Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 3


theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục

tập quán của mỗi dân tộc…

Giới tính(Sex): các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới được gọi là giới tính. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới không thể đổi chỗ cho nhau. Cụ thể là phụ nữ mang thai, sinh con, cho con bú, nam giới tạo ra tinh trùng để thụ thai.

Giới và giới tính có mối quan hệ rất chặt chẽ và phức tạp. Giới là cơ sở để tạo nên giới tính. Những đặc điểm sinh học của giớí xác định giới tính về mặt sinh học đồng thời cũng là những biểu hiện của giới tính về mặt sinh học. Ở góc độ này, giới là một bộ phận của giới tính, đồng thời giới chi phối và quyết định giới tính. Những đặc điểm xã hội của giới cũng góp phần hình thành những đặc điểm xã hội của giới tính. Chúng cũng chi phối và quyết định sự hình thành giới tính.

Sự phân cực vai trò giới trong xã hội ngày càng trở nên rõ nét. Nữ giới thì được gắn với những đặc điểm như là giàu tình cảm, thận trọng, tính hợp tác, tinh thần cộng đồng và sự phục tùng. Còn nam giới có xu hướng được gắn với các đặc điểm như duy lý, có năng lực, thích ganh đua, chủ nghĩa cá nhân và sự tàn nhẫn. Nam giới theo bản năng tự nhiên của mình luôn thể hiện sự phân tích và tính cạnh tranh nhiều hơn, trong khi đó phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và thiên về sự chăm chút tỉ mỉ cho những người xung quanh. Có nhiều giả thuyết và lý giải khác nhau cho sự khác biệt độc đáo này. Theo tiến sĩ người Mỹ Cordelia Fine, đồng thời là tác giả cuốn Ảo giác về giới tính (Delusions of gender), sự khác biệt giữa hai giới không chỉ xuất phát từ cấu tạo tự nhiên khác nhau của não hay sứ mệnh sinh học của mỗi giới mà còn là do yếu tố tác động của xã hội và môi trường sống.

Trong văn hoá người Việt, giới có tác động không nhỏ đến sự phân công lao động giữa người phụ nữ và nam giới trong gia đình. Người đàn ông luôn là người giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Mọi lĩnh vực có liên quan đến


đời sống gia đình như: làm nhà, dạm vợ, gả chồng cho con cái, chăn nuôi,

trồng trọt… nhất nhất đều do người đàn ông chủ gia đình quyết định. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo góp phần làm cho chế độ phụ hệ gia trưởng trong người Việt thêm củng cố. Trong một gia đình nếu không có con trai nối dõi tông đường thì dù có bao nhiêu con gái thì dư luận xã hội cũng đều cho là không có con (Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô). Đến tuổi lấy chồng, người con gái không có quyền được lựa chọn người chồng. Với tục “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và với lệ thách cưới người con gái trở thành một vật trao đổi mua bán. Người phụ nữ sau khi đi lấy chồng trở thành thành viên của gia đình chồng "Con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về" và cũng từ đây họ và tên của người đàn bà sẽ biến mất. Ngay cả cách dạy con của bà mẹ trong bài ca dao ở Quốc văn giáo khoa thư cũng thể hiện rất rõ vị trí của người nữ giới và nam giới trong xã hội:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Con ơi muốn nên thân người,

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha: Gái thì giữ việc trong nhà,

Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 3

Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa, Trai thì đọc sách ngâm thơ,

Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa, Mai sau nối được nghiệp nhà, Trước là đẹp mặt sau là ấm thân.

Trong văn hoá làng xã, chỉ có đàn ông mới được lên đình làng bàn việc, phụ nữ ở nhà, việc tổ chức các lễ nghi tôn giáo cũng do người đàn ông thực hiện. Cái nhìn của nam giới về phụ nữ cũng có phần khinh miệt. Trong quan hệ nam nữ, phạm trù trinh tiết như là biểu hiện của đạo đức chỉ áp dụng cho người phụ nữ; còn người đàn ông không bị ràng buộc bởi phạm trù này. Không ai lại đi khen hay chê người đàn ông vì giữ (hay không giữ) trinh tiết với vợ, song trinh tiết là một trong những chuẩn mực để khen chê đức hạnh


người phụ nữ. Một nhà nho có thể có hàng chục vợ hay một ông vua có hàng

trăm cung nữ, nhưng vẫn “vô tư” bàn về trinh tiết phụ nữ, vẫn sẵn sàng làm thơ, viết văn ngợi ca những người phụ nữ “tiết hạnh khả phong”. Và, với quan niệm “tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, những người phụ nữ nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ), suốt đời chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau nhiều khi chỉ vì những chuyện rất vụn vặt. Từ luật Hồng Đức đến luật Gia Long là quá trình phát triển ngày càng phản động của chế độ phong kiến đối với phụ nữ. Những cực hình, chỉ áp dụng riêng đối với phu nữ khi bị coi là làm những việc trái với luân thường đạo lí: thả bè trôi sông, gọt gáy bôi vôi, ngựa xé, voi giày...

