Mối Liên Quan Giữa Triệu Chứng Lâm Sàng Với Vị Trí Khối U

3.2.2.2. Triệu chứng toàn thân

Bảng 3.3. Các biểu hiện toàn thân


Triệu chứng

Số lượng (n = 69)

Tỷ lệ (%)

Gầy sút cân

44

63,8

Thiếu máu

18

26,1

Không có triệu chứng

11

15,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai - 5

Nhận xét:

Bệnh cảnh toàn thân chính trong nghiên cứu là gầy sút cân (63,8%) và thiếu máu (26,1%).

Bảng 3.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI)


BMI

Số lượng (n = 69)

Tỷ lệ (%)

BMI < 18,5 (Gầy)

9

13

18,5 ≤ BMI < 23 (Trung bình)

51

74

BMI ≥ 23 (Béo)

9

13

Trung bình

21,1 ± 2,1

Nhận xét:

Chỉ số BMI trung bình là 21,1 ± 2,1. Phần lớn bệnh nhân có thể trạng trung bình. Tỷ lệ bệnh nhân gầy hoặc béo thấp hơn, cùng chiếm 13%.

3.2.2.3. Triệu chứng thực thể

Bảng 3.5. Tỷ lệ sờ thấy khối u qua thành bụng


Sờ thấy khối u

Số lượng (n = 69)

Tỷ lệ (%)

4

5,8

Không

65

94,2

Nhận xét:

Thăm khám lâm sàng phát hiện được khối u với tỷ lệ thấp 5,8%.

35


30


25


20


15


10


5


0

Tắc ruột

Bụng chướng

Gan to, vàng da

Khó thở

33,3

21,7

7,2

4,3

Tỷ lệ (%)

3.2.2.4. Các triệu chứng do u di căn xa và biến chứng


Biểu đồ 3.3. Triệu chứng di căn xa và các biến chứng hay gặp

Nhận xét:

Tắc ruột là biến chứng hay gặp nhất. Các triệu chứng do di căn xa là bụng chướng (33,3%), gan to vàng da (7,2%) và khó thở (4,3%)

3.2.3. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với vị trí khối u

Bảng 3.6. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và vị trí u



Dấu hiệu lâm sàng

Đại tràng phải

N (%)

Đại tràng trái

N (%)


p

Đau bụng

25 (44,6%)

31 (55,4%)

0,69

Đi ngoài phân máu

8 (28,6%)

20 (71,4%)

0,04

Rối loạn đại tiện

7 (25%)

19 (75%)

0,01

Thiếu máu

10 (55,6%)

8 (44,4%)

0,23

Gầy sút cân

22 (50%)

22 (50%)

0,15

Tắc ruột

9 (60%)

6 (40%)

0,15


Nhận xét:

Sự khác biệt giữa các triệu chứng đau bụng, thiếu máu, gầy sút cân, tắc ruột so với vị trí u không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.

Đi ngoài phân máu và rối loạn đại tiện hay gặp ở ung thư đại tràng trái hơn ung thư đại tràng phải, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


3.3. Đặc điểm cận lâm sàng

3.3.1. Kết quả nội soi và giải phẫu bệnh

3.3.1.1. Đặc điểm khối u

Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí, hình thể và kích thước khối u


Đặc điểm

Số lượng (n = 69)

Tỷ lệ (%)

Vị trí khối u

Manh tràng

10

14,4

ĐT lên

2

2,9

ĐT góc gan

18

26,1

ĐT góc lách

3

4,3

ĐT xuống

4

6

ĐT Sigma

32

46,3

Hình ảnh đại thể khối khối u

Sùi

26

37,7

Loét

7

10,1

Loét sùi

26

37,7

Thâm nhiễm

10

14,5

Từ 4cm trở xuống

41

59,4

Trên 4cm

28

40,6

Kích thước khối u


Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh nhân UTĐT trái là 56,5% cao hơn so với UTĐT phải là 43,5%. Khối u ĐT Sigma hay gặp nhất chiếm 46,3%. Các vị trí ít gặp hơn lần lượt là: ĐT góc gan (26,1%) manh tràng (14,4%), ĐT xuống (6%), ĐT góc lách (4,3%) và ĐT lên (2,9%).

Về hình thể khối u: thể sùi và thể loét sùi chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,7%.

Thể thâm nhiễm ít gặp hơn với 14,5%. Thể loét chiếm 10,1%.

Về kích thước u: 59,4% bệnh nhân có kích thước khối từ 4cm trở xuống, còn lại 40,6% có khối u có kích thước trên 4cm.

3.3.1.2. Mức độ biệt hóa khối u và liên quan với vị trí khối u

Bảng 3.8. Liên quan giữa vị trí và mức độ biệt hóa khối u



Đặc điểm

Vị trí khối u

Tổng số

(Tỷ lệ %)


p

UTĐT phải

UTĐT trái

Biệt hóa cao

1 (100%)

0

1 (1,4%)


Biệt hóa vừa

25 (41,7%)

35 (58,3%)

60 (87%)


0,47

Biệt hóa kém

4 (50%)

4 (50%)

8 (11,6%)


Không biệt hóa

0

0

0


Nhận xét:

87% khối u biệt hóa vừa và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ biệt hóa kém thấp hơn, chiếm 11,6%.

Giữa mức độ biệt hóa khối u và vị trí ung thư bên phải hoặc trái không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,47).

3.3.1.3. Đặc điểm bất ổn vi vệ tinh

Bảng 3.9. Đặc điểm bất ổn định vi vệ tinh


Bất ổn vi vệ tinh cao

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

1

6,3

Không

15

93,7

Tổng

16

100

Nhận xét:

Trong tổng số 16 bệnh nhân được làm xét nghiệm bất ổn vi vệ tinh, có 1 bệnh nhân phát hiện MSI – H (bất ổn định vi vệ tinh độ cao) tương ứng với 6,3%.

3.3.2. Xét nghiệm chất chỉ điểm u

Bảng 3.10. Nồng độ CEA trước điều trị


Nồng độ CEA

Số lượng (n = 51)

Tỷ lệ (%)

< 5ng/ml

13

25,5

≥ 5ng/ml

38

74,5

Giá trị lớn nhất

36123

Giá trị nhỏ nhất

1,5

Trung vị

9,2

Nhận xét:

Trong tổng số 51 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm CEA, 74,5% có nồng độ CEA ≥ 5ng/ml. Nồng độ CEA cao nhất ghi nhận là 36123, thấp nhất là 1,5. Trung vị là 9,2.

3.3.3. Xét nghiệm sinh học phân tử

3.3.3.1. Đặc điểm đột biến gen KRAS



Codon 12

Codon 13

Codon 12 và 13

Khác (codon 61, 146) Không có đột biến

8,7%

2,2%

15,2%

6,5%

67,4%


Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đột biến gen KRAS

Nhận xét:


Trong 46 bệnh nhân làm xét nghiệm gen KRAS, có 32,6% số bệnh nhân phát hiện đột biến. Dạng hay gặp nhất là đột biến codon số 12 và 13, chiếm tỷ lệ 15,2%.

3.3.3.2. Đặc điểm đột biến gen BRAF

Bảng 3.11. Tỷ lệ đột biến gen BRAF


Đặc điểm

Số lượng (n = 45)

Tỷ lệ (%)

Có đột biến

0

0

Không có đột biến

45

100



biến.

Nhận xét:

Tất cả 45 bệnh nhân được làm xét nghiệm gen BRAF đều không thấy đột

3.3.3.4. Đột biến gen NRAS

Bảng 3.12. Tỷ lệ đột biến gen NRAS


Đặc điểm

Số lượng (n = 17)

Tỷ lệ (%)

Có đột biến

1

5,9

Không có đột biến

16

94,1

Nhận xét:

Tỷ lệ đột biến gen NRAS là 1/17 tương ứng bằng 5,9%

3.3.3.4. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và một số yếu tố

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với giới tính, vị trí và tình trạng di căn xa



Đặc điểm

Đột biến gen KRAS


p

Không

Giới tính

Nam

7 (23,3%)

23 (76,7%)


0,07

Nữ

8 (50%)

8 (50%)


Di căn xa

10 (52,6%)

9 (47,4%)


0,01

Không

5 (18,5%)

22 (81,5%)



Vị trí

UTĐT phải

10 (43,5%)

13 (56,5%)


0,12

UTĐT trái

5 (27,8%)

18 (72,2%)


Nhận xét:

Tỷ lệ đột biến gen KRAS ở bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam.

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,07.

Ung thư đại tràng phải có tỷ lệ đột biến gen KRAS cao hơn so với ung thư đại tràng trái. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ở bệnh nhân có di căn xa, tỷ lệ đột biến gen KRAS cao gấp 2,8 lần so với bệnh nhân không có di căn xa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,01)

3.4. Phân loại giai đoạn bệnh và di căn

3.4.1. Giai đoạn bệnh


Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Giai đoạn IV

7,2%

43,6%

18,8%

30,4%


Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ giai đoạn bệnh theo AJCC 2017

Nhận xét:

Có 63/69 bệnh nhân được xếp giai đoạn dựa vào kết quả mô bệnh học sau mổ theo AJCC 2017, còn lại là đánh giá trước mổ.

Phần lớn bệnh nhân đang ở giai đoạn muộn: 30,4% bệnh nhân ở giai đoạn III, bệnh nhân ở giai đoạn IV chiếm 43,6%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2024