Lưu ý: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố tới lượng cầu hàng hoá dịch vụ người ta thường giả định các yếu tố khác không thay đổi. Vì thế có hàm cầu theo giá, hàm cầu theo thu nhập.
b. Hàm cầu theo giá
Trong quan hệ hàm số, lượng cầu và mức giá có thể biểu diễn qua phương trình:
QD = f(P)
Trong đó: QD: Lượng cầu về hàng hóa dịch vụ đang xét.
P: Là giá cả hàng hóa đang xét.
Hàm cầu phổ biến là hàm cầu tuyến tính, có dạng:
QD = - aP + b
Trong đó: QD: Là lượng cầu.
P: Là giá hàng hóa.
a: Hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. b: Hệ số biểu thị lượng cầu khi giá bằng 0.
Hàm cầu ngược (là cách viết khác của hàm cầu):
Đặt: -1/a = a' b/a = b'
P 1 Q b
D a a
Ta có thể viết lại hàm cầu ngược dưới dạng: PD = - a'.P + b'
Các hàm cầu đã thiết lập ở trên được giới hạn trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi, hàm chỉ thể hiện quan hệ tương quan giữa giá cả và lượng cầu hàng hóa dịch vụ đang xét.
Dấu trừ (-) trước hệ số a hoặc a' nhằm đề cập đến trường hợp tổng quát của đường cầu, đó là thể hiện quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu.
2.1.1.7. Cầu cá nhân và cầu thị trường
a. Cầu cá nhân
Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là cầu cá nhân.
b. Cầu thị trường
Cầu thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân hàng của hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Lượng cầu trên thị trường là tổng lượng cầu của moi người mua.
Ví dụ: Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, các sinh viên có 2 lựa chọn về làm khóa luận, hoặc thuê đánh máy hoặc tự viết tay. Ta có biểu cầu như sau:
Bảng 2.2: Cầu cá nhân và cầu thị trường thuê đánh máy của sinh viên
Lượng cầu (số trang) | Tổng cầu | ||||
Sinh viên A | Sinh viên B | Sinh viên C | Sinh viên D | ||
500 | 1 | 4 | 0 | 0 | 5 |
450 | 2 | 6 | 0 | 0 | 8 |
400 | 3 | 8 | 0 | 0 | 11 |
350 | 5 | 11 | 0 | 0 | 16 |
300 | 7 | 14 | 1 | 0 | 22 |
250 | 9 | 18 | 3 | 0 | 30 |
200 | 12 | 22 | 5 | 0 | 39 |
150 | 15 | 26 | 6 | 0 | 47 |
100 | 20 | 30 | 7 | 0 | 57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhập môn kinh tế học - 1
- Nhập môn kinh tế học - 2
- Biểu Cầu Về Tiêu Dùng Bia Của Khách Hàng A Trong Một Tuần
- Cung Cá Nhân Và Cung Thị Trường Sản Phẩm Quần Jean
- Trạng Thái Cân Bằng Mới Khi Đường Cầu, Đường Cung Dịch Chuyển
- Lợi Ích Và Quy Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Trên cơ sở nguyên lý tính toán cầu thị trường từ tổng các cầu cá nhân; chúng ta sẽ dựng cầu thị trường của một hàng hóa nào đó với chỉ 2 cá nhân tồn tại trên thị trường, kết quả dựng đường cầu thị trường thông qua đồ thị sau:
D2
D1
DTT
P
P1
0 Q1 Q
Hình 2.5: Đường cầu thị trường
Theo lý thuyết, chúng ta sẽ thiết lập được đường cầu thị trường (DTT) bằng cách cộng theo chiều ngang của 2 đường cầu cá nhân D1 và D2. Khi Q ≤ Q1, đường cầu thị
trường chính là đường cầu D2, khi Q > Q1, đường cầu thị trường là tổng cầu của 2 cá nhân tham gia vào thị trường. Do đó, đường cầu thị trường trong trường hợp trên chính là đường "tô đậm" (gãy khúc tại điểm A tương đương với mức giá P1 và lượng cầu là Q1).
2.1.1.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu
a. Sự di chuyển của đường cầu
Sự di chuyển đường cầu là sự vận động dọc theo đường cầu hay là sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cầu (thay đổi điểm cầu).
P
P1
A
B
P2
D
0
Q1
Q2
Q
Hình 2.6: Sự di chuyển của đường cầu
Nếu giá cả của hàng hoá giảm xuống và các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ có hiện tượng tăng lên của lượng cầu.
Nếu giá cả của hàng hoá đó tăng lên và các yếu tố khác không đổi thì sẽ có hiện tượng giảm xuống của lượng cầu.
- Nếu thay đổi từ điểm A đến B : đường cầu di chuyển theo hướng tăng (tăng lượng cầu). Nếu ngược lại từ B về A: đường cầu di chuyển theo hướng giảm (giảm lượng cầu).
- Khi giá hàng hoá đang xét (PX) thay đổi sẽ làm đường cầu di chuyển.
- Khi đường cầu di chuyển sẽ làm thay đổi theo hướng tăng hoặc giảm lượng cầu hàng hoá dịch vụ trên thị trường.
b. Sự dịch chuyển của đường cầu
Sự dịch chuyển đường cầu là sự thay đổi toàn bộ đường cầu từ vị trí này sang vị trí khác.
Khi các yếu tố phi giá (ngoại sinh) như: thu nhập, giá hàng hoá liên quan, thị hiếu sở thích người tiêu dùng, số lượng người tiêu dùng... thay đổi sẽ làm D dịch chuyển hay có sự thay đổi của cầu.
Nếu dịch chuyển lên trên về phía phải (từ D sang D1): D dịch chuyển theo hướng tăng (tăng cầu). Nếu dịch chuyển xuống dưới về phía trái (từ D sang D2): D dịch chuyển theo hướng giảm (giảm cầu).
D1
D2
D
P
P1
0 Q1 Q2 Q
Hình 2.7: Sự dịch chuyển của đường cầu
Ví dụ: Sự tăng lên của thu nhập, sự gia tăng dân số, sự gia tăng của giá cả hàng hoá thay thế hoặc giảm xuống của giá các hàng hoá bổ sung sẽ làm dịch chuyển toàn bộ đường cầu D sang bên phải tới đường D1. Đó là sự tăng lên của cầu.
Còn khi thu nhập giảm, dân số giảm, giá các hàng hoá thay thế hoặc giá các hàng
hoá bổ sung tăng sẽ làm dịch chuyển đường cầu D về phía trái tới đường D2. Đó là sự giảm xuống của cầu. Khi D dịch chuyển sang D1 theo hướng tăng thì với cùng 1 mức giá P1 thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hoá nhiều hơn (khả năng thanh toán của họ sẽ nhiều hơn - Q2>Q1)
Khi đường cầu dịch chuyển tăng sẽ tạo ra 2 hệ quả: hoặc lượng cầu cao hơn ở mức giá như cũ, hoặc giá cao hơn ở lượng cầu như cũ. Còn khi đường cầu dịch chuyển giảm sẽ gây ra hệ quả ngược lại.
2.1.2. Cung hàng hoá dịch vụ
2.1.2.1. Khái niệm cung
Cung (Suppy) là một thuật ngữ dùng để diễn đạt lượng hàng hoá dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận) trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi. Như vậy, cung chỉ xuất hiện khi có đủ hai điều kiện trên xảy ra cùng một lúc (người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán).
Khi phân tích khái niệm về Cung hàng hóa dịch vụ nào đó, cần quan tâm đến một số điểm sau:
- Điều kiện hình thành cung:
Điều kiện là người sản xuất có khả năng (có hàng hoá, dịch vụ); người sản xuất sẵn sàng bán. Ví dụ: Tôi có xe máy nhưng tôi không muốn bán thì hành động bán xe máy không diễn ra.
- Việc cung ứng hàng hoá phải được xác định trong một khoảng không gian và thời gian xác định.
Về mặt không gian: ở đây muốn nói đến phạm vi mua bán hàng hoá, dịch vụ.
Ví dụ: cùng một mức giá về thịt lợn là 20.000đ/kg nhưng cung ở Hà Nội và ở Bắc Cạn là hoàn toàn khác nhau. Vì nó liên quan đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng và quy mô khách hàng và quy mô sản xuất.
Thời gian là thời điểm mua bán hàng hoá, dịch vụ
Ví dụ: Trong các mùa trong năm thì về mùa hè khả năng cung ứng nước giải khát sẽ nhiều hơn rất nhiều về mùa đông.
- Khi xem xét ảnh hưởng của yếu tố giá cả đến lượng cung của 1 hàng hoá nào đó thì người ta phải coi như các yếu tố khác không thay đổi bởi vì các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung rất nhiều.
- Trong kinh tế thị trường chỉ có cung nào phù hợp với cầu thị trường mới trở thành cung của thị trường.
2.1.2.2. Lượng cung
Lượng cung là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không thay đổi).
Ví dụ: Cùng một sản phẩm hàng hóa dịch vụ, tại mức giá là 3.000đ/kg, số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng và có khả năng mua là 6 tấn/ngày; tại mức giá là 3.200đ/kg, số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng và có khả năng mua là 10 tấn/ngày. Như vậy, chúng ta sẽ nói lượng cung hàng hóa đó (QS1) là 6 tấn/ngày tại mức giá (P1) 3.000đ/kg; lượng cung hàng hóa đó (QS2) là 10 tấn/ngày tại mức giá (P2) 3.200đ/kg (cả QS1 và QS2 đều là lượng cung nhưng luôn gắn với một mức giá cụ thể là P1 hoặc P2).
2.1.2.3. Biểu cung
Là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung cấp ở các mức giá thị trường trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Biểu cung gồm 2 cột: Một cột phản ánh giá của hàng hóa và một cột phản ánh lượng cung về hàng hóa đó.
Bảng 2.3: Biểu cung của một hãng bia A trong một tuần trên một phường
Lượng cung về bia - QS (Cốc) | |
0,0 | 0 |
1,0 | 10 |
2,0 | 20 |
3,0 | 30 |
4,0 | 40 |
5,0 | 50 |
Biểu cung chỉ ra lượng cung tại mỗi mức giá. Ở mỗi mức giá chúng ta có thể xác định được số lượng hàng hóa mà nhà sản xuất cung ứng.
2.1.2.4. Đường cung
Khi biểu diễn biểu cung lên đồ thị (trục tung là mức giá và trục hoành là lượng) thì đường biểu diễn này gọi là đường cung
Đường cung là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung cấp ở các mức giá.
Khi thể hiện mối quan hệ tương quan giữa giá và lượng cung trên đồ thị, đường cung sẽ có dạng dốc lên trên (dạng phổ biến); ngoài ra, cũng tồn tại các xu hướng khác của đường cung là những trường hợp đặc biệt khi đường cung không còn xu hướng duy nhất là dốc xuống lên trên.
a. Trường hợp phổ biến của đường cung
S
P
P2 P1
0 Q1 Q2
Hình 2.8: Đường cung dốc lên
Đường cung có chiều đi lên đối với hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cá nhân. Một lý do quan trọng dẫn đến việc đường cung có độ dốc đi lên trên là lượng đầu vào biến đổi tăng lên trong khi các đầu vào khác cố định. Càng về sau, mỗi lao động tăng thêm sẽ đóng góp ngày càng ít số lượng sản phẩm sản xuất thêm. Mức giá cả để khuyến khích sản xuất thêm hàng hóa này vì thế cần phải tăng lên. Chính sự tăng giá này sẽ khuyến khích người sản xuất tăng mức sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường. Vì thế, đường cung về sản phẩm có chiều dốc lên trên.
b. Các trường hợp đặc biệt của đường cung
Các trường hợp đặc biệt của đường cung là những trường hợp mà khi thể hiện đường cung trên đồ thị không còn tuân thủ quy luật đường cung dốc lên trên.
- Đường cung dốc xuống dưới, đây là một trường hợp ngoại lệ xảy ra trong thời điểm rất ngắn (doanh nghiệp muốn thu hồi vốn). Trạng thái này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cung; giá giảm xuống nhưng người bán vẫn bán nhiều hơn (lượng cung tăng).
S
P
P0 P1
P2
0 Q1 Q2 Q0 Q
Hình 2.9: Đường cung dốc xuống
- Đường cung thẳng đứng (song song với trục tung), đây là trường hợp thể hiện rằng khi giá có tăng bao nhiêu đi nữa thì lượng cung về loại hàng hóa dịch vụ đó vẫn không đổi (Q1).
Chẳng hạn đối với cung về đất (xét theo số lượng đất thuộc sở hữu của người bán), khi giá tăng lên học muốn bán thêm nhưng cũng không còn đất để bán. Tuy nhiên, chỉ xét theo góc độ ứng xử của họ về lượng cung về đất khi giá thì vẫn tuân theo
trường hợp phố biến là đường cung dốc lên. Ngoài ra, có thể gặp tình huống này ở rất nhiều loại hàng hóa dịch vụ mà khoảng thời gian để tạo ra nó (sản xuất) dài, trong khi xét trong khoảng thời gian ngắn giá tăng thì họ cũng không thể cung ứng thêm; chẳng hạn như hoa tết, cây cảnh.
S
P
P2 P1
0 Q1 Q
Hình 2.10: Đường cung thẳng đứng
- Đường cung nằm ngang (song song với trục hoành), đây là trường hợp thể hiện rằng khi cùng một mức giá (P1) thì người sản xuất có bán ra với bất kể số lượng nào thì mức giá đó cũng không thay đổi (với cùng mức giá người sản xuất sẽ cung ứng với bất kể số lượng nào). Cũng như 2 trường hợp đặc biệt trên, trường hợp này cũng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn.
S
P
P1
0 Q1 Q2 Q
Hình 2.11: Đường cung nằm ngang