Nhập môn kinh tế học - 2

Tại điểm M thì số một lượng nhất định các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng hết nên đây là điểm không hiệu quả. Còn tại điểm N thì số lượng hàng hoá tăng nhưng không đủ các yếu tố sản xuất để sản xuất ra lượng sản phẩm đó.

Trên đường A, B... F chính là đường giới hạn khả năng sản xuất. Bởi khả năng đáp ứng các yếu tố sản xuất là có giới hạn. Nếu tăng các yếu tố để sản xuất lương thực thì sẽ giảm yếu tố sản xuất quần áo và ngược lại. Tuy nhiên, các điểm trên đường A, B...F là các điểm hiệu quả vì tại đó sử dụng hết các yếu tố mà không bị dư thừa hoặc thiếu hụt.

Bảng 1.1: Những khả năng sản xuất thay thế khác nhau


Khả năng

Lương thực (tấn)

Quần áo (nghìn bộ)

A

0

7,5

B

1

7

C

2

6

D

3

4,5

E

4

2,5

F

5

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 2


Quần áo

A

B

N

C

D

M

E

F

7,5


6


4,5


3


1,5


0 1 2 3 4 5 Lương thực


Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất

1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC

1.2.1. Kinh tế học

Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu cách thức các xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả và phân phối các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho các thành viên trong xã hội tiêu dùng cả thời hiện tại và thời tương lai. Nói cách khác, Kinh tế học là môn khoa học lựa chọn, nó nghiên cứu cách thức của các xã hội phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm vào các mục đích sử dụng cạnh tranh.

Ví dụ: Nước Việt nam lựa chọn sản xuất lúa gạo, chè, cà phê.để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm như đất đai, tiền vốn và các điều kiện sản xuất khác khác nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao cao nhất và thoả mãn nhu cầu thị trường về các sản phẩm đó.

1.2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

- Kinh tế học vi mô: Là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình). Nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các cá nhân trong sản xuất, tiêu dùng nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

Ví dụ: Hành vi lựa chọn của người quản lý doanh nghiệp khi quyết định số lao động thuê mướn, số vốn vay, địa điểm kinh doanh, sản lượng sản xuất, ,nơi tiêu thụ sản phẩm...để tối đa hoá lợi nhuận. Hành vi lựa chọn của người tiêu dùng khi quyết định mua bao nhiêu sản phẩm cho phù hợp với khả năng thanh toán (thu nhập), sở thích thị hiếu ...nhằm tối đa hoá lợi ích khi sử dụng hàng hoá dịch vụ đó.

- Kinh tế học vĩ mô: Là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của một quốc gia. Nó nhấn mạnh tới sự tương tác trong nền kinh tế tổng thể. Các nội dung chủ yếu: Nghiên cứu về sản lượng, tăng trưởng kinh tế, sự biến động về giá cả và việc làm, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái.. trong tổng thể nền kinh tế.

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có liên quan mật thiết với nhau vì chúng là 2 bộ phận của kinh tế học. Nghiên cứu kinh tế vi mô đúng sẽ giúp cho nghiên cứu vĩ mô hoàn chỉnh. Đồng thời kinh tế tổng thể phát triển lành mạnh ổn định sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động vi mô ở các doanh nghiệp.

1.2.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

- Kinh tế học thực chứng: Là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó nghiên cứu và mô tả các hiện tượng kinh tế xã hội một cách khách quan và khoa học. Dù chính kiến của con người có khác nhau nhưng hiện tượng đó vẫn diễn ra đúng như quy luật khách quan. Ở một chừng mực nào đó, người ta có thể coi nó như một môn khoa học tự nhiên.

Ví dụ: Các vấn đề nên như thế nào, cần phải làm gì,...

Dịch cúm gia cầm đã làm cho mọi người ăn thịt bò nhiều hơn (nguyên nhân, kết quả). Hoặc trời càng mưa nhiều thì người bán áo mưa càng bán được nhiều,...

- Kinh tế học chuẩn tắc: Là một cách tiếp cận của kinh tế học liên quan đến quan điểm đạo lý, chính trị của một quốc gia. Nó đưa ra những lời chỉ dẫn, khuyến nghị dựa trên cơ sở đánh giá theo tiêu chuẩn cá nhân.

