cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tiếp tục được chú trọng đổi mới, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng. Một số nội dung quan trọng như:
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến
đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Ban hành hay sửa đổi các cơ chế, chính sách đất đai, khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình để thúc đẩy sản xuất và quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hiệu quả hơn. Như chương trình chuẩn quốc gia (Vietgap) hay chuẩn quốc tế (Globalgap), hay như chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” Occop cũng có các chuẩn riêng được đánh từ 3-5 sao. Việt Nam đã và đang theo đuổi một chiến lược hướng tới tầm quốc tế, một số ngành canh tác đã nhận được chứng chỉ canh tác bền vững như Rain Forest Alliance dành cho ngành sản xuất chè, hay ngành cà phê cũng đã nhận được một số chứng chỉ quốc tế. Tuy vậy diện tích canh tác tại Việt Nam đạt được những chứng chỉ này vẫn còn thấp, đối với chè là 5% năm 2018, cà phê khoảng 30%.
Chính sách hỗ trợ xuất khẩu, thực thi Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đã và đang tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Xuất khẩu của Việt Nam sang nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA.
ACFTA đã có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8000 dòng sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm nông sản. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tham gia RCEP - một FTA thế hệ mới, với mức độ cam kết rộng hơn và sâu hơn.
Mặc dù đạt được nhiều chuyển biến tích cực nhưng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam thiếu ổn định, bền vững. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động, dựa trên một tầm nhìn dài hạn. Điều đó không chỉ đặt
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Xuất Khẩu Nông Sản
- Trình Độ Của Các Nhà Lãnh Đạo Dn Xkns Việt Nam Sang Trung Quốc
- Ảnh Hưởng Của Đặc Điểm Ngành Nông Nghiệp Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Nông Sản
- Đánh Giá Chung Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc
- Dự Báo Bối Cảnh Mới Và Định Hướng Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc
- Có Chiến Lược Xuất Khẩu Thích Hợp Đối Với Hàng Nông Sản Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
xuất khẩu nông sản vào thế bị động do quá lệ thuộc vào một khu vực thị trường mà còn hạn chế cơ hội chủ động vươn xa của nông sản Việt Nam.
Trước tình hình dịch Covid - 19, Bộ Công thương đã có Công văn số 682/BCT-TTTN ngày 04/02/2020 của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản để ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó chỉ đạo Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng của địa phương trong việc tổ chức đánh giá diện tích, sản lượng, thời vụ thu hoạch; Xây dựng kịch bản và phương án tiêu thụ đối với sản phẩm nông sản, hàng hóa chủ lực trên địa bàn khi gặp khó khăn trong xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; Phối hợp các cơ quan chức năng, doanh nghiệp của địa phương rà soát, tổng hợp khả năng dự trữ của các kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản nông sản, thủy sản và các mặt hàng thiết yếu của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối trên địa bàn để huy động khi cần thiết.
Chính sách xúc tiến thương mại, Bộ Công thương luôn ưu tiên triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn, huy động sự tham gia của nhiều Hiệp hội, ngành hàng, địa phương, doanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, tại nhiều địa phương ở Trung Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, Bộ Công Thương đã định hướng cho các Hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tập trung sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nông sản có chất lượng bao bì đóng gói nhỏ, có thương hiệu, giá trị cao vào các kênh phân phối chính thức, trực tiếp tại thị trường Trung Quốc, kiên quyết chuyển nhanh, chuyển mạnh từ xuất khẩu theo hình thức "trao đổi cư dân" sang xuất khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế qua các cửa khẩu chính thức; tuyên truyền vận động, tổ chức đoàn mua hàng, đoàn doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khảo sát giao thương nhập khẩu hàng hóa, tham dự các Hội chợ, triển lãm, sự kiện XTTM quốc tế tại Việt Nam như Vietnam Expo, Foodexpo, Vietfish, Hội chợ nông nghiệp quốc tế, Triển lãm mỗi làng một sản phẩm...; đồng thời tích cực trao đổi giữa các cơ quan Chính phủ nhằm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, chính sách; mở rộng phạm vi và năng lực XTTM thông qua mạng lưới Văn phòng XTTM tại các địa phương của Trung Quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tham gia các hoạt động XTTM truyền thống (hội chợ, triển lãm, giao thương,...).
Đồng thời, các thỏa thuận riêng về XTTM cũng đã được ký kết giữa các thành phố lớn của Việt Nam với các đơn vị hành chính tương tự của Trung Quốc.
Một số chương trình về xúc tiến thương mại của chính phủ Việt Nam:
Ngày 30/12/2020, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BCT về việc phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại và Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021, gồm 170 đề án của các đơn vị chủ trì, với tổng kinh phí phê duyệt là 143 tỷ VND.
Tháng 5/2021, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các cơ quan đại diện thương mại Trung Quốc tại Trung Quốc tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc năm 2021 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thực phẩm sang thị trường Trung Quốc.
Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã có CV số 2689/XTTM-CSXT ngày 21/10/2020, hỗ trợ thông tin về việc thúc đẩy XKNS Việt Nam và kết nối giao thương qua việc cung cấp thông tin chợ bán buôn rau quả nhập khẩu Long Ngô tại Thượng Hải và khả năng thúc đẩy XKNS, hoa quả Việt Nam vào thị trường khu vực Hoa Đông và toàn Trung Quốc thông qua chợ đầu mối này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị kết nối XK hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc vào cuối năm 2019. Tại đây, có hơn 300 gian hàng của Việt Nam và 100 gian hàng của Trung Quốc có mặt nhằm tìm kiếm, mở rộng cơ hội hợp tác, giới thiệu sản phẩm, xuất khẩu và phát triển bền vững.
Tháng 5/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn xúc tiến thương mại nông sản Việt Nam tại Liêu Ninh - Trung Quốc với sự tham gia của hơn 100 DN nông sản Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hơn 60 DN Trung Quốc. Tại đây, hai bên đã chia sẻ các thông tin về đầu tư nông nghiệp và tiềm năng phát triển thương mại nông sản giữa hai bên.
Mặc dù đã có nhiều hoạt động của các Bộ, Ban Ngành nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, tuy nhiên nhiều hoạt động XTTM hiện nay còn nặng về hình thức, các hội chợ tổ chức định kỳ do thiếu sự đầu tư và đổi mới mà đối tượng tham dự hội chợ ít thay đổi, dẫn đến hiệu quả thu được không như mong muốn. Ngoài
việc tổ chức và tham gia các triển lãm, hội trợ xúc tiến đầu tư thì cũng cần quan tâm đến việc mở văn phòng giới thiệu sản phẩm tại một số thành phố, đặc biệt là những tỉnh, thành có chung đường biên giới, những nơi còn nhiều tiềm năng hợp tác. Điều này cần sự chung tay vào cuộc của các cơ quan chức năng như Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
3.2.5.7. Đặc điểm thị trường xuất khẩu nông sản
Theo kết quả nghiên cứu, đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động xuất khẩu của DN XKNS Việt Nam.
Theo báo cáo của OECD/FAO (2015) Trung Quốc tiếp tục là nước NK lương thực lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn 2011-2012, Trung Quốc là nước nhập gạo thuần. Nhập khẩu gạo của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm (USDA), nhưng con số nhập khẩu tuyệt đối vẫn rất lớn, nhất là nhập khẩu gạo giá rẻ từ các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Bảng 3.10. Mức cung thực phẩm hàng ngày tại một số quốc gia Châu Á (1961-2000), dự báo 2009-2030
Nguồn: Jamora, N. and Labaste, P. 2015. “Overview of food demand trends and prospects in East Asia.” Background paper prepared for the World Bank.
Từ Bảng 3.10. ta có thể thấy nhu cầu về thực phẩm của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng và là quốc gia có nhu cầu thực phẩm tăng cao nhất tại Châu Á trong thời
gian sắp tới. Đây là một thị trường tiềm năng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam còn nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này.
Quy mô thị trường
Trung Quốc là thị trường khổng lồ với dân số hơn 1,3 tỷ người, có nhu cầu rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược trong trường hợp thiên tai, biến đổi khí hậu,... Hiện tại, Trung Quốc đang đứng thứ 1 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Trong giai đoạn 2009 - 2018, thu nhập của người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng tăng, từ 3.832,36 USD năm 2009 lên gần 12.000 năm 2019, và tăng liên tục qua từng năm. Hiện Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.
Đơn vị tính: USD
12,000
10,000
8,000
6,000
4,000
2,000
0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
GDP bình quân đầu người
Biểu đồ 3.15. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2009 - 2019
Nguồn: Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc [50].
Trung Quốc là thị trường có nhu cầu đa dạng. Nhu cầu giữa các vùng miền ở Trung Quốc khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.
Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản do không có biển. Địa hình miền núi hiểm trở. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần
nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các nước láng giềng phía Nam; đồ gỗ cao cấp, thuỷ hải sản tươi sống cao cấp, hoa quả nhiệt đới cao cấp.
Thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc
Xu hướng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở Trung Quốc, việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của các gia đình tại Trung Quốc ngày càng được chú trọng hơn. Nông sản tươi vẫn là xu hướng được ưa thích đối với tầng lớp nội trợ hay nông dân, còn thực phẩm chế biến tiện lợi hiện nay thành sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ. Giới trẻ Trung Quốc cũng có xu hướng mạo hiểm và sẵn sàng thử thực phẩm nhập ngoại. Theo khảo sát 89 người tiêu dùng Trung Quốc, hiện nay phần phần lớn người tiêu dùng lựa chọn đến siêu thị lựa chọn mua thực phẩm tươi sống cuối tuần (60%), trong đó có khoảng 38% là công chức, nhân viên văn phòng hoặc công nhân, lao động chân tay, nội trợ 42%. Bình quân mỗi hộ gia đình của Trung Quốc có khoảng 3,4 người/hộ.
Do đời sống được nâng cao, nên xu hướng chủ yếu về nhu cầu thực phẩm liên quan đến sức khỏe và an toàn ngày được chú ý. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm được coi là an toàn và có lợi cho sức khỏe. Quan niệm của người Trung Quốc vẫn là ưu thích hàng ngoại nhập, đặc biệt là hàng hóa từ các nước phát triển. Đây cũng là một cơ hội cho các DN XKNS Việt Nam nếu biết tận dụng tâm lý sính ngoại của người dân Trung Quốc.
Theo khảo sát người tiêu dùng Trung Quốc, hiện nay các sản phẩm mà người dân Trung Quốc ưu chuộng rất phong phú và đa dạng từ thực phẩm tươi, cấp đông, đóng hộp, chế biến, ép…đây cũng là một điểm khác biệt với người tiêu dùng Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội để lựa chọn hình thức xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc hơn.
Hệ thống phân phối của Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hiện Trung Quốc đang hoàn thiện dần thị trường trao đổi hàng hoá tại các đô thị, trung tâm kinh tế thông qua hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích. Thị trường nông thôn Trung Quốc với hơn 700 triệu người tiêu dùng chủ yếu vẫn thông qua hệ thống chợ truyền thống và hệ thống hơn 2 vạn cửa hàng “Lợi dân” do Bộ Thương mại Trung Quốc xây dựng và quản lý tại các địa phương từ cấp xã trở lên.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng là một điểm sáng trong hệ thống phân phối hàng hóa tại Trung Quốc thời gian gần đây. Trung Quốc hiện là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, lớn hơn tổng số của các quốc gia Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản và Vương quốc Anh gộp lại, và sở hữu một lực lượng lớn người dùng trong lĩnh vực thanh toán di động với giá trị giao dịch lớn hơn 11 lần giá trị giao dịch của Mỹ.
Dân số nông thôn trực tuyến vào năm 2019 ước tính là 225 triệu người, chiếm hơn 25% tổng số cư dân mạng ở Trung Quốc. Tính đến tháng 10 năm 2019, hơn 98% các làng hành chính của Trung Quốc đã được kết nối với mạng cáp quang và mạng 4G, và 99% các làng nghèo khó đã được kết nối với các dịch vụ internet băng thông rộng. Trong nghiên cứu có đến gần 40% số người được hỏi cho biết mua sắm trực tuyến là hình thức được lựa chọn khi mua thực phẩm cho gia đình. Việc sản phẩm nông sản của Việt Nam cần có mặt tại các siêu thị lớn hay trên sàn thương mại điện tử cũng là điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần cân nhắc trong thời gian tới khi XK sang thị trường Trung Quốc.
Theo khảo sát tại các thành phố giáp biên giới Việt Nam như Nam Ninh, Quảng Châu hay Côn Minh người tiêu dùng Trung Quốc đã từng dùng qua sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam như hoa quả, cà phê hay hạt điều, hạt tiêu…tại một số thành phố còn lại như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu người tiêu dùng Trung Quốc ít khi tìm thấy sản phẩm nông sản của Việt Nam tại các siêu thị lớn, đã phần là mua trên các trang mạng, sản phẩm chủ yếu cũng là cà phê và các loại gia vị khác…số ít là hoa quả như thanh long, vải thiều…Việc nông sản Việt Nam chưa đi sâu được vào nội địa của Trung Quốc cũng do tính chất hàng nông sản tươi khó bảo quản, dễ hỏng. DN XKNS Việt Nam cần tìm được cách thức sơ chế, bảo quản để hàng nông sản Việt Nam có cơ hội xuất hiện trên khắp thị trường Trung Quốc.
Vấn đề mở cửa thị trường
Theo quy định của phía Trung Quốc, muốn mở cửa chính thức một loại trái cây XK vào Trung Quốc, Cơ quan phụ trách kiểm dịch nước XK cần có văn bản đề nghị chính thức với Cơ quan phụ trách kiểm dịch của Trung Quốc (Vụ Kiểm nghiệm kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Kiểm nghiệm kiểm dịch và Giám sát
chất lượng quốc gia Trung Quốc trước đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày nay) lựa chọn, đề xuất những loại mặt hàng trái cây cần được mở cửa thị trường theo thứ tự ưu tiên. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng của Trung Quốc sẽ tiến hành các bước đánh giá rủi ro, đăng ký vườn trồng, đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đóng gói, đăng ký doanh nghiệp XKNS XK trước khi hoàn thiện Nghị định thư cho phép trái cây đó được phép chính thức XK vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường Trung Quốc, hoặc bất kỳ một đối tác thương mại nào khác cho các mặt hàng nông sản, thủy sản XK của Việt Nam đều phải trải qua các quy trình về đánh giá rủi ro dịch bệnh và căn cứ theo thứ tự ưu tiên đối với từng mặt hàng riêng lẻ với thời gian dài trước khi có thể ký kết Nghị định thư cho phép XK chính thức (thông thường mất từ 3 - 4 năm để hoàn tất thủ tục cho 01 loại mặt hàng, trừ những trường hợp đặc thù theo thiện chí của nước NK). Vì vậy, một danh sách phù hợp với thực tế năng lực sản xuất và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ nâng cao cơ hội của các sản phẩm có giá trị cao để XK.
Tính đến tháng 9 năm 2020, Việt Nam được phía Trung Quốc chính thức mở cửa thị trường đối với 09 loại trái cây, 128 loại thủy sản được dùng làm thực phẩm [50]. Trong đó nhiều loại nông sản có thế mạnh của Việt Nam chưa được Trung Quốc mở cửa thị trường chính thức như sầu riêng, chanh leo, khoai lang tím, bưởi, thạch đen, tổ yến, na… Qua nhiều năm nỗ lực thúc đẩy đàm phán của các cơ quan chức năng Việt Nam, tiến trình hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường Trung Quốc cho một số loại nông sản Việt Nam như thạch đen, sầu riêng, khoai lang tím, tổ yến đang ở giai đoạn cuối cùng. Cơ quan chức năng cũng đang tích cực thúc đẩy phía Trung Quốc mở cửa thị trường cho các loại trái cây khác như chanh leo, bưởi, doi, na …
Trong thời gian tới, để công tác đàm phán mở cửa thị trường hiệu quả, ngoài sự nghiên cứu đề xuất của cơ quan chủ quản về mở cửa thị trường, cần có sự phối hợp đề xuất của chính các địa phương có thế mạnh sản xuất và quy hoạch vùng trồng các loại nông sản XK sang Trung Quốc để có thể xác định được chính xác danh sách ưu tiên và thúc đẩy đàm phán mở cửa thị trường
Chính sách thuế quan và phi thuế quan
Một trong số chỉ báo được nhắc đến trong nhân tố này là môi trường pháp lý