Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 2


có công trình nghiên cứu nhân vật Từ Hải và Lục Vân Tiên theo lý thuyết về

giới. Học giả Vũ Đình Trác với luận án tiến sĩ Triết lý nhân bản trong Truyện Kiều bảo vệ tại Nhật Bản năm 1984 có đề cập đến tư tưởng nhân bản của Nguyễn Du qua vấn đề giới như: cuộc đối thoại đầu tiên ở vườn Thuý, "nguyên tác đã để Thuý Kiều trở thành chủ động, nói năng huyên thuyên và tống tình Kim Trọng một cách khiêu khích. Nguyễn Du trái lại, trả Thuý Kiều về với bản tính thanh cao của giai nhân tài trí, để cho Kim Trọng trở thành chủ động, theo quan niệm Dương chinh phục Âm". Hoặc "những cảnh báo oán của Thúy Kiều trong truyện Hán văn có vẻ nhuốm màu bạo dâm (sadism) biểu lộ hết ác tâm của kẻ báo thù và đường lối dã man của xã hội loài người. Dưới ngòi bút Nguyễn Du, những cảnh đó cần phải có tối thiểu, để trọn ý nghĩa nhân quả và tâm lý thường tình của con người, nhưng ông muốn tránh mọi cử chỉ và hành động vô nhân đạo". Trần Đình Hượu và Trần Ngọc Vương có nêu vấn đề về loại hình " nhà nho tài tử" với hai nét thị tài, đa tình: "Tài tử cũng là nho sĩ (...) (...) nhưng lí tưởng làm người của họ (...) không ở chỗ tu thân, hành đạo, trí quân trạch dân mà là thoả mãn tính cách thị tài và đa tình (…). Họ không quan tâm nhiều đến nghĩa quân thần, (...)đến trách nhiệm với xã hội và còn đi xa hơn nữa đối lập tình với tính, tài với đức, tự coi là những cá nhân chứ không còn là thần tử (...). Ước mong tự do và hạnh phúc chỉ mới đặt ra trong một phạm vi hẹp là tình yêu (...). Tài tử là những nhà nho chưa thể gọi là “bội đạo”, “li kinh” nhưng rõ ràng đã xa rời quĩ đạo chính thống, tức là những nhà nho tu thân hành đạo hay ẩn dật theo lẽ xuất xử”[64]. Thực chất đây cũng là cách nhìn ít nhiều mang tính chất của giới tính ( nhà nho là đàn ông thì đa tình, đa dục và đề cao tài), song tiếc là không đề cập đến nhân vật Từ Hải.

Tại hải ngoại, nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc cũng có tiếp cận thú vị từ góc nhìn giới đối với nhân vật Lục Vân Tiên khi viết bài " Đọc... chơi


vài bài ca dao" đã giải thích vì sao cái tục lại được dân Nam Bộ áp dụng để

"xuyên tạc" nhân vật Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Theo ông, câu ca dao tục tĩu, nhảm nhí:

Vân Tiên ngồi dưới gốc môn, Chờ cho trăng lặn bóp ... Nguyệt Nga.

không dành cho nhân vật "máu dê" như Bùi Kiệm hay một nhân vật nào đó trong Truyện Kiều như Thúc Sinh, Từ Hải, Mã Giám Sinh...lại chọn ngay chính Lục Vân Tiên, một nhân vật được xem là nghiêm trang, nghiêm túc, thậm chí nghiêm khắc, có thể xem như một khuôn mẫu về đạo đức, để bắt làm cái chuyện phàm phu tục tử ấy là bởi vì có lí do của nó. Câu ca dao trên là "một cách phản ứng chống lại thái độ đạo đức khắt khe, có phần giả tạo của Lục Vân Tiên, và phần nào cũng là của Nguyễn Đình Chiểu". Vì mục tiêu "tải đạo", các nhân vật Lục Vân Tiên đã trở thành biểu tượng luân lý do đó mất cả tự nhiên! Truyện Lục Vân Tiên được truyền bá sâu rộng trong giới bình dân, cứ "nói thơ" đạo nghĩa hoài cũng sẽ có lúc có người làm "thơ" hay đặt vè phê phán lại Lục Vân Tiên và tác giả của nó, một phản ứng tâm lý bình thường chê giới có học, nhà nho vốn đại diện cho uy quyền. Nguyễn Hưng Quốc đã có lý khi cho rằng qua hai câu ca dao đó, người bình dân muốn Vân Tiên gần gũi họ, một "người" như họ. Tuy nhiên, đây mới là một gợi mở cho hướng phê bình văn học nhìn theo quan điểm giới của Nguyễn Hưng Quốc.

Tóm lại, còn rất ít người nghiên cứu nhân vật nam giới ở hai tác phẩm này theo lý thuyết giới. Điều này khiến các nhân vật nam đôi khi bị nhìn nhận thiên lệch về vấn đề giai cấp hoặc đạo đức mà mờ nhạt về đặc điểm giới. Chính vì thế mà luận văn hy vọng góp phần nhỏ xới lên hướng nghiên cứu giới của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên, góp phần giúp người đọc thấy thêm những phương diện khác của nhân vật trong hai tác phẩm này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 2

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là nhân vật Từ

Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

4. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhân vật nam trong Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên trên cơ sở xem xét việc tác giả miêu tả, đánh giá, lý giải các phương diện giới tính nam của nhân vật. Qua đó làm nổi bật sự chi phối của quan điểm giới trong thời trung đại như một vấn đề văn hóa ảnh hưởng đến nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng lí tưởng và người anh hùng đã bị thế tục hoá.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái niệm giới; điểm qua các kiểu nhân vật nam trong văn học trung đại Việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX.

- Phân tích, cắt nghĩa hai kiểu nhân vật nam trong Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên từ góc nhìn giới. Từ đó có sự so sánh hai nhân vật để thấy sự giống và khác nhau trong biểu hiện nam tính cũng như quan niệm của hai tác giả về việc xây dựng những hình mẫu nam nhi lí tưởng trong xã hội phong kiến.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp văn hóa học:

Chúng tôi vận dụng phương pháp tiếp cận văn hoá học để giải mã hình tượng người nam nhi anh hùng, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng. Trong xã hội phong kiến, giá trị đạo đức được coi là thước đo chuẩn mực người đàn ông chính là những giáo lí Nho gia. Nho giáo chủ trương xây dựng con người xã hội theo lí tưởng thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, con người nội thánh ngoại vương, tu kỉ trị nhân. Quan điểm văn hoá này đã chi phối đến cách xây dựng hình tượng người nam nhi anh hùng trong các tác phẩm văn học trong đó có nhân vật Từ


Hải trong Truyện Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của

Nguyễn Đình Chiểu .

- Phương pháp thống kê:

Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát các nhân vật nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, từ đó đi tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê để xử lý thông tin trong các tư liệu lịch sử, tư liệu văn học được sử dụng để chứng minh các luận điểm đã đưa ra.

- Phương pháp so sánh:

Chúng tôi lựa chọn phương pháp so sánh để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều cũng như nét chung, nét riêng độc đáo của nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên.

- Phương pháp hệ thống:

Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm mục đích giúp cho việc tìm hiểu nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên có được cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương I: Lý thuyết giới và các kiểu nhân vật nam trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam

Chúng tôi dành chương I làm cơ sở đi vào lý luận về Giới.

Xã hội phương Đông truyền thống là xã hội nam quyền. Trong quan hệ

giới giữa hai phái nam-nữ, người đàn ông thống trị, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ của phụ nữ do nam giới đặt ra, thường có biểu hiện bất công đối với người phụ nữ (trinh tiết, tam tòng tứ đức…).

Nhưng mẫu hình lý tưởng về nam giới cũng lại mang tính khắc kỷ đậm nét. Những nhân vật nam giới được văn học nhà nho ca ngợi thường là các


anh hùng, nam nhi quân tử, kẻ sĩ khắc kỷ, coi thường sắc đẹp, khô khan.

Những nhân vật nam bị phê phán thường là những kẻ phóng đãng, dâm loạn. Sự phân tuyến chính diện-phản diện nhiều khi rạch ròi, không có trung gian. Khái niệm Thân và Tâm của văn hóa truyền thống phương Đông đã chi phối sâu sắc cách xử lý này. Người xưa dường như có quan niệm rằng sắc đẹp phụ nữ và những dục tính thân thể có ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến việc tu dưỡng đạo đức, thực hiện lý tưởng của người thánh nhân, quân tử, trượng phu (những người đàn ông). Vì thế nên họ có tư tưởng cảnh giác hay kỳ thị cao độ đối với nữ sắc. Tuy nhiên, trong văn học, cũng có những trường hợp đột phá các chuẩn mực đạo đức thẩm mỹ nho giáo chính thống như Truyện Kiều của Nguyễn Du mà ta sẽ nghiên cứu.

Chúng tôi chọn nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong Truyện Lục Vân Tiên: đây là nhân vật của hai tác phẩm thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau, một tác phẩm (Truyện Kiều ) vay mượn cốt truyện tiểu thuyết tài tử giai nhân (Kim Vân Kiều truyện), một tác phẩm (Lục Vân Tiên) có tính chất tự truyện. Nguyễn Du tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo, chủ tình, mang tư tưởng nữ quyền; còn Nguyễn Đình Chiểu sống ở Nam Bộ, một vùng đất mới khẩn hoang, cư dân từ mọi miền hội tụ rất cần có đạo nghĩa trong ứng xử, ông lại tiêu biểu cho giai đoạn nhà Nguyễn phục hồi Nho giáo, giai đoạn văn học mà nhà Nguyễn ưu tiên cho tuồng, đề cao con người phận sự, chức năng trong luân thường mà coi nhẹ con người trần thế, cá nhân. So sánh để xem hai tác giả khác nhau xử lý như thế nào với nhân vật nam giới, sự khác nhau, giống nhau, góp phần hình dung bức tranh văn học sử.

Chương II: Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chọn nhân vật Từ Hải làm đối tượng khảo sát, chúng tôi có ý tìm hiểu những đột phá của Nguyễn Du trong quan niệm đạo đức thẩm mỹ.


Những biểu hiện nam giới của Từ Hải: thân thể kỳ vĩ, cường tráng, sức

dư muôn người, có lòng trọng nghĩa khinh tài... Đây là nét truyền thống của nhân vật anh hùng hảo hán, giang hồ nghĩa hiệp, nhưng có nét mới, cách tân, biết trân trọng sắc đẹp phụ nữ, có tình yêu lãng mạn Thiếp danh đưa đến lầu hồng, Đôi bên cùng liếc đôi lòng cùng ưa. Từ Hải là nam nhi, anh hùng (Nguyễn Du nhiều lần gọi Từ Hải là anh hùng). Nhưng Từ Hải không khắc kỷ, cũng lãng mạn, đi tìm hình bóng giai nhân, đến với Kiều như việc đi tìm người tri kỷ, có tình yêu, có hạnh phúc ân ái "trai anh hùng, gái thuyền quyên

/ đẹp nguyền sánh phượng phỉ duyên cưỡi rồng"... Điều này có từ Kim Vân Kiều Truyện nhưng đã được Nguyễn Du sáng tạo, tô đậm.

Đây là đặc điểm chung cho các nhân vật nam chính diện ở Truyện Kiều. Truyện Kiều còn có nhân vật Thúc Sinh với biểu hiện nam tính thiên về sắc tình nhưng tấm lòng độ lượng bao dung của Nguyễn Du không phê phán, lên án.

Chương III: Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Ở chương III này, chúng tôi tìm hiểu nhân vật nam Lục Vân Tiên để thấy xu hướng tôn nho trở lại của vùng đất phương Nam dưới thời Nguyễn đã ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Lục Vân Tiên có những vẻ đẹp truyền thống của nam nhi, anh hùng, nhưng thiếu chất lãng mạn, thiếu sự đa tình.

So sánh nhân vật Lục Vân Tiên với nhân vật Từ Hải để thấy sự giống nhau và khác nhau trong biểu hiện nam tính. Một điểm khác biệt quan trọng là tính chất khắc kỷ, là vẻ nghiêm nghị đạo mạo quá mức trước phụ nữ. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng đối lập gay gắt hai kiểu chính diện -phản diện bằng đối lập những biểu hiện yếu tố nam tính.


NỘI DUNG

Chương 1

LÝ LUẬN GIỚI VÀ VIỆC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN VẬT NAM NHI –ANH HÙNG TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

1.1 Những khái niệm về giới (gender) và giới tính (sex)

Trong những năm gần trở lại đây, thuật ngữ “Giới” (gender) – khác biệt với thuật ngữ “Giới tính” (sex), thường xuất hiện trong các bài viết, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Giới thường được nói đến ở hai khía cạnh sinh học và xã hội. Ở vấn đề này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu nghiên cứu những vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực này mà chỉ đi tìm hiểu khái niệm " giới" và "giới tính" để phục vụ cho những vấn đề có liên quan đến bài viết của mình. Khái niêm "giới" mà chúng tôi đề cập ở đây được hiểu theo góc độ xã hội. Theo Hoàng Bá Thịnh trong bài Tiểu luận xã hội học về giới thì "giới"

được hiểu như sau: Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm, hành vi xã hội mong đợi và quy định cho mỗi giới, phù hợp với những đặc điểm văn hoá, chính trị, kinh tế và tôn giáo. Do vậy, nó luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không gian; vì thế nó luôn biến đổi theo các giai đoạn lịch sử và có khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội[52.54].

Reiter 1975: 159: Giới là một thành phần của hệ thống giới tính. Hệ thống giới tính (gender/sex sytem) chỉ "sự sắp xếp mà trong đó xã hội qui định sự tương ứng giữa giới tính sinh học và hành vi con người, trong đó những nhu cầu được thỏa mãn".

(Nguồn: Dịch từ http://en.wikipedia.org/wiki/Gender- role )

Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam định nghĩa: “Giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm


giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi

được” [13.33].

Trong cuốn tài liêu giáo dục Giới và các vấn đề đô thị của TS.Trần Thi Kim Xuyến thì giới được định nghĩa: "Giới ( gender) là một thuật ngữ chỉ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ từ góc độ xã hội; giới đề cập đến sự phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lựcvà lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể" [67.3].

Theo Bem và Coltrane, các nhà nghiên cứu xã hội học của đại học Oregon đã xác định 3 “thấu kính giới” chủ chốt (các giả thuyết ẩn): sự phân cực giới (đàn ông và đàn bà là khác nhau và sự khác biệt này một nguyên tắc tổ chức trung tâm của cuộc sống xã hội), androcentrism (nam giới ưu trội hơn nữ giới; kinh nghiệm nam giới là tiêu chuẩn, nam quyền); và chủ nghĩa thiên về những kiến giải sinh học (hai thấu kính đầu tiên là do sự khác biệt về sinh học giữa các giới tính). Đây là một cách tiếp cận cấu trúc xã hội đã nhìn nhận sự tiếp nhận đặc điểm về giới như sự đoán trước hoàn thiện nhân cách cá nhân. Như vậy, "giới là sự khác biệt mang tính xã hội (không phải sự khác biệt về sinh học), chỉ sự tương quan về vai trò xã hội, vị trí và giá trị xã hội giữa phụ nữ và nam giới". Sự khác biệt về giới không phải vốn có cùng với sự tồn tại của nam và nữ mà là sự tập hợp các hành vi học được từ xã hội và những kỳ vọng về các đặc điểm, phẩm chất, năng lực được cân nhắc nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một người phụ nữ (hoặc cậu bé – cô bé), trong một xã hội hay nền văn hóa nhất định.

Như vậy, "giới" là những đặc điểm mà xã hội đã tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ. Đó là giới xã hội. Giới xã hội thường bao gồm nhiều vấn đề như: vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội… Những vấn đế này thường do xã hội quy định và biến đổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023