Ví dụ: Cần phải có giá thuê nhà rẻ cho sinh viên vì họ là những người chủ tương lai của đất nước (vấn đề ở đây là "nên" và "cần" nhưng mang tính đạo đức nhiều hơn).

Mục tiêu của Kinh tế học, các nhà kinh tế là nắm bắt được quy luật khách quan để ra các quyết sách đúng đắn vì vậy phải nắm được Kinh tế học thực chứng. Nhưng khi đánh giá lại các chính sách thì cần phải nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau Kinh tế học chuẩn tắc


1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ

1.3.1. Ba vấn đề cơ bản của một nền kinh tế

Nguồn lực của nền kinh tế khan hiếm, nên con người cần có sự lựa chọn nguồn lực có hạn vào sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai? Nói cách khác là xã hội cần phải giải quyết ba vấn đề sau:

- Một là, sản xuất những hàng hoá và dịch vụ nào, với số lượng bao nhiêu? Mỗi xã hội cần phải quyết định xem nên sản xuất những hàng hoá và dịch vụ nào, số lượng bao nhiêu, khi nào thì sản xuất với mục đích tối đa hoá việc sản xuất những sản phẩm cần thiết. Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những cách thức sử dụng khác nhau về nguồn lực để tạo ra những sản phẩm khác nhau.

- Hai là, các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào? Lựa chọn công nghệ sản xuất nào để có thể tối thiểu hoá chi phí mà vẫn tạo ra được số lượng sản phẩm nhất định. Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những phương pháp sản xuất khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể.

- Ba là, hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra cho ai hay sản phẩm quốc dân được phân chia như thế nào cho các thành viên trong xã hội? Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những cách thức khác nhau để phân chia hàng hoá và thu nhập cho các thành viên trong xã hội.

Những cách thức để giải quyết 3 vấn đề cơ bản trên trong một nước sẽ tuỳ thuộc vào lịch sử, hệ tư tưởng và chính sách của mỗi nước.

Bởi vì ba vấn đề nêu trên là những chức năng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải thực hiện, bất kể hình thức hay trình độ phát triển của nó như thế nào. Tất cả những chức năng này đều mang tính lựa chọn do các nguồn lực cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đều khan hiếm. Cơ sở cho sự lựa chọn này được thực hiện là:

- Tồn tại những cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra những sản phẩm khác nhau.

- Tồn tại các phương pháp khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể.

- Tồn tại các phương pháp khác nhau để phân phối các hàng hoá và thu nhập cho các thành viên của xã hội.

1.3.2. Các chủ thể ra quyết định lựa chọn và cấu trúc của nền kinh tế

Cấu trúc của nền kinh tế phụ thuộc vào số lượng các chủ thể ra quyết định trong nền kinh tế đó. Các chủ thể ra quyết định lựa chọn, hay còn gọi là chủ thể của nền kinh tế bao gồm:

(1)- Người tiêu dùng (hộ gia đình): Người tiêu dùng là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua hàng hoá và dịch vụ dể thoả mãn những nhu cầu thực phẩm, quần áo, dịch vụ đi lại... Những hàng hoá này được gọi là hàng tiêu dùng, vì chúng được cá nhân và gia đình tiêu dùng cho đời sống. Cần phân biệt hàng tiêu dùng với hàng hoá tư bản (máy móc, nhà máy, đường xe lửa...) là những hàng hoá được sử dụng để sản xuất ra những hàng hoá khác và thường được Chính phủ và các nhà doanh nghiệp mua.

Người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đối với quyết định và việc sản xuất cái gì trong nền kinh tế, vì họ mua và tiêu dùng phần lớn sản phẩm của nền kinh tế. Nguyện vọng của người tiêu dùng muốn thoả mãn tối đa nhu cầu của họ với số thu nhập có hạn (tối đa hóa lợi ích).

(2)- Các doanh nghiệp (hãng kinh doanh): Là người sản xuất hàng hoá và dịch vụ tư nhân giữ một vai trò quan trọng trong vấn đề quyết định sản xuất cái gì và như thế nào. Yếu tố cơ bản nhất nhằm giải thích cho phương thức hoạt động của các nhà sản xuất tư nhân trong nền kinh tế, dù đó là nông trại gia đình, hộ kinh doanh thương nghiệp hay doanh nghiệp công nghiệp là mục đích kiếm được lợi nhuận cao nhất(tối đa hóa lợi nhuận).

(3)- Chính phủ: Trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ là chính quyền ở các cấp (địa phương, tỉnh, trung ương) đồng thời cũng là những người sản xuất và là người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ. Ngoài những nhiệm vụ thông thường về công an, toà án, an ninh, giáo dục... Chính phủ còn cung cấp các dịch vụ khác như vận tải đường sắt, đường bộ, đường không, thông tin liên lạc, điện lực... và Chính phủ sở hữu nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá công nghiệp và nông nghiệp. Với tư cách là người sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, chính quyền các cấp tác động vào việc sản xuất cái gì và như thế nào giống như các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, những động lực thúc đẩy các hoạt động này, nhìn chung là phức tạp hơn những động lực của doanh nghiệp tư nhân. Có vai trò điều tiết nền kinh tế, mục đích là tối đa hoá phúc lợi công cộng. Chính phủ sẽ thực hiện vai trò của mình thông qua 3 chức năng: hiệu quả, công bằng và ổn định.

- Chức năng hiệu quả

Trong đời sống thực tế ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường thì cơ chế thị trường có thể dẫn tới một số thất bại. Ở hệ thống kinh tế cạnh tranh, nhiều nhà sản xuất đơn giản không biết sản xuất rẻ nhất, nên chi phí sản xuất không hạ xuống tới mức tối thiểu được. Trên thực tế một doanh nghiệp có thể có lãi bằng cách giữ mức giá cao cũng như bằng cách giữ mức sản xuất cao. Song trong nhiều lĩnh vực khác thì cũng chính họ lại có rất nhiều tác động bên ngoài như gây ô nhiễm môi trường, độc hại đối với các doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Trong mỗi trường hợp như vậy, một thất bại thị trường đều dẫn đến sản xuất không hiệu quả hoặc tiêu dùng không hiệu quả. Ở đây Chính phủ có thể đóng vai trò là người chữa bệnh.

Thất bại của thị trường hay là tính không hiệu quả của nền kinh tế có thể được tạo ra bởi nhiều nguyên nhân. Thông thường nó xuất hiện là do trong nền kinh tế có môi trường cạnh tranh không hoàn hảo hay có nhân tố độc quyền. Một "người cạnh tranh không hoàn hảo" là một người mà hành động của họ có thể ảnh hưởng đến giá cả của mặt hàng. Khi sức mạnh độc quyền có khả năng tác động đến giá cả ở một thị trường nào đó, thì chúng ta sẽ thấy giá cả thường cao hơn mức hiệu quả, làm méo mó nhu cầu và tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. những lợi nhuận này có thể được sử dụng để mua chuộc ngành luật phát, đề ra hàng rào thuế quan có lợi cho tập đoàn độc quyền. Để khắc phục nhược điểm này Chính phủ có thể đề ra các đạo luật chống độc quyền.

Trong các trường hợp mà tính không hiệu quả của nền kinh tế do những tác động bên ngoài gây ra. Chẳng hạn, một nhà máy hoá chất xả chất thải làm ô nhiễm môi trường nước..., để hạn chế tác động bên ngoài, Chính phủ đề ra luật lệ điều tiết nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực bên ngoài như ô nhiễm nước và không khí, chất thải gây nguy hiểm cho con người và xã hội.

- Chức năng công bằng

Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá được phân phối cho những người có nhiều tiền nhất chứ không phải cho người có nhu cầu lớn nhất. Như vậy, ngay cả khi một cơ chế thị trường đang là hiệu quả thì nó cũng có thể dẫn tới sự bất bình đẳng lớn. Trên thực tế, một người có nhiều tiền không chỉ do lao động chăm chỉ và tài năng giỏi giang của chính anh ta, mà có thể còn do nhiều yếu tố khác như: tài sản thừa kế, trúng sổ xố... mang lại. Do vậy, cần phải có chính sách phân phối lại thu nhập như sử dụng thuế luỹ tiến - đánh thuế người giàu theo tỷ lệ cao hơn người nghèo; xây dựng hệ thống hỗ trợ thu nhập nhằm giúp đỡ cho người già cả, người tàn tật, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp y tế... Tức là thông qua biện pháp thu thuế sẽ lấy đi một số hàng hoá dịch vụ của một nhóm người, thu hẹp khả năng mua sắm của họ. Thông qua công cụ thuế để hình thành ra các khoản chi từ ngân sách cho việc trợ cấp thất nghiệp đối với

những người không có công ăn việc làm. đôi khi phải trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm dân cư có thu nhập thấp bằng cách phát phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế, nhà ở,...

- Chức năng ổn định

Ngoài chức năng hiệu quả và công bằng, Chính phủ cũng tham gia vào chức năng kinh tế vĩ mô là duy trì sự ổn định kinh tế.

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy: có những thời kỳ nền kinh tế TBCN đạt tốc độ tăng trưởng rất mạnh, lạm phát cũng tăng vọt. Nhưng lại cũng có thời kỳ nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái nặng nề với tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Đó chính là những bước thăng trầm của chu kỳ kinh doanh. Trong điều kiện thực tế này, Chính phủ có thể sử dụng các chính sách tài khoá, tiền tệ để tác động đến sản lượng, việc làm và lạm phát nhằm giảm bớt những dao động của chu kỳ kinh doanh.

(4)- Người nước ngoài: bao gồm các cá nhân và các tổ chức, chính phủ nước ngoài có tác động tới hoạt động kinh tế diễn ra ở một nước thông qua việc mua bán hàng hoá và dịch vụ như vay mượn, viện trợ, đầu tư.

Cấu trúc của nền kinh tế:

(1)+(2): Nền kinh tế chỉ bao gồm hai tác nhân kinh tế chủ yếu là người tiêu dùng và các doanh nghiệp (Chính phủ không can thiệp vào đời sống kinh tế) được gọi là nền kinh tế giản đơn.

(1)+(2)+(3): Nền kinh tế đóng, chính phủ điều hành nền kinh tế trong nội bộ của mình mà không chịu ảnh hưởng của các tác nhân nước ngoài

(1)+(2)+(3) +(4): Nền kinh tế mở, các hoạt động kinh tế, chính trị trong nước chịu ảnh hưởng theo xu hướng biến động trên thế giới

Ví dụ: Trước Sự kiện 11/9/2001, lãi suất tiền gửi USD của FED (cục dự trữ liên bang Mỹ) là 5%/năm, sau đó giảm xuống còn 1,25%. Phản ứng của Việt Nam giảm lãi suất từ 5,5% xuống còn 1,75%.

1.3.3. Mô hình nền kinh tế

Lịch sử phát triển của loài người đã hình thành các mô hình tổ chức nền kinh tế sau:

1.3.3.1. Mô hình nền kinh tế tập quán truyền thống

Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là việc lựa chọn, quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản do tập quán truyền thống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ưu điểm: Kế thừa được các kinh nghiệm trong quá trình sản xuất qua các thế hệ, có sự gắn kết giữa sản xuất với bản sắc văn hóa...

- Nhược điểm: Sản xuất không gắn với nhu cầu trên thị trường, hạn chế việc đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất.

1.3.3.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh)

Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là việc lựa chọn, quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ

bản đều do Chính phủ thực hiện (cơ chế mệnh lệnh áp đặt từ trên xuống).

- Ưu điểm: Quản lý tập trung thống nhất việc sử dụng nguồn lực nên đã giải quyết được nhu cầu công cộng, xã hội và những cân đối lớn của nền kinh tế. Hạn chế phân hoá giàu nghèo và đảm bảo sự công bằng xã hội.

- Nhược điểm: Bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu và hoạt động kém hiệu quả. Tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do các cơ quan kế hoạch của Chính phủ quyết định nên chỉ cần sai sót nhỏ của các nhà kế hoạch sẽ dẫn đến sự bất ổn định cho nền kinh tế. Người sản xuất và người tiêu dùng kém năng động sáng tạo bởi họ không có quyền lựa chọn. Phân phối mang tính chất bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo.Do vậy việc khai thác sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, nền kinh tế phát triển chậm.

1.3.3.3. Mô hình kinh tế thị trường

Đặc trưng cơ bản của mô hình này là tất cả 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trường quyết định (theo sự dẫn dắt của giá thị trường - “Bàn tay vô hình”).

- Ưu điểm: Người sản xuất và người tiêu dùng được quyền tự do lựa chọn và ra quyết định trong sản xuất tiêu dùng nên tính năng động, chủ động sáng tạo cao. Kích thích nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh, công nghệ kỹ thuật thường xuyên được đổi mới. Phi tập trung hoá các quyền lực trên các phương diện các quyết định cho các chủ thể sản xuất. Khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Nhược điểm: Do cạnh tranh vì lợi nhuận và coi lợi nhuận là mục tiêu duy nhất nên dẫn đến ô nhiễm môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội). Phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng. Mâu thuẫn quan hệ kinh tế với quan hệ truyền thống. Nhiều vấn đề xã hội hết sức nan giải nảy sinh. Phát sinh nhiều rủi ro, tiêu cực...

1.3.3.4. Mô hình kinh tế hỗn hợp

Mô hình kinh tế hỗn hợp là mô hình vừa phát huy được nhân tố khách quan (quy luật kinh tế thị trường) lại vừa coi trọng được nhân tố chủ quan (can thiệp của con người). Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tác động khách quan của thị trường với vai trò của Chính phủ.

- Ưu điểm: Mô hình này phát huy được những ưu điểm và hạn chế đến mức thấp nhất các tồn tại của hai mô hình trên nên việc khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Do vậy, người ta cho rằng đây là mô hình có hiệu quả nhất và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, tuỳ đều kiện cụ thể của mỗi nước mà vận dụng vai trò của thị trường và chính phủ cho phù hợp.

Mục tiêu của mô hình kinh tế hỗ hợp là khi kết hợp các mô hình tập quán truyền thống, kế hoạch hóa và thị trường để phát huy được những ưu điểm của từng mô hình; đồng thời hạn chế tối đa những nhược điểm. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với

việc mô hình kinh tế hỗn hợp không tồn tại nhược điểm; nếu quá trình vận hành không tốt thậm chí sẽ làm phát sinh đồng thời những nhược điểm của các mô hình kinh tế thành phần.

1.3.4. Cơ chế kinh tế

Cơ chế kinh tế là cách thức xã hội giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: cái gì, như thế nào và cho ai.

Để hiểu được cơ chế hoạt động của nền kinh tế chúng ta sẽ trừu tượng hoá thực tế và xây dựng một mô hình đơn giản hoá về nền kinh tế, trong đó bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.


Thị trường hàng hóa, dịch vụ

Cung ứng hàng hoá, dịch vụ

(1)

(2)

Trợ cấp

Tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ

Trợ cấp

nghiệp)

Thuế

Thuế

đình)

(3)

(4)

Sử dụng các yếu tố sản xuất

Cung ứng yếu tố sản xuất

Chi phí cho các yếu tố sản xuất

Thị trường các yếu tố sản

xuất

Thu nhập từ yếu tố sản xuất

DT từ bán hàng hoá, dịch vụ Chi tiêu hàng hoá, dịch vụ


NGƯỜI


NGƯỜI

SẢN

CHỈNH

TIÊU

XUẤT

PHỦ

DÙNG

(Doanh


(Hộ gia


Hình 1.2: Cơ chế tác động giữa các chủ thể trong nền kinh tế


Bản chất, đây là mô hình luân chuyển kinh tế nhưng nó cũng phản ánh cơ chế tác động lẫn nhau giữa các chủ thể ra quyết định lựa chọn trong nền kinh tế. Sự gắn kết giữa người tiêu dùng và người sản xuất thể hiện thông qua mối quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ hoặc các yếu tố sản xuất trên thị trường. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường; với chính sách điều tiết gián tiếp, chính phủ có thể thực hiện thông qua các chính sách thuế hoặc trợ cấp đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra, chính phủ có thể điều tiết trực tiếp thị trường bằng việc mua vào hoặc bán ra hàng hóa dịch vụ, các yếu tố sản xuất để tạo sự ổn định hoặc hoàn thành mục

Ngày đăng: 16/07/2022