Nghệ Thuật Tạo Màu Sắc Huyền Thoại


bằng một tình yêu gần như đau đớn, mối tình dự cảm nhiều xót xa ấy vẫn là ngọn lửa sưởi ấm cuộc sống độc thân lạnh lẽo của họ. Thuận đến bờ vai Đang trong giây phút mệt mỏi, như tìm đến một sự sẻ chia nỗi buồn, nàng ngả đầu vào vai anh: “Tôi mệt mỏi quá!cho tôi tựa đầu vào đây, được không? Đêm nay nàng buồn”…Thuận đã rất dè dặt và cẩn trọng bước từng bước một trong tình yêu với Đang nhưng “hình như những người đàn ông yêu nàng đều không gặp may mắn”. Để rồi nàng nức nở vỡ oà trong đau đớn khi biết chính xác tin về chiếc máy bay trở Đang và hành khách đi Phần Lan gặp tai nạn. Nàng đã tự trấn tĩnh mình bằng niềm tin: “Làm sao người đàn ông nàng yêu có thể chết được!...Dù anh rơi xuống biển hay sa mạc- chúa của anh sẽ giữ gìn anh cho nàng”.Và ngày mai nàng sẽ thuê một chiếc ca nô nhỏ lên xem lại dòng chữ mà hai người đã khắc ở động Thuỷ Tiên kia,“nếu nước lũ và bùn đất làm mờ nó, nàng sẽ khắc lại. Nếu người ta đã đem nung vôi nó, nàng sẽ khắc dòng chữ khác. Ngày kia nàng sẽ may chiếc áo ngủ màu hồng chờ anh”. Đó là niềm tin bền vững về hạnh phúc mà Thuận xây đắp vào ngày Đang trở lại .

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Võ Thị Hảo thường được biểu hiện rất rõ ở những lời độc thoại bởi khi đó nhân vật đối diện với chính lòng mình, họ tự bộc bạch những suy nghĩ, những dằn vặt, những trăn trở và những trạng thái cảm xúc thật nhất của mình. Không chỉ ở truyện ngắn mà trong tiểu thuyết Giàn thiêu ta cũng thấy điều đó rất rõ. Trong tình yêu quằn quại, đau đớn với Từ Lộ, Nhuệ Anh đã hi sinh tất cả, từ bỏ tất cả để đi tìm và dâng hiến cho chàng một tình yêu thuỷ chung trọn vẹn và mong được đồng cam cộng khổ với chàng. Vậy mà vì lòng hận thù quá lớn, Từ Lộ đã xua đuổi Nhuệ Anh để nàng phải nhảy xuống dòng thác Oán sông Gâm tự vẫn. Được cứu sống, nàng đã mong muốn trốn tránh hiện tại khổ đau, bất hạnh và quyết tâm dứt áo đi tu rồi trở thành sư bà động Trầm, thế nhưng trên con đường tu tâm, diệt dục


mong đạt đến cõi Niết Bàn, thoát khỏi kiếp khổ đau trần thế, chưa khi nào trong lòng Nhuệ Anh nguôi quên Từ Lộ, nguôi quên quá khứ của mình. Hình ảnh quá khứ và người yêu vẫn luôn luôn hàng ngày hàng đêm thường trực tận sâu thẳm trái tim nàng, trở thành nỗi xót xa, niềm đau đớn âm ỉ nhưng mãnh liệt. Ấy là nghiệp chướng mà nàng không thể nào dứt bỏ được ở kiếp này. Lần đầu tiên gặp Ngạn La- cô cung nữ mèo hoang thần bí trải qua hai đời vua mà vẫn trong trắng, vẹn nguyên là một trinh nữ mười ba tuổi, Nhuệ Anh có cảm giác trào lên một niềm xót thương thật kỳ lạ. “Dung nhan của cô ta đầy vẻ cô tịch. Xa xăm quá trong thế giới này. Một người tưởng đã dứt lòng trần như sư bà mà thoạt đầu mới gặp Ngạn La cũng đã giật mình. Biết, con người này xuất hiện ở đâu ,muôn ngàn người xung quanh cô ta cũng trở nên vô hình vô dạng. Cũng như chính vẻ đẹp mong manh và hư vô của bà, như sương khói như tuyết ngưng ,cũng lại là một mãnh lực làm nổi ba đào cho suốt cuộc đời bà, ngay cả đến khi xuống tóc vào chùa đi tu vẫn không được yên ổn” [15]. Không hiểu sao trong lòng sư bà Nhuệ Anh lại được khơi gợi một thứ tình cảm uỷ mị tựa hồ tình mẫu tử thiêng liêng với Ngạn La. Nhuệ Anh hiểu rằng cuộc đời của bà đã bị cướp đoạt bị vùi dập và không được sống cuộc đời một người đàn bà bình thường như bao người khác, bởi chính người mình yêu, bởi chính những dục vọng ham mê tầm thường cháy bỏng của chàng không chỉ ở kiếp Từ Lộ mà cả ở kiếp Thần Tông. “Mấy chục năm nay, ta đã ẩn náu, đã cố tình xa lánh. Như một ngọn gió đơn độc thổi ngoài bãi hoang. Mà trong lòng vẫn nhói đau trước những thăng trầm thất thường của con người ấy. Con người bập bỗng ấy, mỗi bước đi đều làm nhói tim ta. Trong khi ta chưa trả nxong kiếp này, thì chàng đã kịp trải hai kiếp để hành hạ, vò xé ta bằng những nỗi đau khổ của chàng ,bằng những bước đi thập thững và dại dột của chàng”[15]. Nhuệ Anh càng đau xót hơn khi nhận ra: “Trong mắt chàng đỏ đọc ngọn lửa báo thù thủa chàng còn là Từ Lộ, trong mắt chàng không có ta.


Khi ta hiến dâng cho chàng ,trẫm mình xuống vực sâu, trong mắt chàng không có ta. Khi chàng lôi tuột ta từ động Trầm về hậu cung đẫm mùi son phấn và mưu đồ ác độc, chàng đã đầy đoạ ta thêm một lần nữa Và lần này mới ác độc làm sao. Chàng là một ông vua còn trai trẻ, được vây quanh bởi lớp lớp cung tần mỹ nữ lại đang si mê một cung nữ nửa người nửa phù thuỷ có thể mê hoặc được cả Niết Bàn lẫn địa ngục. Thế mà ngọn lửa từ kiếp trước vẫn cháy trong tim chàng khiến chàng không thể rời xa ta”…[15]. Đau xót hơn cả đó là khi Nhuệ Anh nhận ra “nàng không là một chấm nhỏ nào trong mục đích tối thượng của Từ Lộ,cái mục đích đã thiêu đốt cả hai kiếp người”[15]. Nỗi đau khổ dày vò trái tim Nhuệ Anh khiến cho nàng luôn sống trong niềm tự vấn khôn nguôi: “Ôi! Đoạ xứ mà chàng đã dìm ta vào! một ngày chàng tự vấn hàng trăm lần không biết nên gọi ta là sư bà ,là mẹ hay là một người tình?” [15] …Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật còn thấy rất rõ ở những dằn vặt, những ám ảnh, mộng mị qua nhân vật Ỷ Lan .Những năm tháng cuối đời, dù ngự trên đỉnh cao của quyền lực nhưng Thái hậu Ỷ Lan đã phải sống trong những day dứt khôn nguôi của lương tâm. Những ám ảnh khủng khiếp về tội ác mà mình gây ra, cho đến chết mà không thể nhắm mắt.Vì tội bức tử Dương Thái hậu và bẩy mươi sáu cung nữ trong cung Thượng Dương năm nào mà cả đời bà bị ám ảnh và dày vò lương tâm “tiếc thay suốt đời ta không đánh lừa được lương tâm mình” [15]. Bà đã chịu sự phán xét của lương tâm, sự trả thù ở cõi âm, bị đàn chuột cắn xé da thịt hằng đêm, những oan hồn người phụ nữ đòi trả mạng …Chính vì vậy mà Thái hậu Ỷ Lan thường nằm mơ thấy Dương Thái hậu và oan hồn của bẩy mươi sáu cung nữ, đêm đêm không ngủ yên: “Ruột như có ai bào. Canh ba là Thái hậu bật dậy, cuống cuồng đi lại, có lúc chạy điên loạn như bị người đuổi bắt, rồi cuốn hàng chục lớp chăn gấm ôm chân ngồi co trên giường mà khóc kể, gào thét”[15], đó là nỗi sợ hãi khiếp đảm và ám ảnh do những hành vi tội ác của


bà và còn trở thành những cơn mê sảng mỗi lúc một bấn loạn trong những ngày cuối cùng ở thế gian của Ỷ Lan: “Gương mặt đẹp đẽ thường ngày bắt đầu biến dạng, nằm trên giường thỉnh thoảng lại đứng phắt dậy, kêu rú lên, luôn miệng thét đuổi chuột,chân giẫy đành đạch, tay hoảng loạn đưa qua đưa lại quanh mình như cố sức rứt một vật gì ra khỏi ra thịt… thỉnh thoảng khóc gọi tên Dương Thái hậu rồi nghiến răng kèn kẹt”[15] .Thái hậu Ỷ Lan phải sống trong những giấc mơ hãi hùng đó đến tận lúc chết mà không nhắm mắt được, chỉ khi vua Nhân Tông khấn tên Dương Thái hậu lần thứ ba đôi mắt ấy mới tự khép lại như được sự chấp thuận của Dương Thái hậu khi Ỷ Lan bước vào thế giới cõi âm. Qua đây chúng ta thấy nhà văn Võ Thị Hảo đã kín đáo thể hiện quan niệm về luật nhân- quả, kẻ gieo gió ắt gặt bão, những người sống và làm trái với lương tâm, trước sau cũng sẽ chịu sự phán xét của lương tâm.

Như vậy cùng với nghệ thuật riêng biệt trong việc miêu tả ngoại hình và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, Võ Thị Hảo nhằm khắc hoạ sâu đậm và rõ nét hơn về ngoại hình, tính cách cũng như cuộc đời và số phận bất hạnh của các nhân vật nữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại

Những năm gần đây, văn học có xu hướng chối bỏ hiện thực đơn điệu cùng phương thức phản ánh hiện thực đơn giản, một chiều. Các nhà văn tìm đến huyền thoại để thoát khỏi giới hạn chật hẹp của quan niệm hiện thực truyền thống. Huyền thoại ở đây không phải là lối tự sự dân gian cổ xưa rất gây thơ, ấu trĩ, mà chính là “sự ý thức về huyện thoại, là sự khai thác huyền thoại thành một phương thức nghệ thuật, chứa đựng cả quan niệm của nhà văn về đời sống lẫn khát vọng kiếm tìm những hình thức tự sự mới lạ cho nghệ thuật văn xuôi” [18] Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh… đều có xu hướng tráng cho tác phẩm của mình một lớp men huyền

Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 13


thoại, hoặc là lấy huyền thoại làm thành chất liệu chủ yếu. Ở các tiểu thuyết lịch sử, khoảng cách hoặc quá xa về thời gian sẽ làm sự kiện ít nhiều mơ hồ đi, rất thuận lợi cho việc sử dụng huyền thoại, không nằm ngoài dòng chảy chung của văn học, Võ Thị Hảo cũng nhuộm lên Giàn thiêu màn sương khói huyền thoại khá dày. Nhưng trước khi viết Giàn thiêu Võ Thị Hảo đã từng viết khá nhiều truyện ngắn“giả cổ tích” đậm chất trữ tình người đọc cảm nhận một chất thơ thơm tho trong sáng bay lên từ những trang văn lấp lánh huyền thoại như: Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao, Khát của muôn đời, Hồn trinh nữ, Nữ hoàng cô đơn, Hành trang của người đàn bà Âu Lạc…Ở truyện ngắn của Võ Thị Hảo, chất huyền thoại thể hiện rất rõ không chỉ ở loại truyện “giả cổ tích” mà còn thể hiện ở những cốt truyện kỳ ảo. Loại cốt truyện kỳ ảo là đặt trong sự đối sánh với cốt truyện hiện thực, ở đó chất liệu để nhà văn khai thác, biểu hiện là một yếu tố kỳ ảo.Yếu tố kỳ ảo thậm chí có khi bao trùm toàn bộ cốt truyện như trong Vườn yêu, Lửa lạnh, Giọt buồn giáng sinh, Biển cứu rỗi, Đêm vu lan, Lãnh cung, Đường về trần…Đọc truyện Vườn yêu người đọc nhiều lúc tự hỏi đây là câu chuyện hoang đường hay có thực. Cô gái xuất hiện ngay từ đầu: Tôi nhón chân trên đôi giầy thiếu nữ đi vào vườn yêu”. Trang phục của cô là “một thứ quần áo bằng giấy không sột sọat, lóng lánh và nhẹ bỗng”…Trong Vườn yêu cô được chứng kiến sự nhẹ dạ của những cô gái như cô. Cô nghe thấy tiếng thì thào của những linh hồn, những chàng trai tự tử vì thất tình. Họ chết nhưng vẫn khát yêu và theo lũ con gái mới lớn… yếu tố kỳ ảo phát triển ở mức cao hơn khi cô gái gặp: “người đàn bà da trắng, răng đen nhánh và mắt sáng ngời đang tiến đến, cặp đùi thon nở nang được quấn chặt trong một lần váy thâm ướt… trông chị ta thật quyễn rũ, mặc dù đang hết sức nhợt nhạt” Vườn yêu. Đó là người dì đã khuất của cô. Người dì cũng có những cử chỉ, hành động như người bình thường làm cho câu chuyện trở nên li kỳ hơn …Yếu tố kỳ ảo có khi xuất hiện rất ít trong


truyện song lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện như ở: Dây neo trần gian, Tiếng vạc đêm, Góa phụ đen…Người phụ nữ trong Dây neo trần gian vì muốn giữ người yêu của mình lại chốn trần gian mà cô đã làm đủ mọi cách. Cô tìm đến bà đồng, tìm đến thế giới tâm linh huyền bí, đã là nước cùng. Cô tin vào lời bà đồng: “vào ban đêm hãy nhớ tóc của chính cô. Bện chín sợi một thành từng bím rồi nối chúng lại với nhau, quấn chung quanh tấm ảnh này rồi đặt lên bàn thờ khấn. Xong đâu đó mang tất cả đến cho anh ta. Anh ta sẽ lưu lại trần gian”. Tình yêu của cô đã cho anh sức mạnh để anh đến bệnh viện thử máu, kỳ diệu hơn với kết quả âm tính, cô đã níu lại anh ở được chốn trần gian bằng tình yêu của mình. Cốt truyện kỳ ảo đặc biệt được thể hiện ở loại truyện “giả cổ tích” chị là người viết truyện cổ tích hiện đại, với những trang văn đầy chất huyền ảo, thơ mộng của cổ tích nhưng lại trĩu nặng những vấn đề của xã hội.

Những câu truyện cổ tích giải thích về nguồn gốc các loài cây như hoa Ti gôn trong Tim vỡ, cây bưởi trong Nàng tiên xanh xao, cây tranh trong Khát của muôn đời, cây hoa trinh nữ trong Hồn trinh nữ. Điểm chung của những câu chuyện này là kể về bi kịch tình yêu tan vỡ. Mỗi loại cây là linh hồn của những người phụ nữ sau bi kịch ấy. Truyện Hồn trinh nữ thể hiện rõ nhất tài năng viết truyện cổ tích hiện đại của nhà văn. Cũng như những kiếp đàn bà trong gia đình mình chờ đợi chồng đi lính, thì cô gái là kiếp thứ ba chờ đợi người yêu đi lính, thủy chung chờ đợi người yêu những mười bẩy năm trời đến quá lứa lỡ thì. Nhưng khi chàng trở về lại mang theo một khuôn mặt lạnh, bàn tay đẫm máu và không còn biết đến nụ cười. Trong đêm tân hôn nàng trông thấy vợ người bạn của chồng nàng hiện về đòi trả chồng, trả cha cho con chị. Nàng sợ hãi ôm mặt rú lên. Nàng sống trong nỗi sợ hãi và chết.Trên mộ nàng mọc lên một “loài cây thấp lòe xòe màu xanh bàng bạc và nở ra những nụ hoa tròn trên màu tím buồn mang mác”, khi có bước chân


qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá của nó cụp lại như hình ảnh cô gái năm xưa che mặt. Đó là cây hoa trinh nữ.

Trong truyện ngắn Võ Thị Hảo loại truyện “giả cổ tích” có khi sử dụng để giải thích nguồn gốc của loài người, của các thần như Hành trang của người đàn bà Âu Lạc, Nữ hoàng cô đơn.. Tất cả các thần trên thế gian như thần tài, thần quyền, thần tình ái… đều do cha trời tạo ra. Nữ hoàng pháp luật cũng vậy, nàng ra đời để giữ cho thế gian yên bình. Nhưng để giữ cho cán cân công lý thăng bằng, nàng mãi cô đơn không thể thuộc về ai. Chính vì thế pháp luật ngày nay không là của riêng nàng mà của tất cả. Nàng mang sắc đẹp hấp dẫn, quyễn rũ và mãi cô đơn như nhan đề truyện là Nữ hoàng cô đơn. Tính chất “giả cổ tích” của cốt truyện còn thể hiện ở những cốt truyện xoay quanh những lời nguyền, những niềm tin vô hình. Hương trong Ngậm cười sinh ra trong một đêm trời giông quần quật đến sáng. Cả làng ai cũng bảo cô có phúc thần ẩn trong người, ai gặp Hương cũng đều gặp may, chính điều đó là tai họa cho Hương. Cô phải bội bạc với chàng Cam để trao thân cho Tả tướng Trịnh Tùng và bị lão Tiệm cùng mụ đồng Thạo ám hại xúi dân làng phải dìm Hương xuống biển, trước khi bị dìm cô khấn trời phật, khuấn Long vương nếu cô bị oan thì sau này Tả tướng Trịnh Tùng sẽ quay về giải oan cho cô. Khi Trịnh Tùng đã lên ngôi chúa biết nỗi oan của cô đã về trừng trị kẻ ác và giải oan cho cô, linh hồn cô được siêu thoát, người ta bảo cô Hương đang ngậm cười ở nơi thủy cung. Những câu chuyện cổ tích khi xưa đều kết thúc có hậu, cái thiện chiến thắng cái ác, nhưng xây dựng trên nền hiện đại, “truyện cổ tích” của Võ Thị Hảo đi ngược với những kết thúc ấy. Xuyên suốt những câu chuyện là những bi kịch và kết thúc truyện, bi kịch vẫn chưa được giải quyết triệt để. Song từ trong sâu xa Võ Thị Hảo không hề nhấn mạnh những đau khổ của nhân loại mà chị muốn khẳng định những khát vọng nhân bản của con người. Xây dựng


những “truyện cổ tích” mới cũng là cách nhà văn thể hiện hi vọng những câu chuyện cổ tích sẽ đến, chia xẻ cuộc đời với mỗi con người trên thế gian.

Xây dựng những cốt truyện kỳ ảo, Võ Thị Hảo giúp người đọc khám phá nhiều khía cạnh của cuộc sống con người trong xã hội. Loại cốt truyện này thể hiện vốn sống và trí tưởng tượng phong phú của nữ văn sĩ đầy tài năng, đồng thời cốt truyện kỳ ảo là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn của chị. Đến tiểu thuyết Giàn thiêu tác giả lại một lần nữa tưới đẫm chất thơ của huyền thoại lên những nhân vật không tì vết như Nhuệ Anh, Ngạn La mẹ Dã Nhân. Họ là những nhân vật lý tưởng của một khuynh hướng lãng mạn trong huyền thoại, những nhật vật đẹp đẽ, hoàn hảo, màu nhiệm. Nhuệ Anh đẹp như phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Nàng trong trắng, mảnh mai, và sức mạnh của tình yêu cùng lòng vị tha đã giúp nàng đắc đạo. Ở Từ Lộ, phép thuật làm nên điều kỳ lạ, còn ở Nhuệ Anh nó biến thành điều kỳ diệu để cải hóa và cứu vớt nhân sinh. Giọt nước mắt đau khổ chưa bao giờ tự ý thức được về sức mạnh của mình lại chính là giọt nước cam lồ gột sạch hình hài, lông lá của Thần Tông khi hóa hổ “nước mắt chảy đến đâu, những đám lông vằn vện tuột ra từng đám, rồi lột hết, lột ra thân mình của đức Vua với nước da trắng xanh, thư sinh nho nhã”[15]. Cũng trái tim yêu thương của bà, chứ không phải đài cầu mưa khổng lồ của Thần Tông đem mưa về hồi sinh cho cây cỏ, con người. Chỉ có điều không ai biết mưa tới từ Nhuệ Anh. Nàng hóa gió:“Những bước chân đưa bà đi không còn sức nặng. Không ngày không tháng không năm. Trên mặt bà, ẩn dấu một nụ cười rạng rỡ. Một tia hào quang đâm xuyên từ gáy ra đôi mắt.”[15]. Sự hóa thân thần thánh chính là sự thăng hoa kỳ diệu của tình yêu, từ đây bà sống cuộc sống của phật bà cứu nhân độ thế. Nếu Nhuệ Anh là hình ảnh kỳ diệu của tình yêu thì Ngạn La lại là hiện thân của thiên nhiên tinh khiết bí hiểm. Chiếc rốn xinh xinh của nàng mang màu chu sa của dấu chấm tròn trên cuốn sách da dê,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023