3.4.2. Di căn
80
70
60
50
40
30
20
10
0
70
23,3
10
6,7
Gan Phổi Phúc mạc Xương
Cơ quan di căn
Tỷ lệ (%)
3.4.2.1. Đặc điểm di căn
Biểu đồ 3.6. Các vị trí di căn của UTĐT
Nhận xét:
Trong 30 trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn IV có 28 trường hợp chỉ di căn một cơ quan, 2 trường hợp có di căn từ 2 cơ quan trở lên. Trong đó, hay gặp nhất là di căn gan, chiếm 70 % (21/33), sau đó là phúc mạc, phổi, xương với tỷ lệ lần lượt là: 23,3%, 10% và 6,7%.
3.4.2.2. Mối liên quan giữa di căn với kích thước khối u
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng di căn và kích thước khối u
Kích thước u | p | |||
≤ 4cm | > 4cm | |||
Di căn | Có di căn | 22 (73,3%) | 8 (26,7%) | 0,04 |
Không | 19 (48,7%) | 20 (51,3%) |
Có thể bạn quan tâm!
- Xét Nghiệm Các Chất Chỉ Điểm Khối U
- Các Biến Số Và Chỉ Số Nghiên Cứu
- Mối Liên Quan Giữa Triệu Chứng Lâm Sàng Với Vị Trí Khối U
- Đặc Điểm Về Xét Nghiệm Chất Chỉ Điểm Khối U
- Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai - 8
- Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai - 9
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Bệnh nhân có khối u kích thước từ 4cm trở xuống có tỷ lệ di căn cao hơn bệnh nhân có khối u trên 4cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,04).
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Các đặc điểm lâm sàng
4.1.1. Các đặc điểm chung
4.1.1.1. Tuổi
Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ của UTĐT. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng [31, 27]. Độ tuổi trung bình của 69 bệnh nhân trong nghiên cứu là 60,4 ± 13,9 tuổi. Trong đó bệnh nhân trẻ nhất là 22 tuổi, bệnh nhân lớn nhất là 83 tuổi. Các nghiên cứu cho kết quả tương tự: nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hường (2018) [7] là 58,8 ± 10,2 tuổi, nghiên cứu của Bùi Thị Phương Thu (2021) với tuổi trung bình là 60,1.
Từ biểu đồ 3.1, chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng rõ ràng về tỷ lệ mắc bệnh đối với nhóm bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên so với nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi. Kết quả này đồng thuận với quan điểm hiện tại trên thế giới: có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân trên 50 tuổi và dưới 50 tuổi mắc UTĐT [30, 31].
Một điểm đáng lưu tâm nữa khi so sánh với nhiều nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy có sự tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi mắc UTĐTT [33, 37, 48, 27]. Định nghĩa chính xác về tuổi trẻ thường dùng khi bàn về UTĐT còn chưa được thống nhất. Tác giả Nguyễn Thị Mai (2021) tiến hành nghiên cứu về UTĐT tại Việt Nam chọn 30 là điểm mốc xác định bệnh nhân trẻ tuổi. Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân Việt Nam từ 30 tuổi trở xuống được chẩn đoán UTĐT tăng khoảng 5% mỗi năm [10]. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân mắc UTĐT dưới 50 tuổi đang ngày càng tăng [27-29]. Vì vậy ACS đã đưa ra khuyến cáo nên bắt đầu khám sàng lọc ở tuổi 45 và người lớn từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát thường xuyên tới 75 tuổi [27, 29].
4.1.1.2. Giới tính
UTĐT có thể gặp ở cả nam và nữ. Ngoại trừ các ung thư đặc trưng cho giới thì nhìn chung các loại ung thư đều gặp tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ. Tương tự đối với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam giới mắc UTĐT chiếm 62,3% cao hơn gấp 1,65 lần so với nữ giới. Qua tham khảo một số nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc ở đều cao hơn ở nam giới. Điều này có thể liên quan tới mức độ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nam giới cao hơn, hormon sinh dục nữ có vai trò bảo vệ chống lại UTĐTT và tương tác giữa những ảnh hưởng khác [49]. Nghiên cứu của Bùi Thị Phương Thu (2021) cho tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 1,26 [16], nghiên cứu của Nguyễn Nam Khánh (2020) [8] là tỷ lệ nam cao hơn nữ 1,23 lần. Nghiên cứu của Lucia Mangone cho tỷ lệ nam/nữ là 1,8 [43]. Sự khác biệt này theo chúng tôi là do các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành trên các phạm vi hẹp, cỡ mẫu chưa đủ lớn và có sự khác nhau về địa điểm, nên sự khác biệt ít có ý nghĩa.
