Thực Trạng Hoạt Động Của Siêu Thị Việt Nam Hiện Nay


trong số 1200 người được phỏng vấn trong một cuộc khảo sát của Công ty TNS trả lời rằng sức khỏe đối với họ còn quan trọng hơn cả sự giàu có [27].

- Vui chơi giải trí: Có thể thấy giải trí ở Hà Nội nhẹ nhàng và trầm lắng; giải trí còn là để đi sâu vào tâm hồn còn ở Sài Gòn là sự sôi nổi, trẻ trung; giải trí thuần túy là để giải trí. Du lịch đang là hình thức giải trí được ưa chuộng tại hai thành phố này. Nhưng mức chi cho du lịch khác nhau ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Người Hà Nội chi gần 13 triệu đồng/lần cho du lịch nước ngoài và 3 triệu đồng/lần cho du lịch nội địa, vượt xa mức chi tiêu của người Sài Gòn (9 triệu đồng/lần và 1 triệu đồng/lần) [33].

- Người Hà Nội chi tiêu nhiều cho nhà ở, sản phẩm công nghệ cao, xe cộ nhưng ăn uống thì tiết kiệm, ăn mặc lại cầu kỳ. Ngược lại, người Sài Gòn có thể đi xe cũ, ở nhà tạm, dùng điện thoại đời cũ, ăn mặc thoải mái nhưng chi cho ăn uống, giải trí rất lớn và một khi đã tiêu xài cho xe cộ, nhà ở, sản phẩm điện tử, làm đẹp thì số tiền chi ra không nhỏ chút nào. Như vậy có thể thấy người Sài Gòn có cách thức mua sắm gần với người dân các nước phát triển hơn: mua ít lần nhưng khối lượng mỗi lần mua lớn.

Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng không phải là bất biến, đã có sự di chuyển về trung tâm tiêu dùng từ TP.HCM ra Hà Nội. Theo khảo sát của hãng Mercer Human Resource Consulting (Anh) tại 144 thành phố về mức độ chi phí sinh hoạt thì năm 2003 Hà Nội và TP.HCM đứng thứ 14 và 16, còn năm 2004 hai thành phố này đứng thứ 29 và 36, giảm nhiều bậc so với năm trước nhưng vẫn là 2 thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á. Mức đắt đỏ này chủ yếu là do giá bất động sản ở Việt Nam quá cao, nhất là ở Hà Nội. Nhưng điều này cũng chứng tỏ thu nhập và tiêu dùng ở Hà Nội đã tăng nhiều hơn TP.HCM. Có thể thấy hầu hết các khoản chi tiêu, tổng số tiền người Hà Nội chi tiêu đều nhiều hơn người Sài Gòn, thậm chí trong một số khoản, cả số lần và số tiền chi tiêu đều nhiều hơn như du lịch nước ngoài, mua quần áo, mỹ phẩm. Đối với người tiêu dùng Hà Nội, giá cả không còn là yếu tố quan trọng nhất nữa


mà ngày càng có nhiều người coi trọng yếu tố “tiền nào của nấy”. Hiện nay, có rất nhiều người Hà Nội sang các nước lân cận để sắm hàng hiệu, giải thích cho mức chi cho du lịch của người Hà Nội cao hơn hẳn so với người Sài Gòn [33]‌

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SIÊU THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong phần này khái niệm “siêu thị” được nhìn nhận ở góc độ tương quan với trung tâm thương mại, tức là gồm cả siêu thị nhỏ, vừa và đại siêu thị.

1. Tình hình hoạt động của siêu thị Việt Nam hiện nay

Số lượng, quy mô siêu thị

Tính đến ngày 30/9/2005, số lượng siêu thị trong cả nước là 265 siêu thị, nhiều gấp 26,5 lần cách đây 10 năm. Số lượng siêu thị tăng nhanh nhưng quy mô còn nhỏ và phân bố chưa hợp lý. Hơn 1/3 số các siêu thị ở Hà Nội chưa đảm bảo các quy định hiện hành. TP.Hồ Chí Minh có lượng hàng hóa lưu chuyển qua siêu thị đạt 60%, cao hơn nhiều so với Hà Nội (20%) [5]. Tỷ lệ bình quân hàng hóa bán lẻ qua siêu thị trên cả nước mới chỉ đạt 10% so với 40% qua hệ thống chợ và 44% qua các cửa hàng truyền thống [8].

Hiện nay cả nước có khoảng 33% số lượng siêu thị chưa được phân hạng theo tiêu chuẩn phân hạng siêu thị của Bộ Công thương; 44,7% số lượng siêu thị thuộc tiêu chuẩn hạng III; 11,7% thuộc hạng II và chỉ có khoảng 10,6% đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng I (Bảng 2). Như vậy có thể thấy đại bộ phận siêu thị ở Việt Nam hiện nay là siêu thị quy mô nhỏ (45%) và rất nhỏ (33%). Chỉ có 22% số siêu thị trong cả nước có quy mô vừa và lớn (hạng I và II) [13,94].

Để hiểu rõ hơn hiện trạng siêu thị của Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu hệ thống siêu thị tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi tập trung tới 70% số lượng siêu thị của cả nước [13,94].


Bảng 2: Phân loại siêu thị tới năm 2005 theo tiêu chuẩn phân loại trong Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại

Hạng

Khu vực

I

(lớn)

II

(vừa)

III

(nhỏ)

Không thuộc hạng nào (rất nhỏ)

Tổng

Hà Nội

4

8

60

29

101

TP HCM

12

17

31

28

88

Địa phương khác

12

6

28

30

76

Tổng

28

31

119

87

265

Thị phần (%)

10,6

11,7

44,7

33

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam - 7

Nguồn: Bộ Công thương, Vụ Chính sách thị trường trong nước

Hiện Hà Nội có tới 101 siêu thị, chiếm 38% số lượng siêu thị cả nước, nhưng trong số đó có 29% không đáp ứng tiêu chuẩn phân hạng siêu thị, 59% là siêu thị hạng III, số lượng siêu thị hạng I và II chỉ chiếm 12% tổng số. Như vậy, so với tình hình chung của cả nước, quy mô siêu thị của Hà Nội nhỏ hơn (số siêu thị không phân loại được của Hà Nội tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng Hà Nội lại có nhiều siêu thị hạng III hơn mức trung bình, tổng tỷ trọng 2 loại này của Hà Nội là 88% so với của cả nước là 78%). Số lượng các siêu thị vừa và lớn của Hà Nội chỉ chiếm 12% trong tổng số siêu thị so với mức trung bình của cả nước là 22% [13,94-95].

Các siêu thị rất nhỏ của Hà Nội có diện tích kinh doanh chưa đầy 100m2.

Ví dụ siêu thị Cát Linh 65m2, siêu thị 66 Bà Triệu 80m2...Do vậy chủng loại hàng hóa trong các siêu thị loại này chỉ đạt mức 2.000-3.000 mặt hàng, doanh thu vì thế cũng chỉ ở mức 18-20 triệu đồng/ngày. Tuy vậy, hệ thống siêu thị của Hà Nội cũng được cải tiến và nâng cấp, nhiều siêu thị chưa đạt tiêu chuẩn

phân loại đã cố gắng mở rộng quy mô. Ví dụ Minimart Thái Hà tăng lên 250m2…Diện mặt hàng cũng tăng lên khoảng 3.500-5.000 mặt hàng và doanh số có khi tới trăm triệu đồng/ngày [13,95-96].

Những siêu thị vừa và lớn ở Hà Nội không nhiều: chỉ có 2 siêu thị Fivimart đạt tiêu chuẩn hạng II có diện tích kinh doanh 3000m2, gồm 20.000


mặt hàng, bãi đỗ xe khoảng 1000m2. Các chuỗi Intimex, Marko, Citimartchỉ đạt hạng III vì diện tích không đủ 2000m2[13,96].

TP.Hồ Chí Minh hiện có 88 siêu thị, trong đó siêu thị rất nhỏ chiếm 32% tổng lượng siêu thị, siêu thị nhỏ chiếm 35%, siêu thị vừa chiếm 19% và siêu thị lớn chiếm 14%. Nhìn chung, quy mô siêu thị của TP.HCM lớn hơn so với mức trung bình của cả nước. Tỷ trọng siêu thị vừa và lớn chiếm 33% so với mức trung bình của cả nước là 22% [13,97].

Ngoài ra ở TP.HCM có nhiều siêu thị đạt được tiêu chuẩn hạng I và hạng II. Riêng Saigon Co.opMart có hệ thống chuỗi 13 siêu thị tại TP.HCM, trong đó có 1 siêu thị đạt tiêu chuẩn hạng I là Co.opMart Nguyễn Kiệm, với diện tích kinh doanh là 6000m2, gồm 20.000 tên hàng, bãi đỗ xe có thể chứa 1500 xe, doanh thu đạt 1 tỷ đồng/ngày, 11 siêu thị khác đạt tiêu chuẩn hạng II với diện tích kinh doanh từ 2000 đến 4500m2, gồm khoảng 10.000-28.000 mặt hàng và chỉ có một siêu thị tiêu chuẩn hạng III do diện tích kinh doanh chỉ đạt 600m2. Chuỗi Maximark cũng có 1 siêu thị hạng I và 2 siêu thị hạng II, Citimart cũng có 2 siêu thị đạt tiêu chuẩn hạng II[13,97].

Các siêu thị Việt Nam còn yếu về tài chính. Bình quân một doanh nghiệp thương mại Việt Nam chỉ có 18 lao động và 6 tỷ đồng vốn. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh siêu thị đều có vốn liếng khá nhỏ: tỷ lệ hàng ký gửi chiếm 60- 70%, hàng tự thu mua 20- 30% [28]. Thua kém về tài chính là một cản trở lớn đối với các siêu thị Việt Nam trong việc đề ra các chiến lược cạnh tranh, nhất là cạnh tranh về giá với các tập đoàn bán lẻ quốc tế.

Tổ chức hoạt động kinh doanh siêu thị

Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần như kho bảo quản, kho lạnh, xe tải chuyên dùng....chuyên nghiệp. Về mặt này các doanh nghiệp phân phối Việt Nam tỏ ra rất yếu kém so với các tập đoàn quốc tế. Cơ sở hậu cần ít, thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Các siêu thị chỉ lo mở rộng kho trữ hàng, xây dựng xí nghiệp sản xuất mà chưa có chiến


lược tổ chức thu mua hàng hóa: 40% hàng hóa trong siêu thị chủ yếu là chờ nhà sản xuất mang đến. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hóa còn rời rạc. Vai trò kết nối nhà sản xuất với thị trường của khâu phân phối vẫn chưa được chú trọng, dẫn đến siêu thị Việt Nam tuy nhiều nhưng mang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp [35].

Siêu thị Việt Nam kinh doanh còn chưa chuyên nghiệp. Hiện chỉ có 1 siêu thị Việt Nam được xem là thành công tại thị trường nội địa là Saigon Co.op. Số lớn các siêu thị còn lại vẫn đang bế tắc trong kinh doanh. Điều này cho thấy tính chuyên nghiệp của ngành phân phối của Việt Nam còn yếu. Chẳng hạn như chuyên viên mua hàng của các siêu thị Việt Nam chưa có khả năng điều đình với nhà cung cấp, chưa nói đến việc tư vấn lại cho họ nên sản xuất hàng như thế nào, tiếp thị, quảng bá ra sao… Tình trạng nhà sản xuất đến chào hàng, bị từ chối và chưa hiểu tại sao sản phẩm của họ bán được ra nước ngoài nhưng không thể nào bán trong siêu thị Việt Nam vẫn còn [35].

Các siêu thị Việt Nam cũng chưa có sự liên kết đồng bộ. Tính liên kết giữa các siêu thị xoay quanh ba mối quan hệ: giữa các siêu thị với nhau, giữa siêu thị với nhà cung cấp và giữa siêu thị với người tiêu dùng. Mỗi siêu thị chỉ chăm sóc được một khu vực thị trường, để đủ khả năng đối trọng với các tập đoàn bán lẻ quốc tế các siêu thị cần có sự liên kết qua 3 mối quan hệ này. Nhưng giữa các siêu thị Việt Nam chưa có sự cạnh tranh và hợp tác với nhau vì lợi ích người tiêu dùng đối với các vấn đề thị trường như dịch cúm gà, nước tương có chứa 3-MPCD..... Giữa siêu thị và nhà cung cấp còn nhiều bất cập khi siêu thị chưa xem nhà cung cấp là một đối tác mà chỉ là nhà cung cấp nên thường gây áp lực về giá, số lượng, chất lượng.....Mối quan hệ giữa siêu thị và người tiêu dùng còn lỏng lẻo, siêu thị chưa làm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, đây sẽ là kẽ hở thuận lợi cho các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam.

1.3. Hàng hóa trong siêu thị

Loại hàng hóa: có thể thấy các siêu thị hạng I, II có chủng loại hàng hóa phong phú, tập hợp hàng hóa vừa rộng và sâu còn lại đa phần các siêu thị hạng III và không phân loại được tuy tập hợp hàng hóa tương đối nhiều song xét về chủng loại thì còn khá nghèo nàn, chưa tập trung vào cái khách hàng cần mà chủ yếu là bán cái mình có. Siêu thị Việt Nam kinh doanh hàng công nghệ phẩm là chính, hàng thực phẩm mới chiếm một phần nhỏ và chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về độ tươi ngon, giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm... Điều này chứng tỏ siêu thị chưa thực sự vì người tiêu dùng, chưa hiểu động lực của người tiêu dùng khi chọn siêu thị chứ không phải chợ truyền thống là muốn mua được hàng chất lượng tốt hơn với giá phải chăng. Các siêu thị cũng chưa có đặc trưng về hàng hóa cho mỗi siêu thị mà chủ yếu kinh doanh các mặt hàng tương tự nhau nên chưa tạo được thương hiệu riêng trong tâm trí khách hàng.

Chất lượng hàng hóa: một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay đối với hàng hóa trong siêu thị là chất lượng sản phẩm. Nhìn chung, qua điều tra ban đầu, người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng hàng hóa trong siêu thị và họ đến siêu thị với lý do chính là chất lượng đảm bảo (70% khách hàng trả lời họ đến siêu thị vì tin tưởng vào chất lượng hàng hóa siêu thị - số liệu thuộc Tổng cục thống kê, Bộ Công thương [13,104]). Hầu hết hàng bày bán trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng bị hỏng khi vẫn còn hạn sử dụng, hàng giả, hàng nhái trong siêu thị. Tại nhiều siêu thị hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc không đảm bảo chất lượng được bán khá nhiều, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng. Vừa qua, cơ quan chức năng đã phát hiện một số vi phạm như tại siêu thị 66 Bà Triệu ghi không đầy đủ các thông số theo quy định, không có tem phụ bằng tiếng Việt, một số mặt hàng không ghi hạn sử dụng, địa chỉ nơi sản xuất...thậm chí


có những sản phẩm nhập khẩu nhưng siêu thị tự dán giấy đề hạn sử dụng lên sản phẩm [19] hay Fivimart bán bánh trung thu mốc [23]

Tỷ lệ hàng Việt Nam tại các siêu thị: so với trước đây tỷ lệ hàng Việt Nam tại các siêu thị đã tăng cao. Chuỗi Sài Gòn Co.opMart là người đi tiên phong thực hiện chiến lược “nội địa hóa” hàng hóa trong siêu thị với mức tăng tỷ lệ hàng sản xuất trong nước trong siêu thị từ 20-30% lên đến 80-90%. Tỷ lệ này ở Maximark là trên 70%, Citimart xấp xỉ 70%. Tại Hà Nội siêu thị Fivimart duy trì tỷ lệ hàng nội địa là trên 70% [13,106].

Giá cả hàng hóa trong siêu thị: Nhìn chung giá cả trong siêu thị ở Việt Nam luôn cao hơn so với giá ở chợ hoặc tại các cửa hàng bách hóa. Về mức độ chênh lệch giá cả cũng rất đa dạng, mức chênh lệch giá phổ biến giữa các siêu thị với các dạng cửa hàng khác là 10-15% và với các chợ truyền thống là khoảng 10-25%. Mặt khác, giữa các loại siêu thị cũng có sự chênh lệch đáng kể về giá. Giá cả hàng hóa ở các siêu thị thuộc các hệ thống thương mại Nhà nước như siêu thị số 5 Nam Bộ, siêu thị Intimex(Hà Nội) và các siêu thị trong hệ thống thương mại tập thể như Co.opMart (TPHCM) có mức giá bán cao hơn so với các siêu thị tư nhân. Hệ thống siêu thị tại TP.HCM có mức giá tương đối rẻ hơn so với các siêu thị tại Hà Nội [13,107].

Đối với các mặt hàng tiêu dùng phổ biến giá bán tại các siêu thị tương đối sát với giá bên ngoài. Các hàng hóa ít thông dụng, nhất là các sản phẩm nhập ngoại như rượu, bánh kẹo, mỹ phẩm…mức giá bán tại các siêu thị thường cao hơn nhiều so với giá bán ở nơi khác [13,108]

Để thúc đẩy quá trình mua hàng, các siêu thị thường xuyên có các đợt giảm giá nhưng các mặt hàng được giảm giá lại thường là hàng tồn kho, gần hết hạn sử dụng và kém chất lượng, do vậy chưa kích được cầu tiêu dùng.

Thời gian thanh toán cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến sức thu hút của siêu thị đối với khách hàng. Hiểu được điều đó, các siêu thị đã tăng thêm các


quầy thu ngân; các siêu thị có diện tích lớn rất có lợi thế trong việc mở thêm quầy thu ngân, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Bên cạnh đó khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ...tại các siêu thị nhằm tiết kiệm thời gian và giảm lượng tiền mặt mang theo. Citimart (TP.HCM) là siêu thị đầu tiên hợp tác với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) phát hành loại thẻ tín dụng nội địa Citimart Visa Electron cho phép chủ thẻ dùng tiền trong tài khoản để mua sắm tại Citimart. Tiếp sau Citimart, các siêu thị khác như Maximark, Co.opMart, siêu thị Miền Đông cũng bắt đầu hợp tác với các ngân hàng trong lĩnh vực này [41]. Riêng chuỗi siêu thị Co.opMart đã nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế. Đặc biệt Co.opMart đang thực hiện dịch vụ cho vay để mua trả góp các sản phẩm công nghệ cao như: máy tính, máy in, các sản phẩm kỹ thuật số...và đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia [13,115].

Điều kiện thanh toán của siêu thị đối với nhà sản xuất thường dài hơn rất nhiều so với các kênh phân phối truyền thống (15 ngày so với 1- 3 ngày) và những sản phẩm không bán được thường bị trả lại [14,14]. Thanh toán qua mạng còn quá yếu kém do hệ thống ngân hàng chưa phát triển. Mua sắm trên mạng cũng chưa thực sự sôi động khi mà chênh lệch giữa tỷ lệ số người truy cập Internet để xem tin tức, chơi game, chat, tra cứu tài liệu và tỷ lệ số người có biểu hiện mua bán trên mạng còn quá cao (75% so với 7%) [25].

Trưng bày hàng hóa

Trưng bày hàng hóa được xem là tác nhân kích thích hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Hàng hóa được trưng bày bắt mắt, có nghệ thuật sẽ tác động đến các giác quan của con người, từ đó khơi gợi nhu cầu và khuyến khích họ mua hàng ngẫu hứng. Việc sắp xếp hàng hóa với các kệ giá phù hợp tầm nhìn với các biển chỉ dẫn, sơ đồ đến các gian hàng hay thiết kế lối đi giữa các gian hàng rộng rãi còn giúp khách hàng tìm thấy loại hàng mình cần mua một cách dễ dàng, thuận tiện.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí