Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 11


theo những gì mình muốn theo những khát khao bản năng thầm kín của mình, nhưng nếu vượt quá giới hạn của nó sẽ thành xấu, thành ích kỷ. Có những lúc nhà văn viết với niềm cảm thông sâu sắc, đó là khi thấy những “người con gái hoàn toàn trần truồng tóc xoã, vẻ mặt bơ phờ, và đang ngửa cổ ra sau cười khanh khách”Người sót lại của Rừng Cười. Cũng có khi nhà văn nói về tính dục như một cõi thiêng đầy trân trọng, đó là khi nó là kết quả của tình yêu, là sự kết hợp với tình yêu giữa Nhuệ Anh và Từ Lộ. Cũng có khi nhà văn viết với một thái độ phê phán khi bản năng trở nên phi thánh thiện ở những cô gái nhà hàng Hương Đêm trong truyện Máu của lá, cô tiếp viên xinh đẹp ở nhà hàng Queen trong Tiếng vạc đêm, người đàn bà góa nằm trong hội đồng nhân dân xã trong truyện Phúc Lộc Thọ lên trời hoặc cô gái điếm nghiệp dư tên Trầm trong Mắt miền tây…Cô gái điếm hết thời trong Biển cứu rỗi lại được nhà văn bày tỏ niềm thương xót khi cô tìm đến người lính gác đèn nơi đảo hoang, một phần vừa để thỏa mãn những cơn khát thèm của người đàn ông đó, một phần cô muốn tìm chỗ dựa, một cánh tay cứu vớt cô trong những ngày cuối đời. Võ Thị Hảo thậm chí đã cảm nhận được lòng tự trọng của cô gái tội nghiệp ấy khi cô biết nhục trước ánh mắt sắc lạnh, khinh miệt của người đàn ông.

Cùng với sự thể hiện những ham muốn mang tính bản năng của người phụ nữ thì cái nhìn mang tính dục vọng của nhân vật có khi lại thấm đẫm vào cảnh vật như trong Miền bọt, Đêm bướm ma,Vườn yêu, Lửa lạnh, Dã nhân, Lãnh cung...

Võ Thị Hảo viết về những khao khát, ham muốn bản năng thầm kín, không nhẹ nhàng, kín đáo và ủy mị như trong truyện Tân cảng, Phù thủy … của Nguyễn Thị Thu Huệ và lại càng không quá táo bạo, mãnh liệt, nhẩm nha, đầy thấm thía và ẩn ý như trong Bóng đè, Tình chuột…của Đỗ Hoàng Diệu…Viết về tình dục, mỗi nhà văn viết với những cách thức khác nhau và


dù ở mức độ nào thì họ cũng đã từng bước khẳng định tiếng nói của giới mình trong văn chương. Tuy nhiên trong quá trình khẳng định bản ngã của nữ giới, nhà văn có thể miêu tả những khoái cảm tình dục nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc coi giải pháp tình dục là con đường duy nhất để giải phóng cá nhân. Cần phải nhìn tình dục vừa như một họat động bản năng vừa có ý nghĩa văn hóa. Bởi thế, trong văn học, tính dục phải hiện lên như một yếu tố văn hóa và nhà văn có thể thông qua tính dục để biểu đạt những vấn đề nhân sinh một cách có nghệ thuật. Một xã hội giải phóng cá nhân, giải phóng con người với những khát khao sống thật là mình, xã hội ấy tiến bộ nhưng khi quá đà nó sẽ tạo một sự lố bịch, ảnh hưởng đến văn hoá sống.Võ Thị Hảo đã xây dựng những nhân vật dám sống thật là mình. Nhà văn vừa cất tiếng bênh vực, ca tụng quyền thiêng liêng của con người đồng thời muốn áp chế thái độ bất công của xã hội phương Đông khi coi người phụ nữ chỉ là công cụ trong tay những người khác phái.Võ Thị Hảo nói đến tính dục cũng như những nhà văn nữ khác nói về tính dục, họ còn muốn khẳng định những giá trị của tính dục trong nhận thức, trong khát vọng bản năng của nữ giới. Qua tính dục đòi hỏi một sự trân trọng triệt để đối với nữ giới.


Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Trong quan niệm của Võ Thị Hảo người phụ nữ luôn là sự kết tinh mọi vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết. Khi khắc họa ngoại hình người phụ nữ, nhà văn luôn chú ý quan sát và tập trung miêu tả những chi tiết đặc trưng cho nét bên ngoài của họ như vóc dáng, khuôn mặt, đến mái tóc và ánh mắt…đó là nơi phô ra bản thể của người phụ nữ mà người ta dễ nhận thấy nhất.

Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 11

Võ Thị Hảo cũng tỏ ra là người có biệt tài trong việc khắc họa ngoại hình nhân vật, bởi ngay từ diện mạo của nhân vật đã có thể gây một ấn tượng đặc biệt, một sự ám ảnh hằn sâu trong tâm trí người đọc. Phần lớn các nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo cũng gây ấn tượng bên ngoài như vậy. Họ là những con người có số phận đau khổ, hẩm hiu, quằn quại. Chính cái quằn quại đau đớn đó của số phận đã phần nào thể hiện qua những nét nhăn nhúm ở ngoại hình nhân vật, tiêu biểu như bà Diễm trong Người gánh nước thuê. Bà hiện lên méo mó như chính số phận của bà vậy:“Dáng người bà Diễm bé loắt choắt, bộ mặt nhăn nheo gầy sạm chỉ còn hai con mắt, bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng”. Ngay đến cả cái đòn gánh của bà cũng tạo nên một sự ám ảnh day dứt lớn đối với người đọc vì “Chiếc đòn gánh không bao giờ rời khỏi đôi vai còm cõi của bà…nó nhẵn bóng. Ngay cả những vết sẹo cũng đã nhẵn bóng và cũng khó đoán tuổi như chủ nhân của nó vậy. Nó được đẽo gọt từ một thân cây tre cong hằn dấu vết của những cơn gió táp và ra đời chỉ để đón đợi đôi vai còm cõi của bà”. Thực sự nó và chủ nhân của nó hợp thành một chỉnh thể của sự bất hạnh.

Hay nhân vật Ni cô trong Chuông vọng cuối chiều là một người đàn bà có số phận bất hạnh. Đi tu, phá giới, bị người đời coi khinh, phải sống tha


hương trốn chui trốn lủi trong một ngôi chùa hoang và chết nơi đất khách quê người, được tác giả miêu tả: “Khuôn mặt kỳ dị với chiếc đầu cạo trọc nham nhở tuột ra khỏi tấm khăn nâu nhà chùa. Đôi má hốc hác với nước da óng ánh vàng trong, rất mịn nơi hai gò má nhọn hoắt. Cái mũi gò lên như mũi phù thuỷ”. Còn Ngần trong truyện Ngày không mút tay là người đàn bà khốn khổ được khắc họa với:“Đôi mắt đen dài lúc nào cũng nhìn xuống. Cái nhìn lặng lờ như mặt giếngtấm lưng mỏng như lá lúa…gầy còn yếu ớt nhưng nàng là chiếc ruột ốc èo uột phải cõng cả một tòa vỏ nặng lê đi, lê mãi không được ngừng nghỉ”…Ả Tuynh trong Dệt cỏ là một người đàn bà bất hạnh được miêu tả với “đôi mắt ả cum cúp nhẫn nhịnvà những ngón tay cong queo,đen đúa”. Cả đời ả vất vả, lam lũ mà đói nghèo bệnh tật và bất hạnh cứ đeo bám mãi không rời:“áo ngày một rách thêm, lưng còng, tóc trụi như con gà chọi già, bị bệnh đường ruột mãn không có thuốc chữa. Rồi ả Tuynh chết trên giường, khô gầy như con cá mắm”…Như vậy chỉ với vài chi tiết miêu tả ngoại hình nhưng Võ Thị Hảo đã cho người đọc thấy những nhân vật phụ nữ đó hiện lên thật sống động đầy vất vả lam lũ khổ đau và bất hạnh như chính số phận của họ. Nhưng bên cạnh đó không phải không có những người phụ nữ được Võ Thị Hảo khắc họa với vẻ đẹp tuyệt thế, nhà văn đã dùng những ngôn từ đẹp nhất "đắt nhất" để gợi lên vẻ đẹp của họ, đó là tiểu thư Nhuệ Anh. Võ Thị Hảo đã rất tinh tế khi để hình ảnh nhân vật Nhuệ Anh dần dần được hiện ra qua con mắt của Từ Lộ, người yêu nàng say đắm và đặc biệt là được thể hiện trên cây đèn lồng mỹ nhân: “đường viền đi qua cằm và hai mang tai không mềm dịu”, các mỹ nhân được coi là tuyệt sắc đương thời bao giờ cũng phải có chiếc cằm tròn và gương mặt nở nang như khuôn trăng “nhưng chiếc cằm có đường viền cứng cỏi của nàng lại hòa hợp kỳ lạ với đôi mắt dài như hai nét bút bay bướm được phác qua bởi cơn thần hứng của một nhà thư họa biến thành đôi dòng sông thăm thẳm khôn dò. Nửa buồn, bửa vui


khóe mắt như nước đong. Ngự trị kiêu sa, làm sáng rực đôi mắt là đường mày màu khó nhạt dường như hơi cau đa đoan đến não lòng. Nhưng đó lại là cái nét cau cau quyễn rũ đến thiêu đốt lòng người của nàng”[15]. Sau cơn gia biến của nhà Từ Lộ, chàng đã chọn ngôi miếu hoang làm nơi ẩn náu để tránh mọi điều bất trắc, nuôi chí đợi cơ hội trả thù và ở đây hình ảnh Nhuệ Anh lại một lần nữa được hiện lên qua con mắt ngắm nhìn của Từ Lộ:“Chiếc cằm thanh tú hơi nặng ra vì khóc nhiều, những sợi tóc mai bơ phờ rối tung trước trán, rủ thành lọn bên thái dương, bết lại vì nước mắt mà trông càng quyễn rũ”…[15]. Từ Lộ xót xa bội phần khi ngắm nhìn vị hôn thê và nếu cha chàng không chết vì tay Đại Điên và Diên Thành hầu thì gương mặt đẹp não lòng và thân hình trời cho kia sẽ mãi mãi kề cận bên chàng và mãi mãi là của chàng…Còn Ngạn La được hiện lên qua cái nhìn sững sờ khi: “thấy toàn thân mình trần truồng trong gươngđôi mắt mèo màu sám nâu mở to hoàng hốt dưới đôi mày mềm mại lượn cong vút lên như hai cánh én. Đôi môi mọng mầu hoàng thổ sẫm kinh ngạc mở rộng làm hé lộ hàm răng đen láy. Mớ tóc dài nuôi nấng qua mười hai năm tràn xuống nửa lưng ôm lấy một bờ vai mảnh mai chảy xuôi màu nâu mịn mượt như lụa. Đôi vú mới nhú như nửa vầng trăng với hai đầu vú nhỏ ương ngạnh và kiêu hãnh. Xa xôi dưới kia cũng mượt mà và chảy chàn như lụa là cặp đùi và đôi chân thon dài với năm ngón chân nhỏ nhắn hơi xoè ra, móng chân màu vàng”[15]…Nàng hiện lên cụ thể với từng chi tiết, từng đường nét. Qua cái nhìn của sư bà động Trầm, Ngạn La hiện lên là: “một cung nhân tha thướt trong bộ xiêm áo màu hồng. Đôi mắt sám mênh mang với con ngươi ánh nâu như mắt mèo hoang. Môi mọng mầu hoàng thổ. Tóc mượt như lụa không thèm búi chảy tràn xuống bờ vai thon mảnh. Thấp thoáng sau tấm sa mỏng, chiếc rốn màu tru sa ẩn hiện theo bước đi kiêu hãnh của loài ngựa hoang” [15].“Dung nhan của cô ta đầy vẻ cô tịch, xa xăm quá trong thế giới này… con người này xuất hiện ở đâu muôn ngàn


người xung quanh cô ta cũng trở nên vô hình, vô dạng cũng như chính vẻ đẹp mong manh và hư vô của bà, như sương khói, như tuyết ngưng cũng lại là một mãnh lực làm nổi ba đào cho suốt cuộc đời bà” [15]. Không phải ngẫu nhiên mà Võ Thị Hảo phác họa vẻ đẹp ngoại hình của hai nhân vật nữ này như có, như không, vừa thực, vừa ảo, dường như vẻ đẹp đó không thuộc về cuộc đời trần thế, nó đẹp và quá đỗi mong manh như chính số phận của họ. Không chỉ có Nhuệ Anh và Ngạn La được tác giả dành cho sự ưu ái khi phác họa lên hình ảnh của họ mà vẻ đẹp của những người con gái khác cũng được Võ Thị Hảo rất chú ý đó là:“cô gái tuổi chừng đôi tám, thân dong dỏng, cặp vai xuôi mượt hai gò má cao ánh một lớp măng tơ như làn sương phủ. Môi trầu đỏ thắm. Hai mắt mở to trong veo như mắt bê con”[15]. Đó là cô con gái yêu của vị tộc trưởng làng Quỹ Vũ. Cô đẹp nhưng vẻ đẹp đó cũng mỏng manh như chính số phận cô. Thái hậu Ỷ Lan được miêu tả với khuôn “mặt tròn như trăng rằm, mày tằm, mũi như trái mật treo, quyền cốt nổi rõ dù đám thị nữ đã khéo che phủ bằng một lớp phấn màu hoa đào. Thái hậu đội mũ thêu Cửu long chầu nguyệt, tóc búi cài đôi châm vàng có chữ Thọ kết bằng ngọc quý. Mặc áo bào dệt bằng tơ đậu tám sợi thêu rồng. Xiêm cũng dệt bằng tơ đậu tám sợi màu trắng thêu chim phượng”“Đó là người đàn bà tuệ mẫn sáng láng lại quyền biến trong những năm chấp chính trị nước thay đức Thánh Tông đi đánh giặc bình định đất phương nam” [15]. Có thể thấy đó là một người đàn bà không những xinh đẹp mà còn rất thông minh và tài giỏi, là một nhân vật lịch sử đặc biệt được dân gian tôn thành thần thánh bởi những công lao to lớn của bà đối với dân tộc. Nhưng trong tiểu thuyết Giàn thiêu nhân vật lịch sử này đã đi qua một lớp sương huyền thoại trở thành một con người bình thường thậm chí tầm thường với một dục vọng quyền lực mạnh mẽ đến tột cùng. Dục vọng đó không chỉ là nỗi đam mê mà còn là nỗi khát thèm bản năng của bà:“Ta muốn duy ngã độc tôn trong thiên hạ. Ta đã khiến đức Thánh


Tông phải mê đắm, nể trọng nhất nhất nghe lời. Ta luôn muốn sai khiến được người duy nhất nắm giữ thiên hạ trong tay”…[15].Vì tham vọng đó mà bà sử dụng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc, tàn ác, trừ bỏ, tiêu diệt hết những kẻ ngáng đường, cản chân dẫu là vô tình…Chính vì những việc làm độc ác để đạt được dục vọng đó mà suốt những năm tháng cuối đời không lúc nào bà được sống yên ổn và ngay cả lúc chết cũng không thể nhắm được mắt. Như vậy, dẫu là người đàn bà xinh đẹp tài ba và quyền biến nhất thiên hạ thì Ỷ Lan cũng không tránh được số phận bất hạnh bởi chính những tham vọng tột cùng của mình, bị dục vọng lôi kéo vào những hành vi độc ác, mất hết nhân tính.

Nhân vật nữ của Võ Thị Hảo không chỉ gây được ấn tượng với người đọc bởi ngoại hình khắc khổ, tượng trưng cho số phận khổ đau bất hạnh của họ mà còn hiện lên với vẻ đẹp rất riêng của người phụ nữ và người ta dễ nhận thấy nhất đó là hình ảnh mái tóc. Có thể nói mái tóc của người phụ nữ là biểu hiện của sự dịu dàng, thướt tha, mềm mại và đầy nữ tính, nó là tượng trưng cho vẻ đẹp xuân thì. Khi miêu tả một vẻ đẹp nữ tính là khi nhà văn ý thức sâu sắc về vẻ đẹp và khẳng định vẻ đẹp của giới nữ. Chính vì vậy mà: “Nói đến đàn bà là nói đến tóc. Nói mãi về tóc đàn bà mà vẫn không nhàm”. Khi viết về sự tàn phai trên mái tóc cũng là cách thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, sự trôi chẩy của thời gian: “Mỗi sợi tóc là một sợi phiền não… Tóc bạc rồi mà bà còn tiếc !”. Vậy nên nàng càng “Xót xa nhìn mớ tóc mình đang sóng sánh tỏa xuống cái cổ ba ngấn và tuôn tràn xuống vai” Dây neo trần gian, những sợi tóc li ti óng ánh, vậy mà vì yêu anh nàng đã phải dứt từng sợi tóc để kết lại và quấn quanh tấm ảnh của anh mong sẽ níu giữ được anh lại trốn trần gian…

Chính vì mái tóc tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, nên khi phác họa sự tàn phai nhan sắc, nhà văn cũng chú ý miêu tả, khắc họa ở mái tóc qua nhân vật nàng trong truyện Tim vỡ với “mái tóc mượt mà đôi mắt long lanh


huyền bí, làn môi thắm đỏ và thân hình nảy nở đầy hấp dẫn”… nhưng chỉ trong giây lát từ một người con gái xinh đẹp, nàng đã tự hủy hoại mình đến nỗi: “mái tóc dài trút xuống chỉ còn cái đầu trọc nham nhở và khuôn mặt đầy nhựa cây đen nhẻm”. Khi khắc họa vẻ đẹp dịu dàng nữ tính của người phụ nữ vì "mái tóc là góc con người" nên Võ Thị Hảo hết mực nâng niu, trân trọng những mái tóc đẹp, đó là “tóc mượt như lụa không thèm búi chảy tràn xuống bờ vai thon mảnh” của cung nữ Ngạn La, là “tóc đen dài vấn vít quấn cao trên đầu, cài bằng châm vàng, châm bạc hoặc cành thoa có gắn hoa sen còn hàm tiếu thơm ngào ngạt”, của các mỹ nữ tuyển từ phương Bắc. Và những “mái tóc dầy rung rung” của hai hàng cung nữ đang quỳ bất động trên điện ngọc và “những sợi tóc mai bơ phờ rối tung trước trán, rủ thành lọn bên thái dương, bết lại vì nước mắt mà trông càng quyễn rũ”, của tiểu thư Nhuệ Anh…Bên cạnh đó sự khốc liệt của chiến tranh cũng được thể hiện qua việc miêu tả mái tóc. Chiến tranh khốc liệt không chỉ cướp đi vẻ đẹp ngoại hình từ nơi mái tóc của “bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác và dần dà đã vặt trụi tóc họ”, mà còn cướp đi ở họ tuổi thanh xuân, niềm ước mơ và khát khao hạnh phúc của họ. Thảo là cô gái thứ năm cùng sống dưới tán cây rừng Trường Sơn, nhập ngũ với “mái tóc óng mượt dài chấm gót” ,vậy mà chỉ sau hai tháng “dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ” nơi rừng Trường Sơn đã làm cho “tóc Thảo chỉ còn là một túm sợi mỏng mảnh, xơ xác”…Thảo là người duy nhất sống sót khi đã trải qua chiến tranh, trải qua nỗi cô đơn đặc quánh nơi rừng già, trải qua chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian trở về cuộc sống đời thường Thảo hiện lên với “thân hình gầy gò trong bộ quân phục lạc lõng qua làn môi nhợt nhạt, mái tóc xơ xác”, làm Thành - người yêu của cô không thốt nổi một lời khi trông thấy. Mặc dù đã cố gắng hết sức để hòa nhập vào với cuộc sống cộng đồng nhưng Thảo không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023