4.1.1.3. Mối liên quan giữa tuổi và giới tính
Qua nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đáng kể giữa độ tuổi được chẩn đoán bệnh ở nam và nữ. Trong đó, nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nữ giới là ≥ 70 tuổi, chiếm 34,6%. Ở nam giới nhóm tuổi có xu hướng thấp hơn: bệnh nhân từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,6%. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam và trên thế giới (Bảng 4.1). Giải thích cho điều này, chúng tôi đưa ra giả thuyết là do tích lũy thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ở nam nhiều hơn nữ giới, nên độ tuổi mắc bệnh ở nam thường sớm hơn. Một nguyên nhân khác có thể do người phụ nữ thường khó chấp nhận việc nội soi đại trực tràng hơn là nam giới, ngoài ra nữ giới thường có khả năng chịu đựng cao hơn nên thường đến khám và phát hiện bệnh muộn hơn.
Bảng 4.1. Nhóm tuổi hay gặp nhất ở hai giới
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất ở nữ | Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất ở nam | |
Farin Amersi (2015) [31] | ≥ 75 tuổi | 60 – 70 tuổi |
Rosa Schmuck (2020)[49] | ≥ 80 tuổi | 70 – 79 tuổi |
Nghiên cứu của chúng tôi (2022) | ≥ 70 tuổi | 60 – 69 tuổi |
4.1.2. Tiền sử bản thân và gia đình
Những bệnh nhân có tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh lý như: viêm đại tràng mạn tính, ung thư (UTĐTT hoặc các ung thư khác), các tổn thương tiền ung thư (polyp) có nguy cơ cao mắc UTĐT. Những người là con hoặc cháu của bệnh nhân UTĐTT có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần người bình thường. Nguy cơ mắc bệnh cũng gia tăng nếu bố mẹ hoặc ông bà đời trước mắc UTĐTT trước 50 tuổi [10].
Sau khi phân tích những bệnh nhân trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 24,6% trường hợp có tiền sử bản thân liên quan tới UTĐT và 7,2% số bệnh nhân có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư. Một nghiên cứu của Suthat Chottanapund (2021) [38] trên 504 bệnh nhân UTĐT cho kết quả 95,6% số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc UTĐTT. Nghiên cứu khác cho số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư chiếm 82,2% [52].
4.1.3. Các triệu chứng cơ năng
Trong UTĐT, các triệu chứng cơ năng là những gợi ý vô cùng có giá trị giúp người bác sĩ định hướng chẩn đoán và ra chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân UTĐT rất đa dạng, chủ yếu là các triệu chứng: đau bụng, rối loạn đại tiện, đi ngoài phân máu. Các triệu chứng lâm sàng nổi bật của bệnh nhân có liên quan đến vị trí khối u ở ĐT phải hay ĐT trái được thể hiện trong Biểu đồ 3.2 .
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đau bụng là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất, chiếm 81,2% trong UTĐT không kể vị trí u. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Tú Thành (2020) [15], Nguyễn Văn Thái (2015) [14], Nguyễn Nam Khánh (2020) [8], Elena De Falco (2021) [39]. Một số nghiên cứu tương tự cho tỷ lệ bệnh nhân UTĐT có đau bụng cao hơn như trong nghiên cứu của Hoàng Thị Phương [12] là 92,6%, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hường [7] là 94,7%.
Đi ngoài phân máu là triệu chứng phổ biến sau đau bụng, chiếm 40,6%, thường xảy ra sớm trong UTĐT. Máu theo phân trong UTĐT là máu chảy từ khối u, có thể là máu đỏ tươi, máu đỏ sẫm hoặc máu đen tùy thuộc mức độ gần hay xa của khối u. Triệu chứng đi ngoài phân máu gặp ở 51,3% bệnh nhân UTĐT trái, đối với UTĐT phải gặp với tỷ lệ thấp hơn đáng kể (26,7%). Khi chỉ xét những bệnh nhân có đi ngoài phân máu, số bệnh nhân UTĐT trái là 71,4% gấp khoảng 2,5 lần so với UTĐT phải. Với giá trị p = 0,04 (p <0,05) chúng tôi kết luận UTĐT trái gặp tỷ lệ đi ngoài phân máu nhiều hơn so với UTĐT phải. Kết luận này đồng thuận với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước: Phạm Tú Thành (2020) [15], Lucia Mangome (2021) [43], Nguyễn Kiến Dụ (2017) [3],
Nguyễn Thị Thu Hường (2018) [7].
Rối loạn đại tiện là một trong các triệu chứng gợi ý tới ung thư đại tràng. Các biểu hiện rối loạn đại tiện hay gặp trong UTĐT bao gồm: táo bón, tiêu chảy và tăng số lần đi ngoài (nhiều hơn 1 lần 1 ngày)[42]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn đại tiện chiếm tổng số 40,6%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái (2015) [14] cho tỷ lệ 61,6%. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn đại tiện gặp tỷ lệ cao hơn ở UTĐT trái (mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p = 0,03). Nghiên cứu khác của Elena De Falco(2021) [39] cũng cho kết quả tương tự.
Mệt mỏi cũng là triệu chứng phổ biến trong UTĐT, nhưng không phải là biểu hiện đặc trưng cho bệnh. Triệu chứng này thường biểu hiện từ từ, âm thầm và được người bệnh nhận thấy rõ ràng khi tới các giai đoạn muộn. Trong nghiên cứu, 65,2% số bệnh nhân đang ở trong tình trạng mệt nhiều. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt nào mang ý nghĩa giữa tình trạng mệt mỏi và vị trí ung thư.
Thứ tự về mức độ hay gặp của các triệu chứng trong UTĐT có thể khác nhau giữa các nghiên cứu. Nhưng thường xuất hiện theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ đau bụng, đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện [23]. Kết quả các nghiên cứu chưa có sự thống nhất bởi lẽ việc khai thác các triệu chứng cơ năng phụ thuộc nhiều vào lời khai của bệnh nhân. Vì vậy việc so sánh và đánh giá chính xác trở nên khó khăn hơn.
4.1.4. Các triệu chứng toàn thân
Gầy sút cân là biểu hiện toàn thân hay gặp nhất của UTĐT. Do thói quen của người Việt Nam ít ý thức về việc khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc phát hiện sớm nên tỷ lệ người bệnh tới khám khi đã gầy sút tương đối cao. Một lý do khác là triệu chứng trên thường không mang tính chất đặc hiệu và diễn biến âm thầm, từ từ nên bệnh nhân khó phát hiện ra. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có gầy sút cân chiếm 63,8%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [14] cho kết quả 36,7% bệnh nhân có gầy sút trên 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, nghiên cứu của Ioannis (2020) [40] cho tỷ lệ sụt cân là 18,9%.
Thiếu máu là triệu chứng quan trọng cần thăm khám cho bệnh nhân UTĐT. Giống với các bệnh ung thư khác, thiếu máu trong UTĐT là thiếu máu mạn tính, thường chỉ có biểu hiện cấp tính khi có biến chứng chảy máu ồ ạt từ khối u. So với triệu chứng gầy sút cân thì thiếu máu chiếm tỷ lệ thấp hơn với 26,1%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Ioannis [40] cho 18,9% bệnh nhân có thiếu máu.
Đánh giá mối liên quan giữa vị trí khối u và tình trạng thiếu máu, chúng tôi nhận thấy UTĐT phải hay gặp thiếu máu hơn là UTĐT trái. Kết quả này được đồng thuận bởi nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước: Juha P.Vayrynen [55], Ioannis Kalantzis [40], Elena De Falco [39]. Nguyên nhân vì UTĐT phải thường phát triển ra ngoài thành nên dễ xâm lấn vào mạch máu và gây chảy máu vi thể. Mặc dù đi ngoài phân máu hay gặp ở UTĐT bên trái hơn bên phải, nhưng trong UTĐT trái bệnh nhân dễ phát hiện và đi khám kịp thời hơn so với lượng máu mất liên tục, âm thầm trong UTĐT phải.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là yếu tố giúp đánh giá tổng quan về thể trạng chung của bệnh nhân. Ở người châu Á, khi BMI thấp hơn 18,5 hoặc cao hơn 23 được coi là bất thường. Nghiên cứu này cho kết quả bệnh nhân có thể trạng trung bình (18,5 ≤ BMI < 23) chiếm tỷ lệ cao nhất. Mức BMI trung bình là 21,1
± 2,1. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tăng BMI làm tăng nguy cơ UTĐT [38, 52].
4.1.5. Các triệu chứng thực thể
Khi thăm khám bệnh nhân UTĐT, nhất là trong các giai đoạn sớm của ung thư, thường ít thấy các dấu hiệu trực tiếp như sờ thấy khối u qua thành bụng. Triệu chứng thường gặp chủ yếu là biến chứng mà khối u gây ra: tắc ruột, bán tắc ruột khi khối u to chiếm hết lòng đại tràng hoặc triệu chứng của cơ quan di căn: di căn phúc mạc gây bụng chướng dịch, di căn gan gây gan to vàng da, di căn phổi gây khó thở, đau ngực. Vì vậy cần thăm khám tỉ mỉ, kỹ lưỡng để tìm ra các triệu chứng của bệnh nhân.
Sờ thấy khối u qua thành bụng thường chỉ gặp ở giai đoạn tương đối muộn hay khối u quá to. U bụng hay gặp ở u ĐT phải do khối u có xu hướng phát triển ra ngoài thành ruột. Trong khi u ĐT trái lại có xu hướng phát triển vào trong lòng đại tràng gây ra biến chứng tắc ruột. Nghiên cứu của chúng tôi gặp triệu chứng sờ thấy khối u bụng với tỷ lệ 5,8%, thấp hơn đáng kể so với nghiên cứu của các tác giả Phạm Trung Vỹ [19] với tỷ lệ sờ thấy u qua thăm khám là 31%, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [14] với 26,7% sờ thấy u. Kết quả có sự khác biệt lớn với các nghiên cứu trên có thể do tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có biến chứng tắc ruột và bụng chướng cao. Vì vậy quá trình thăm khám lâm sàng tìm khối u bụng gặp nhiều khó khăn.
4.1.6. Biến chứng và các triệu chứng do di căn xa
Ngoài dấu hiệu sờ thấy khối u bụng là triệu chứng của UTĐT, chúng tôi nhận thấy phần lớn các triệu chứng thăm khám được trên lâm sàng là biến chứng và triệu chứng của di căn xa. Theo Biểu đồ 3.3, bụng chướng là triệu chứng hay gặp nhất với 33,3%. Các bệnh nhân có bụng chướng chủ yếu là những trường hợp có di căn phúc mạc, gây tràn dịch màng bụng. Ngoài ra chúng tôi còn thấy biểu hiện bụng chướng ở những bệnh nhân có biến chứng tắc ruột với biểu hiện bụng chướng hơi.
Tắc ruột hoặc bán tắc ruột là biến chứng hay gặp của UTĐT, chiếm tỷ lệ 10 – 29% các trường hợp [6]. Tắc ruột thường do khối u kích thước quá to, khi u phát triển chiếm hết chu vi lòng đại tràng sẽ gây cản trở lưu thông và tắc ruột. Trên lâm sàng, bệnh nhân tắc ruột thường biểu hiện tam chứng: đau bụng - nôn
- bí trung đại tiện. Thăm khám có thể thấy các dấu hiệu rắn bò hay quai ruột nổi. Theo Biểu đồ 3.3, tỷ lệ bệnh nhân UTĐT có triệu chứng tắc ruột là 21,7% tương đồng với các nghiên cứu trên.
Các triệu chứng do di căn gan (gan to, vàng da) và di căn phổi (khó thở) chiếm tỷ lệ thấp hơn. Mặc dù gan là cơ quan di căn hay gặp của UTĐT nhưng tỷ lệ các triệu chứng do khối u gan còn thấp. Có thể vì bệnh nhân đã được tìm ra những tổn thương thứ phát sớm hơn nhờ các phương pháp cận lâm sàng. Mặt khác các triệu chứng của cơ quan di căn có thể bị chồng lấp với các biểu hiện khác của bệnh.
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng
4.2.1. Đặc điểm u trên nội soi
4.2.1.1. Về vị trí khối u:
UTĐT có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên khung đại tràng. Sự phân chia thành ĐT phải và ĐT trái là căn cứ để tiên lượng và điều trị. Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, UTĐT phải gặp với tỷ lệ 43,5%, thấp hơn so với UTĐT trái là 56,5%. Đối với UTĐT phải, vị trí u hay gặp nhất là ở đại tràng góc gan, còn UTĐT trái gặp nhiều nhất ở vị trí đại tràng Sigma. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho kết quả về tỉ lệ UTĐT trái và UTĐT phải không khác biệt quá lớn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hường (2018), tỷ lệ UTĐT phải là 51% lớn hơn UTĐT trái là 49%. Báo cáo của Bùi Thị Phương Thu (2021) [16] với 27,9% số bệnh nhân mắc UTĐT phải và 72,1% mắc UTĐT trái. Các nghiên cứu trên đều cho tỷ lệ UTĐT Sigma là hay gặp nhất [17, 39].
Một số nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa vị trí u và giới tính, trong đó ung thư đại tràng bên phải gặp ở phụ nữ với tỷ lệ cao hơn so với nam giới [49, 27], tuy nhiên do nghiên cứu của chúng tôi cỡ mẫu còn nhỏ và chưa đại diện nên không tìm thấy mối liên quan này.