CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng kết quả mô bệnh học là UTĐT loại biểu mô tuyến và điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán xác định là ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến bằng xét nghiệm mô bệnh học theo tiêu chuẩn của WHO 2017
+ Bệnh nhân có đầy đủ thông tin hồ sơ bệnh án
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn trên
+ Bệnh nhân bị ung thư từ cơ quan khác di căn đến đại tràng
+ Không có đầy đủ thông tin và hồ sơ bệnh án
+ Những bệnh nhân UTĐT tái phát
+ Bệnh nhân có nhiều loại ung thư phối hợp
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả, ước tính một tỷ lệ trong quần thể
n = 𝑍2 𝑝(1−𝑝)
1−𝑎
2
𝑑2
Trong đó: α = 0,05 tương đương độ tin cậy 95% Tra bảng giá trị Z(1-α/2) = 1,96
p = tỷ lệ ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến, là 82% lấy theo nghiên cứu của Phạm Tú Thành [15]
d = 10%, khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể
→ Thay vào công thức ta được: n = 57. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 57.
Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn được 69 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu
Lập kế hoạch nghiên cứu: xác định đề tài nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tạo bệnh án nghiên cứu và xác định các chỉ số nghiên cứu.
Thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu: thông tin từ các hồ sơ bệnh án được ghi vào một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (Xem phụ lục số 1). Thu thập dữ liệu từ tất cả các bệnh án có đủ tiêu chuẩn tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án Bệnh viện Bạch Mai. Tiến hành thu thập thông tin từ ngày 20/2/2022 đến ngày 20/3/2022.
Nhập liệu và xử lý thông tin: Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm IBM SPSS Statistics version 20. Các thuật toán sử dụng: tính trung bình cộng, độ lệch chuẩn, tần suất và tỷ lệ các biến trong nghiên cứu. So sánh kiểm định: Chi bình phương, kiểm định Fisher, kiểm định Phi – Cramer’V.
2.2.3.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Các đặc điểm lâm sàng
- Tuổi, giới tính
- Tiền sử:
+ Bản thân: Viêm đại trực tràng mạn tính, polyp đại trực tràng
+ Gia đình: bố mẹ, anh chị em ruột có mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc ung thư khác
- Triệu chứng toàn thân
+ Gầy sút cân
+ Thiếu máu: bệnh nhân có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt tùy mức độ thiếu máu.
+ Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m²). Theo phân loại của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) BMI được phân làm các mức độ: BMI < 18,5 là gầy, BMI trong khoảng từ 18,5 đến 22,9 là bình thường và BMI từ 23 trở lên là béo phì.
- Triệu chứng cơ năng
+ Đau bụng: mức độ tùy thuộc từng bệnh nhân, có thể chỉ đau nhẹ, lâm râm, có thể đau quặn, đau liên tục khiến bệnh nhân phải vào viện
+ Mệt mỏi
+ Rối loạn đại tiện: bao gồm các tình trạng: tiêu chảy, táo bón hoặc tăng số lần đi ngoài (nhiều hơn 1 lần 1 ngày).
+ Đi ngoài phân có lẫn máu: phân có lẫn máu đỏ hoặc nhầy máu
- Triệu chứng thực thể: Sờ thấy u qua thành bụng là triệu chứng chính của UTĐT
- Các triệu chứng do u di căn xa và biến chứng
+ Tắc ruột: biểu hiện tam chứng: đau bụng – nôn – bí trung đại tiện.
+ Thủng ruột: bệnh nhân thường có biểu hiện viêm phúc mạc
Các đặc điểm cận lâm sàng
- Nội soi đại trực tràng và làm sinh thiết mô bệnh học
+ Vị trí: xác định chính xác vị trí dựa vào các mốc giải phẫu. ĐT phải bao gồm: manh tràng, ĐT lên, ĐT góc gan và phần đầu của ĐT ngang. ĐT trái được tính là từ phần tiếp theo của ĐT ngang đến hết ĐT Sigma.
+ Kích thước khối u: tính theo cm trên nội soi và hình ảnh đại thể của kết quả giải phẫu bệnh.
+ Hình ảnh tổn thương đại thể: dạng sùi, loét, loét sùi hay thâm nhiễm
+ Hình ảnh tổn thương vi thể: cho biết mức độ xâm lấn của ung thư
+ Mức độ biệt hóa: các mức độ: biệt hóa cao, biệt hóa vừa, biệt hóa kém và không biệt hóa.
- Giai đoạn ung thư: có 4 giai đoạn I, II, III và IV
+ Bệnh nhân nếu có di căn xa thì xếp vào giai đoạn IV
+ Bệnh nhân có kết quả mô bệnh học sau mổ (63 bệnh nhân) thì xếp vào giai đoạn tương ứng theo phân loại của AJCC năm 2017
+ Bệnh nhân không mổ (6 bệnh nhân) thì xác định giai đoạn trước mổ dựa vào lâm sàng, kết quả chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ
- Lượng hemoglobin: thiếu máu ở nam giới và nữ giới được xác định
+ Ở nam giới: thiếu máu khi Hb < 130 mg/dl
+ Ở nữ giới: thiếu máu khi Hb < 120 mg/dl
- Các xét nghiệm chất chỉ điểm u trước điều trị: CEA: bình thường < 5ng/ml
- Di căn xa: xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết quả phẫu thuật, nội soi ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm, chụp PET/CT. Di căn đến các tạng: gan, phổi, xương, phúc mạc…
- Xét nghiệm sinh học phân tử:
Các xét nghiệm đột biến gen
+ Gen KRAS (codon 12, 13, 146, 64)
+ Gen BRAF
+ Gen NRAS
Xác định tình trạng mất ổn định vi vệ tinh
Thu thập thông tin
2.2.3.5. Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn
Đặc điểm lâm sàng
Tiền sử
Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng toàn thân
Triệu chứng thực thể
Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm nội soi
Đặc điểm mô bệnh học
Đặc điểm đột biến gen RAS, BRAF, MSI
Mục tiêu 1
Mục tiêu 2
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý của Ban Giám đốc Trung tâm và Bệnh viện.
Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp do đó không ảnh hưởng đến tiến trình điều trị của bệnh nhân
Nghiên cứu không gây khó khăn cho bệnh nhân, không tiết lộ thông tin bệnh nhân. Tất cả thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác. Số liệu thu thập được đầy đủ, chính xác và khách quan. Kết quả đảm bảo có tính khoa học và tin cậy.
Nghiên cứu được tiến hành vì mục đích khoa học, không vì bất kỳ lý do nào khác.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 69 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tuyến đại tràng và được điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
– Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022, chúng tôi thu được các kết quả sau:
3.1. Tuổi và giới tính
70
60
50
Nam
Nữ
26,9
40
23,1
34,6
30
20
32,6
10
7,7
9,3
25,6
23,3
0
7,7
4,6
≤ 29
40,6
30 - 39
40 - 49
50 - 59
60 - 69
≥ 70
Nhóm tuổi
Tỷ lệ (%)
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi
Nhận xét:
Trong tổng số 69 bệnh nhân nghiên cứu, nam giới chiếm 62,3% (43/69), cao hơn ở nữ giới là 37,7% (26/69). Tỷ lệ nam/nữ là 43/26 = 1,65
Tỷ lệ bệnh nhân trong độ tuổi từ 50 trở lên cao hơn đáng kể so với nhóm tuổi dưới 50.
Ở nam giới nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,5% (14/43).
Ở nữ giới, nhóm tuổi trên 70 có tỷ lệ cao nhất là 34,6% (9/26).
3.1.2. Độ tuổi trung bình
Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình ở hai giới
Số lượng (n) | Độ tuổi trung bình | |
Nam | 43 | 59,8 ± 13,2 |
Nữ | 26 | 61,4 ± 15,2 |
Tổng | 69 | 60,4 ± 13,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai - 1
- Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai - 2
- Xét Nghiệm Các Chất Chỉ Điểm Khối U
- Mối Liên Quan Giữa Triệu Chứng Lâm Sàng Với Vị Trí Khối U
- Mối Liên Quan Giữa Di Căn Với Kích Thước Khối U
- Đặc Điểm Về Xét Nghiệm Chất Chỉ Điểm Khối U
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân UTĐT trong nghiên cứu là 60,4 ± 13,9. Trong đó tuổi trung bình ở nam giới là 59,8 ± 13,2. Tuổi trung bình ở nữ giới là 61,4 ± 15,2. Tuổi nhỏ nhất ghi nhận là 22, tuổi lớn nhất là 83.
3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.1. Tiền sử bản thân và gia đình
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bản thân và gia đình
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Viêm đại trực tràng mạn tính | 6 | 8,7 |
Polyp đại trực tràng | 11 | 15,9 |
Gia đình mắc ung thư đại trực tràng hoặc các ung thư khác | 5 | 7,2 |
Không phát hiện | 52 | 75,4 |
Nhận xét:
Phần lớn bệnh nhân không có tiền sử liên quan đến UTĐT. Polyp đại trực tràng chiếm 15,9%. 8,7% số bệnh nhân mắc viêm đại trực tràng mạn tính. Tiền sử gia đình liên quan đến UTĐT thấp hơn với 7,2%.
3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
2.9
Đau bụng Rối loạn đại
tiện
Đi ngoài phân máu
Triệu chứng
Mệt mỏi
Không triệu chứng
Tỉ lệ
UTĐT phải
UTĐT trái
65,2
81,2
40,6
40,6
Tỷ lệ (%)
3.2.2.1. Triệu chứng cơ năng
Biểu đồ 3.2. Các triệu chứng cơ năng
Nhận xét:
Trong tổng số 69 bệnh nhân UTĐT, 81,2% số bệnh nhân có triệu chứng đau bụng. Mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao 65,2%. Đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện (táo bón, tiêu chảy, tăng số lần đi ngoài) gặp với tỷ lệ tương đương là 40,6%. Có 2 bệnh nhân không biểu hiện cơ năng nào, tương ứng với 2,9%.
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất ở cả UTĐT trái và phải. UTĐT trái gặp tỷ lệ bệnh nhân có đi ngoài phân máu (51,3%) và các rối loạn đại tiện (53,8%) cao hơn so với UTĐT phải.