Chính phủ, được Chính phủ bảo đảm các điều kiện để thực hiện thông qua các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong từng thời kỳ.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 68/2013/QĐ-TTg ngày 18/11/2013, nêu rõ các DN, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn 100% trong 02 năm đầu và 50% trong năm thứ 03 để mua các máy móc thiết bị, nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo danh mục Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố các tổ chức, cá nhân được hưởng lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp bao gồm: Nhà xưởng và các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cho vay hỗ trợ lãi suất đối với DN thu mua tạm trữ lúa, gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc, gạo định hướng khi vụ thu hoạch rộ; cho vay ưu đãi lãi suất, ân hạn lãi để hỗ trợ người dân, DN thực hiện tái canh cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên...
Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 quy định việc cho vay hỗ trợ lãi suất đối với người dân, DN đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản với lãi suất cho vay tối đa 7%/năm; ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn từ 4-6%/năm; thời hạn hỗ trợ lãi suất lên tới 16 năm đối tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới và 11 năm đối với tàu vỏ gỗ; chủ tàu được ân hạn trả gốc và lãi 1 năm…
Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều ưu đãi như: Quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã từ 50 triệu đồng đến tối đa 3 tỷ đồng. Nghị định này quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, DN, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được vay không có tài sản bảo đảm đến 70-80% giá trị phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, đồng thời được hưởng cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi gặp rủi ro khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng…
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay đối với các khách hàng đáp ứng tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định tại Quyết định 738/QĐ-BNN-PTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với lãi thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường của ngân hàng thương mại.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, đã điều chỉnh các nội dung liên quan đến khách hàng vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới…
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời, ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cụ thể: Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn 1%-2% so với lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác (hiện lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tối đa là 6,5%/năm). Thực hiện chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn như: Tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ lệ cho vay NNNT từ 40% trở lên.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sửa đổi nội dung về khách hàng vay vốn, bổ sung thời gian ân hạn nợ…
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Nông Sản Chính Của Doanh Nghiệp Xkns Việt Nam Sang Trung Quốc Năm 2020 Nguồn: Tác Giả Tự Tổng Hợp Từ Số Liệu
- Phân Tích Thực Trạng Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc
- Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Xkns Sang Thị Trường Trung Quốc
- Trình Độ Của Các Nhà Lãnh Đạo Dn Xkns Việt Nam Sang Trung Quốc
- Ảnh Hưởng Của Đặc Điểm Ngành Nông Nghiệp Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Nông Sản
- Mức Cung Thực Phẩm Hàng Ngày Tại Một Số Quốc Gia Châu Á (1961-2000), Dự Báo 2009-2030
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn số 7378/NHNN-TD ngày 01/10/2018 về cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó chú trọng cho vay các mô hình chuỗi liên kết lúa, gạo từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh
triển khai các chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 18/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ…
Trước rất nhiều các chính sách hỗ trợ của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, kết quả tín dụng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng đều qua các năm, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn năm 2018 đạt 578.991 tỷ đồng, tăng 7,89% so với năm 2017, chiếm 11,2% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế, trong đó, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng 13,4% so với cuối năm 2017, chiếm tỷ trọng gần 28%/ tổng dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn toàn quốc và chiếm gần 52% tổng dư nợ cho vay của khu vực.
Năm 2018, một số sản phẩm chủ lực của Vùng cũng được chú trọng đầu tư, tín dụng lúa gạo tăng 18,5%, thủy sản tăng 7,2% so với năm 2017. Có 7 tổ chức tín dụng tiếp tục cam kết tài trợ vốn cho 73 dự án thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng số tiền cam kết cho vay gần 28.500 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay 11 chương trình tín dụng chính sách tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ định của Chính phủ và một số chương trình, dự án khác do UBND địa phương ủy thác. Dư nợ cho vay đến 31/12/2018 đạt hơn 24.000 tỷ đồng, tăng 7,43% so với năm 2017.
Vốn tín dụng đã giúp cho người dân, DN có thêm nguồn lực đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, các công nghệ sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã được ứng dụng và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, tạo tiền đề để người dân, DN tiến tới sản xuất hàng hóa lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chính sách hỗ trợ về nguồn vốn như ưu tiên trong tái cấp vốn và thực hiện giảm dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ lệ đầu tư cho NNNT từ 40% trở lên đã khuyến khích các tổ chức này tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này, góp phần đưa tín dụng đối với lĩnh vực tăng đều hàng năm và cao hơn so với tăng trưởng tín dụng chung. Nợ xấu trong lĩnh vực NNNT luôn thấp hơn so với tỷ lệ nợ
xấu nền kinh tế.
Với những chính sách tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm trên 50% sản lượng và trên 70% giá trị xuất khẩu của cả nước về sản lượng và giá trị của lương thực. Xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục giữ vững trong tốp đầu về các quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó sản lượng xuất khẩu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm đến hơn 90%. Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu gạo đạt 5,245 triệu tấn và dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu thêm 3,72 triệu tấn, cả năm sẽ đạt gần 8,0 triệu tấn .
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, trong khi các giải pháp của cơ quan quản lý vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại. Một trong số đó là nguồn vốn chưa đáp ứng được hết nhu cầu; công tác quy hoạch, kế hoạch về nuôi trồng, chế biến xuất khẩu lúa gạo và thủy sản còn bất cập. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng chưa dự báo, quản lý được cung – cầu của thị trường, hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn thường xuyên xảy ra... Những khó khăn này đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư vốn tín dụng trên địa bàn, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng.
Ngoài ra, chính sách thu mua lúa gạo tạm trữ chưa đảm bảo lợi ích đến được trực tiếp với người sản xuất lúa. Chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Đồng bằng sông Cửu Long chưa phát triển được. Sản xuất lúa gạo xuất khẩu và xuất khẩu gạo của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu sự ổn định, sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng hiệu quả chưa cao, thị phần xuất khẩu gạo có chất lượng chưa có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Sự phối hợp triển khai các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Đồng bằng sông Cửu Long chưa đồng bộ ở cả Trung ương và các địa phương. Các giải pháp tài chính như bảo hiểm, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, thuế... ít ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu.
Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn được coi là khu vực thiếu vốn và cần có những chú trọng hơn trong chính sách tín dụng cho các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, đặc biệt các nhóm hàng có tỷ trọng xuất khẩu cao. Hiện tại ngành cà phê đang
được nhận một số ưu đãi về tín dụng như hỗ trợ tái canh cây cà phê, hỗ trợ người trồng, hay DN chế biến cà phê....trong khi nhiều mặt hàng khác như điều, hạt tiêu hay lúa gạo chưa có những chương trình tín dụng dài hạn. Tuy nhiên môi trường tín dụng chưa cạnh tranh, DN khó tiếp cận nguồn vốn vay, thủ tục để tiếp nhận vốn vay ưu đãi còn rườm rà. Theo khảo sát DN cho biết, nguồn vốn vay ưu đãi vẫn theo “thông lệ” một số nhóm DN dễ được vay, nhóm khác khó vay hơn. Nhóm dễ vay thường là các DN nhà nước, vốn đã có những ưu đãi nhất định trong chính sách. Điều này đi ngược lại với định hướng một thị trường cạnh tranh lành mạnh của Chính phủ đề ra.
Biểu đồ 3.10 Cơ cấu quy mô DN XKNS Việt Nam sang Trung Quốc
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ kết quả khảo sát
Nhiều chủ DN XKNS xuất thân là thương lái, sau khi có đủ kinh nghiệm và nguồn vốn đã thành lập DN để xuất khẩu nông sản và đích đến của những DN xuất khẩu nông sản này đa phần là thị trường “tiểu ngạch”. Việt Nam với lợi thế có chung đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển với Trung Quốc, khiến nhiều DN XKNS Việt Nam ỷ lại vào hình thức xuất khẩu này, hay còn gọi là trao đổi cư dân biên giới nhằm tận dụng các ưu đãi của phía Trung Quốc cũng như sự “linh hoạt” hoặc “tạo điều kiện” trong quản lý thương mại biên mậu của chính quyền địa
phương phía Trung Quốc để xuất khẩu hàng hóa. Hình thức “tiểu ngạch” thuận tiện trong giao dịch, thu hồi vốn nhanh, dễ dãi trong quản lý chất lượng hàng hóa, đơn giản về mặt thủ tục thông quan. DN XKNS cả hai bên Việt - Trung thậm chí vẫn lựa chọn hình thức “tiểu ngạch” trong giao dịch XK sản phẩm nông sản, thủy sản đã được phép mở cửa thị trường chính thức (chính ngạch).
Trong một thời gian dài, nhiều DN XKNS sang thị trường Trung Quốc của Việt Nam (và cả DN XKNS Trung Quốc tại khu vực biên giới) không quan tâm, tìm hiểu và tổ chức sản xuất, XK tuân theo các quy định pháp luật liên quan của phía Trung Quốc về quản lý hàng hóa NK thông thường (chính ngạch) - điều mà mọi DN XKNS đều phải làm nếu muốn XK hàng hóa sang bất cứ một thị trường nước ngoài nào. Sau nhiều năm, thói quen giao dịch, sự “dễ dãi” và quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương phía Trung Quốc đối với hình thức XK “tiểu ngạch” đã khiến một bộ phận không nhỏ DN XKNS Việt Nam hình thành tâm lý coi Trung Quốc là một thị trường “dễ tính”, sản phẩm gì cũng XK được, có nhu cầu giá rẻ và không đòi hỏi cao về chất lượng. Quy mô XK “tiểu ngạch” thậm chí vượt qua cả XK thông thường (chính ngạch) đối với nhiều mặt hàng nông sản. Do xuất khẩu “tiểu ngạch” khá dễ dàng và giải quyết được nhu cầu giao dịch của hai bên, DN xuất khẩu nông sản Việt Nam thường ít khi chủ động đề xuất với các cơ quan liên quan phía Việt Nam danh mục các mặt hàng nông sản, cần đàm phán (SPS) mở cửa thị trường với phía Trung Quốc.
Kể từ giữa năm 2018 đến nay, khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát đối với các giao dịch NK hàng hóa theo hình thức trao đổi cư dân biên giới nhằm đưa hoạt động này trở về đúng bản chất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam ngay lập tức chịu ảnh hưởng và liên tục sụt giảm, cụ thể năm 2018 đạt 7,26 tỷ USD, giảm 5,5%, năm 2019 đạt 7,03 tỷ USD, giảm 3,7%.
Kinh nghiệm của DN XKNS đối với hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng chưa đầy đủ. Theo khảo sát có đến hơn 40% DN xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc thời gian dưới 5 năm dẫn tới việc nhận thức đúng về đối tác của mình chưa được rõ ràng. Nhất là thời gian gần đây Trung Quốc liên tục thay đổi các quy định về nhập khẩu nông sản, đặc biệt về bao bì, về xuất xứ hay an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua thời gian hoạt động những DN này đã bộc lộ nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính, mô hình quản lý DN, áp dụng quy định của pháp
luật về thuế, kế toán, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ …
Biểu đồ 3.11 Thời gian hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ kết quả khảo sát
Thêm vào đó, hầu hết các DN xuất khẩu nông sản Việt Nam nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc đáp ứng các đòi hỏi từ thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng mà những yêu cầu gần đây được nâng cao hơn rất nhiều. Đặc biệt là những yêu cầu khắt khe liên quan tới hàng rào kỹ thuật tiêu chuẩn như tiêu chuẩn ISO 22000. ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một DN trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, bao gồm các yêu cầu: Quản lý tài liệu hồ sơ, cam kết của lãnh đạo, quản lý nguồn lực, hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (các chương trình tiên quyết, các phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP), kiểm tra xác nhận, xác định nguồn gốc, trao đổi thông tin và cải tiến hệ thống. Hầu hết các DN XKNS khi được phỏng vấn đều trả lời rằng mức độ áp dụng hệ thống ISO
22000 vào quản lý hệ thống an toàn thực phẩm trong DN của họ còn rất hạn chế. Nếu có, họ mới chỉ áp dụng một số chuẩn như: ISO 9001:2008, HACCP, chứng nhận hữu cơ hay ISO 9000: 2000 mà chưa tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO22000. Nguyên nhân đầu tiên được hầu hết các DNNVV nhắc đến là do các yêu cầu, thủ tục và quy định của tiêu chuẩn này khá phức tạp, đòi hỏi sự thay đổi của cả một hệ thống lớn. Một nguyên nhân phổ biến cũng được nhiều DN nhắc tới là về vấn đề chi phí. Nhiều DN cho rằng, bỏ ra một khoản tiền lớn để có được một giấy chứng nhận, trong khi thị trường XK chủ yếu vẫn là thị trường “tiểu ngạch” sang Trung Quốc sẽ là một sự lãng phí lớn. Cuối cùng, DN XKNS cũng tự đánh giá DN mình chưa có đủ năng lực về con người và điều kiện kĩ thuật, điều kiện cơ sở vật chất để có thể áp dụng hệ thống ISO 22000.
Do không có tiêu chuẩn ISO22000 nên các DN XKNS Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc XKNS chính ngạch vào Trung Quốc nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Chính phủ và các cơ quan chức năng như Sở công thương các tỉnh thành phố, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cần vào cuộc một cách sâu sát hơn giúp DN XKNS áp dụng nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu không chỉ ở Trung Quốc và trên thế giới.
3.2.5.2. Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Qua khảo sát từ 307 DN XKNS, có thể thấy trình độ của các nhà quản lý đã được cải thiện đáng kể và đang ở mức độ tương đối tốt, 79,1% các nhà quản lý có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học, 53% các nhà quản lý có kinh nghiệm về hoạt động XK với đối tác Trung Quốc với thời gian từ 5-10 năm. Tuy vậy vẫn còn gần 30% số còn lại không qua trường lớp đào tạo chính thống nên năng lực và kỹ năng nghiệp vụ quản lý, ngoại thương còn nhiều hạn chế, dẫn tới việc nhận định về thị trường chưa thực sự được chính xác, dẫn tới những thua lỗ, tổn thất không đáng có.