Thực tế về cái nhìn nam quyền rất phổ biến trong văn học trung đại. Các nhà nho xưa thường coi phụ nữ là lực cản trên con đường tu dưỡng đạo đức nên phải xa lánh nữ sắc, coi nữ sắc nguy hiểm như ma quái, quỉ, hồ ly tinh, rắn báo oán. Truyền thuyết về Thị Lộ là rắn báo oán, các nhân vật phụ nữ ma quái trong Truyền kỳ mạn lục... ra đời cũng bởi xuất phát từ chính những quan niệm này. Trong Gia huấn ca của Nguyễn Trãi, phần lớn những bài giáo huấn là để răn dạy người phụ nữ trong gia đình phải biết đối nhân xử thế trong mọi trường hợp với cha mẹ, với chồng, với bạn chồng, với trong họ, ngoài làng...Trái lại, cái nhìn của xã hội (cũng là nam giới thống trị) về người nam giới thường là ca ngợi mẫu hình nam nhi, quân tử, anh hùng, trượng phu, con người trên phương diện xã hội mà tỏ ra khinh miệt những kẻ mê đắm nữ sắc, coi như những nhân vật phản diện. Những hiện tượng này vẫn còn tồn tại dai dẳng cho đến tận ngày nay. Người đàn ông theo quan niệm Nho giáo phải lập công danh sự nghiệp, có chí khí nam nhi, chí khí anh hùng. Để thực hiện lý tưởng cao cả đó, họ phải gạt bỏ tình cảm nhi nữ, không đam mê sắc đẹp như thiền sư (nam nhân) hy sinh đời sống tình dục để tu luyện những phép thuật để đạt được những khả năng phi thường hay nhà nho tiết dục, quay lưng lại tiếng gọi của thân xác, của sắc đẹp bởi nó chính là nguyên nhân gây nên


suy vong, sụp đổ cho của các triều đình, bất hạnh tai hoạ cho gia đình và nỗi

đâu khổ cho cá nhân Đó là lý do sâu xa của việc họ coi thường sắc đẹp.

Quan niệm văn hóa về đặc điểm và vai trò của giới có vai trò chi phối, tác động đến cách xây dựng hình tượng nhân vật (cả nam và nữ). Trong nghiên cứu văn học, người ta có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu giới của nhân vật văn học để tìm hiểu các kiểu hình tượng nam, nữ. Trước đây, nhân vật nam, nữ thường chỉ được nhìn theo quan điểm giai cấp, áp bức hay bị áp bức, theo quan điểm đạo đức, đáng khen hay đáng chê thì với điểm nhìn giới, chúng ta thấy thêm những phương diện khác của nhân vật. Từ đó, chúng ta có thể phân tích một cách toàn diện sự ảnh hưởng của các quan niệm giới thời trung đại tới cách nhìn nhận và sự xây dựng hình tượng nhân vật.

1.2 Các kiểu nhân vật nam trong văn học trung đại Việt Nam

Mỗi nền văn học ở một quốc gia nào đó đều có sự vận động theo tiến trình vận động của lịch sử. Văn học Việt Nam trung đại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đặt văn học vào tiến trình vận động của nó sẽ giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về đề tài, thể loại, ngôn ngữ, nhân vật ... Tuy nhiên, các vấn đề về phân kì lịch sử dân tộc và quy luật vận động của văn học dân tộc vẫn luôn là vấn đề gây nhiều tranh luận trong các cuộc hội thảo. Có rất nhiều quan niệm về phân kì lịch sử văn học dân tộc Việt Nam được đưa ra. Theo giới nghiên cứu mácxít thì quy luật vận động của tiến trình văn học trung đại đều dựa vào nội dung được phản ánh trong các giai đoạn khác nhau để phân định ranh giới giữa chúng. Cách phân kì này còn bộc lộ những vấn đề bất cập bởi "đời sống văn học là kết quả của mối quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể. Sự thay đổi của các yếu tố thuộc về hiện thực xã hội lịch sử với tư cách là đối tượng của sự phản ánh phải được chủ thể là nhà văn nhận thức để chuyển hoá thành tác phẩm văn học. Tất nhiên, sự thay đổi của chủ thể cũng là do nhân tố khách thể quy định, song là sự quy định phức tạp. Vả lại, chủ thể có sự độc lập tương đối với khách thể. Chủ thể sáng tạo nhìn


ngắm thế giới khách quan và xử lí các quan sát hiện thực bằng vốn tri thức

văn hoá, bằng quan điểm chính trị , đạo đức - thẩm mĩ, những yếu tố chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau"[49.69]. Ngược dòng thời gian trở lại với cách nhìn nhận tiến trình văn học của tác gia văn học Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) trong Vũ trung tuỳ bút, ông cho rằng tiến trình văn học sử được nhìn nhận theo lịch trình các triều đại. Đây là một quan điểm không mấy khoa học và hiện nay không còn được sử dụng. Tuy nhiên, mốc Lê Trung hưng mà ông đưa ra đã thuyết phục được giới nghiên cứu văn học trung đại nước nhà. Sự kiện Lê Trung hưng bắt đầu khi nhà Lê, nhờ có sự phò tá của họ Trịnh, đánh bại nhà Mạc, trở lại Thăng Long đã mở ra một cái nhìn mới về lịch sử văn học dân tộc cũng như sự thay đổi về đề tài, thể loại, ngôn ngữ, nhân vật... Ở đây, chúng tôi không có tham vọng khảo sát tất cả sự đổi thay trong quá trình vận động của nền văn học Việt Nam trung đại mà chỉ khảo sát một khía cạnh nhỏ đó là các kiểu nhân vật nam trong văn học Việt Nam trung đại.

Nhìn lại những trang lịch sử từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XVII, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng lần lượt ra đời, phát triển và suy vong. Tất cả những điều đó đều được phản ánh rõ nét trên lĩnh vực văn hoá. Sự hình thành và phát triển của dòng văn học viết trong thời kỳ này là một biểu hiện rõ nét của công cuộc phục hưng và phát triển văn hoá trong nước Đại Việt ngày càng trên đà lớn mạnh. Nền văn học Đại Việt từ đây cũng đã hình thành một lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, chủ thể sáng tác và đối tượng phản ánh trong các tác phẩm văn học gần mười thế kỷ tuyệt đại đa số là nam giới. Những mẫu hình lí tưởng về nam giới qua các các tác phẩm văn học ở từng thời kỳ cũng được phản ánh rõ nét. Nhân vật chính từ thơ thiền đến thơ của các nhà nho đều hướng về những mẫu hình lí tưởng thông qua hai phạm trù thân và tâm. Các nhân vật như thiền sư, nam nhi, quân tử, sĩ nho, nam giới... đều là những nhân vật - mẫu người lí tưởng đoạn tuyệt với cái gọi là bản năng như


mọi cám dỗ về vật chất, mọi nhu cầu bản năng tình dục ( hay còn gọi là tính

dục), luôn sống phấn đấu vì lí tưởng nhân cách cao thượng. Văn học sau Lê Trung hưng, con người thế tục là mẫu hình chủ đạo của văn học. Ở giai đoạn này xuất hiện các nhân vật nam là những sĩ tử đi thi và gian lận trong thi cử, những tên quan lại ăn hối lộ, sách nhiễu dân lành, chúa Trịnh ăn chơi xa đoạ... Ở mục này, chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua các nhân vật nam giới trong theo các giai đoạn lịch sử như đã nói ở trên.

1.2.1 Các nhân vật văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

Văn học từ thế kỉ X đến thế đến thế kỉ XV, cụ thể từ đời Lý đến đời Lê, phát triển rầm rộ xoay quanh các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Bộ phận văn học đời Lý và đầu đời Trần chủ yếu do các nhà sư sáng tác và điều mặc nhiên nhận thấy là các nhân vật trong những trang viết là các thiền sư.

Nói đến Phật giáo, người ta thường nghĩ đến một triết lí siêu hình, những quan niệm về cuộc đời là ảo ảnh, hư vô và quay lưng lại nó; nhưng các nhà sư thời Lí, Trần đã không quay lưng lại cuộc đời mà nhập thế tích cực. Qua thơ văn Lí, Trần, chúng ta dễ dàng nhận ra con người thời kỳ này có cách nhìn hoàn toàn mới về cuộc đời, một lối sống với đầy đủ chất liệu mang đậm tính nhân văn. Và hơn thế nữa, “nhà chùa thời này không quay lưng với cuộc đời, không thoát ly hiện thực mà tham gia đắc lực vào những hoạt động xã hội. Nhiều nhà sư là chỗ dựa vững chắc cho nhà vua. Họ có vai trò quan trọng trong triều đình và sáng tác của họ cũng ít tính chất vô hư, thơ văn của họ thường hồn nhiên, sôi nổi, lạc quan yêu đời, ngay cả những trường hợp họ lý thuyết về Phật giáo" [25.35]. Mãn Giác thiền sư ((1051-1096) trong bài Cáo tật thị chúng là hình ảnh một thiền sư với tư tưởng lạc quan yêu đời thể hiện tinh thần vô uý và tin vào nhịp điệu vận hành biến động liên tục nên không lo sợ sự biến đổi lên xuống của cuộc đời. Trong cách nhìn của nhà thơ, cuộc đời không phải sớm nở tối tàn , mà tàn rồi lại nở:


Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhỡn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai,

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

( Hoàng việt thi tuyển - BÙI HUY BÍCH) (Xuân qua trăm hoa rụng,

Xuân tới trăm hoa nở.

Việc đời ruổi qua trước mắt, Cảnh già hiện ra trên đầu.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua, một cành mai nở trước sân.)

Quảng Nghiêm thiền sư (1121- 1190) trong bài Thị tật khi nhắc đến quan niệm về "tịch diệt", " vô sinh" không tỏ thái độ khẳng định mà có vẻ hoài nghi:

Ly tịch phương ngôn tịch diệt Khứ sinh hậu thuyết vô sinh

( Lìa được cõi tịch mới có thể nói chuyện tịch diệt Thoát được sự sinh mới nói được chuyênh vô sinh)

Quan niệm của nhà sư về " chí nam nhi", về "tài trai" thì thể hiện khá rõ nét chủ nghĩa lạc quan dồi dào sinh lực của dân tộc. Đó là hình mẫu nam nhi có ý chí, có con đường đi riêng cho bản thân mình để đạt được mục đích chứ không nên theo vết chân người đi trước, dù người ấy đã thành công như Đức Phật Như Lai:

Nam nhi tự hữu xung thiên chí, Hưu hướng Như lai hành xứ hành.

(Làm trai tự có cái chí xông lên trời,

Không cần phải đi vào con đường mà Như Lai đã đi)


Không chỉ dừng lại ở nhân vật thiền sư ngộ đạo có dũng khí vô uý, văn

học Lí - Trần còn xây dựng những nhân vật thiền sư nhờ quá trình tu tâm mà có khả năng phi thường có thể đem lại quyền pháp kì vĩ cứu nhân độ thế. Tác giả Thiền uyển tập anh đã khắc hoạ các kiểu nhân vật thiền sư có sự khác thường và có phần kì dị về hành trạng, phẩm cách và tài năng. Thiền sư Không Lộ có thể “bay trên không, đi dưới nước, hàng long phục hổ, muôn phép lạ không lường hết được”. Thiền sư Đạo Hạnh " ném gậy xuống dòng nước xiết, gậy liền trôi ngược; lại có thể khiến rắn rết, muông thú đến chầu phục, đốt ngón tay cầu mưa, phun nước phép chữa bệnh, không việc gì là không ứng nghiệm”. Nhân vật thiền sư trong Thiền uyển tập anh còn được biết đến ở trình độ học vấn phi thường. Trong số 41 bài sự tích các vị sư gồm 16 vị sư thuộc phái Thiền tông của Võ Ngôn Thông và 25 vị sư thuộc phái Thiền tông của Vinitaruci, chúng tôi nhận thấy các nhân vật thiền sư đều có điểm chung được kể đến ở trình độ học vấn uyên bác, trí tuệ tinh anh ngay từ nhỏ. Thiền sư Pháp Thuận "học rộng, thơ hay có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước...Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ".Đại sư Khuông Việt "thụ nghiệp thiền sư Vân Phong ở chùa Khai quốc (?) tại đây sư đọc khắp kinh sách nhà phật hiểu hết mọi yếu chỉ của thiền tông. Năm 40 tuổi tiếng tăm lừng lẫy trong nước". Thiền sư Cứu Chỉ "thuở nhỏ hiếu học, đọc khắp các kinh điển Nho, Phật, Không thứ gì là không quán xuyến". Thiền sư Quảng Trí "dốc trí tu thiền, không đầy một năm mà phong độ tiếng tăm truyền xa". Thiền sư Ngộ Ấn "10 tuổi đã theo học nghiệp Nho. Thiền sư Vạn Hạnh "thuở nhỏ đã khác thường, gồm thông 3 học, nghiên cứu trăm luận". Tăng sư Huệ Sinh tướng mạo kì vĩ, ăn nói lưu loát , rất giỏi văn chương, có tài viết vẽ. Học Nho rảnh rỗi sư nghiên cứu thêm sách Pháp, học bách luận và các kinh, không gì không xem hết". Thiền sư Tịnh Lực "thuở nhỏ thông minh, biện tài, sở trường nghề văn, thể chữ càng giỏi". Thiền sư Huyền Quang "là người có tiếng nói dịu dàng, dung mạo đẹp đẽ...Sư học vấn thông tuệ, mỗi

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí