố gắng đáp ứng và không ngừng đổi mới trong kinh doanh. Muốn đổi mới doanh nghiệp cần có những nhận định tốt về xu hướng tiêu dùng cũng như những yếu tố sẽ ảnh hưởng tới văn hóa tiêu dùng trong tương lai để đưa ra dự báo nhu cầu cho chính xác. Có thể kể đến 6 yếu tố tác động mạnh nhất đến xu hướng tiêu dùng trong tương lai như sau [11,69]:

Thứ nhất là tâm lý muốn dung nạp nhiều thông tin hơn trong thời đại bội thực thông tin. Dù các nhà khoa học đang cố kéo dài tuổi thọ con người thì việc bội thực thông tin vì thiếu thời gian tiêu hóa nó vẫn là bài toán khó giải, nhất là con người sở hữu nguồn tài nguyên tri thức khổng lồ nhờ sự trợ giúp của máy tính và Internet. Trên thực tế, con người hiện nay phải tiếp thu nhiều thông tin cùng một lúc, ví dụ như vừa lướt Net vừa xem truyền hình; vừa lái xe vừa trò chuyện điện thoại; vừa check mail trên PDA vừa dự họp. Hậu quả là trí nhớ chúng ta sẽ mất nhiều cái đáng nhớ hơn, thậm chí gây ra trầm cảm và stress. Đây lại là cơ hội cho những nhà kinh doanh thuốc, các bệnh viện, các trung tâm phục hồi sức khỏe cũng như các nhà kinh doanh thẻ nhớ.


Thứ hai là cuộc sống tiện nghi, đề cao sự tự do cá nhân kéo theo sự cô độc và đặc điểm thích thể hiện cái tôi độc đáo, độc nhất của mỗi người. Đây không phải là bệnh thích đề cao mình mà chỉ là một ước muốn cá biệt hóa bản thân thông qua những tài sản và kinh nghiệm của mình. Sản phẩm blog từ Yahoo đã tạo nên một cơn sốt vì đã đáp ứng nhu cầu thể hiện cá tính độc đáo của giới trẻ hiện nay.

Thứ ba là sự phát triển của khoa học công nghệ. Con người sẽ phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn, ngại làm những công việc lặt vặt hơn. Thay vì tự làm công việc nhà chúng ta sẽ thích thuê người khác làm hơn để tập trung vào việc khác. Chức năng nội trợ của người vợ sẽ chuyển phần lớn cho công ty dịch vụ gia đình. Con người chỉ ngồi tại chỗ và đưa ra các nhu cầu của mình. Điều này dẫn đến tình trạng béo phì và các bệnh tim mạch. Nhưng đây cũng lại là một cơ hội kinh doanh những mặt hàng cho người béo phì và các bệnh nhân tim mạch.

Thứ tư là phụ nữ tham gia hoạt động xã hội ngày càng tăng. Từ đây vai trò của phụ nữ trong tiêu dùng ngày càng quan trọng. Phụ nữ trở thành một phân khúc khách hàng tiềm năng cho các nhà sản xuất ô tô, máy tính và các sản phẩm vốn chỉ dành cho đàn ông. Ngược lại phái nam lại ngày càng chú ý đến vẻ ngoài của mình hơn trước.

Thứ năm là những tình thế mới khiến cuộc sống trở nên mong manh hơn. Sống trong một thế giới đầy hoài nghi và bất an, con người sẽ dần thay đổi cách thức tiêu dùng. Những sản phẩm có tuổi đời ngắn hạn nhưng đáp ứng được ngay nhu cầu con người sẽ được ưa chuộng hơn là những sản phẩm bền chắc mà không đẹp. Con người sẽ có xu hướng hưởng thụ nhiều hơn; chui vào vỏ ốc để tránh khỏi thế giới bất an; giữ chậm quá trình già đi; phiêu lưu mạo hiểm và thỏa mãn những ham muốn nhỏ hơn là những nhu cầu lâu dài.


Thứ sáu là ảnh hưởng xấu từ môi trường buộc con người phải có thái độ sống khác. Họ tích cực bảo vệ môi trường, chia sẻ nhiều hơn với người nghèo, tiêu dùng sản phẩm sạch và có trách nhiệm hơn với xã hội nhằm kéo dài sự sống của mình và duy trì môi trường sống cho thế hệ sau.

2. Xu hướng văn hóa tiêu dùng trong thời gian tới

Qua tổng kết xu hướng tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam, cùng với những nhận định về những biến đổi tác động đến văn hóa tiêu dùng, có thể dự báo một số xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới ở Việt Nam như sau:

Thế hệ người tiêu dùng trẻ và tầng lớp thu nhập cao sẽ tác động mạnh đến thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng Việt Nam.

Thế hệ trẻ là một tầng lớp tiêu dùng mới với những đặc điểm: thu nhập tăng - chi tiêu nhiều, am hiểu sản phẩm và luôn nâng cao mức sống, khó tính hơn và thích biểu lộ mình. Theo thống kê của Asian Demographics, 57% dân số Việt Nam hiện nay có độ tuổi dưới 30 và trong vòng 10 năm tới là 50%. Dự báo thế hệ này sẽ tạo ra một xu hướng tiêu dùng hàng hiệu và các sản phẩm công nghệ cao, đi du lịch, chơi thể thao, chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam [39]

Trong thời gian tới, một tầng lớp mới có thu nhập cao (hiện chỉ khoảng gần 1% dân số) sẽ xuất hiện ở Việt Nam và đến năm 2016, tầng lớp này sẽ chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân. Tầng lớp mới sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm, từ xe hơi BMW đến các ngôi nhà được thiết kế độc đáo và những chiếc đồng hồ sang trọng. Dự báo một tầng lớp tiêu thụ mới sẽ đẩy mạnh việc tiêu dùng, nhất là các mặt hàng cao cấp [39].

Cách thức mua sắm hiện đại sẽ dần thay thế các loại hình phân phối truyền thống. Cơ sở hạ tầng thay đổi theo hướng hiện đại hóa, thu nhập người dân ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng… Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần phát triển cách thức mua sắm văn minh, hiện đại. Tần


số mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít người tiêu dùng mua sắm hàng ngày ở các chợ và bắt đầu mua khối lượng lớn theo tuần. Thẻ tín dụng sẽ cho phép việc mua sắm tăng lên vì người tiêu dùng sẽ có thể dùng loại thẻ nhựa này thay cho ví tiền mặt. Dự báo các đại lý thương mại hiện đại sẽ cách mạng hóa thói quen tiêu dùng bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm.

Nhu cầu về ăn uống sẽ khác hiện tại: Trong thời gian tới người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, đến các thành phần và các nhãn hiệu với những “hàm lượng chất béo thấp” hoặc “hàm lượng cholesterol thấp”. Dự báo thức ăn dinh dưỡng, sạch và an toàn và đam mê luyện tập thể dục sẽ trở thành xu hướng mới trong vòng 10 năm tới tại Việt Nam [39].

Các sản phẩm tiêu dùng có xu hướng thay đổi do tác động của biến đổi cơ sở hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ tầng mang đến xu hướng mới trong trang trí và sửa chữa nhà cửa. Đồng thời sự chú trọng vào các mặt hàng điện tử cũng có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công trong tương lai của những mặt hàng dùng lâu bền như TV, tủ lạnh và máy tính. Dự báo, phát triển cơ sở hạ tầng sẽ mang lại sự bùng nổ trong mua sắm các vật dụng có giá cao như xe hơi, hàng điện tử và các phương tiện truyền thông [39].

Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ sẽ có tác động thúc đẩy chi tiêu cho du lịch của người tiêu dùng Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam dù non trẻ nhưng đã đạt được sự phát triển trên 15%/năm trong những năm qua. Ngành du lịch sẽ làm giàu toàn bộ đất nước, chứ không chỉ các trung tâm đô thị lớn hay các thành phố du lịch. Du khách cũng sẽ mang theo văn hóa và ngôn ngữ của họ. Vì vậy ngành du lịch sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng qua các sản phẩm từ nước ngoài, qua đó tạo nhiều việc làm cho người tiêu dùng tương lai của Việt Nam… Dự báo, du lịch sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước cũng như sẽ ảnh hưởng mạnh đến xu hướng tiêu dùng Việt Nam [39].

Về làm đẹp: Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân trước đây là lĩnh vực phụ nữ quan tâm. Xu hướng này vẫn tiếp tục. Nhưng nam giới sẽ tham gia vào cuộc cách mạng chăm sóc sắc đẹp. Qua khảo sát của AC Nielsen cho thấy 87% đàn ông Việt Nam thừa nhận họ càng ngày càng để ý đến hình thức nhiều hơn, 67% cho rằng việc nam giới dành tiền bạc, thời gian để chăm sóc vẻ ngoài là hoàn toàn tốt [37]. Cùng với sự tăng trưởng thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân ở Việt Nam những cửa hàng chuyên về lĩnh vực này sẽ nhanh chóng xuất hiện. Các công ty bán hàng tận nhà cũng sẽ xuất hiện. Dự báo, những sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho hai giới sẽ tiếp tục bùng nổ ở Việt Nam.

Phân khúc tiêu dùng: Hiện tại phân khúc tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chưa rõ nét (trừ số ít người tiêu dùng giàu có). Sự phân biệt giới tính và tuổi tác cũng chưa tạo nhiều sự phân khúc khác. Năm 2016, Việt Nam sẽ là một nước tràn ngập sự phân khúc tiêu thụ. Mặc dù của cải, giới tính và tuổi tác vẫn giữ vai trò quan trọng trong phân khúc tiêu thụ nhưng người tiêu dùng sẽ tiến đến sự phân khúc phức tạp hơn và tạo ra một thị trường đa dạng hơn nhiều. Điều này sẽ tác động đến sự phát triển quảng cáo, những giải pháp thị trường. Và trên hết là sự phát triển mạnh của sản phẩm và sự thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Dự báo sự phân khúc tiêu dùng đưa chi phí marketing tại Việt Nam đến những tầm cao mới [39].

2. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển siêu thị Việt Nam trước xu hướng văn hóa tiêu dùng mới

2.1. Cơ hội

Quy mô thị trường lớn; tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định ở mức từ 7,5- 8,2%, đứng thứ 2 châu Á; thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện là một cơ hội lớn và quan trọng đối với vấn đề thị trường tiêu thụ của siêu thị Việt Nam. Dân số Việt Nam hiện nay gần 84 triệu người và sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới trong

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí