Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 4


ngày học hàng vạn chữ, không đầy 10 năm, gồm thông tam học". Sư đã từng

đỗ đại khoa từ năm 20 tuổi, được triều đình bổ vào làm việc ở Viện Hàn lâm, chuyên tiếp đón Bắc sứ nhưng sau đó “nhiều lần dâng biểu xin từ chức, muốn được xuất gia tu hành học đạo” cuối cùng trở thành một vị thánh tăng “tinh thông thánh đạo, các tăng ni theo học có tới ngàn người”. Rõ ràng, thực hiện mục đích tôn vinh đức hạnh siêu việt, tài năng khác thường của của các bậc thiền sư từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIII, Thiền uyển tập anh cho người đọc có cơ hội được nghiền ngẫm, dung nạp, thu nhận các phương thức khắc hoạ kiểu nhân vật rất thanh thoát mà gần gũi với văn hoá Phật giáo. Có thể nói, các thời đại kế tiếp khó có thể tìm thấy hình ảnh những thiền sư giàu lòng yêu đời, yêu cuộc sống, luôn hướng về chúng sinh như thời đại Lý, Trần. Tuy nhiên, các nhà sư-nam nhân hiện ra trong thơ là vô tính . Họ sợ tính dục thân xác vì tính dục có thể hại cho sự tu trì phép thuật (Trước nhà vua, sư Huyền Quang đã chứng minh ông vô tội trong câu chuyện Điểm Bích bằng cách hô gió gọi mưa, tức là chứng minh ông trong sáng, vì nếu có quan hệ tính dục với Điểm Bích chắc đã mất phép thiêng )

Bộ phận văn học cuối đời Trần sang đời Hồ và đầu đời Lê chủ yếu là do các nho sĩ sáng tác vì vậy Nho giáo đã để lại dấu ấn trong văn học. Mẫu hình con người lí tưởng của Nho giáo với tam cương ngũ thường, với đạo lí trung hiếu tiết nghĩa, với chí khí tu, tề, trị, bình... cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên những trang văn thơ. Ở thời kì này, hình tượng "nam nhi" gắn liền với chí hướng lập công, được người đời ca tụng là chủ đề được nhiều nhà thơ, nhà văn nhắc đến. Theo Phạm Ngũ Lão chí làm trai phải gắn liền với hai chữ công danh, Chí làm trai này mang tinh thần, tư tưởng tích cực, gắn với ý thức trách nhiệm, lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm cho đời). Chí làm trai đó được coi là món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước. Quan niệm lập công danh đã trở thành lý tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến:


Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

( Hoàng Việt thi tuyển - BÙI HUY BÍCH) (Thân nam nhi mà trả trọn nợ công danh,

Thì luống nhữ thẹn thùng khi nghe người đời nói chuyện Vũ hầu)

Về sau, hình tượng nam nhi được thể hiện rõ nét hơn, mang vóc dáng của bậc đại trượng phu anh hùng. Lê Cảnh Tuân (? - ?) trong bài Vô ý cũng đã xây dựng hình ảnh nam nhi thông qua những hành động cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tứ phương tự thị nam nhi sự, Đạp biến giang san dă bất kì.

( Hoàng Việt thi tuyển - BÙI HUY BÍCH) (Việc bốn phương nguyên là việc của người nam nhi, Dạo khắp cả núi sông cũng là một sự kỳ lạ)

Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 4

Bên cạnh chí làm trai, các nhà nho còn xây dựng những mẫu hình quân tử có trách nhiệm cao với đời. Hình tượng Trần Quốc Tuấn trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn ( Hịch văn răn bảo các tỳ tướng) tiêu biểu cho cốt cách của người quân tử có ý thức trách nhiệm cao độ với dân, với nước mà quên ăn, quên ngủ: "Dư thường lâm xan vong thực, chung dạ phủ chẩm; thế tứ giao di, tâm phúc như đảo; thường dĩ vị năng thực nhục tẩm bì như can ẩm huyết vị hận dã. Tuy dư chi bách thân, cao ư thảo dã, dư chi thiên chi, khoả ư mã cách, diệc nguyện vi chi".(Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruôt đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng). Người quân tử trong Bình ngô đại cáo cũng thể hiện là tấm gương sáng về tấm lòng vì dân vì nước mà quên ăn, quên ngủ:

Ta đây:

Chốn Lam Sơn dấy nghĩa, Chốn hoang dã nương mình,


Ngẫm thù lơn há đội trời chung,

Căm thù giặc thề không cùng sống.

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời; Nếm mật nằm gan, há phải một hai sớm tối.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh.

Nói tóm lại, người nam nhi, quân tử, anh hùng trong văn thơ nhà nho là những người biết dồn sức mạnh của tinh thần và sức lực vào sự nghiệp xây dựng trật tự xã hội lí tưởng mà họ gọi là thái bình thịnh trị.

Như vậy, văn học thế kỉ X đến thế kỉ XV, là văn học của các thiền sư và nhà nho. Hình tượng các thiền sư thường có nét phi giới tính, nhà sư còn thể hiện là kẻ vô tính, dường như thủ tiêu giới tính là điều kiện cần thiết để tu luyện có được những phép thuật phi thường kỳ vĩ. Phật giáo chủ trương “tiết dục”, “diệt dục”, coi sắc là cái cần kiêng kỵ nên nhan sắc phụ nữ bị xem thường trong mắt các tín đồ đạo Phật. Tam tổ thực lục có kể lại câu chuyện ca ngợi thiền sư Huyền Quang vượt qua sắc dục, giữ lòng chay bạch với thái độ e sợ, cảnh giác với người phụ nữ nhan sắc. Câu chuyện được kể như sau:

Vua Minh Tông và các đại thần muốn thử lòng dục của Huyền Quang bèn nén sắp đặt cơ mưu, chọn người cung nữ vô cùng xinh đẹp và khéo léo là cung nhân Điểm Bích gọi vào nội điện, ban cho một thẻ bài và căn dặn: “Vị tăng ấy vốn không ưa sắc dục, tánh tình rất cương trực, giới hạnh lại cao nghiêm, ngươi có nhan sắc lại có tài ăn nói và thông hiểu sử kinh, vậy hãy đến thử thầy. Nếu thầy còn động lòng quyến luyến tình dục, ngươi hãy dụ lấy cho được kim tử làm bằng chứng, bằng gian trá sẽ có tội, ngươi phải kính cẩn vâng lời”. Điểm Bích vâng lệnh lên đường, đến chùa Vân Yên xin nương náu cửa chùa. Ở đây, nàng tìm mọi cách cám dỗ Huyền Quang nhưng thiền sư tuyệt nhiên không lay động. Biết khó dùng sắc đẹp cám dỗ Huyền Quang, Điểm Bích nảy ra kế than vãn về gia cảnh và được thiền sư cho một dật kim tử. Nhận được dật kim tử, Điểm Bích vội về nói dối Vua là đã cám dỗ được Huyền Quang. Vua nghe xong buồn rầu, bèn lệnh mở đàn tràng để kiểm tra hạnh


pháp của sư. Huyền Quang lên đàn tràng chứng minh được hạnh pháp của mình.

Vua biết sư bị oan lại càng kính nể. Riêng nàng Điểm Bích bị phạt làm tỳ nữ quét tước một ngôi chùa trong nội điện.

Trong câu chuyện này, vẻ đẹp của Điểm Bích không được ca ngợi mà bị lấy làm nền để tô đậm quan niệm: Nữ sắc là thứ sức mạnh có hại cho lí tưởng Phật; lí tưởng thánh nhân của nam giới, vì vậy nam giới cần biết cảnh giác và tránh xa nó.

Mẫu hình các nhà nho thường là những người có sứ mệnh cao cả, đem lại sự vẻ vang cho cho đất nước. Họ luôn có thái độ khắc kỉ với phụ nữ. Người phụ nữ thường vắng bóng trong các tác phẩm văn học thời kì này hoặc nếu có thì đó là thái độ xa lánh, coi sắc đẹp là sự cản trở bước đường lập công danh. Theo quan niệm của các nhà nho thời kì này, người nam nhi phải luôn thoát khỏi mọi cám dỗ của những ham muốn vật chất thông thường hay về tình ái bản năng.

Kim ngân ấy của người cùng muốn; Tửu sắc ấy là nơi nghiệp khá chừa. Thế sự trai yêu thiếp mọn,

Nhân tình gái nhớ chồng xưa. Chẳng say, chẳng đắm là quân tử, Người hiểm lòng thay hãy khá ngờ.

(Nguyễn Trãi, Bảo kính cảnh giới, bài 42)

Trong bài thơ Giới sắc, Nguyễn Trãi một lần nữa đứng trên lập trường của một nhà nho khắc kỉ răn dạy nam giới, khuyên người quân tử né tránh nữ sắc, nên coi nữ sắc là kẻ thù:

Sắc là giặc, đam làm chi

Thuở trọng còn phòng có thuở suy. Trụ mất quốc gia vì Đát Kỉ,

Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi.


Bại tan gia thất đời từng thấy,

Tổn hại tinh thần sự ích chi!

(Nguyễn Trãi - Quốc âm thi tập - Bài 190)

Trần Thái Tông, tác giả Khóa hư lục viết Giới sắc văn với những lời lẽ đầy nghiêm khắc khi đánh giá về những yếu tố ngoại hình hấp dẫn của người phụ nữ: “Tóc mượt lưng ong dễ khiến mịt mờ tâm tính; mặt hoa da phấn dễ xui rời rã tinh thần. Mắt đưa lấp lánh như dao, ai không đứt ruột; lưỡi uốn ngọt ngào tựa sáo, hết thảy nghiêng tai. Người đắm đuối, nghĩa tình xa bỏ; kẻ đam mê, đạo đức tiêu tan. Trên thì phong giáo đắm chìm; dưới thì cửa nhà táng loạn. Không kể kẻ phàm người học; đều say áo pháp điểm trang. Cương kỷ quốc gia đổ vỡ chốn Tô đài… Độc giác gần nữ am mà trở về cõi tục; Chân Quân xa thán phụ mà được lên thiên đàng. Kẻ lánh sắc được ngũ thần thông; kẻ phạm sắc mất toàn giới hạnh” [33.98].

Câu chuyện Rắn báo oán trong Tang thương ngẫu lục cũng phần nào thể hiện quan niệm tương tự về sự kì thị nữ sắc. Theo đánh giá của các nhà nho thì chính sắc đẹp của Nguyễn Thị Lộ đã làm cho vua Thái Tông phải chết và gieo rắc tại hoạ cho cả dòng họ Nguyễn Trãi.

Cũng từ đây ta hiểu tại sao các sử gia lại cho rằng những người phụ nữ hồng nha, tiêu biểu cho sắc dục, là ma quái, hồ li tinh, rắn báo oán, họ chỉ đem lại bất hạnh cho gia đình, làm khuynh đảo quốc gia, triều đại. Sử gia Ngô Sĩ Liên khi ghi chép chuyện Nguyễn Thị Lộ đã bình luận: “Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?” [17.1372-1373].

Tựu chung lại, cũng vì một lí tưởng nhân cách, thi ca cổ thường hay diễn tả tâm đạo lí lo đời, lo nước mà gạt bỏ tất cả các trạng thái tâm lí có tính tự nhiên. Con người được văn hoá hoá một cách triệt để.


1.2.2 Các nhân vật văn học từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII

Giai đoạn văn học từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII là giai đoạn chuyển tiếp, xã hội Việt nam bước vào giai đạon khủng hoảng trầm trọng. Chiến tranh huynh đệ tương tàn diễn ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến. Các thiết chế chính trị, tư tưởng phong kiến Nho giáo bị xáo trộn, lung lay và rạn nứt. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, nhưng nó đứng trước những thử thách mới hết sức cay nghiệt. Nó nhanh chóng trở thành công cụ của giai cấp thống trị dùng để quản lí xã họi và con người. Giai đoạn này có biến động và tranh chấp giữa hai kiểu nhân vật nam, truyền thống và đổi mới. Mẫu nhân vật nam chính thống đề cao ngôi vua, đề cao triều đình, coi trọng nho sĩ, luôn mơ ước đến một xã hội phong kiến lý tưởng vẫn xuất hiện trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan. Các nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn biết điều tiết dục vọng sao cho không có hại cho trật tự phong kiến, cho cuộc sống:

Đạo ở mình ta lấy đạo trung, Chớ cho đục, chớ cho trong.

( Bài số 104)

Bởi theo ông, những người biết điều tiết dục vọng, biết ngăn lòng tư dục, biết nhường nhin nhau thì sẽ đấng "thánh hiền":

Dù ai ngăn được lòng tư ấy,

Ta ắt dành cho đấng thánh hiền.

( Bài số 124)

Thơ văn Phùng Khắc Khoan thể hiện thái độ ôm ấp lý tưởng hành đạo, không chịu khuất phục trước thời cuộc khó khăn, muốm đem tài kinh bang tế thế phò vua giúp nước. Ông hy vọng có thể tìm ra bậc anh hùng cứu nước:

Quét sạch mây mù ai đó nhỉ,

Ung dung định lại bốn phương trời.

( Thương loạn)


Bên cạnh những con người trong văn học trong những khuôn mẫu "tam

cương, ngũ thường", thời điểm này đã xuất hiện những nhân vật nam giới kiểu mới, những chàng trai không quan tâm học hành hay làm ăn mà là đệ tử của thần ái tình như trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.

Trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (? - ?) các nhân vật nam không còn được xây dựng trên những công thức định sẵn theo quan điểm của Nho giáo. Các nhân vật nam là những con người phàm bình. Hơn nữa các nhân vật này đều có tình yêu nam nữ, có nhu cầu bản năng thân xác. Nhân vật Từ Thức trong Từ Thức lấy vợ tiên kể về một mối tình thơ mộng óc phần si mê giữa một kẻ sĩ nơi hạ giới nặng tình với một nàng tiên ở chốn Bồng Lai tiên cảnh nên đã treo ấn từ quan để cùng nàng hưởng thụ. Hay nhân vật Hà Nhân trong Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, một nho sĩ quê ở Thiên Trường lên kinh sư để ăn học nhưng "bút nghiên nản chí, son phấn tình nồng". Hà Nhân có cuộc tình với hai nàng Đào và Liễu. “Hà Nhân rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm. Chàng lả lơi cợt nghẹo, hai ả thẹn thò nói rằng: “ Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉn e mưa gió nặng nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa mềm yếu”. Hà Nhân khuyên lơn dịu ngọt rồi cùng tắt đèn đi nằm. Lửa đượm hương nồng, ái ân mười phần thỏa nguyện”. Trong cuộc hoan lạc ấy, Hà Nhân tán dương những bài thơ đầy khoái lạc vật chất của tình nhân và làm thơ đáp trả lại. Chàng thương gia Trình Trung Ngộ trong “Truyện cây gạo” cũng là một kẻ phóng đãng, mê si mà liều lĩnh. Trình Trung Ngộ gặp Nhị Khanh trên cây cầu Liều Khê trong một đêm tình tứ thơ mộng. Từ đó, hai người quấn quýt bên nhau, miệt mài trong những cuộc truy hoan dâm đãng, xác thịt. Cuối cùng vì si mê tình ái mà đến nỗi phải bỏ mạng. Truyện yêu quái ở Xương Giang thì kể về gã phú thương họ Phạm, bỏ tiền ra mua một cô gái nhỏ, có nham sắc để thoả mãn sự dâm ô. Những nhân vật nam nhiễm những thói hư tật xấu ở đời như cờ bạc cũng được đưa vào trong Truyền kì mạn lục như Trọng Quỳ, vì chơi


bời và ham tiền y đã bán nàng cho Đỗ Tam, một tên lái buôn giàu có, quỷ

quyệt... Ngoài ra, Nguyễn Dữ cũng xây dựng những nhân vật nam mang nhiều đức tính tốt đẹp trong cách ứng nhân xử thế: Người tiều phu núi Nưa có phẩm tiết cao không chịu ra làm quan cho kẻ “miệng lưỡi bẻo lẻo , đã dắm mình vào trong cái triều đình trọc loạn, lại còn toan kéo người khác để cùng đắm với mình”, nhân vật Dương Đứng thì công bằng và nhân hậu, Ngô Tử Văn thì dũng cảm, cứng cỏi trong việc truy nã vong hồn tướng giặc dám đốt ngôi đền để trị tên ác quỷ ấy. Văn Dĩ Thành thì “ tính tình hào hiệp”, đem tài đức của mình để trừ cho dân khỏi nạn ma quỷ quấy nhiễu, Phạm Tử Hư thì ăn ở phải đạo với thầy. Tất cả mọi hành động, việc làm của họ đều vì lợi ích chung của cả cộng đồng.

Như vậy, văn học thời kì này đã có những biến đổi rõ nét. “Văn học

không còn những bức chân dung “ nhìn ngay, ngó thẳng”, cứng nhắc trong những khuôn mẫu” tam cương, ngũ thường”, “tam tòng tứ đức”, con người của tinh thần và ý chí, tư tưởng và giáo điều, thì nay bước vào văn học là những con người trần thế, với da thịt và nhu cầu, hành động và ước muốn chủ quan của nó”. [14.126]. Những dục vọng, ước muốn thoát ra ngoài sự toả chiết của tư tưởng Nho giáo về " tu, tề, trị, bình" đối với người quân tử, "công, dung, ngôn, hạnh" đối với người phụ nữ phong kiến bắt đầu xuất hiện trong văn học. Tuy nhiên, từ các góc độ khác nhau, dù vô tình hay cố ý khi biểu thị quan hệ tình dục nam nữ, các "nhân vật nam thường là người còn các nhân vật nữ thường là yêu ma như là bức bình phong che chắn búa rìu dư luận của xã hội Nho giáo hoá vốn được định hướng theo lí tưởng quả dục, tiết dục, thậm chí diệt dục" [49.177]. Lời bình cuối mỗi truyện của tác giả dù có phê phán người đàn ông nhưng không nhằm hạ thấp mà thiên về giáo huấn họ để bảo vệ trật tự nam quyền. Trong Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, tác giả lí giải việc Hà Nhân bút nghiên chí nản như sau: "Than ôi, thanh lòng không bằng ít dục, dục

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí